Mức phạt tiền đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ không phép tại đô thị

Ngày hỏi:25/12/2018

Chào Ban biên tập, tôi là Đinh Thế Bảo, tìm hiểu quy định của pháp luật về mức phạt, tìm hiểu quy định của pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Tôi có thắc mắc sau mong nhận phản hồi từ Ban biên tập. Cụ thể: Hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị sai so với phép xây dựng được cấp sẽ bị xử phạt như thế nào? 

  • Hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị sai so với phép xây dựng được cấp sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, cụ thể như sau:

    Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp. Theo đó sẽ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

    Bên cạnh đó. Nghị định cũng quy định:

    - Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;

    - Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng;

    - Hết thời hạn quy định trên tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

    Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.


Theo quy định của nghị định mới về việc xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng, hành vi xây nhà không phép, trái phép bị tăng nặng mức phạt. Có hành vi đối diện với mức phạt tăng gấp 5 - 8 lần so với trước đây.

Những năm trước, việc xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng được quy định trong Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ban hành ngày 27/11/2017, có hiệu lực từ ngày 15/01/2018. Thế nhưng, từ năm nay, với việc ban hành Nghị định số 16/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/1/2022 thay thế Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng có sự thay đổi về mức xử phạt. Đáng chú ý, hành vi xây nhà không phép, trái phép bị tăng nặng mức phạt.

Nhà xây không phép, trái phép bị tăng nặng mức phạt

Nghị định mới tăng mức phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng. Cụ thể: Nghị định cũ [khoản 5, điều 15] phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị. Còn tại nghị định mới [khoản 7, điều 16] mức phạt được nâng lên 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng, tức tăng khoảng 3 lần.

Nghị định cũ phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình khác. Nghị định mới mức phạt là 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tức tăng tới 5 – 8 lần.

Nghị định cũ phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng. Theo nghị định mới, mức phạt được tăng lên khoảng 3 – 4 lần, phạt tiền từ 120 triệu đồng đến 140 triệu đồng.

Mức xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo cũng tăng nặng. Theo đó, Nghị định cũ [khoản 2, điều 15] phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị. Nghị định mới [khoản 4, điều 16] mức phạt là 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Nghị định cũ phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác. Nghị định mới mức phạt là 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Nghị định cũ phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng. Nghị định mới mức phạt tăng lên 70 triệu đồng đến 90 triệu đồng.

Bên cạnh đó, tăng mức xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới. Nghị định cũ [khoản 4, điều 15] phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị. Nghị định mới [khoản 6, điều 16] mức phạt tăng lên là 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.

Nghị định cũ phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc xây dựng công trình khác. Nghị định mới mức xử phạt là từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng.

Nghị định cũ phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng. Nghị định mới mức phạt là 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng.

Đặc biệt, nghị định cũ chỉ quy định xử phạt hành vi xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ ở đô thị không có giấy phép xây dựng. Còn nghị định mới quy định xử phạt chung cho cả đô thị và nông thôn đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng.

Về việc xử phạt hành vi đã lập biên bản vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân tiếp tục vi phạm, nghị định mới đã bổ sung quy định về việc cá nhân, tổ chức tiếp tục vi phạm trước khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, tăng mức phạt tối thiểu từ 5 triệu đồng lên 100 triệu đồng và tối đa 350 triệu đồng lên 500 triệu đồng.

  • Đây là một trong những nội dung mới đáng chú ý được đề cập tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng [bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/01/2022].

Chủ đầu tư [bao gồm cả hộ gia đình, cá nhân] khi xây dựng mà vi phạm trật tự xây dựng trong nhiều trường hợp được “hợp thức hóa” công trình xây dựng vi phạm như được điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với hành vi xây dựng không đúng nội dung giấy phép [sai phép, trái phép], xin giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng không có giấy phép [xây dựng không phép],,…

Tuy nhiên, riêng đối với hành vi xây dựng vi phạm quy hoạch sẽ không được “hợp thức hóa” để công trình xây dựng nói chung, nhà ở riêng lẻ nói riêng được phép tồn tại. Thay vào đó, tổ chức, cá nhân vi phạm phải phá dỡ nhà ở, nếu không thực hiện sẽ bị cưỡng chế phá dỡ.

Nội dung này được quy định rõ tại điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:

“15. Biện pháp khắc phục hậu quả:

c] Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 [mà hành vi vi phạm đã kết thúc], khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.”.

Việc buộc phải phá dỡ nhà ở nếu xây dựng vi phạm quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị là quy định hợp lý và dễ hiểu. Bởi lẽ quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua, nếu cho “hợp thức hóa” thì sẽ phải điều chỉnh quy hoạch [không thể vì một công trình của người dân mà điều chỉnh quy hoạch của địa phương], đồng thời nếu cho hợp thức hóa sẽ rất nhiều trường hợp vi phạm dẫn tới phá vỡ quy hoạch.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp được “hợp thức hóa” để nhà ở được phép tồn tại như xây dựng không phép, trái phép thì bản chất là chỉ cần xin giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho phù hợp và bảo đảm phù hợp với quy hoạch sẽ được tồn tại và không ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và cá nhân khác. 

Mức phạt khi xây nhà vi phạm quy hoạch

* Mức phạt tiền vi xây nhà vi phạm quy hoạch

Khoản 9 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt như sau:

- Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ [biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập].

- Từ 100 - 120 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.

- Phạt tiền từ 160 - 180 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

* Mức phạt tiền khi tái phạm

Khoản 13 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

- Phạt tiền từ 120 - 140 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

- Từ 140 - 160 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;

- Phạt tiền từ 950 triệu đồng - 01 tỷ đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Ngoài ra, khi bị phát hiện và lập biên bản sẽ phải dừng thi công, nếu tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng bị xử phạt tiền theo quy định tại khoản 12 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:

- Phạt tiền từ 100 - 120 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ.

- Phạt tiền từ 120 - 140 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.

- Phạt tiền từ 400 - 500 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Kết luận: Xây nhà vi phạm quy hoạch sẽ buộc phải phá dỡ bên cạnh việc bị phạt tiền mà không được “hợp thức hóa” để tồn tại như xây dựng không phép, sai phép, trái phép. Do đó, khi xây dựng người dân cần phải biết khu vực không được xây dựng nhà ở.

Trường hợp có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn và giải đáp.

>> Hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép: Thủ tục và phí thực hiện

Video liên quan

Chủ Đề