Trường quốc tử giám -trường đại học đầu tiên ở nước ta được xây dựng khi nào?

Khuê Văn Các- hình ảnh gắn liền với Văn Miếu Quốc tử giám

Nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới, khi đến đây đã từng trầm trồ, thán phục trước bề dày lịch sử của khu di tích. Khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, không thể không nhắc đến di tích Văn Miếu - Quốc tử giám, di tích lịch sử gắn liền với sự thành lập kinh đô Thăng Long xuyên suốt hơn một ngàn năm lịch sử.

Những trang vàng của nền văn hiến Đại Việt còn ghi nhớ: Bắt đầu từ mùa thu tháng 8, năm Canh Tuất, niên hiệu Thần Vũ thứ hai, năm 1070, chỉ một thời gian ngắn sau khi nhà Lý dời đô, vua Lý Thánh Tông đã chấp thuận việc xây Văn Miếu ngay tại kinh thành Thăng Long, sau đó  cho mở khoa thi Nho giáo đầu tiên, xây Quốc tử giám, khai sinh nền đại học đầu tiên của nước nhà. Việc ra đời của Văn Miếu không chỉ là mốc đánh dấu sự tiếp nhận chính thức Nho giáo vào Việt Nam. Đây còn là nguồn khích lệ lớn lao đối với nền giáo dục đương thời, tạo nguồn mạch để sản sinh những nhân tài cho đất nước.

Mô hình quần thể kiến trúc Văn Miếu Quốc tử giám

Trong quá trình hình thành và phát triển, tiếp nối những thời khắc của lịch sử,các triều đại của triều đình phong kiến Việt Nam: Lý, Trần, Lê, Nguyễn đều lưu lại dấu ấn tại nơi này.

Đặc biệt, vào năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia của những người thi đỗ Tiến sỹ từ khóa thi 1442 trở đi.  Khi vâng mệnh vua Lê sọan Văn bia văn miếu Quốc tử giám Hà Nội, tế tửu Quốc tử giám Thân Nhân Trung đã khắc vào bia đá Văn Miếu một câu nổi tiếng "...Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết..."

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một khu di tích lịch sử mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình phát triển văn hóa – giáo dục của Việt Nam, nên đã được Bộ Văn hóa [nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] xếp hạng di tích lịch sử văn hóa ngày 28/4/1962.

Trước thềm sự kiện Thăng Long-Hà Nội tròn 1000 năm tuổi, Bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Gíam đã được nhận danh hiệu Di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình Ký ức thế giới của UNESCO. Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, nơi đây vẫn giữ được vẻ cổ kính với đặc điểm kiến trúc của nhiều triều đại Việt Nam xứng đáng được bảo tồn mãi mãi. Đến thăm Văn Miếu ngày nay, không chỉ các thế hệ người Việt mà đông đảo bạn bè quốc tế cũng không khỏi ngưỡng mộ trước tinh anh các bậc hiền tài của nước Việt.

 DUY TÙNG

  • "Ai về Bình Định mà coi/ Con gái Bình Định múa roi, đi quyền". Câu ca dao cổ truyền ấy vẫn là niềm tự hào của người Bình Định bao đời nay.

  • "Ai về Bình Định mà coi/ Con gái Bình Định múa roi, đi quyền" - Câu ca dao cổ truyền ấy vẫn là niềm tự hào của người Bình Định bao đời nay.

Bia Tiến sĩ - Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội.

Sau Mộc bản Triều Nguyễn, 82 tấm bia Tiến sĩ Văn Miếu đã trở thành Di sản tư liệu thế giới thứ hai của Việt Nam thuộc chương trình Ký ức thế giới của UNESCO. Nhưng để 82 tấm bia Tiến sĩ Văn Miếu xứng tầm với danh hiệu mà UNESCO vinh danh, còn nhiều việc phải làm.

Di sản thế giới đầu tiên của thủ đô 1000 năm tuổi

Ngày 9/3/2010, bia Tiến sĩ Văn Miếu đã được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản tư liệu của thế giới. Đây là Di sản thế giới đầu tiên của Hà Nội và thật ý nghĩa khi bia tiến sĩ Văn Miếu được công nhận trong năm đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

 Một trong những giá trị độc đáo của bia Tiến sĩ Văn Miếu được UNESCO ghi nhận, đánh giá là có lưu giữ nguyên vẹn và có tính độc bản các bài ký thể hiện tinh hoa trí tuệ và giáo dục của Việt Nam [VN]. Hơn thế, trong hệ thống di tích Nho học ở VN hiện nay, bia Tiến sĩ Văn Miếu được xem là di tích lớn lưu giữ được nhiều yếu tố gốc  và còn nguyên vẹn nhất, được lưu giữ tại chỗ liên tục từ khi dựng cho đến nay. Điều đáng nói, hiện VN có trên chục di sản được UNESCO vinh danh là Di sản của thế giới thuộc nhiều danh sách khác nhau, nhưng với bia Tiến sĩ Văn Miếu, đây chỉ mới là Di sản thế giới đầu tiên được UNESCO vinh danh của thủ đô 1000 năm tuổi.

TS. Đặng Kim Ngọc - Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội khẳng định: "Trong hơn 700 năm hoạt động, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đào tạo được hàng ngàn nhân tài cho đất nước mà những người kiệt xuất nhất được khắc tên lên 82 tấm bia đá Tiến sĩ trong di tích. Ngày nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, là niềm tự hào của tri thức và văn minh Việt Nam".

Để bia Tiến sĩ Văn Miếu xứng tầm di sản thế giới

Đa số di tích Nho học hiện nay không còn đầy đủ, nguyên vẹn các yếu tố gốc lúc khởi dựng, thậm chí nhiều di tích mất hẳn kiến trúc cổ cần thiết phải được tôn tạo, tu bổ. Hiện chỉ còn Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội là còn mang phong cách kiến trúc của các triều đại Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Nguyễn. Theo bà Lê Thị Thu Hương - Trung tâm họat động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội: "Với di tích còn kiến trúc, nên bảo tồn kiến trúc còn lại theo nguyên tắc bảo tồn được Nhà nước quy định. Với những công trình đã mất có thể phục dựng nếu có đầy đủ tư liệu về kiểu dáng, kích thước...". Chính vì thế, 82 bia Tiến sĩ Văn Miếu hoàn toàn có thể trơ thành mô hình chuẩn để đối chiếu, áp dụng cho các di tích nho học khác tiến hành tu bổ, tôn tạo di tích. Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám cần có những tài liệu nói rõ về kiến trúc, phong cách cũng như chất liệu xây dựng di tích này để các di tích khác có "điểm nhìn" chính xác.

Hơn thế, hằng năm Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón hàng triệu lượt khách đến tham quan nhưng không thật nhiều người có thể hiểu bài văn viết bằng chữ Hán trên những tấm bia. Việc dịch thuật, in những ấn phẩm về nét đẹp, nguồn gốc xuất xứ của những tấm bia cùng những lời hay ý đẹp của những bậc tiền nhân để lại trên 82 tấm bia đá thực sự là việc cần làm ngay. PGS.TS. Đặng Văn Bài - Nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Bộ VHTT&DL đề xuất: "Với lợi thế và uy tín của mình, Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám hoàn toàn có thể đóng vai trò một "tổ chức  đầu hệ" liên kết hệ thống các di tích gắn với Nho học trong cả nước, trong đó có nhiều nhà thờ dòng họ ở địa phương, nơi có các vị đại khoa đỗ đạt cao, hiện còn lưu danh trên các tấm bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám".

Việc tu bổ, tôn tạo di tích Nho học nói chung trên cả nước còn gặp không ít khó khăn trong công tác huy động vốn. Bản thân Văn Miếu - Quốc Tử Giám dù nhận được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước và để xây dựng 8 nhà bia che, sắp xếp bia Tiến sĩ mỗi bên bốn dãy, mỗi dãy 10 bia như hiện nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng đã nhận được kinh phí của Công ty American Express - thông qua Hội đồng Hòa giải Mỹ - Đông Dương tài trợ 70.000 USD. Nhưng khi đã trở thành Di sản tư liệu thế giới, Văn Miếu - Quốc Tử Giám cần được sự quan tâm của các tổ chức văn hóa thế giới đề từ đó vận động tài trợ kinh phí phục hồi, tôn tạo, trùng tu.

Lẽ dĩ nhiên, khi đã trở thành Di sản thế giới thì 82 tấm bia tiến sĩ Văn Miếu sẽ càng ngày càng được du khách trong và ngoài nước quan tâm, tham quan, thưởng lãm.  Nếu biết vận hành, khai thác một cách hiệu quả thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám hoàn toàn có thể trở thành một sản phẩm du lịch văn hóa chất lượng cao của Hà Nội nói riêng và VN nói chung. Thế nhưng hiện nay, du khách quốc tế dường như chỉ ghé thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám chứ chúng ta chưa giữ chân du khách ở lại được lâu với di sản này. Phần vì các hoạt động của Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn khá đơn điệu, hàng lưu niệm cũng chưa phản ánh được nét đặc trưng giá trị di tích. Việc cấm đoán các dịch vụ ăn uống, giải khát trong di tích là việc cần thiết nhưng đấy cũng là một trong những hạn chế khiến Văn Miếu - Quốc Tử Giám không giữ chân du khách ở lại lâu hơn. Nên chăng, Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám sáng tạo nên hình thức phù hợp với điều kiện của di tích để tháo gỡ hạn chế này.

                                                                                 Theo Báo SKĐS

Video liên quan

Chủ Đề