Vận chuyển nhà chống thấm trần nhà

Trần nhà bị thấm thường rất dễ nhận biết với các dấu hiệu như có tình trạng “rịn mồ hôi” dưới trần, xuất hiện các vết ố vàng, mốc nổi lên, các lớp sơn có thể bị rộp hoặc bong tróc, nếu không xử lý trần nhà bị thấm kịp thời thì hiện tượng này thường lan rộng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, thậm chí độ bên của công trình.

Tùy vào từng trường hợp sẽ có cách chống thấm trần nhà phù hợp, để khắc phục vấn đề tối ưu nhất bạn cần xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra các phương án xử lý tốt nhất. Nếu bạn đang suy nghĩ không biết trần nhà mình bị thấm như vậy là do nguyên nhân gì, cần áp dụng cách chống nào thì hiệu quả hơn, giảm thiểu chi phí thực hiện thì hãy liên hệ hay với dịch vụ chống thấm trần nhà của 1FIX. Đội thợ của chúng tôi sẽ đến khảo sát thực trạng, đề xuất các phương pháp xử lý trần nhà bị dột, cho bạn biết cách chống thấm trần nào tối ưu nhất, báo giá chi tiết cho từng cách xử lý trần nhà bị nứt, bạn có thể tùy chọn phương án thực thi với mức giá chống thấm trần phù hợp với túi tiền của bạn hiện tại.

Nguyên nhân trần nhà bị thấm nước

Trần nhà ở đây được định nghĩa là trần nhà giữa các tầng hoặc trần nhà cao nhất, nếu ở đô thị thì thường là sân thượng. Tuy nhiên cũng phải biết rằng Việt Nam hiện tại, số lượng trần nhà, mái nhà sử dụng tole hoặc các vật liệu khác cũng khá phổ biến. Loại trừ nguyên nhân dễ thấy là mái tole bị mục, hư hại gây thấm nước vào mùa mưa thì đối với trần bê tông, các nguyên nhân gây thấm trần nhà có thể liệt kê như bên dưới.

+ Trần nhà bị thấm nước do thiếu sót trong thi công, thường thì do thiếu phương án chống thấm khi thi công, hoặc do việc thi công kém, ví dụ như xây tô sân thượng không bằng phẳng gây đọng nước, về lâu dài sẽ gây tình trạng thấm nước xuống sàn hay thi công thoát nước không đảm bảo được nhu cầu thoát nước, độ nghiêng không phù hợp gây đọng nước…

+ Do bê tông, vật liệu xây dựng xuống cấp qua thời gian: với nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm cao, hiện tượng co ngót bê tông gây ra những tổn hại theo thời gian gây ra những vết nứt cổ trần, các vết rạn, vết nứt chân chim…nước mưa sẽ thấm qua các vết nứt rạn này và gây thấm, ẩm mốc cho trần nhà.

+ Với các trần nhà giữa các tầng, lỗi thấm nước trần thường thấy nhất là do nhà vệ sinh của tầng trên bị thấm sàn, gây ra hiện tượng thấm xuống sàn, tầng dưới sẽ quan sát rõ và ghi nhận như một trường hợp thấm trần.

+ Một nguyên nhân gây thấm nước khác là do hỏng các đường cấp thoát nước âm tường, hay ống nước trong hộp Gen kỹ thuật xuyên tầng, gần trần nhà hoặc sàn, gây hiện tượng thấm nước loang lỗ và lan ra xung quanh.

+ Trường hợp thấm trần khác thường xảy ra do đặc điểm nhà phố xây liền kề của Việt Nam là thấm trần do ảnh hưởng từ nhà bên cạnh như nước từ nhà bên thoát trực tiếp và đọng lên trần nhà mình hay do mảng tường tiếp xúc trực tiếp của trần nhà mình bị thấm.

Trong phần dưới đây, 1FIX sẽ chia sẻ cùng bạn những phương pháp chống thấm trần nhà cho từng trường hợp trần nhà bê tông bị nứt, trần tôn bị dột,… để dù bạn sử dụng dịch vụ chống thấm của bất kỳ một đơn vị nào thì cũng đã trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản nhất.

Cách chống thấm trần nhà trong các trường hợp cụ thể

Cách chống thấm trần nhà bị nứt

Trường hợp này thưởng xảy ra do thoái hóa hay do thi công không đảm bảo thì cần tiến hành áp dụng lại biện pháp chống thấm lại ngay từ đầu với việc xử lý trần nhà bị dột các vết nứt rạn, hoàn thiện bề mặt, cải tạo thoát nước và áp dụng các phương pháp phòng chống thấm như dùng màng hóa chất, keo chống thấm trần nhà, bơm phụ gia chống thấm vào sàn bê tông… Trường hợp nếu không thi công được trên sân thượng thì có thể tham khảo phương án chống thấm ngược từ dưới lên như thông tin cuối bài.

Cách chống thấm trần nhà do lỗi đường ống cấp thoát nước nhà vệ sinh

Trường hợp lỗi thấm nước trần nhà do nhà vệ sinh hoặc các đường ống cấp thoát nước hay các thiết bị sử dụng nước gây ra thì cần có phương án xử lý trần nhà bị thấm triệt để cho dù phải đục hộp gen kỹ thuật hay phải tháo dỡ bồn cầu lên để lắp đặt lại cho đúng kỹ thuật. Nên nhớ là đôi lúc các thiết bị sử dụng nước như bồn tắm, bồn rửa mặt ở nhà vệ sinh phía bên trên gây rò rỉ nước cũng gây thấm trần dưới.

Cách chống thấm trần nhà bị thấm do máng xối, đường thoát nước mưa nhà liền kề

Trường hợp nếu thấm trần nhà do máng xối, đường thoát nước mưa bị nghẹt thì phải tiến hành thông nghẹt, hy hữu là nếu nhà kế bên bị thấm gây nên tình trạng thấm lây lan qua trần nhà mình thì phải tiến hành thương lượng để nhà liền kề xử lý trần nhà bị nứt được dứt điểm, khi đó mới đảm bảo việc thấm nước không bị lập lại.

Đội thợ 1FIX tay nghề cao – Đảm bảo về kỹ thuật – Nhanh chóng – Chuyên nghiệp.

Hãy liên hệ 1FIX để nhận được sự tư vấn nhiệt tình và phục vụ chu đáo nhất.

✅ 30.000+ KH hài lòng và đánh giá 5⭐️

👉 Lưu mã giảm giá 50K ngay tại đây

👷🏻‍♂️ Thợ có mặt ngay sau khi nhận lịch

🧾 Hóa đơn cty + Phiếu bảo hành từ 1FIX

☎️ Hotline: 028.3890.9294 | 028.3890.9396

Các phương pháp chống thấm trần nhà

Chống thấm trần nhà bị nứt

Như các nguyên nhân nêu trên thì việc chống thấm khá phức tạp, riêng việc chống thấm cho trần nhà bị nứt là phức tạp nhất do tình trạng nước len lõi qua vết nứt rạn của bê tông gây thấm rất khó xử lý trần nhà bị thấm. Trong thực tế, có một số phương án thợ chống thấm sẽ áp dụng khi các biện pháp đơn giản không có hiệu quả như sau:

Phương pháp chống thấm trần nhà bằng màng lỏng

Vật liệu chống thấm dạng màng lỏng bitum polyme gốc nước, một thành phần, thi công nguội. Dạng màng lỏng này có tác dụng như lớp chống thấm bên dưới lòng đất cho các bề mặt bê tông và vữa trát, thường dùng để chống thấm sàn mái phẳng, ban công, tầng hầm, tường nhà.

Phương pháp chống thấm trần nhà bằng màng chống thấm tự dính

Chống thấm bằng màng tự dính thì an toàn và nhanh chóng hơn màng chống thấm khò nhiệt vì không cần sử dụng đến nhiệt để tạo độ dính với khả năng bám dính cực tốt trên bề mặt thi công khi nhiệt độ thay đổi. Chống thấm bằng màng dính có ưu điểm an toàn với sức khỏe với con người và thân thiện với môi trường, không có hóa chất độc hại gây ô nhiễm, không kén chất liệu thi công.

Nhược điểm của phương án màng chống thấm tự dính là bề mặt cần chống thấm phải giải phóng được hoàn toàn trước khi thi công.

Phương pháp chống thấm trần nhà khò nóng

Phương pháp khò nóng hay còn gọi là màng chống thấm khò nhiệt, loại màng này có màng chống thấm dẻo, được sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và hợp chất polymers APP được chọn lọc [Atactic Poly Propylen], có khả năng chịu nhiệt, chống tia tử ngoại UV và khả năng chống thấm cao.

Nhược điểm khi tiến hành phương pháp này là quy trình thi công phức tạp hơn, người thực hiện cần thêm kỹ thuật gia công nhiệt, khò nóng chảy để tạo kết dính. Nhưng tuổi thọ cũng như độ bền cũng chỉ kéo dài ngang bằng các loại màng tự dính.

Phương pháp chống thấm trần nhà bằng nhựa đường

Phương án chống thấm trần nhà phức tạp nhất là sử dụng nhựa đường. Với phương án chống thấm trần nhà bê tông bằng nhựa đường, thì cần làm sạch bề mặt bằng lớp lót Primer gốc nhựa đường [không có bụi bẩn và khô ráo], sau đó sử dụng tấm dán nhựa đường để dán lên bề mặt. Yếu điểm của phương án này là thi công phức tạp, khó xử lý ở các góc cạnh, cổ ống thoát nước…

Chống thấm dột trần nhà

Dột trần nhà thường xảy ra với mái nhà bằng tole, trường hợp mái nhà bằng bê tông thì sự cố thấm dột trần nhà chỉ xảy ra với các thiết bị công trình phụ kết nối với trần nhà.

  • Đối với dột bởi mái tole thì phương án chống thấm dột rất đơn giản, chỉ cần xử lý chống thấm dột mái tole bằng cách vá chỗ dột, sửa chữa hay thay thế từng phần hoặc toàn bộ mái. Ngoài ra cũng cần gia cố hệ thống máng xối, ống thoát nước đi chung để tránh nghẹt gây trào ngược nước mưa hay rò rỉ từ chính hệ thống thoát nước này.
  • Trường hợp với trần bê tông thì việc bị thấm dột thường xảy ra với các trường hợp như tấm lấy sáng hư hại nên nước mưa lọt vào, thoát nước sân thượng bị nghẹt gây trào ngược nước vào.

Chống thấm ngược trần nhà

Chống thấm ngược trần nhà là phương pháp chống thấm khi không tiếp cận được phía trên trần của công trình, hoặc do trần nhà, sân thượng lắp đặt quá nhiều thiết bị không thể di chuyển. Do đó đây là phương án khả thi duy nhất khi có hiện tượng dầm trần, không thể làm chống thấm từ bên ngoài. Nguyên lý cơ bản là bơm các chất phụ gia chống thấm ngược vào trần bê tông hướng từ dưới lên để tại một lớp chống thấm cho trần nhà.

Tác hại của việc không chống thấm trần nhà

Nếu bạn đang suy nghĩ trần nhà mới bị thấm, chắc không cần xử lý liền đâu thì 1FIX khuyên bạn nên chống thấm trần nhà càng sớm càng tốt, bởi vì:

Nếu tình trạng này kéo dài, nước sẽ tiếp tục thấm và lan rộng tạo thành những mảng lớn trên trần và tường, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến kết cấu tổng thể của ngôi nhà. Các mảng trần, tường bị thấm quá lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, lâu ngày gây nguy hiểm cho gia đình bạn.

Những mảng ẩm ướt thấm trần lâu ngày sẽ khiến bên trong ngôi nhà của bạn bị ẩm mốc, mùi ẩm mốc này có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì vậy không chỉ gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn, mà việc chống thấm trần nhà sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của cả gia đình bạn.

Khi trần nhà bị thấm lâu ngày, bạn sẽ thấy những vết ố, loang trên bề mặt. Nếu bạn chống thấm trần nhà ngay khi vừa phát hiện sẽ giúp ngôi nhà của bạn trông đẹp hơn, giảm chi phí khắc phục hậu quả những vết nước loang lỗ trên trần nhà.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề