Trứng rụng bao lâu thì hành kinh

Rụng trứng bao nhiêu ngày thì có kinh là băn khoăn của chị em phụ nữ. Bởi việc nắm rõ thời điểm rụng trứng và có kinh sẽ giúp nữ giới có sự chuẩn bị kỹ càng hơn cho ngày “đèn đỏ”.

Rụng trứng là giai đoạn quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này, buồng trứng sẽ giải phóng nang noãn vào vòi trứng để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh. Trong trường hợp không xảy ra thụ tinh, trứng sẽ biến mất sau 12 – 24 giờ và sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo vào những ngày hành kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ bao gồm 4 giai đoạn là hành kinh [kinh nguyệt], giai đoạn nang trứng, rụng trứng và hoàng thể. Các giai đoạn này sẽ lặp đi lặp lại tạo thành một chu kỳ và các chu kỳ diễn ra nối tiếp cho đến khi nữ giới mang thai.

Sau khi rụng trứng, nang trứng sẽ sản xuất hormone progesterone để làm dày niêm mạc tử cung nhằm chuẩn bị cho quá trình thụ thai. Niêm mạc dày giúp hợp tử dễ dàng bám vào và làm tổ. Khi không xảy ra thụ thai, niêm mạc tử cung sẽ bong ra cùng với trứng đã bị ly giải sẽ được đào thải ra bên ngoài.

Rụng trứng bao lâu thì hành kinh là vấn đề được nhiều nữ giới quan tâm

Rụng trứng bao nhiêu ngày thì có kinh là băn khoăn của nhiều chị em. Dự đoán ngày hành kinh sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc chuẩn bị những vật dụng cần thiết. Ngoài ra, nắm bắt thời gian rụng trứng, hành kinh cũng sẽ giúp nữ giới dự đoán được việc bản thân có mang thai hay không – đặc biệt là với những cặp đôi quan hệ vào thời điểm dễ thụ thai.

Theo các chuyên gia, sau khi rụng trứng khoảng 14 ngày sẽ có kinh. Khoảng thời gian này thường đồng nhất ở cả người có vòng kinh chuẩn, vòng kinh ngắn và thưa. Theo tính toán, thời gian để niêm mạc tử cung và nang trứng bị đào thải sẽ kéo dài khoảng 14 ngày. Trong khi đó, khoảng thời gian hành kinh và giai đoạn nang trứng sẽ có sự chênh lệch tùy theo từng người. Đây cũng là lý do nhiều chị em có vòng kinh dài hơn hoặc ngắn hơn vòng kinh chuẩn 28 ngày.

Kinh nguyệt không chỉ phản ánh sức khỏe sinh sản mà còn là dấu hiệu cho thấy các vấn đề sức khỏe tổng thể. Do đó, tất cả những tác động tiêu cực lên sức khỏe đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và ngày hành kinh.

Thực tế, có một số nữ giới thường xuyên bị trễ kinh dù không mang thai. Theo các chuyên gia, thời gian hành kinh có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thời điểm hành kinh
  • Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Thói quen dùng đồ cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn, nhiều gia vị, thức uống có gas, rượu bia và cà phê có thể gây rối loạn hormone. Từ đó dẫn đến tình trạng chậm kinh và rối loạn kinh nguyệt.
  • Tinh thần căng thẳng: Ngoài chế độ dinh dưỡng, tinh thần cũng là yếu tố ảnh hưởng đến ngày hành kinh. Khi bị căng thẳng, hormone cortisol tăng cao khiến cho nồng độ hormone estrogen và progesterone bị rối loạn. Hiện tượng rối loạn nội tiết là nguyên nhân trực tiếp khiến nữ giới chậm kinh, đau bụng kinh dữ dội, mệt mỏi,…
  • Chế độ sinh hoạt: Thói quen thức khuya, thiếu ngủ, ít vận động, hút thuốc lá,… cũng có thể gây ra tình trạng trễ kinh và kinh nguyệt không đều. Đa số nữ giới có những thói quen này đều rất khó mang thai do thời gian rụng trứng không ổn định và cũng rất khó để có thể dự đoán được thời điểm hành kinh.
  • Do ảnh hưởng của bệnh lý: Các vấn đề sức khỏe như đa nang buồng trứng, rối loạn nội tiết tố, rối loạn tuyến giáp, các bệnh phụ khoa,… đều ảnh hưởng đến thời gian hành kinh. Nữ giới mắc các bệnh lý này thường có kinh nguyệt không đều và thời gian từ ngày rụng trứng cho đến khi có kinh cũng không cố định 14 ngày như nữ giới có sức khỏe ổn định.

Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới được chi phối và kiểm soát bởi hệ trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng. Hệ trục này rất nhạy cảm với những tác động từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Do đó, tất cả những thói quen không lành mạnh đều có thể gây rối loạn nội tiết dẫn đến chậm kinh, trễ kinh.

Kinh nguyệt đến đúng ngày thường sẽ ít gây ra các triệu chứng khó chịu hơn so với những trường hợp trễ kinh. Những lời khuyên sau sẽ giúp các chị em có kinh nghiệm để kinh nguyệt đến đúng ngày như dự đoán.

Lời khuyên giúp kinh nguyệt đến đúng ngày:

  • Đảm bảo ăn uống khoa học, tránh tình trạng ăn không đủ bữa và ăn uống sai giờ. Ngoài ra, nên tránh các loại thực phẩm và đồ uống gây chậm kinh như rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas, món ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn,…
  • Có thể dùng các loại thảo dược, thực phẩm có tính mát như rau diếp cá, đinh lăng, hoa cúc, atiso, nha đam,… để kinh nguyệt đến đúng ngày. Ngoài ra, các loại thực phẩm này còn giúp làm mát cơ thể và giảm đau bụng trong những ngày “đèn đỏ”.
  • Nên ngủ đủ giấc, đúng giờ và tăng cường tập thể dục thường xuyên. Đặc biệt trước ngày hành kinh khoảng 3 – 4 ngày, bạn cần đảm bảo ngủ đủ 7 giờ đồng hồ để cơ thể không quá mệt mỏi.
  • Hạn chế căng thẳng quá mức bằng cách tập thể dục thường xuyên và lên kế hoạch học tập, làm việc khoa học. Thực tế, stress là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng chậm kinh ở nữ giới. Nếu tình trạng không được cải thiện, chị em có thể phải đối mặt với chứng rối loạn kinh nguyệt và khó mang thai do quá trình rụng trứng bị gián đoạn.
  • Sinh hoạt vợ chồng điều độ, tránh quan hệ quá độ và thô bạo.
  • Ngoài ra, nữ giới cũng nên khám phụ khoa định kỳ 1 lần/ năm để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến nội tiết tố.

Với những bí quyết này, kinh nguyệt sẽ đến đúng ngày dự đoán [sau thời điểm rụng trứng 14 ngày].

Hành kinh thường sẽ kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy theo cơ địa của từng người. Đây là giai đoạn cơ thể đào thải nang trứng và niêm mạc tử cung được tạo thành trong giai đoạn hoàng thể. Hành kinh là thời kỳ khá nhạy cảm do hormone progesterone và estrogen đều giảm thấp. Ngoài những phiền toái khi sinh hoạt, thời điểm hành kinh cũng khiến cơ thể xuất hiện các triệu chứng khó chịu.

Chị em nên chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết để tránh tình trạng lúng túng khi đến ngày “đèn đỏ”

Để kỳ kinh diễn ra một cách nhẹ nhàng nhất, chị em nên chuẩn bị những điều sau đây:

  • Trước ngày hành kinh dự đoán khoảng 2 – 3 ngày, chị em nên chuẩn bị sẵn các loại băng vệ sinh, khăn giấy khô và ướt trong túi. Nếu thường xuyên bị đau bụng, nên chuẩn bị thêm miếng dán giữ ấm và thuốc giảm đau không kê toa [Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac,…].
  • Nên lót sẵn băng hàng ngày trước ngày “đèn đỏ” từ 2 – 3 ngày để tránh những tình huống phiền toái.
  • Vào những ngày đèn đỏ, cơ thể thường sẽ mệt mỏi, uể oải và giảm khả năng tập trung do hormone estrogen, progesterone đều suy giảm. Do đó, chị em nên sắp xếp công việc từ trước, tránh để những công việc quan trọng vào thời điểm này.
  • Nên lựa chọn trang phục tối màu và rộng rãi, chất liệu thoáng để tránh khó chịu vào những ngày “đèn đỏ”. Ngoài ra, mặc váy và quần rộng cũng sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu ở vùng kín trong những ngày hành kinh.
  • Trước khi có kinh khoảng 2 ngày, nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái để tránh bị đau bụng kinh và mệt mỏi quá mức.
  • Hạn chế tập thể dục với cường độ quá cao và lao động nặng nhọc trước khi có kinh.

Trên đây là thông tin giải đáp “Rụng trứng bao nhiêu ngày thì có kinh?” và những điều cần biết xoay quanh vấn đề này. Để chắc chắn hơn, chị em có thể dùng que thử rụng trứng để xác định ngày rụng trứng. Từ đó có thể dự đoán được thời điểm có kinh và khoảng thời gian an toàn trong chu kỳ.

Tham khảo thêm:

Chu kỳ kinh nguyệt là thời gian lặp lại của kinh nguyệt vào mỗi tháng của chị em. Chu kỳ kinh nguyệt rất cần thiết cho quá trình sinh sản, để người phụ nữ thực hiện thiên chức làm mẹ. Hàng tháng, cơ thể người phụ nữ trưởng thành, khỏe mạnh sẽ phóng thích 1 hoặc 2 trứng. Nếu trứng không được thụ tinh, không xuất hiện thai kỳ, tử cung sẽ loại bỏ lớp nội mạc,người phụ nữ ra máu kinh và một chu kỳ kinh mới lại bắt đầu.

2. Rụng trứng bao nhiêu ngày thì có kinh?

Một chu kỳ kinh nguyệt có thể là 28, 30 hoặc 31 ngày. Nó được tính từ ngày đầu tiên người phụ nữ thấy ra máu kinh của tháng này đến ngày đầu tiên ra máu kinh của tháng kế tiếp. Theo các chuyên gia về sản phụ khoa, sau khoảng 14 ngày rụng trứng, cơ thể người phụ nữ sẽ xuất hiện máu kinh, một chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ được xác định.

Trước ngày hành kinh, chị em có thể có những dấu hiệu tiền kinh nguyệt như đau bụng, đau đầu. [Ảnh minh họa]

Nếu sau khi thấy xuất hiện các dấu hiệu rụng trứng hoặc xác định chính xác ngày rụng trứng khoảng 14-15 ngày, chị em chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện, bạn có thể đã chậm kinh. Việc chậm kinh có rất nhiều nguyên nhân, có thể bạn đã có thai, nhưng cũng có thể do rối loạn hormone nội tiết nên kinh nguyệt đến chậm hơn bình thường hoặc đây là dấu hiệu rối loạn chu kỳ kinh nguyệt chị em cần đi khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân.

3. Xác định ngày kinh nguyệt sau khi trứng rụng để làm gì?    

Với chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều, thì việc tính chu kỳ rụng trứng cũng dễ dàng hơn. Việc xác định ngày rụng trứng có liên quan đến kế hoạch có con hoặc tránh thai của mỗi cặp đôi. Ngược lại xác định ngày có kinh sau khi trứng rụng, giúp chị em phụ nữ chủ động hơn trong lịch sinh hoạt, làm việc khi ngày đèn đỏ xuất hiện như chuẩn bị băng vệ sinh, hoãn cuộc đi chơi xa, tránh tiếp xúc với công việc phải xuống nước...

Xác định ngày hành kinh giúp chị em chủ động trong việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe của bản thân. [Ảnh minh họa]

4. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để quan hệ an toàn

Đây là một trong những biện pháp tránh thai, tuy không đem hiệu quả cao nhất nhưng hiện nay vẫn có những cặp đôi lựa chọn việc quan hệ dựa trên ngày an toàn. Về nguyên lý, trứng của người phụ nữ chỉ sống được 12 giờ, nếu trứng không gặp được tinh trùng để thụ tinh, trứng sẽ chết. Ngược lại, tinh trùng sống lâu hơn, nó có thể sống đến 72 giờ trong môi trường âm đạo của người nữ. Nếu tinh trùng không gặp trứng, lúc này tinh trùng mới chết.

Như vậy, quan trọng nhất là phải xác định được ngày rụng trứng [còn gọi là ngày phóng noãn]. Với chị em có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày, thì:

• Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7: Đây là giai đoạn quan hệ an toàn tương đối

• Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 18: Ngày quan hệ không an toàn

• Từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 28: Quan hệ an toàn tuyệt đối

Biện pháp tính toán ngày quan hệ an toàn chỉ có hiệu quả thấp khoảng 45%-60%, chỉ áp dụng với phụ nữ có sức khỏe ổn định, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn từ 6 tháng trở lên. Do vậy, chị em có thể tham khảo những biện pháp tránh thai an toàn khác.

Như vậy, các chị em đã biết được rụng trứng bao nhiêu ngày thì có kinh. Khi đến ngày hành kinh có thể bạn sẽ thấy mỏi mệt và khó chịu chút ít vì vậy cần dành thời gian chăm sóc cơ thể cũng như vùng kín của mình một cách tốt nhất. Hoặc nếu kỳ kinh đến chậm thì chúc mừng bạn đã có tin vui!

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //khampha.vn/me-va-be/rung-trung-bao-nhieu-ngay-thi-co-kinh-nguyet-c32a661633.htmlNguồn: //khampha.vn/me-va-be/rung-trung-bao-nhieu-ngay-thi-co-kinh-nguyet-c32a661633.html

Xem thêm chủ đề Rụng trứng

Theo Lan Hương [Dịch từ Belly] [Khám Phá]

Video liên quan

Chủ Đề