So sánh tổ chức nhà nước Văn Lang Âu Lạc

MỤC LỤCA PHẦN DẪN NHẬP1 Lý do chọn đề tàiSự ra đời của nhà nước đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng của lịchsử nhân loại, con người từ thời kỳ dã man đã chính thức tiến sang thời kỳ vănminh. Lịch sử nhà nước trên thế giới giới đã được khai mào trước hết bằng sự rađời của hàng loạt các quốc gia cổ đại ở phương Đông và phương Tây. Ở mỗi khuvực sự hình thành nhà nước lại mang những dấu ấn riêng biệt.Ở Việt Nam, những cư dân xưa đã bắt đầu chuyển sang thời đại văn minh vớisự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. Đây chính là nhà nước sơ khai đầu tiêncủa dân tộc Việt Nam. Nhà nước này ra đời dựa trên sự tác động của những nhântố tự nhiên, kinh tế, xã hội ở miền Bắc Việt Nam thời cổ đại. Nó mang trong mìnhnhững đặc trưng riêng của các quốc gia ở phương Đông nói chung và của đất nướcViệt Nam nói riêng.Nghiên cứu sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là một công việc hếtsức có ý nghĩa và cần thiết trong khoa học lịch sử nói chung và khoa học lịch sử nhànước và pháp luật Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó việc nghiên cứu và so sánhnhững điểm khác biệt của quá trình hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam vớiquá trình hình thành nhà nước ở các quốc gia phương Đông khác, đặc biệt là cácquốc gia phương Tây lại là một việc làm cần thiết hơn nữa. Điều này sẽ đóng gópmột phần quan trọng để làm rõ hơn, nổi bật hơn sự hình thành nhà nước ở ViệtNam, được đặt trong khung cảnh sự hình thành của các quốc gia khác trên thế giới.Chính vì lẽ đó, cộng thêm những kỹ năng sau khi tiếp cận với chuyên đề Lịchsử nhà nước và pháp luật Việt Nam, chúng tôi xin chọn đề tài “Quá trình hình thànhnhà nước đầu tiên ở Việt Nam có gì khác biệt so với quá trình hình thành nhà nướcđầu tiên ở phương Tây và các quốc gia phương Đông khác không?” để tiến hành1nghiên cứu. Do đây chỉ là một bài tiểu luận nhỏ nên sẽ bị giới hạn nhiều về nộidung, thời gian thực hiện cũng như việc tiếp cận tài liệu, chắc chắc kết quả màchúng tôi thực hiện được sẽ còn nhiều điều phải góp ý, kình mong cô cùng các bạngiúp đỡ thêm để chúng tôi có thể hoàn thiện bài nghiên cứu của mình hơn. Xin chânthành cám ơn!2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứuVới đề tài này chúng tôi xác định được đối tượng nghiên cứu chính của mìnhlà những điểm khác biệt trong sự hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam – nhànước Văn Lang – Âu Lạc – so với sự hình thành của một số nhà nước ở các nướcphương Đông và các nước phương Tây.Phạm vi nghiên cứuPhạm vi về thời gian: Sự hình thành của các nhà nước đâu tiên ở phươngĐông và phương Tây bắt đầu từ khoảng thiên niên kỷ thứ IV đến thiên niên kỷ thứ ITCN, đây cũng chính là phạm vi về thời gian của đề tài này.Phạm vi về không gian: Không gian ở đây được xác định là ở phương Đôngvà phương Tây, đây là hai khái niệm mang tính quy ước được sử dụng trong nghiêncứu lịch sử thế giới.Phạm vi về nội dung: Chúng tôi sẽ giới hạn phạm vi về nội dung của đề tàitrong việc nghiên cứu quá trình hình thành của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc cùngmột số quốc gia khác ở phương Đông như Ấn Độ, Trung Quốc, và ở phương Tây làHy Lạp và La Mã.-3 Nhiệm vụ nghiên cứuTìm hiểu quá trình hình thành của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam – nhà nước Văn-Lang – Âu Lạc.Tìm hiểu quá trình hình thành của nhà nước ở các quốc gia khác như Ấn Độ, Trung-Quốc, Hy Lạp và La Mã.So sánh để tìm ra những điểm khác biệt trong sự hình thành nhà nước đầu tiên ởViệt Nam với các nhà nước khác mà chúng tôi đã đề cập.4 Phương pháp nghiên cứu2Để giải quyết được những vấn đề của đề tài yêu cầu, chúng tôi sẽ sử dụng cácphương pháp quan trọng của khoa học lịch sử, đó là phương pháp lịch sử vàphương pháp logic, cùng một số phương pháp khác như tổng hợp, phân tích,….Ngoài ra một phương pháp khác mà chúng tôi đặc biệt chú trọng ở đây là phươngpháp so sánh trong sử học.So sánh là đối chiếu giữa các sự vật, các hiện tượng với nhau để tìm ranhững điểm khác nhau và giống nhau giữa chúng, Mục tiêu cuối cùng là tìm chođược sự giống nhau và khác nhau để tìm ra cái phổ quát, đặc trưng của sự vật, hiệntượng. Để tiến hành so sánh, chúng ta phải xác lập được các tiêu chí so sánh, sau đóxác định đặc trưng của từng cặp đối tượng theo tiêu chí đó để tiến hành so sánh.Phương pháp so sánh là một phương pháp nghiên cứu lịch sử dùng để sosánh sự khác nhau và giống nhau theo chiều dọc [so sánh thẳng đứng] và theochiều ngang [trình độ của các hiện tượng lịch sử]. Được sử dụng rất rộng rãi trongnghiên cứu sử học vì nó có nhiều ưu điểm mà các phương pháp khác không cóđược. Vận dụng phương pháp so sánh trong nghiên cứu sẽ giúp chúng ta hiểu mộtcách đầy đủ hơn về đối tượng qua đó thấy được giá trị của nó nhằm đánh giá đúngcác hiện tượng lịch sử; ngoài ra nó còn giúp chúng ta có thể phân loại được các đốitrượng giúp cho việc so sánh dễ dàng hơn.5 Lịch sử nghiên cứu vấn đềĐến nay chúng tôi vẫn chưa tìm được một công trình nào so sánh về sự hình-thành của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc với các quốc gia khác ở phương Đông vàphương Tây, nhưng trên cơ sở tìm hiểu và tổng hợp các thông tin từ một số côngtrình có liên quan.Trước hết là những công trình nghiên cứu về sự ra đời của các nhà nước ởphương Đông và phương Tây thời cổ đại.Công trình “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” củaĂng-ghen, được in trong C.Mác và Ph.Ăng-ghen [1995], Toàn tập, tập 21, Nxb. Chínhtrị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, một mặt Ăng-ghen giải thích về những giai đoạnphát triển của con người trong thời tiền sử, giải thích sự ra đời của gia đình, sự3xuất hiện của một số thị tộc tiêu biểu, một mặt ông cũng trình bày về sự ra đời củanhà nước Aten và nhà nước La Mã ở châu Âu thời cổ đại.Tác phẩm Lịch sử thế giới cổ đại của giáo sư Chiêm Tế, xuất bản năm 1977,bao gồm hai tập, tác giả đã trình bày khái kĩ càng về sự xuất hiện của các nhà nướccổ đại ở phương Đông như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc [tập 1] cũng nhưsự xuất hiện của các nhà nước cổ đại ở phương Tây [tập 2]. Đây là những tài liệucó giá trị và khá hữu dụng trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi. Ngoài tác tácphẩm của Chiêm Tế chúng ta có thể kể ra đây một vài công trình khác của các tácgiả Việt Nam biên soạn, chẳng hạn cuốn Lịch sử văn minh thế giới của Vũ DươngNinh hay tác phẩm Lịch sử thế giới cổ đại do Lương Ninh chủ biên.Nghiên cứu về sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, có khá nhiều côngtrình đã được xuất bản. Ở đây chúng tôi xin đơn cử một vài công trình tiêu biểunhư:Kỷ yếu hội thảo Hùng vương dựng nước của Viện khảo cổ học bao gồm 4 tập,là tập hợp các bài viết, bài tham luận của các tác giả trong nước về thời đại HùngVương, các cuộc hội thảo này được tổ chức trong 4 năm từ năm 1969 đến năm1973.Công trình Thời đại Hùng Vương – lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị của mộtsố tác giả biên soạn cũng đề cập khá chi tiết về sự ra đời, các đặc điểm của nhànước Văn Lang – Âu Lạc xưa.Tác phẩm Sự hình thành nhà nước sơ khai ở miền Bắc Việt Nam [qua tài liệukhảo cổ học] của nhà nghiên cứu Trịnh Sinh đã phác họa một cách rõ nét về sự rađời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, dựa trên những phát hiện về khảo cổ học. Đâylà một công trình khá quan trọng, nó góp phần khẳng định sự tồn tại của nhà nướcđầu tiên ở Việt Nam, bằng việc đưa ra những hiện vật khảo cổ có giá trị chứngminh cao.Ngoài ra còn có công trình khác như Phác họa lịch sử từ Hùng Vương đếnThục Phán – An Dương Vương của tác giả Phạm Đức Quý xuất bản năm 2006, haytrong các tác phẩm nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thời cổ đại nói chung.45PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN ỞVIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC Ở PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY1Quá trình hình thành của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam – nhà nước VănLang – Âu LạcVăn Lang – Âu Lạc là nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, điều này đãđược khẳng định một cách dứt khoát sau một quá trình dài nghiên cứu, tranh luậncủa các học giả, các nhà nghiên cứu trong vào ngoài nước. Hiện nay chúng ta đã cóđầy đủ những cơ sở về khảo cổ học, về nguồn sử liệu chữ viết ở Việt Nam cũng nhưTrung Quốc để có thể chứng minh sự tồn tại của nhà nước này. Trong đó nhà nướcVăn Lang ra đời trước, còn Âu Lạc là một nhà nước kế tục sau đó, thừa hưởng tấtcả những thành quả mà nhà nước Văn Lang để lại.Sự ra đời của nhà nước Văn Lang trọng lịch sử Việt Nam là kết quả của cảmột quá trình phát triển của cộng đồng cư dân cổ đại. Quá trình đó được đánh dấubắt sự phát triển tiếp nối liên tục của các nền văn hóa từ thấp đến cao mà ngày naygiới khảo cổ học đã khẳng đình, đó là văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun,và đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn. Nhà nước Văn Lang ra đời trên nền tảng kinh tế,xã hội của văn hóa Đông Sơn, tức là vào khoảng thế kỷ thứ VII đến thế kỷ VI TCN,như các nhà nghiên cứu nhận định, nhà nước Văn Lang xuất hiện “vào khoảng cuốithế kỷ 7 đầu thế kỷ 6 trước Công nguyên và chỉ có văn hóa Đông Sơn mới là vănhóa vật chất thời kỳ nhà nước đầu tiên” 1. Điều này cũng khá trùng khớp với ghichép trong Việt sử lược – bộ sách sử sớm nhất của nước ta cho đến hiện nay, “Đếnđời Trang Vương nhà Chu [696 – 682 TCN], ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảothuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu lànước Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyềnđược 18 đời, đều gọi là Hùng Vương”2.1 Phan Huy Lê và Chử Văn Tần [1973], “Phát triển và tổ chức xã hội”, Hùng Vương dựng nước, tập III, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr. 317.2 Tác giả khuyết danh đời Trần – Thế kỷ XV [2005], Việt sử lược, Trần Quốc Vượng dịch, Nxb. Thuận Hóa –Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Tr. 18.6Như đã đề cập, để nhà nước Văn Lang ra đời, trước đó đã diễn ra một quátrình phát triển liên tục của cộng đồng dân cư Việt cổ, quá trình đó được biểu hiệncụ thể qua bồn nền văn hóa kế tiếp nhau, văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa ĐồngĐậu, văn hóa Gò Mun và văn hóa Đông Sơn. Ở mỗi nền văn hóa, sự phát triển vềkinh tế, sự phân hóa về xã hội lại dần rõ nét hơn, và đến giai đoạn Đông Sơn, nhànước được chính thức ra đời. Về kinh tế, sự thay thế công cụ đá bằng công cụ đồngvà sau đó là sắt đã cho phép người Việt cổ có thể tăng năng suất trong trồng trọt,đặc biệt là nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, mở rộng địa bàn cư trú và canh tác.Đồng thời sự phát triển của các nghề thủ công, như làm đá, làm gốm, nghề mộc,đan lát, nghề dệt, nghề sơn và nghề luyện kim, đã cho phép họ sản xuất được ngàycàng nhiều những sản phẩm dư thừa. Tuy nhiên, sự phát triển này của kinh tế lạichưa giúp chúng ta khẳng định về chế độ tư hưu tư liệu sản xuất [ruộng đất], hiệnnay “chúng ta chưa bắt gặp một tài liệu nào ghi chép về quan hệ sở hữu đó” 3. Ở đây,qua nghiên cứu, chúng ta có thể bắt gặp được một hình thức sở hữu phổ biến tronggiai đoạn đầu, kể cả khi công xã nguyên thị tộc rã và công xã nông thôn được thànhlập4 – chế độ công hữu về ruộng đất. Nếu có tư hữu thì chỉ là tư hữu về tư liệu sinhhoạt mà thôi, tức là phần tài sản mà mỗi thành viên trong công xã có được.Sự phát hiện và nghiên cứu một số lượng lớn mộ táng từ giai đoạn PhùngNguyên đến Đông Sơn đã cho chúng ta những tư liệu vật chất quan trọng để tìmhiểu quá trình phân hóa xã hội trong giai đoạn này. Theo tiến trình đó, sự phân hóacủa đồ tùy táng trong các ngôi mộ lại càng rõ rệt. Số mộ thật giàu hiện vật có rất ít,phản ánh xu thế phân hóa tài sản và phân chia thành các giai tầng trong xã hội, tuyvậy giữa các giai cấp vẫn chưa có sự cách biệt sâu sắc. Chính sự phát triển khôngngừng của điều kiện kinh tế đã tác động vào quá trình phân hóa này, nhưng chế độcông hữu trong cộng đồng làng xã, và nhiều yếu tố khác lại như những rào cản hạnchế sự phân hóa một cách sâu sắc. Xã hội Hùng Vương vào giai đoạn cuối đã tồn tại3 Phan Huy Lê và Chử Văn Tần [1973], “Phát triển và tổ chức xã hội”, Hùng Vương dựng nước, tập III, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr. 314.4 Theo Phan Huy Lê và Chử Văn Tần: “Những di tích kiểu Gò Mun phản ánh sự tan rã mạnh mẽ của công xãthị tộc, sự hình thành các liên minh bộ lạc, và ở cuối giai đoạn này, có khả năng các công xã nông thôn đã xuấthiện” – sđd, Tr. 313.7ba tầng lớp xã hội: tầng lớp quý tộc, tầng lớp tự do của công xã nông thôn, tầng lớpnô tỳ.Tuy có sự phát triển về kinh tế, nhưng chế độ tư hữu về tư liệu ruộng đất vẫnchưa xuất hiện; đồng thời sự phân hóa của xã hội lại chưa sâu sắc, mâu thuẫn giữacác giai cấp, tầng lớp trong xã hội chưa lên tới đỉnh điểm. Nhưng nhà nước VănLang lại có điều kiện để ra đời. Đó là do sự tác động của các nhân tố khác, mangđặc trưng của xã hội Việt Nam và phương Đông, nhân tố thủy lợi và tự vệ. Hai nhântố này không thể tự thân sản sinh ra nhà nước nhưng lại đóng vai trò thúc đẩy.Chính điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, cộng với vị trí địa lý mang tính chiến lược,buộc các cư dân trong các bộ lạc phải liên kết lại với nhau. Cụ thể liên kết trong việcxây dựng, quản lý các công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp; đoàn kết trong việcđấu tranh chống lại các cuộc nội chiến và xâm lược từ thế lực bên ngoài.Khi ra đời Văn Lang là một nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tậpquyền. Đứng đầu là Vua, giúp việc cho vua, ở trung ương là Lạc hầu ở địa phươnglà các Lạc tướng và Bồ chính. Đất nước chia thành các đơn vị hành chính là bộ,dưới bộ có các kè, chiền chạ. Trong bộ máy nhà nước đó, vua là người hoàn tắmnắm mọi quyền lực trong tay và việc truyền ngôi theo hình thức thế tập.Chính vì những nét đặc trưng riêng do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội quyđịnh, mà nhà nước Văn Lang mang một kiểu riêng biệt so với các nước cổ đạiphương Tây. Chúng ta có thể dựa trên những kết quả nghiên cứu của các nhà kinhđiển của chủ nghĩa Mác – Lênin về phương Đông cổ đại, để xếp nhà nước này vàokiểu nhà nước chuyên chế phương Đông thuộc khái niệm “Phương thức sản xuấtchâu Á”. Đây chỉ là kết luận tạm thời mà thôi, nó đòi hỏi thêm nhiều kết quả nghiêncứu khác để có thể khẳng định chắc chắn về kiểu của nhà nước Văn Lang xưa.Tuy ra đời khi các điều kiện chưa chín muồi nhưng nhà nước Văn Lang vàsau đó là nước nước kế tục nó – Âu Lạc vẫn mang trong mình đầy đủ những đặcđiểm của một nhà nước thực thụ, đồng thời nó cũng đảm bảo việc tiến hành cácchức năng đối nội đối ngoại của nó.21Quá trình hình thành của các nhà nước phương Đông cổ đạiẤn Độ8Ấn Độ là một bán đảo lớn nằm ở miền Nam của châu Á, hai mặt Đông-Namvà Tây-Nam ngó ra Ấn Độ Dương, phía Bắc có dãy núi Hy-ma-lay-a hùng vĩ án ngữ,khiến cho đấy nước Ấn Độ ngày xưa hầu như bị cách biệt với thế giới bên ngoài. ẤnĐộ có một số con sông lớn, sông Ấn, sông Hằng, sông Bơ-ra-ma-put phát nguyên từvùng cai nguyên Hy-ma-lay-a – Tây Tạng, là nơi cung cấp nguồn nước và nguồnphù sa dồi dào cho sự phát triển của nghề nông. Thêm vào đó, Ấn Độ nằm trong khuvực nhiệt đó gió mùa, mùa hạ có gió Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương vào mang lạimột lượng mưa khá lớn, cộng với khí hậu nồng nực thích hợp cho sự sinh trưởngcủa các loại cây miền nhiệt đới.Ấn Độ là một đất nước rộng lớn, người đông, thành phần chủng tộc và ngônngữ hết sức phức tạp, điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc thống nhất và pháttriển của quốc gia này trong lịch sử.Những cuộc khai quật khảo cổ lớn tiến hành ở vùng Ha-ra-pa và Mô-hen-jô –Đa-rô chứng minh rằng từ giữa thiên niên kỷ thứ III đến đầu thiên niên kỷ thứ IITCN, ở lưu vực sông Ấn, đã xuất hiện một nền văn hóa rực rỡ. Những di tích vănhóa tìm được chứng tỏ xã hội Ấn Độ đã phân chia giai cấp và dân cư đã biết chế tácđồ đồng, ngành sản xuất chủ yếu là nông nghiệp [trồng lúa mạch, lúa tẻ]. Ngoài rachăn nuôi, thủ công nghiệp, việc mua bán trao đổi cũng tương đối phát triển mạnh.Các thành thị cổ thủ công nghiệp đã xuất hiện trong giai đoạn này. Nhiều ý kiến chorằng, sự xuất hiện của nhà nước đã có, và xã hội Ấn Độ là một xã hội chiếm nô mớihình thành. Nhưng nhìn chung, nền văn minh này đã đặt cơ sở cho văn hóa và kinhtế của Ấn Độ cổ đại phát triển lên ở giai đoạn sau này. Bắt đầu từ cuối thiên niên kỷthứ II TCN trở đi, nền văn hóa Ha-rap-pa và Mô-hen-jô – Đa-tô bắt đầu bước vàocon đường suy tàn.Vào khoảng trên dưới 2000 năm TCN, một số bộ lạc thuộc chủng tộc A-ri-antừ miền núi In-đu-ku-xơ và cao nguyên Pa-mia bắt đầu xâm nhập miền Tây bắc ẤnĐộ. Họ đang sống dưới chế độ công xã thị tộc mạt kỳ, gồm nhiều bộ lạc du mục. Cácbộ lạc đó liên kết lại với nahu thành liên minh bộ lạc, đứng đầu có “vua” [radjah] –thực chất là tù trưởng hay thủ lĩnh quân sự. Những quyền lực thực chất vẫn thuộcvề đại hội các thành viên nam giới của bộ lạc. Trong quá trình xâm nhập, người A9ri-an đã biến đại bộ phận người thổ dân bị chinh phục ở miền Bắc Ấn Độ thành nôlệ. Điều này được phản ánh trong bộ kinh Rich – Vê-đa và hai tập thơ Ma-hap-hara-ta và Ra-ma-y-a-na, những tác phẩm này cũng phản ánh rõ nét đời sống xã hộicủa người A-ri-an thời bấy giờ.Do nền văn hóa của người A-ri-an thấp hơn so với người Đra-vi-đa, nêntrong quá trình xâm nhập vào miền Tây Bắc, người A-ri-an đã tiếp thụ nền văn hóacũ, học tập được kỹ thuật canh tác, từ đó họ chuyển sang đời sống nông nghiệp địnhcư. Chế độ công xã nông thôn xuất hiện. Cùng với sự thiên di của người A-ri-an sangphúa đông, tâm văn minh Ấn Độ cũng chuyển sang lưu vực sông Hằng. Lúc ấy sứcsản xuất đã tiến lên bước phát triển mới: đồ sắt được sử dụng nhiều, nông nghiệpchiếm hẳn ưu thế so với chăn nuôi. Thủ công nghiệp và việc trao đổi phát đạt hơntrước. Quan hệ xã hội cũng đã khác trước, công xã thị tộc đã bị công xã nông thônthay thế hẳn. Trong công xã nông thôn, cũng có cả người Đa-vi-đa bị chinh phụcbiến thành nô lệ. Vì nhu cầu về đê điều, đường sá, đền miều và đề phòng ngoại xâm,nên một số công xã nông thôn đã liên hiệp lại thành liên minh công xã. Về sau do sựtích lũy tài sản tư hữu và sự phân hóa ngày càng sâu sắc giữa giàu và nghèo mànhà nước bắt đầu xuất hiện trên cơ sở những liên minh công xã đó.Rất nhiều nước nhỏ của người A-ri-an đã xuất hiện trên lưu vực sông Hằng,đứng đầu mỗi nước có “vua” [radjah] cai trị nước với một hội nghị gồm đại biểuquý tộc. Mặc dù nô lệ tồn tại khá đông trong xã hội, nhưng nó lại thiên về nô lệmang tính gia trưởng, không điển hình như ở Hy Lạp và La Mã. Đồng thời sự tồntại dai dẳng của chế độ công xã nông thôn, sự kết hợp giữa kinh tế tiểu nông vớithủ công nghiệp, làm cho sự phát triển của chế độ nô lệ ở Ấn Độ cũng trì trệ theo.Nhiều ý kiến cho rằng những quốc gia cổ này thi hành một nền quân chủ chuyênchế theo kiểu phương Đông. Nền chính trị này được duy trì từ khi các nhà nướcxuất sơ khai xuất hiện cho đến khi Ấn Độ được thống nhất lại thành quốc gia Maga-đa rộng lớn dưới thời vương triều Mô-ri-a [thế kỷ thứ IV TCN], sau nhiều biếnđộng từ bên trong lẫn bên ngoài tác động.Dưới thời đế quốc Mô-ri-a, chế độ chuyên chế phương Đông lại càng pháttriển cao hơn. Nhà vua được tôn sùng như một vị thần sống và được coi là kẻ đại10diện cho thần. Dưới nhà vua là Hội đồng cơ mật “pa-ri-sat”, gồm có đại biểu củanhững đại gia đình quý tộc chủ nô hiển hách nhất. Những Hội đồng cơ mật chỉ cóquyền tư vấn. Để cai trị một quốc gia rộng lớn như vậy, người ta đã tổ chức một bộmáy quan liêu rất cồng kềnh và phức tạp, đứng đầu có chức thừa tướng cùng nhiềuchức thượng thư trông coi các bộ, trong đó có bộ binh và bộ tài chính là quan trọnghơn cả. Quan lại của triều đình đều được cấp bổng lộc, hoặc bằng tiền, hoặc bằnghiện vật.Ở địa phương đều có tổ chức các cấp hành chính của địa phương. Đơn vịhành chính cơ sở là làng. Đứng đầu các cấp hành chính địa phương đều có các quanlại to nhỏ, được hưởng bổng lộc của triều đình. Toàn bộ lãnh thổ vương quốc Maga-đa thời đế quốc Mô-ri-a chia làm nhiều khu vực hành chính, đứng đầu các khuvực ấy là những người trong hoàng tộc hay những cận thần được nhà vua tin cậy.Họ không phải là những kẻ cai trị trực tiếp, mà là những viên khâm sai đặt bêncạnh những vương công và tù trưởng bộ lạc, bì đế quốc Mô-ri-a thực tế là một tổchức liên hiệp các công quốc và nhiều bộ lạc bị lệ thuộc. Các công quốc và bộ lạc bịlệ thuộc này được hưởng quyền tự trị.Như vậy quá trình hình thành nhà nước ở Ấn Độ đã ra đời từ khá sớm[khoảng cuối thiên niên kỷ thứ II TCN], nó gắn liền với sự xâm nhập của người A-rian vào vùng Tây Bắc Ấn Độ, từ một xã hội thị tộc đang tan rã, dựa trên nền tảng vậtchất của cư dân bản địa, các công xã nông thôn đã được thiết lập, nền kinh tế pháttriển, sự phân hóa xã hội bắt đầu diễn ra sâu sắc hơn, đặc biệt là sự xuất hiện củatầng lớp nô lệ. Tuy nhiên, sự tồn tại của chế độ công hữu trong các công xã nôngthôn đã phần nào kìm hãm sự phát triển của chế độ nô lệ ở đây, nên các nhà nướccổ đại ở Ấn Đô chưa phải là nhà nước chiếm nô điển hình, nhưng là nhà nướcchuyên chế phương Đông theo nhận xét của C.Mác.2Trung QuốcNước Trung Quốc thời thượng cổ chỉ chiếm một dải đấy tương đối hẹp,người thưa nằm ở hạ lưu hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang. Hai con sôngnày giữ một vị trí trọng yếu trong đời sống của người Trung Quốc từ xa xưa. Lượng11phù sa do hai con sống ấy bồi đắp thành một miền đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu,thuận lợi cho việc phát triển của nghề nông từ rất sớm.Những phát hiện của khảo cổ học đã cho thấy sự xuất hiện của con người từrất sớm ở Trung Quốc. Trải qua quá trình lao động, họ dần tiến hóa và có nhữngphát minh quan trọng đánh dấu thành quả lao động lâu đời của nhân dân TrungQuốc thời nguyên thủy. Khảo cổ học Trung Quốc đã phát hiện được hai nền văn hóaquan trọng vào cuối thời đại đồ đá mới, trên lưu vực sông Hoàng Hà: nền văn hóaNgưỡng Thiều ở vùng Ngưỡng Thiều, tỉnh Hà Nam và nền văn hóa Long Sơn ở trấnLong Sơn, tỉnh Sơn Đông. Hai nền văn hóa này phản ánh tinh hình phát triển củasản xuất, tình hình sinh hoạt vật chất của người Trung Quộc sống ở giai đoạn cuốicủa xã hội thị tộc. Những truyền thuyết cổ đại về Tam hoàng, Ngũ Đế có nhiều ýnghĩa lịch sử đối với giai đoạn công xã thị tộc. Sau thời Hoàng đế - đây được xem làtổ tiên lỗi lạc của nhân dân lưu vực sông Hoàng Hà, là thủ lĩnh của một liên minhbộ lạc – các vị thủ lĩnh kế tiếp nhau đứng đầu liên minh bộ lạc là Nghiêu, Thuấn, Vũ.Xã hội Trung Quốc thời kỳ này đã có sự phát triển của nghề nông, nghề chăn nuôi.Do tai họa đến từ nước lũ sông Hoàng Hà, nên họ đã phát động nhân dân đấu tranhvới nước, lũ, khai thông dòng nước, đào ngòi tưới ruộng, phát triển sản xuất nôngnghiệp. Thời kỳ Nghiêu, Thuấn, Vũ là thời kỳ tan rã của xã hội thị tộc. Song song vớisự phát triển của sức sản xuất, chế độ tư hữu xuất hiện. Đồng thời cũng xuất hiệntầng lớp nô lệ là kết quả của các cuộc chiến giữa các bộ lạc với nhau. Các thủ lĩnhchiếm đoạt nhiều nô lệ hơn cả. Trong nội bộ công xã thị tộc bắt đầu có sự phân hóa,những gia đình lớn giàu có, đứng đầu là các gia trưởng, lợi dụng địa vị của mình đểchiếm đoạt ngày càng nhiều ruộng đất, gia súc và tù binh của công xã, và trở thànhtầng lớp quý tộc có quyền thế.Sau khi Vũ chết, chức thủ lĩnh liên minh bộ lạc không do bầu cử dân chủ nữa,mà con Vũ là Khải kế thừa. Việc làm đó bị thị tộc Hữu Hồ phản đối. Khải đánh bạiHữu Hồ, củng cố chế độ thế tập. Từ đó ra đời nhà Hạ, nhà nước đầu tiên xuất hiệntrong lịch sử Trung Quốc. Nhà Hạ ra đời vào khoảng thế kỷ XXI TCN. Sách Sử ký cóghi chép về các đời vua nhà Hạ, tên của mười bảy đời vua ấy và các sự kiện quantrọng. Những người đứng đầu công xã nô tịch tù binh bắt được trong chiến tranh,12biến họ thành nô lệ, đồng thời bóc lột những nông dân công xã nghèo khổ, cướpđoạt dần ruộng đất của công xã. Họ dần biến thành tầng lớp quý tộc. Quý tộc caocấp là “lục khanh”. Khi có chiến tranh, “lục khanh” chỉ huy quân đội. Thủ lĩnh tối caocủa quý tộc là vua. Tuy nhiên nô lệ ở đây chủ yếu được sử dụng vào công việc phụcvụ trong gia đình hay chăn nuôi, chế độ này cũng mang tính chất gia trưởng. Vua làngười đứng đầu bộ máy nhà nước, nắm quyền lực tối cao, thu cống thuế bằng sảnvật của các công xã, xây thành quách để bảo vệ quyền thống trị của mình. Bộ máyquản lý nhà nước cũng còn rất đơn giản, chỉ mới có một số chức vụ quản lý một sốngành kinh tế gọi là Mục chính, Xa chính, Bào chính,…Tương truyền hồi thế kỷ XVII TCN, vua cuối cùng của nhà Hạ là Kiệt ăn chơisa đọa, bạo ngược vô đạo, bóc lột nhân dân tàn khốc, nhà Hạ rơi vào khủng hoảngnghiêm trọng. Thành Thang là thủ lĩnh của bộ lạc Thương ở hạ lưu sông Hoàng Hàđã lật đổ nền thống trị của nhà Hạ, dựng nên nhà Thương. Khoảng thế kỷ XIV TCN,vua nhà Thương là Bàn Canh dời đô đến đất Ân. Do đó, về sau nhà Thương cũngcòn gọi là nhà Ân. Trong thời này, nông nghiệp đã trở thành nền sản xuất chủ yếutrong xã hội. Nông dân các công xã khai khẩn những đất đại màu mỡ ở hạ lưuHoàng Hà, đào nhiều mương ngòi để dẫn nước và tháo nước. Nghề chăn nuôi, cácngành nghề thủ công khác cũng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là nghề đúc đồngthau. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp ngày càng sâu sắc. Trong xã hộivẫn tồn tại một số khá đông tầng lớp nô lệ.Đến cuối đời Ân – Thương, tình hình lại rơi vào khủng hoảng, Trụ Vương làmột tên bạo quân nổi tiếng bóc lột nhân dân tàn khốc, xây dựng nhiều cung đình,…,bộ máy chính quyền suy yếu nhanh chóng, nhân dân trong nước thường xuyên nổidậy phản kháng. Khoảng thế kỷ XI TCN, người Chu đang hưng khởi, mâu thuẫn giaicấp chưa gay gắt lắm. Thủ lĩnh người Chu được sử ủng hộ của bộ tộc mình đã đánhchiếm nhà Thương, đóng đô ở Hạo Kinh và dựng lên nhà Chu.Sau khi dẹp yên được các thế lực phản động trong nước, vua Chu đã thựchành một số biện pháp nhằm tăng cường nền thống trị của mình. Nhà Chu đã phânphong cho anh em, họ hàng và công thần làm chư hầu để họ dựng nước và trị dân ởcác nơi, đồng thời cho họ đem theo lương thực vũ trang và dân của những miền bị13chinh phục, chủ yếu là người Ân, đến những miền đất đai đã được phân phong.Theo thư tịch, bấy giờ nhà Chu có trên bảy mươi nước chư hầu. Chư hầu các nơiđều gọi vua nhà Chu là tông chủ. Giữa các nước chư hầu với nhau xưng là tôngquốc. Đó là một một chế độ thống trị dựa trên cơ sở quan hệ huyết thống của mộtdòng họ, gọi là chế độ tông pháp.Trong nước Chu, người thống trị cao nhất là “thiên tử”, tức là vua Chu. Vuavà quý tộc lập ra triều đình, đặt các chức tư đồ, tư mã, tư không, tư khấu, phâncông phụ trách cá công việc tài chính, công trình xây dựng, việc hình pháp. Các chứckhanh, đại phu là quý tộc cao cấp, sĩ là quý tộc nhỏ. Vua và quý tộc đều cha truyềncon nối. Đất đai và thần dân trong nước đều thuộc quyền sở hữu và thống trị tốicao của thiên tử.Các nước chư hầu cũng dựng lên chính quyền tự trị. Triều chính các nướcđều chư hầu đại thể cũng tổ chức phỏng theo hình hình thức của nhà Chu. Vua chưhầu không có quyền sở hữu ruộng đất được phân phong nhưng lại được truyền lạicho con cháu. Đối với vua Chu, vua chư hầu phải có nghĩa vị hằng năm đến chầu,nộp cống, ngoài ra còn phải đem quân đội tới giúp khi có chiến sự.Trong xã hội thời Chu có ba giai cấp chính là quý tộc, nông dân và nô lệ.Ruộng đất trong toàn quốc trên danh nghĩa là thuộc về thiên tử nhưng thực tế thìdo các thôn xã chiếm hữu. Ruộng đất được phân phối cho nông dân theo thời hạnnhất định. Cứ vài năm là ruộng được phân phối lại một lần. Còn đối với tầng lớp nôlệ, công việc chủ yếu của họ là hầu hạ và làm các công việc trong gia đình. Có một sốđược làm trong các xưởng thủ công và tổ chức buôn bán của nhà nước.31Quá trình hình thành của các nhà nước phương Tây cổ đạiHy Lạp – nhà nước AtenHy Lạp là một vùng đất thuộc khu vực Địa Trung Hải, có diện tích khá lớn,bao gồm miền lục địa Hy Lạp [Nam bán đảo Ban Căng], miền đất ven bờ Tiểu Á, vànhững đảo thuộc biển Êgiê. Địa hình bị chia cắt mạnh mẽ, phân chia thành nhiềukhu vực nhỏ, phía Đông và phia Tây giáp biển, có vô số đảo nhỏ…, chính là nhữngđặc điểm nổi bật của lãnh thổ Hy Lạp. Những đặc điểm này đã ảnh hưởng nhiềuđến xu thế phát triển của lịch sử xã hội Hy Lạp. Sự phát triển công thương nghiệpvà mâu dịch hàng hải đã chiếm ưu thế so với việc sản xuất nông nghiệp. Đồng thời14chính do sự chia cắt của lãnh thổ mà người Hy Lạp không đặt vấn đề thống nhấtđất đai thành một quốc gia rộng lớn, bởi vậy chế độ thành bang có điều kiện để tồntại khá lâu trong lịch sử nước này.Theo những tài liệu khảo cổ thu thập được, khoảng đầu thiên niên kỷ II TCN,khi mà những bộ lạc người Hy Lạp chưa chính phục vùng Ban-kan, thì cư dân ở khuvực biển Ê-giê đã có một nền văn minh rực rở, trung tâm của nền văn minh cổ kínhđó là đảo Cơ-ret. Người Cơ-rét đã dựng nên ở trên đảo của họ một vương quốcchiếm hữu nô lệ, với sự phát triển mạnh mẽ của mậu dịch trên biển. Từ thế kỷ XIVTCN trở đi, đảo Cơ-ret mất quyền bá chủ của nó trên khu vực biển Ê-giê. Trung tâmkinh tế, chính trị và văn hóa lại chuyển sang miền Nam bán đảo Hy Lạp ở My-xen vàTy-rinh. Văn minh Cơ-ret và My-xen – Ty-rinh có khá nhiều chỗ tương đồng nềnthường gọi chung là văn minh Cơ-ret – My-xen hay nền văn minh biển Ê-giê.Đến cuối thế kỷ XII TCN những bộ lạc cuối cùng của người Hy Lạp [bộ lạc Đôri-an] đến lượt họ bắt đầu tiến xuống phía Nam bán đảo Ban-kan và phá hủy toànbộ nền văn minh ở đây – văn minh Cơ-ret – My-xen. Trong giai đoạn từ thế kỉ XI – IXTCN, xã hội của người Hy Lạp đã được phản ánh trong hai tập thơ I-li-at và Ô-đi-xê,nhiều ý kiến cho rằng đó là của nhà thơ vĩ đại Hô-me, nên người gọi giai đoạn nàylà thời đại Hô-me. Theo nhận xét của Ăng-ghen: “…trong chế độ Hy Lạp ở thời đạianh hùng [tức thời đại Hô-me], chúng ta thấy tổ chức thị tộc đang còn tồn tại hoàntoàn sung sức, nhưng đồng thời chúng ta thấy chế độ ấy đã bắt đầu suy sụp: chế độphụ quyền, với việc để lại tài sản cho con cái; đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tíchlũy của cải trong gia đình và biến gia định thành một thế lực đối lập với thị tộc; sựchênh lệch về tài sản đã ảnh hưởng trở lại đến tổ chức quản lý bằng cách tạo ranhững mầm mống đầu tiên của giới quy tộc thế tập và vương quyền thế tập; chế độnô lệ, lúc đầu thỉ thi hành đối với tù binh, đã mở ra triển vọng nô dịch ngay cảnhững thành viên cùng một bộ lạc và thậm chí cả những thành viên của chính ngaythị tộc mình nữa”5. Kể từ cuối thời đại Hô-me trở đi, công xã thị tộc bắt đầu trượtdài trên sự tan rã của nó, chế độ tư hữu xuất hiện một cách phổ biến bên cạnhquyền sở hữu của công xã về ruộng đất, sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc,5 C.Mác và Ph.Ăng-ghen [1995], Toàn tập, tập 21, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, Tr. 163.15nhiều người giàu có đã dần tách ra khỏi thị tộc, chiếm đoạt về mình nhiều nô lệ vàhầu hết các tư liệu sản xuất chủ yếu của công xã. Cuộc đấu tranh giữa quý tộc thịtộc và quần chúng nhân dân ngày càng lên cao. Nô lệ xuất hiện ngày càng nhiều, họcó thể là những tù binh bị bắt, những nông dân vì nợ nần phải bán ruộng đất, bánthân và cả gia đình làm nô lệ. Mâu thuẫn trong xã hội dần chuyển thành mâu thuẫngiữa quý tộc chủ nô và nô lệ. Việc mở rộng lãnh thổ, chiếm đoạt thêm nô lệ thôngqua các cuộc di thực, chiến tranh, sự xuất hiện của tiền tệ kim loại đã đẩy mạnhhơn sự tan rã của công xã thị tộc. Đẩy mạnh thêm sự phát triển của công thươngnghiệp, phá hoạt nền kinh tế tự nhiên, xúc tiến mạnh mẽ quá trình phân hóa giaicấp, “bây giờ, một xã hội mới đã ra đời, một xã hội do toàn bộ những điều kiện kinhtế của sự tồn tại của nó mà phải chia ra thành những người tự do và người nô lệ,thành nhức kẻ giàu có đi bóc lột và những người nghèo khổ bị bóc lột – một xã hộikhông thể lại điều hòa một lần nữa những mặt đối lập đó, mà còn buộc phải đẩychúng đi đến chỗ ngày càng gay gắt. Một xã hội như vậy chỉ có thể tồn tại trongcuộc đấu tranh không ngừng và công khai giữa các giai cấp đó với nhau, hoặc làtồn tại dưới sự thống trị của một lực lượng thứ ba […] dập tắt cuộc xung đột côngkhai giữa các giai cấp ấy […] Tổ chức thị tộc đã lỗi thời […] Nó đã bị nhà nước thaythế”6.Nhà nước của người Hy Lạp bắt đầu ra đời từ đó, nó trực tiếp thoát thai dầntừ chế công xã nguyên thủy. Khoảng thế kỷ thứ VIII – VII TCN, nhà nước của ngườiHy Lạp đã ra đời. Sự tích lũy tài sản tư hữu, sự tan rã của nền kinh tế tự nhiên, sựphân hóa giai cấp giữa giàu và nghèo trong xã hội, sự thôn tính đất đai, việc sửdụng lao động của người nô lệ,…, những điều đó khiến chế độ thị tộc phải đi đến chỗtan rã nhường chỗ cho sự xuất hiện của nhà nước. Chính do sự tác động của điềukiện tự nhiên, kinh tế và xã hội mà các nhà nước ở Hy Lạp mang hình thức quốc gia– thành thị. Mỗi quốc gia – thành thị đều có đầy đủ những đặc trưng của một quốcgia chiếm hữu nô lệ, đều có tổ chức chính trị và hành chính riêng, có sinh hoạt kinhtế và phong tục, tập quán riêng, và có thần bảo, nghi thức tôn giáo riêng. Như vậy ởHy Lạp, sự ra đời của các quốc gia – thành thị là đặc trưng riêng biệt. Có rất nhiều6 C.Mác và Ph.Ăng-ghen [1995], Sđd, Tr. 251.16quốc gia – thành thị, nhưng ở đây chúng tôi xin được chọn A-ten để phân tích, bởi lẽ“chúng ta không thể nghiên cứu [sự ra đời của nhà nước] ở một nào tốt hơn là ở Aten thời cổ”7.Nhà nước A-ten ra đời trên cơ sở sự thống nhất toàn thể dân cư ở bốn bộ lạcdưới quyền quản lý chung của một cơ quan hành chính duy nhất, thay thế các cơquan quản lý riêng rẽ cũ của các bộ lạc. Đồng thời Hội nghị quý tộc của mỗi bộ lạccũng bị xóa bỏ và thay thế bằng Đại hội của toàn thể cư dân A-ten. Theo Ăng-ghen,sự phân chia ruộng đất trong các bộ lạc và chuyển thành sở hữu tư nhân, sự phâncông lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp, giữa thương nghiệp và hànghải, sự phát triển của kinh tế hàng hóa đã làm xáo trộn dân cư giữa 4 bộ lạc, thêmvào đó là sự xâm nhập của cư dân các bộ lạc từ nơi khác đến. “Do đó mà hoạt độngbình thường của những cơ quan của thị tộc đã bị đảo lộn đến nỗi ngay từ thời đạianh hùng, người ta đã phải tìm cách khắc phục tình trạng đó. Thiết chế mà ngườita cho là do Tê-dê thảo ra, đã được ban hành. Sự thay đổi trước hết là ở chỗ thiếtlập một cơ quan quản lý trung ương ở A-ten, nghĩa là một phần những công việcxưa nay do các bộ lạc tự quản lý lấy, lại được tuyên bố là công việc chung và đượcchuyển giao cho hội đồng chung đóng ở A-ten” 8.Ngoài ra, Tê-dê cũng tiến hành chia toàn thể cư dân thành ba đẳng cấp giàunghèo khác nhau, không phân biệt là thuộc thị tộc hay bộ lạc nào: quí tộc, nông dânvà thợ thủ công. Sự phân chia này đã thể hiện sự đối kháng của nhà nước mới rađời đối với xã hội thị tộc cũ, nó đã đập tan những liên hệ thị tộc, bằng cách phânchia những thành viên của mỗi thị tộc thành hạng người có đặc quyền và hạngngười không có đặc quyền, rồi lại phân chia hạng người nói sau thành hai giai cấptùy theo nghề nghiệp của họ, do đó mà đối lập giai cấp này với giai cấp khác 9.Tổ chức thị tộc của người A-ten đã bị tan rã và nhường chỗ cho một xã hội cógiai cấp: nền chính trị toàn dân của chế độ bộ lạc cũ đã nhường chỗ cho nền chuyênchính của giai cấp quý tộc. Đại hội nhân dân vẫn tiếp tục tồn tại nhưng nó đã trở7 C.Mác và Ph.Ăng-ghen [1995], sđd, Tr. 165.8 C.Mác và Ph.Ăng-ghen [1995], sđd, Tr. 166.9 Sđd, Tr. 167 – 168.17thành một cơ quan tư vấn. Tất cả mọi quyền bính đều do Hội đồng trưởng lão gồmđại biểu của giai cấp quý tộc thị tộc nắm lấy. Lúc ấy “vua” [ba-di-lớt] cũng bị phếtruất. Chín vị chấp chính quan, chọn trong hàng ngũ quý tộc được cử giữ chức vụcao nhất trong nhà nước. Cũng thời kỳ này xứ At-tích chia làm 48 khu vực hànhchính nhỏ: mỗi bộ lạc cũ có 12 khu vực.Trong xã hội A-ten lúc đó, “số nô lệ đã tăng lên rất nhiều, và có lẽ ngay từthời đó đã vượt rất xa số người A-ten tự do”, lao động cưỡng bức của họ là cơ sửtrên đó được xây dựng kiến trúc thượng tầng. Xã hội tồn tại những người tự do vànô lên. Nhà nước mới ra đời đó đại diện cho những người tự do có của – tầng lớpquý tộc thị tộc – nhằm tiến hành việc cưỡng bức sức lao động của những người nôlệ trong xã hội. Tổ chức một cơ chế quản lý nhằm chống lại mọi sự đấu tranh củahọ. Do vậy, nhà nước A-ten là một nhà nước chủ nô điển hình trong lịch sử nhânloại.Nhà nước chủ nô A-ten ngày càng được củng cố qua các cuộc cải cách củamột số nhân vật tiêu biểu, ở đây chúng tôi xin được trình bày đôi nét về cải cách củaSô-lôn và Cơ-li-xten, các cuộc cải cách này diễn ra trước cuộc chiến tranh Hy Lạp –Ba Tư. Sau cuộc chiến tranh đó, nhà nước A-ten đạt đến cực thịnh và bắt đầu conđường suy vong.Ngoài việc xóa bỏ nợ nần giữa những người nông dân với giai cấp quý tộcthị tộc, một điểm nội bật trong cuộc cải cách của Sô-lôn là đi tới thủ tiêu những đặcquyền của giai cấp quý tộc thị tộc và xác định địa vị xã hội của mỗi người công dântheo mức tài sản tư hữu của họ. Theo cải cách đó, tất cả công dân A-ten, khôngphân biệt thành phần quý, tiện, đều chia thành bốn đẳng cấp, căn cứ theo mức thunhập hằng năm của mỗi người cao hay thấp: đẳng cấp thứ nhất là những người cóthu nhập từ 500 mê-đim thóc trở lên, đẳng cấp thứ hai là những người có thu nhậptừ 300 mê-đim thóc trở lên, từ 200 trở lên đối với đẳng cấp thứ ba và đẳng cấp thứtư là những người là những người không có, hoặc có ít ruộng đất. Mỗi đẳng cấp lạicó những quyền lợi nhất định về chính trị. Từ đó cơ cấu chính trị của A-ten thay đổihẳn. Trên cơ sở bốn bộ lạc cũ, Sô-lôn đã thiết lập cơ quan quyền lực mới – Hội đồngbốn trăm – mỗi bộ lạc cử ra 100 đại biểu của mình. Hội đồng bốn trăm này song18song tồn tại với Hội đồng quý tộc A-rê-ô-pa-giơ. Hội đồng bốn trăm gồm đại biểucủa các đẳng cấp [Trừ đẳng cấp thứ tư], do đó có tình chất dân chủ hơn. Đai hộinhân dân, trong thời kỳ quý tộc thị tộc nắm chính quyền, đã mất gần hết vai tròchính trị của mình nay được khôi phục lại. Đại hội nhân dân, Hội đồng bốn trăm vàTòa án nhân dân là những cơ quan quyền lực công cộng mới, trọng yếu nhất củachế độ chính trị dân chủ A-ten.Gần 90 năm sau, khoảng năm 509 TCN, Cơ-li-xten tiếp tục thực hiện nhữngcải cách nhằm lật đổ tầng lớp quý tộc thị tộc và tàn tích cuối cùng của chế độ thịtộc. Ông đã phân chia tất cả những người công dân A-ten theo những khu vực hànhchính, căn cứ theo địa bực cư trú của họ, chứ không còn đếm xỉa đến sự phân biệtgiữa các bộ lạc cũ dựa trên quan hệ huyết tộc như trước. Toàn bộ đất đất đai Attích, kể cả thành A-ten được chia thành 10 liên khu gọi là phi-lai, mỗi liên khu làmột tổ chức hành chính tự trị, đồng thời cũng là một đơn vị quân sự nữa. Mỗi liênkhu gồm có 10 khu công xã gọi là đe-mơ, toàn bộ miền At-tích chia thành 100 khucông xã, mỗi khu đều tự quản lý lấy công việc của mình. Công dân cư trú tại khunào thì bầu ra thủ lĩnh và thủ quỹ của khu mình, đồng thời cũng bầu ra 30 viênthẩm phán xét xử những vụ kiện cáo nhỏ. Đại hội công dân của khu công xã gọi làa-gô-ra, là cơ quan chính quyền của khu. Hệ thống tổ chức theo địa vực đó tất nhiêndẫn đến sự cải tổ lại các cơ quan quyền lực trong bộ máy nhà nước A-ten. Hội đồngbốn trăm do Sô-lôn đặt ra nay bãi bỏ, thay thế bằng Hội đồng năm trăm, tức Hộiđồng nhân dân gọi là bu-lê, theo nguyên tắc mỗi liên khu hằng năm cử vào đấy 50đại biểu, 50 đại biểu đó được bầu bằng phương pháp bốc thăm trong các khu thuộccùng một liên khu. Lần đầu tiên trong lịch sử, chế độ bầu cử dân biểu theo tỷ lệ dânsố được thực hành. Hội đồng năm trăm là cơ quan hành chính cao nhất của nhànước A-ten.Theo Ăng-ghen, “đặc trưng chủ yếu của nhà nước A-ten là ở chỗ nó là mộtquyền lực công cộng tách rời quần chúng nhân dân. Lúc bấy giờ A-ten chỉ có mộtquân đội nhân dân và một hạm đội do nhân dân trực tiếp thành lập và trang bị;quân đội và hạm đội bảo vệ A-ten chống ngoại xâm và kiềm chế những người nô lệ,19lúc đó đã chiếm đại đa số trong dân cư” 10. Sự đối kháng giai cấp, cơ sở của các thiếtchế xã hội và chính trị, không còn là sự đối kháng giữa quý tộc và bình dân nữa, màlà sự đối kháng giữa nô lệ và dân tự do, giữa những người được hưởng sự bảo hộvà công dân có đủ mọi quyền.Sự ra đời của nhà nước A-ten là một ví dụ đặc biệt điển hình về sự hìnhthành của nhà nước nói chung, một mặt vì nó diễn ra dưới một dạng thuần túy,không có sự can thiệp của bạo lực ở bên ngoài, mà do sự vận động bên trong củakinh tế và xã hội. Mặc khác vì nó đại biểu cho sự phát sinh của một hình thức pháttriển rất cao của nhà nước, tức là chế độ cộng hòa dân chủ. Nhưng chế độ cộng hòadân chủ đó chỉ đảm bảo quyền lợi cho những người tự do, mà số lượng của họ chỉlà một phần nhỏ so với đông đảo những nô lệ thời bấy giờ.2La MãLa Mã là một quốc gia xuất hiện trên lãnh thổ I-ta-li-a hiện nay. I-ta-li-a gọitắt là Ý là một bán đảo lớn ở miền Nam châu Âu có hình chiếc hia duỗi thẳng xuốngvùng trung tâm Địa Trung Hải. Nó không giống như bán đảo Hy Lạp bị các dãy núivà các eo, vịnh chia cắt ra thành nhiều khu vực nhỏ, mà là một đơn vị địa lý thuậnlợi cho sự thống nhất về lãnh thổ và chính trị.Vào giữa thế kỷ VIII TCN, lúc thành bang La Mã bắt đầu được xây dựng thìtình hình ở bán đảo Ý là như sau: người Gô-loa thì chiếm cứ Bắc Ý, người Ê-tơ-ru-xơthì cư trú ở miền Trung bán đảo; người Hy Lạp thì ở miền Nam bán đảo; các bộ tộcngười I-ta-li-ốt thì ở rải rác tại miền Trung và miền Nam bán đảo. Ngoài bán đảo Ýra, thì Tây bộ Địa Trung Hải là thuộc phạm vi thế lực của người Các-tơ-giơ. NgườiLa Mã thuộc bộ tộc Latinh sống ở vùng Latium, hưng thịnh lên một cách nhanhchóng, rồi lần lượt đi chinh phục các giống người I-ta-li-ốt khác, cuối cùng làm chủcả bán đảo. Theo truyền thuyết về việc xây dựng thành La Mã, thì lúc đầu chỉ có mộtbộ lạc Latinh đến định cư ở La Mã, về sau có thêm hai bộ lạc Latinh khác cũng đếnđấy. Mỗi bộ lạc chia ra làm 10 bào tộc, gọi là cu-ri, mỗi cu-ri lại chia ra làm 10 thịtộc.10 C.Mác và Ph.Ăng-ghen [1995], Sđd, Tr. 178.20Vào khoảng năm 753 TCN, ba bộ lạc ấy đã xây dựng nên một thành thị trênbờ sông Ti-bơ-rơ, lấy tên một nhân vật truyền thuyết là Rô-mu-lu-xơ được coi làngười sáng lập ra thành La Mã, để đặt tên cho thành Ro-ma tức là La Mã. Sự xâydựng thành thị lần đầu tiên là cái mối đánh dấu sự tan rã của chế độ thị tộc và sựxuất hiện của nhà nước.Xét về mặt tổ chức, thì trong quá trình phát triển lịch sử của mình. La Mã cónhiều điểm gần giống với A-ten. Cũng như A-ten, La Mã trong buổi đầu cũng có“vua” [rex], có Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân. Đại hội nhân dân xưa nhất củaLa Mã gọi là Đại hội cu-ri. Phàm là công dân nam giới thuộc ba bộ lạc ở La Mã đềucó quyền tham gia Đại hội. Đại hội nhân dân có quyền quyết định tuyên chiến hoặcnghị hòa, có quyền thông qua hoặc bác bỏ những đạo luật do viện nguyên lão thảora. Đại hội bầu ra “vua” cũng như các quan chức cao cấp. Đại hội coi như là một tòaán tối cao. Viện nguyên lão gồm có những thủ lĩnh của ba trăm thị tộc. Mỗi thị tộccử ra một vị bô lão của mình, có quyền quyết định trong nhiều công việc và quyềnđược thảo luật trước về những đạo luật mới. Về sau quyền lực của Viện nguyên lãodần dần lớn mạnh, trở thành cơ quan chính quyền trọng yếu nhất của nhà nước LaMã; “vua” lúc bấy giờ thực tế chỉ là một vị tù trưởng của liên minh bộ lạc người LaMã mà thôi.Do sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và kết quả của chính sách mởrộng xâm lược, nhiều dân mới đã đến cư trú trên đất La mã, đại bộ phận là ngườithuộc các bộ lạc vùng La-ti-um đến. Những dân mới ấy không thuộc vào một bộ lạc,cu-ri nào và thị tộc cũ nào ở La Mã cả, do đó mà không phải là dân La Mã chínhcống, và không được hưởng quyền lợi chính trị gì trong xã hội. Tuy vậy họ khônggiống những như người nô lệ ở La Mã, họ có thân phận của người dân tự do, có thểcó ruộng đất và có thể kinh doanh công thương nghiệp, hơn nữa còn có nghĩa vụnộp thuế và đi lính cho nhà nước. Số người đó họp thành tầng lớp bình dân gọi làpơ-lép. Về sau, tầng lớp người này ngày càng đông, họ đấu tranh chống lại giai cấpquý tộc thống trị đề đòi hưởng những quyền lợi chính trị.Trước cuộc dấu tranh đó, dựa theo cuộc cải cách của Sô-lôn đã tiến hành ởA-ten, vào giữa thế kỷ VI TCN, vua Tu-li-u-xơ đã phát giới hạn của tổ chức thị tộc,21thực hành cải cách xã hội. Ông căn cứ theo tài sản tư hữu nhiều, ít để chia toàn thểnhững người trai tráng có nghĩa vụ đi lính, không phân biệt quý tộc pa-tơ-ri-xi haybình dân pơ-lép, làm sáu đẳng cấp: đẳng cấp thứ nhất là lớp quý tộc có nhiều củacải; càng xuống những đẳng cấp dưới thì của cải tư hữu càng ít dần; đẳng cấp thứsáu thì chỉ gồm những người vô sản mà thôi. Đại hội cu-ri bị phế bỏ. Đại hội mới,gồm toàn thể các binh sĩ, gọi là Đại hội xen-tu-ri thay thế. Cứ một trăm binh sĩ thì tổchức thành một đội xen-tu-ri, mỗi đội xen-tu-ri có quyền biểu quyết ở Đại hội bằngmột lá phiếu. Lúc ấy đa số quý tộc đều thuộc đẳng cấp thứ nhất, họ tổ chức riêngđến 80 đội bộ binh và 18 đội kỵ binh. Công dân thuộc đẳng cấp thứ hai có 22 đội bộbinh; công dân thuộc đẳng cấp thứ ba có 20 đội bộ binh; công dân thuộc đẳng cấpthứ tư có 22 đội bộ binh; công dân thuộc đẳng cấp thứ năm có 30 đội bộ binh; đẳngcấp thứ sáu cũng được tổ chức thành một đội bộ binh. Tổng cộng có tất cả 193 xentu-ri, tức là 193 lá phiếu có quyền biểu quyết ở Đại hội. Như vậy chỉ cần có 97 phiếulà giành được số phiếu quá bán, mà đẳng cấp thứ nhất thì một mình đã chiếm đến98 phiếu, nếu họ nhất trí với nhau thì như thế là quyết nghị được thông qua màkhông cần sự đồng ý của các tầng lớp khác.Vào khoảng năm 510 TCN, một cuộc khởi nghĩa của quần chúng đã nổ ra ởLa Mã và đã lật đổ nền thống trị của người Ê-tơ-ru-xkơ. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩađó là tầng lớp quý tộc được quần chúng nhân dân La Mã ủng hộ, vì quý tộc cũngnhư bình dân La Mã đều bị ách thống thị của người ngoại tộc áp bức, đè nén. Từ đóchấm dứt thời kỳ vương chính, thời kỳ tan rã toàn diện của chế độ xã hội thị tộc.Cùng từ đó mở đầu một thời kỳ mới, thời kỳ cộng hòa La Mã. Lúc bấy giờ, “vua” đãbị phế truất, chính quyền trở thành việc của dân và nhà nước La Mã mới ra đời, vìlẽ đó mà mang tên nhà nước cộng hòa, có nghĩa là nhà nước của dân, chứ khôngphải là của vua nữa. Đại hội xen-tu-ri, thực chất là đại hộ của toàn thể quân đội,họp để quyết định chung về mọi vấn đề quân sự cũng như tuyên chiến, đình chiếnhoặc nghị hòa, bầu cử tướng lĩnh,…trở thành cơ quan quyền lực tối cao của nhànước La Mã. Cơ quan quyền lực thứ hai của nhà nước cộng hòa La Mã được giaocho hai quan chấp chính gọi là côn-sun, quyền hành ngang nhau, chọn trong hàngngũ đại quý tộc, thời chiến thì giữ chức tư lệnh quân đội, thời bình thì nắm quyền22lập pháp, quyền hành chính lẫn quyền tư pháp, quyền hạn rất lớn. Cuối cùng phảinói đến Viện nguyên lão mà chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ so với thời kỳ vươngchính, không có thay đổi gì mấy. Viện này có trách nhiệm về mọi hành chính, ngânsách, ngoại giao, tôn giáo và quyết định những chính sách về các công việc đó.Cơ cấu tổ chức quân sự và chính thể dân chủ hình thức là hai đặc trưng nổibật của bộ máy nhà nước cộng hòa chiếm hữu nô lệ La Mã. Ở đây quyền lực côngcộng thuộc về những công dân có nhiệm vụ phải làm nghĩa vụ quân sự, và nó khôngnhững chỉ được dùng để đối phó với nô lệ, mà còn đối phó với những người vô sản,tức là những người bị loại khỏi nghĩa vụ quân sự và không có vũ khí.23CHƯƠNG 2: SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNHCỦA NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NHÀ NƯỚC CỔ ĐẠI ỞPHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂYCon đường xã hội đi vào sự phân hóa giai cấpĐể có sự ra đời của nhà nước, buộc xã hội phải xuất hiện sự phân hóa thànhcác giai cấp với những địa vị khác nhau về kinh tế và sau đó là địa vị về chính trị. Ởcác nước phương Đông và phương Tây, cách thức xã hội đi vào sự phân hóa giaicấp có sự khác biệt khá lớn, do điều kiện của tự nhiên, sự phát triển của kinh tế quyđịnh. Quá trình xã hội phân hóa thành các giai cấp đồng nghĩa với quá trình tan rãcủa công xã thị tộc, gắn với nó là sự xuất hiện của các hình thức công xã có chế độsở hữu ruộng đất khác nhau. Ở mỗi khu vực, sự ra đời và tồn tại của các hình thứcsở hữu đó có vai trò quan trọng đánh dấu sự xuất hiện và đặc điểm của các giai cấp,chính vì thế nó cũng ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành của nhà nước. Trong phầnnày chúng tôi xin tập trung làm rõ con đường phân hóa giai cấp ở khu vực phươngĐông và phương Tây nói chung, dựa trên những kết quả nghiên cứu của Mác vàĂng-ghen về lĩnh vực này, mà không tập trung vào từng quốc gia, nếu có cũng chỉ lànhững nét điểm qua mà thôi.Trong tác phẩm Những hình thức có trước nền sản xuất tư bản chủ nghĩaMác đã phân tích ba hình thức khác nhau của công xã, cũng là ba cách xã hội đi vàosự phân hóa giai cấp, đó là công xã Á châu [hình thức sở hữu Á châu], công xã Hy –La [hình thức sở hữu cổ đại] và công xã Giéc-manh [hình thức sở hữu kiểu Đức].Trong phạm vi của phần này, chúng tôi chỉ tập trung vào hình thức công xã Á châuvà hình thức công xã Hy – La để làm rõ hơn về sự phân hóa giai cấp, dẫn đến sựxuất hiện của nhà nước cổ đại ở hai khu vực này.Ban đầu khi chế độ công xã thị tộc được hình thành thì chế độ công hữu vẫntồn tại như một hình thức phổ biến. Ăng-ghen từng khẳng định điều này trong côngtrình nghiên cứu của mình, “sở hữu chung ruộng đất. Chế độ này bao giờ cũng tồntại trong thời kỳ nguyên thủy, từ khi người ta bắt đầu phân chia đất đai của bộlạc”11. Chế độ này bắt đấu có sự phân hóa khi công xã thị tộc bắt đầu có dấu hiệu11 C.Mác – Ăng-ghen [1995], Sđd, Tr. 183.24tan rã, nhường chỗ cho những công xã nông thôn với các hình thức khác nhau. Tùyở mỗi khu vực phương Đông hay phương Tây mà chế độ tư hữu này được bảo tồnlâu dài hay dần bị loại bỏ.Đối với hình thức công xã Á châu, tiền đề thứ thức của hình thức này là cộngđồng được hình thành một cách tự nhiên, tức là “gia đình và gia đình phát triểnthành bộ lạc hay là một số gia đình [đã làm nên bộ lạc] ràng buộc với nhau bởinhững cuộc hôn nhân qua lại, hoặc là một tập hợp các bộ lạc’ 12. Gắn liền với quátrình định cư do sự phát triển của nông nghiệp nên “tính chất cùng chung một bộlạc, tính cộng đồng tự nhiên biểu hiện ra không phải với tư cách là kết quả, mà vớitư cách là tiền đề của sự chiếm hữu chung [nhất thời] và sử dụng chung ruộngđất”13. Chế độ công hữu là một đặc trưng nổi bật của hình thức công xã Á châu, ở đócon người coi ruộng đất là sở hữu chung của cộng đồng, và từng con người chỉ làngười sở hữu hay người chủ với tư cách là một mắt xích của cộng đồng ấy, với tưcách là thành viên của nó. Các đối tượng trong hình thức công xã này có mối liên hệgắn bó với nhau trên cơ sở chế độ công hữu, gia đình là các thành viên của công xã,gắn liền với lợi ích của công xã, còn công là chủ thể phân chia những phần ruộngđất công cho các gia đình sử dụng, gia đình không có quan hệ sở hữu đối với ruộngđất, đến mùa vụ họ phải nộp cho công xã một lượng sản phẩm nhất định để duy trìnhững hoạt động chung của toàn công xã. Đến khi sản xuất ngày càng phát triển,sản phẩm dư thừa ngày càng nhiều, trong công xã bắt đầu xuất hiện sự chiếm lĩnhnhững sản phẩm đó của những người đứng đầu công xã, dần dần họ trở thànhnhững tầng lớp đứng bên trên những nông dân trong công xã. Đến khi nhà nướcxuất hiện thì “nhân tố duy nhất có tác dụng hợp nhất, được thực hiện thông qua kẻchuyên chế với tư cách là người cha của đông đảo các cộng đồng ấy, nhân tố ấy lạicấp ruộng chia cho từng người thông qua trung gian của cộng đồng mà người đólà thành viên. Vì vậy, lẽ đương nhiên là sản phẩm thặng dư – sản phẩm này nóichung được quy định, bằng luật pháp, như là kết quả của sự chiếm hữu thực sự12 C.Mác – Ăng-ghen [1998], Toàn tập, tập 46-phần I, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, Tr. 749 -750.13 Sđd, Tr. 750.25

Video liên quan

Chủ Đề