Uống thuốc có nên uống nước cam

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Sắt là thành phần cần thiết cho sự tạo ra hemoglobin, myoglobin và enzyme hô hấp cytochrome C. Thuốc uống sắt thường được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng thiếu chất sắt trong máu. Bổ sung sắt là điều cần thiết, thế nhưng uống sắt như thế nào là tốt nhất?

Sắt tham gia quá trình tạo máu, có nhiều trong thịt màu đỏ, trứng, trong đậu đỗ các loại, vừng lạc và các rau củ màu xanh đậm. Sắt được cung cấp do các thức ăn động vật sẽ dễ hấp thu hơn so với nguồn sắt từ các thức ăn thực vật. Lượng vitamin C và chất đạm trong khẩu phần cũng giúp làm tăng khả năng hấp thu sắt, ngược lại, tanin và phytate lại cản trở sự hấp thu sắt.

Đối với phụ nữ khi mang thai thì nhu cầu sắt sẽ tăng cao nên khẩu phần hàng ngày không thể đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, phụ nữ có thai cần được uống bổ sung viên sắt (30 – 60 mg sắt nguyên tố/ngày) hoặc viên đa vi chất theo quy định của bác sĩ. Tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ sẽ ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh.

Chúng ta thường được khuyên khi dùng thuốc chỉ nên sử dụng nước lọc, không nên sử dụng kèm nước hoa quả hoặc các loại nước ngọt. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác. Có một số thuốc cần uống kết hợp cùng nước hoa quả sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong đó có sắt.

Sắt có hai hình thức khác nhau sắt heme và sắt non-heme. Sắt heme có nguồn gốc động vật, sắt non-heme có nguồn gốc từ thực vật. Cơ thể thường hấp thu rất ít sắt khoảng 15 đến 35 % sắt heme và 2 đến 20 % sắt nonheme. Tỷ lệ sắt non-heme được hấp thụ bởi cơ thể phụ thuộc vào sự hiện diện của các chất dinh dưỡng nhất định, một số trong đó cản trở sự hấp thụ và một số trong đó tăng cường nó. Khi chúng được tiêu hóa cùng nhau, vitamin C kết hợp với sắt non-heme để tạo thành một hợp chất dễ hấp thu hơn

Trong nước trái cây có nhiều vitamin C (đặc biệt trong nước cam). Vitamin C có vai trò rất quan trọng trong việc hấp thu sắt của cơ thể. Khi chúng ta uống viên sắt (ở dạng hợp chất, có hóa trị 2) nhưng chỉ sắt hóa trị 3 mới được hấp thu ở tá tràng, do đó để hấp thu được cần có quá trình chuyển từ sắt hóa trị 2 thành sắt hóa trị 3 (quá trình này xảy ra tại ruột non), quá trình này muốn xảy ra bắt buộc phải có sự xúc tác của vitamin C, nếu thiếu vitamin C sẽ gây thiếu máu do thiếu sắt, chính vì vậy bác sĩ mới khuyên bạn khi uống viên sắt cần uống kèm với vitamin C. Sự có mặt của vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt non-heme, nhưng nó phải được tiêu thụ cùng lúc với sắt non-hemia. Đặc biệt, khi chúng được tiêu hóa cùng nhau, vitamin C kết hợp với sắt non-heme để tạo thành một hợp chất dễ hấp thu hơn.

Uống thuốc có nên uống nước cam

Vì sao nên uống sắt với nước cam?

Vì vậy, thiếu vitamin C có thể dẫn đến thiếu chất sắt, do sự hấp thu sắt giảm. Do đó, có thể uống viên sắt chung với nước cam hoặc nước trái cây, tránh uống thuốc với nước trà, cà phê, rượu vì có chứa tannin sẽ làm giảm hấp thu sắt.

  • Không dùng thuốc sắt cùng thời điểm với sữa, canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Sắt là dưỡng chất rất khó hấp thu và canxi làm giảm tiến trình này. Chỉ với lượng canxi uống vào cơ thể từ 300mg trở lên là đã có thể làm mất hoàn toàn tác dụng của sắt Do đó, các mẹ bầu không nên uống chung thuốc sắt và canxi cùng lúc với nhau.
  • Ngoài ra, các loại viên uống vitamin tổng hợp đang được bán trên thị trường hiện nay có thể chứa tới 400-600mg canxi, làm sắt không hấp thu được.

Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu sắt như: hàu, thịt bò, cá và thịt gà... ăn những thực phẩm này kèm với những thực phẩm, hoa quả giàu vitamin C để giúp hấp thu sắt tốt hơn. Tránh uống trà, cà phê gần bữa ăn (nên uống cách bữa ăn ít nhất 1 giờ), vì những thức uống này có chứa caffein, tanin sẽ làm giảm đáng kể khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.

Thạc sĩ. Bác sĩ Mỹ có kinh nghiệm trên 6 năm làm bác sĩ Nội khoa tại các Bệnh viện Trung Ương huế, Bệnh viện Đại học Y dược Huế; Bệnh viện Tâm Trí Đà nẵng; Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện là Bác sĩ Nội Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Phòng dịch COVID-19: Lạm dụng vitamin C có gây hại?

XEM THÊM:



Đó có thể là những loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng nếu khi sử dụng cùng một loại thuốc nào đó thì nó sẽ làm giảm tác dụng, thậm chí gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Nước cam

Nước cam có chứa nhiều axit nên không nên kết hợp với thuốc chống axit có chứa nhôm. Theo các bác sĩ thì nước cam cũng chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh vì các kháng sinh kém bền vững ở môi trường axit.

Uống thuốc có nên uống nước cam

Trái cam, quýt

Ai cũng biết rằng họ nhà cam, quýt có chứa rất nhiều vitamin C, A cùng nhiều khoáng chất rất tốt cho sự phát triển của cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, da hồng hào, thậm chí là làm giảm cân nữa.

Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không thích hợp với những người đang mắc bệnh liên quan đến đau dạ dày, dạ dày bị dư acid hay bị chứng ợ chua đeo bám. Nếu dùng với thuốc kháng viêm, trị bệnh đau bao tử, chúng sẽ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, gây bỏng rát dạ dày và tăng lượng acid.

Chuối

Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được phép dùng chung với thuốc lợi tiểu. Rất đơn giản, nếu dùng chung 2 loại này sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.

Sữa

Sữa không phải là loại chất lỏng được chỉ định để uống kèm với thuốc vì nó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt của cơ thể. Yếu tố canxi trong sữa được cho là có thể cản trở tính hiệu quả của thuốc điều trị các bệnh tuyến giáp. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên đợi ít nhất 4 giờ sau khi uống thuốc rồi mới dùng đồ uống giàu canxi

Trong thời gian uống thuốc kháng sinh, cần tạm kiêng hoặc hạn chế tối đa thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa (phô mai, sữa chua…). Bởi vì, canxi trong sữa phản ứng với thuốc kháng sinh, tạo ra muối canxi không tan trong nước.

Hệ quả: thuốc chỉ được hấp thụ một phần qua hệ tiêu hóa hoặc hoàn toàn bị đào thải và hiệu quả bị suy giảm đáng kể, hoặc thậm chí không có.

Bưởi

Nước ép bưởi làm tăng sự hấp thu thuốc quá nhiều vào máu, có thể gây nguy hiểm. Không nên ăn bưởi khi uống một số loại thuốc sau:

– Một số thuốc chống dị ứng: Nếu dùng chung với bưởi có thể gây tử vong cho những người bị bệnh tim.

– Các thuốc an thần, thuốc ngủ: Khi dùng với nhóm thuốc này, ăn bưởi sẽ gây ra cảm giác chóng mặt.

– Thuốc làm giảm cholesterol: Nếu bạn đang uống các loại thuốc nhằm giảm cholesterol thì đừng nên ăn bưởi, vì nó sẽ khiến cho một lượng lớn thuốc đọng lại trong cơ thể, không phát huy được tác dụng,dẫn đến tổn thương gan và suy nhược cơ bắp, có thể dẫn đến suy thận.

Dù ăn hoặc uống nước ép bưởi vài giờ trước hoặc sau khi bạn uống thuốc vẫn có thể còn nguy hiểm, vì vậy tốt nhất là tránh hoặc hạn chếloại thực phẩm này.

Cà phê

Cà phê cũng không được dùng để uống thuốc, nhất là với các loại thuốc kháng sinh. Bởi trong cà phê có chứa nhiều caffeine, nếu dùng với thuốc sẽ làm giảm nghiêm trọng khả năng hấp thụ sắt.

Thuốc cảm và cà phê không được dùng cùng nhau vì nếu không sẽ làm cho dạ dày bị kích thích ở cường độ mạnh và từ đó gây ra đau đớn. Một số loại thuốc cảm có chứa chất caffein – gây kích thích đối với niêm mạc dạ dày.

Đây được coi là tác dụng phụ của thuốc cảm. Vì vậy, khi uống thuốc này cùng cà phê sẽ càng làm cho phản ứng phụ gia tăng, vì trong cà phê có chất caffein tăng thêm kích thích cho niêm mạc dạ dày.

Uống thuốc có nên uống nước cam

Đồ uống có chứa cồn

Ngày bình thường thì những đồ uống này đã không tốt với mọi người. Nhưng đặc biệt, nếu chúng ta còn sử dụng chúng cùng với thuốc thì còn cực kì nguy hiểm hơn. 

Với những ai đang dùng thuốc trị đau đầu, các bệnh tâm lý thì việc kết hợp đó sẽ khiến các ấy sẽ luôn cảm thấy buồn ngủ, người cứ lừ đừ, mệt mỏi, chẳng thể tập trung vào việc học hay đơn giản là chạy xe đến lớp mỗi ngày.

Trà xanh

Mặc dù trà xanh là thứ đồ uống có nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng “đánh bại” những tế bào ung thư nhưng khi uống trà xanh cùng thuốc chống ung thư thì tác dụng này hầu như không còn nữa.

Không nên uống trà khi đang uống viên sắt. Hợp chất tananh sẵn có trong trà kìm hãm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì thế uống nước trà trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém hoặc không có hiệu quả. Trường hợp muốn uống, có thể uống vào thời điểm tối thiểu 1,5 giờ sau khi uống thuốc.

Tôm

Không nên ăn tôm trước và sau 2 giờ uống vitamin C. Vì, chất hóa học đồng có trong tôm sẽ oxy hóa vitamin C và làm mất tác dụng của vitamin, thậm chí có thể gây nguy hiểm.

Nhâm sâm

Những bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc thường xuyên phải dùng thuốc huyết áp nên tránh ăn nhân sâm để tránh gây tăng huyết áp.

Tỏi

Tỏi là loại gia vị làm dậy mùi món ăn nhưng khi kết hợp với thuốc trị tiểu đường có thể gây giảm đường huyết trong máu đột ngột.

Thực phẩm quá giàu chất xơ

Nếu tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ khi uống thuốc có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc của dạ dày. Nhóm thực phẩm này nếu dùng chung với thuốc chống suy nhược cũng sẽ cho kết quả ngược lại.

Uống thuốc có nên uống nước cam

Thức ăn giàu vitamin K

Những loại thực phẩm giàu vitamin K như trái bơ, rau ngò, rau diếp cá, cần tây, trái su, bắp cải xanh… rất tốt cho những người thiếu tiểu cầu – nguyên nhân gây nên hiện tượng máu loãng. 

Thế nhưng, có một điều cần lưu ý là nếu bạn nào mắc bệnh máu chứa nhiều tiểu cầu, máu quá đông đặc làm cản trở tình trạng lưu thông của máu trong cơ thể thì phải tránh xa những loại thực phẩm này.

Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K sẽ làm giảm tác dụng điều trị của thuốc, càng làm gia tăng tình trạng đông máu và lượng tiểu cầu trong cơ thể.

Theo Phụ nữ Today

17 Tháng Một, 2018

Bài viết khác