Uống rượu xong có được uống thuốc không

Mặc dù uống rượu vừa phải có lợi cho tim mạch, nhưng một số loại thuốc và rượu có khả năng cản trở việc điều trị thành công. Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đã thực hiện một nghiên cứu để xác định tương tác giữa việc sử dụng rượu và thuốc, đã phát hiện ra rằng hơn 70% người trưởng thành ở Mỹ thường xuyên uống rượu và khoảng 42% những người uống rượu cũng sử dụng các loại thuốc có thể tương tác với rượu. Sử dụng cơ sở dữ liệu lớn gồm hơn 1.300 loại thuốc, họ phát hiện ra rằng 45% loại thuốc có khả năng tương tác với rượu.

Đáng báo động nhất là ở những người từ 65 tuổi trở lên, nếu kết hợp rượu với thuốc sẽ thực sự nguy hiểm. Bởi sự lão hóa làm chậm khả năng chuyển hóa nồng độ cồn trong cơ thể, do đó rượu sẽ lưu lại trong cơ thể lâu hơn. Đồng thời, người lớn tuổi cũng có nhiều khả năng phải dùng một hoặc nhiều loại thuốc làm tăng nguy cơ gây tương tác bất lợi.

Rượu có thể làm cho một số loại thuốc hoạt động kém hiệu quả hơn bằng cách can thiệp vào quá trình thuốc được hấp thụ trong đường tiêu hóa. Trong một số trường hợp, rượu lại làm tăng sinh khả dụng của một số loại thuốc, dẫn đến làm tăng nồng độ thuốc trong máu đến mức gây độc cho cơ thể. Do vậy, khi phải uống những loại thuốc dưới đây, bạn tuyệt đối không nên sử dụng rượu:

5 loại thuốc sau thường gặp, với tần suất sử dụng nhiều trong cộng đồng có thể gây nguy hiểm khi dùng cùng với rượu.

Thuốc hạ huyết áp

Những thuốc hạ huyết áp như thuốc chẹn beta, đối kháng calci, ức chế men chuyển khi dùng chung với rượu bia có thể làm tụt huyết áp xuống quá thấp, gây chóng mặt hoặc ngất xỉu, đồng thời cũng có thể gây tăng huyết áp kèm tăng nhịp tim.

Khi uống rượu làm giãn mạch, gây thoát nhiệt ra ngoài. Sự giãn mạch này đưa đến hạ huyết áp. Nếu dùng chung với thuốc làm hạ huyết áp (dù với cơ chế hạ huyết áp như thế nào) thì rượu cũng làm tăng tính hạ huyết áp của thuốc. Việc giảm huyết áp đột ngột rất nguy hiểm.

Uống rượu xong có được uống thuốc không

Rượu và thuốc dễ gây tương tác nguy hiểm.

Thuốc điều trị đái tháo đường type 2

Với những thuốc trị đái tháo đường type 2 như glibenclamid, glipizid, glimepirid, metformin… nếu sử dụng thêm rượu có thể làm tụt đường huyết đột ngột, có khả năng gây hôn mê, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời vì rượu có tác dụng hạ đường huyết.

Thuốc kháng sinh

Tương tác giữa rượu và thuốc kháng sinh có thể xảy ra làm giảm hiệu quả của việc điều trị kháng sinh. Mức độ rủi ro khi dùng chung kháng sinh với rượu phụ thuộc vào từng loại kháng sinh cụ thể.

Các thuốc kháng sinh như: metronidazol, tinidazol, cephamandol, latamoxef, cefoperazon, cefmenoxim và furazolidon khi dùng chung với rượu sẽ gây ra tình trạng buồn nôn, nôn mửa và khó thở. Vì vậy, người bệnh không được uống rượu trong thời gian uống kháng sinh.

Thuốc giảm đau paracetamol

Bản thân paracetamol (acetaminophen) có thể gây độc cho gan, được gọi là nhiễm độc gan do paracetamol. Độc tính này là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy gan cấp tính.

Tổn thương gan do cách cơ thể phân hủy paracetamol. Khi một người dùng paracetamol, các men gan sẽ phân hủy phần lớn thuốc. Sau đó, cơ thể bài tiết thuốc qua nước tiểu, qua thận hoặc mật. Khoảng 5% của paracetamol sẽ chuyển hóa thành một độc tố gọi là NAPQI. Gan sản xuất một chất chống oxy hóa gọi là glutathione để loại bỏ độc tố này. Nhưng khi cơ thể nhận được nhiều hơn liều lượng paracetamol được khuyến cáo, gan sẽ bị quá tải với nhiều độc tố NAPQI hơn mức có thể phân hủy, đó là lý do tại sao quá liều  paracetamol rất nguy hiểm. Và rượu cũng bao gồm các chất độc mà gan phải phân hủy, vì vậy khi kết hợp rượu với paracetamol sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Thuốc cảm cúm và cảm lạnh

Hầu hết các loại thuốc chữa cảm cúm và cảm lạnh có chứa pseudoephdrine hay các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi khác nhau. Về bản chất, những loại thuốc này có thể khiến người uống buồn ngủ và chóng mặt. Nếu kết hợp chúng với rượu, có thể làm cho tình trạng buồn ngủ và chóng mặt trở nên trầm trọng hơn, đồng thời tăng nguy cơ dùng quá liều.

Một số loại thuốc, thậm chí cả thực phẩm chức năng và thảo dược có thể tương tác với rượu. Điều quan trọng là phải kiểm tra tương tác của rượu với bất kỳ loại thuốc nào trước khi sử dụng. Do đó hãy đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng thuốc. Rượu và thuốc có thể có những tương tác có hại ngay cả khi uống tách ra vào những thời điểm khác nhau trong ngày.

DS. Vũ Thùy Dương

Nguồn tin: https://suckhoedoisong.vn/5-loai-thuoc-uong-cung-ruou-se-gay-nguy-hiem-n191316.html

Các thuốc cấm dùng khi uống rượu bia

Chia sẻ

Nếu dùng thuốc chung rượu bia sẽ làm cho tác hại của rượu tăng lên gấp nhiều lần, hoặc làm cho thuốc có những tác dụng rất bất lợi. Trong cuộc vui, người ta thường uống bia.

Bia nên gọi cho đầy đủ là rượu bia bởi vì bất cứ loại bia nào cũng chứa rượu tức cồn tuyệt đối với hàm lượng thường là 2 - 4%.Và mọi thứ nguy hại của rượu bia chính là tác dụng của rượu nếu uống không chừng mực.

Uống rượu xong có được uống thuốc không

Đối với cơ thể ta, rượu hay cồn được xem như là chất độc không hơn không kém. Khi uống thức uống có cồn, rất nhiều cơ quan trong cơ thể ta phải làm việc cật lực để giải độc và thường là thích ứng với sự độc này.

Rượu bia là kẻ nham hiểm bởi vì nó không làm cho kẻ uống nó ngộ độc tức khắc (trừ trường hợp ngộ độc nặng như kiểu uống rượu dỏm chứa độc chất methanol đưa đến tử vong) mà phá hủy cơ thể người dùng nó một cách ngấm ngầm, để đến lúc nào đó trở thành người nghiện rượu gục xuống trong cơn bạo bệnh không thể cứu chữa được.

Cơ quan chịu tác động nhiều nhất của rượu bia là hệ thần kinh trung ương (TKTW). Uống rượu lâu dài sẽ bị nghiện rượu là bệnh được xếp vào nhóm “bệnh tâm thần” ngang hàng của nghiện ma túy, kế đến là gan (dễ bị xơ gan), rồi đến dạ dày tá tràng (bị viêm loét dạ dày-tá tràng, xuất huyết tiêu hóa), v.v…

Chính tác dụng ức chế hệ TKTW, hại gan, hại dạ dày… của rượu kể trên mà có nhiều thuốc không được dùng chung với rượu bia. Bởi vì, nếu dùng thuốc chung với việc uống rượu bia sẽ làm cho tác hại của rượu tăng lên gấp nhiều lần, hoặc làm cho tác dụng của thuốc gây ra những hậu quả rất bất lợi. Có tình trạng rất đáng buồn thường xảy ra là nhiều người xem việc uống rượu trong khi dùng thuốc là bình thường.

Thống kê vào năm 2008 cho thấy, khoảng 64% số người trưởng thành ở Mỹ có uống rượu, song hành với 3,8 tỉ lượt thuốc được kê đơn đến tay người bệnh. Tuy vậy, rất ít bác sĩ lưu ý người bệnh mối liên hệ nguy hại tiềm tàng giữa rượu và thuốc mà họ kê đơn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho tỉ lệ nhập viện do rượu tăng lên đáng kể.

Sau đây là các thuốc không được dùng chung với rượu bia:

Các thuốc ức chế hệ TKTW: gồm các thuốc an thần gây ngủ (như diazepam), thuốc giảm đau opioid gây nghiện (codein, tramadol, fentanyl), thuốc kháng histamine trị dị ứng thế hệ cũ (promethazin, clorpheniramin, alimemazin), thuốc chống động kinh (carbamazepin, acid valproic, gabapentin). Dùng chung với rượu, các thuốc nhóm này sẽ gây tác dụng quá liều an thần nguy hiểm.

Các thuốc kích thích hệ TKTW: như thuốc caffein…, dùng chung với rượu sẽ gây đảo ngược tác dụng của thuốc làm cho caffein giảm hiệu lực.

Các thuốc hạ huyết áp: gồm các thuốc chẹn bêta (atenolol), đối kháng calci (diltiazem), ức chế men chuyển (captopril)… Dùng chung với rượu, có khi thuốc sẽ gây tác dụng hạ huyết áp quá đáng (tụt huyết áp) vì rượu có tác dụng làm dãn mạch là hạ huyết áp, nhưng có khi ngược lại, người dùng thuốc uống rượu lại tăng huyết áp chứ không hạ huyết áp theo mong muốn.

Uống rượu xong có được uống thuốc không

Các thuốc gây độc cho gan: gồm các thuốc giảm đau hạ nhiệt paracetamol, thuốc chống lao (pyrazinamid), thuốc trị sốt rét (cloroquin), thuốc trị loạn nhịp tim (quinidin), thuốc chống nấm (griseofulvin). Rượu và thuốc đều gây độc cho gan nên nếu dùng chung sẽ gây hại cho gan gấp nhiều lần. Riêng paracetamol là thuốc dễ bị lạm dụng uống với rượu để trị nhức đầu, không bị say thì gây hoại tử tế bào gan nhiều khi không hồi phục.

Các thuốc chống viêm không steroid NSAID: aspirin, diclofenac, ibuprofen… Bản thân các thuốc này dễ gây viêm loét dạ dày-tá tràng, nếu uống chung với rượu sẽ tăng tác dụng có hại xuất huyết tiêu hóa lên nhiều lần. Các thuốc trị đái tháo đường týp 2: glibenclamid, glipizid, glimepirid, metformin… Rượu có tác dụng hạ đường huyết nên nêu dùng chung với thuốc sẽ hiệp đồng làm tụt đường huyết đột ngột, gây hôn mê.

Các thuốc chống đông máu: warfarin... Tùy thuộc lượng rượu uống vào, rượu có thể tương tác với warfarin làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đông máu của warfarin. Nếu làm tăng sẽ gây xuất huyết rất nguy hiểm. Còn nếu làm giảm sẽ có nguy cơ làm cục máu đông lớn hơn gây nghẽn mạch.

Các thuốc kháng sinh có tác dụng gây phản ứng cai rượu (hiệu ứng antabuse hay hội chứng tương tự disulfiram): điển hình là kháng sinh metronidazol.

Metronidazol có tác dụng giống như disulfiram (biệt dược Antabuse) là thuốc dùng cai rượu. Khi uống metronidazol chung với rượu, metronidazol sẽ làm ngưng sự chuyển hóa rượu chỉ tạo ra acetaldehyd là chất độc làm cho cơ thể bị buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp, nhức đầu dữ dội. Vì vậy, tuyệt đối không dùng rượu chung với metronidazol, ketoconazol, isoniazid, các cephalosporin… sẽ bị hội chứng tương tự disulfiram rất nguy hiểm.

Ngay như thuốc dùng trị tẩy giun sán như mebendazol, albendazol một khi đã dùng phải 24 giờ sau mới được uống rượu bia để không bị phản ứng thuốc gây hại. Tóm lại, nên lưu ý đã uống rượu thì không uống thuốc, và uống thuốc rồi thì không uống rượu.

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC

Uống rượu xong có được uống thuốc không

Thuốc điều trị | Thuốc cấm dùng

Uống rượu xong có được uống thuốc không

Uống rượu xong có được uống thuốc không

Tin mới nhất

Lợi ích của L-Arginine và L-Citrulline (26/01/2019)

Sự khác biệt giữa Methyl B12 và Cyanocobalamin B12 (20/12/2018)

Khắc phục tác dụng phụ của corticosteroid dạng hít (28/04/2017)

Dùng griseofulvin chữa nấm móng sao cho hiệu quả? (17/04/2017)

Lưu ý dùng thuốc với người mắc bệnh mạn tính (14/04/2017)

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, một điều rất quan trọng (11/04/2017)

Sai lầm khi dùng thuốc hạ sốt (10/03/2017)

Thuốc giãn phế quản cần thận trọng khi sử dụng (12/01/2017)

Lưu ý khi dùng thuốc chữa rối loạn tuần hoàn não (12/10/2016)

7 sai lầm dễ mắc phải khi dùng thuốc (30/09/2016)

Bài viết cùng chuyên mục

Thuốc trị hôi nách, dùng thế nào hiệu quả (22/07/2014)

Uống thuốc vào thời điểm nào cho hiệu quả cao nhất (16/06/2014)

Nhiễm độc thai nghén, dùng thuốc thế nào? (16/06/2014)

Dị ứng thuốc là gì? Làm sao tránh dị ứng thuốc (26/05/2014)

Thận trọng thuốc gây ảnh hưởng đến chức năng tình dục (07/04/2014)

Coenzym - Q10 có phải là thần dược? (27/02/2014)

Thận trọng khi sử dụng nitroglycerin trong điều trị bệnh tim mạch (20/02/2014)

Lưu ý khi dùng thuốc sát khuẩn bôi ngoài da có iod (15/02/2014)

Kháng sinh Cephalosporin sử dụng thế nào cho hiệu quả (23/01/2014)

Không nên lạm dùng quá nhiều Paracetamol (07/01/2014)

Liên hệ tư vấn

Nội dung câu hỏi

Uống rượu xong có được uống thuốc không

Uống rượu xong có được uống thuốc không

Uống rượu xong có được uống thuốc không

Thầy Thuốc Của Bạn