Bệnh tụy là gì

Điều trị viêm tụy cấp nặng và các biến chứng bao gồm

  • Đơn vị hồi sức tích cực [ICU]

  • Dinh dưỡng đường ruột được ưa chuộng hơn dinh dưỡng đường tĩnh mạch

  • Kháng sinh cho các nhiễm trùng ngoài tụy và hoại tử

  • Nội soi mật tụy ngược dòng [ERCP] khi đồng thời có viêm tụy cấp và viêm đường mật cấp

Việc quản lý các bệnh nhân viêm tụy cấp nặng và các biến chứng của nó cần được cá nhân hoá bằng cách sử dụng phương pháp đa chuyên khoa bao gồm các nhà nội soi, các nhà điện quang can thiệp và bác sĩ phẫu thuật. Bệnh nhân bị viêm tụy cấp nặng phải được theo dõi chặt chẽ trong 24 đến 48 giờ đầu tiên trong ICU. Bệnh nhân có tình trạng nặng hơn hoặc biến chứng tại chỗ lan rộng cần can thiệp nên được chuyển sang các trung tâm chất lượng cao tập trung vào bệnh tụy [nếu có].

Bệnh nhân viêm tụy cấp nghiêm trọng cần được hỗ trợ dinh dưỡng, mặc dù thời gian bắt đầu và thời gian tối ưu hỗ trợ dinh dưỡng vẫn còn chưa rõ ràng. Hướng dẫn của Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ 2013 khuyến cáo sử dụng dinh dưỡng đường ruột và chỉ sử dụng dinh dưỡng tĩnh mạch nếu không thể sử dụng đường ruột, không dung nạp, hoặc không đáp ứng được các yêu cầu caloric. Đường ruột được ưa chuộng vì nó

  • Giúp duy trì hàng rào niêm mạc ruột

  • Ngăn ngừa chứng teo ruột có thể xảy ra khi ruột nghỉ ngơi kéo dài [và thúc đẩy sự di chuyển của vi khuẩn có thể làm hoại tử tuyến tụy]

  • Tránh nguy cơ nhiễm trùng catheter tĩnh mạch trung tâm

Một ống thông mũi ruột non đặt quá dây chằng Treitz có thể giúp tránh kích thích giai đoạn dạ dày của quá trình tiêu hóa; việc này yêu cầu hướng dẫn bằng X quang hoặc nội soi. Nếu không thể đặt ống thông mũi ruột non, nên sử dụng ống thông mũi dạ dày. Trong cả hai trường hợp, bệnh nhân nên được đặt ở vị trí thẳng đứng để giảm nguy cơ hít. Các hướng dẫn của ACG lưu ý rằng việc cho ăn mũi dạ dày và mũi ruột non có vẻ tương đồng về hiệu quả và sự an toàn của chúng.

Hướng dẫn của Hội các nhà tiêu hóa Hoa Kỳ 2013 và Hội Tiêu Hóa Hoa Kỳ 2018, kháng sinh dự phòng không được khuyến cáo ở những bệnh nhân viêm tụy cấp, bất kể loại bệnh hay mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, kháng sinh nên được bắt đầu nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng ngoài tụy [ví dụ viêm đường mật, viêm phổi, nhiễm trùng đường máu, nhiễm trùng tiết niệu] hoặc hoại tử tụy.

Nhiễm trùng [tụy hay ngoài tụy] nên nghi ngờ ở những bệnh nhân có dấu hiệu xấu đi [sốt, tăng bạch cầu] hoặc không cải thiện sau 7 đến 10 ngày nằm viện. Hầu hết các nhiễm trùng trong hoại tử tụy đều do các vi khuẩn đơn lẻ từ ruột gây ra. Các sinh vật phổ biến nhất là vi khuẩn gram âm; vi khuẩn gram dương và nấm rất hiếm. Ở những bệnh nhân bị hoại tử, nên dùng kháng sinh có khả năng xâm nhập vào ổ hoại tử tụy, như carbapenems, fluoroquinolones, và metronidazole.

Đối với phẫu thuật cắt bỏ ổ hoại tử, cách tiếp cận xâm lấn tối thiểu được ưa thích hơn là phương pháp phẫu thuật mở và cần được xem là lựa chọn đầu tiên. Hướng dẫn của Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kì 2013 khuyến cáo rằng nên trì hoãn dẫn lưu ổ hoại tử [bằng cách tiếp cận X quang, nội soi, hoặc ngoại khoa], tốt hơn là nên kéo dài 4 tuần ở bệnh nhân ổn định, cho phép làm mềm các cấu trúc và sự phát triển của bao xơ xung quanh ổ hoại tử [hoại tử có vách ngăn].

Hơn 80% bệnh nhân viêm tụy do sỏi mật sẽ thải loại viên sỏi một cách tự nhiên và không cần nội soi mật tụy ngược ERCP. Các bệnh nhân bị viêm tụy cấp và viêm đường mật cấp tính đồng thời phải trải qua ERCP sớm. Những bệnh nhân bị viêm tụy do sỏi mật nhẹ mà cải thiện một cách tự nhiên nên cắt bỏ túi mật trước khi xuất viện để ngăn ngừa các cơn đợt tái phát.

Một nang giả tiến triển nhanh chóng, bị nhiễm trùng, chảy máu, hoặc có khả năng vỡ đòi hỏi được dẫn lưu. Việc lựa chọn dẫn lưu, phẫu thuật, hay mở thông nang tụy dạ dày dựa vào siêu âm nội soi phụ thuộc vào vị trí của nang giả và kinh nghiệm của chuyên gia.

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm của tuyến tụy cấp tính dẫn đến tổn thương tế bào nang tuyến do sự tiêu hủy của các men tụy, từ mức độ nhẹ đến nặng và có thể dẫn đến tử vong. Viêm tụy cấp ở trẻ em thường có liên quan đến nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Diễn tiến bệnh có thể nhẹ, tự khỏi cho đến rất nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Viêm tụy cấp là gì?

Tuyến tụy là một cơ quan nằm trong ổ bụng [dân gian thường gọi là lá mía], nhưng lại có vai trò khá quan trọng về ngoại tiết, nó tiết ra một số men giúp tiêu hóa các chất đường, đạm và mỡ từ thức ăn; về nội tiết, tiết ra hormone insulin và glucagon – đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa, điều hòa đường huyết của cơ thể. 

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm của tuyến tụy cấp tính dẫn đến tổn thương tế bào nang tuyến do sự tiêu hủy của các men tụy, từ mức độ nhẹ đến nặng và có thể dẫn đến tử vong.

Viêm tụy cấp ở trẻ em thường có liên quan đến nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Diễn tiến bệnh có thể nhẹ, tự khỏi cho đến rất nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Những triệu chứng của viêm tụy cấp là gì?

Đau bụng: Triệu chứng chính của viêm tụy cấp là một cơn đau bụng  dữ dội. Đau bụng đột ngột thường xảy ra sau bữa ăn “thịnh soạn”, bữa ăn có nhiều dầu mỡ, rượu. Vị trí đau vùng bụng trên rốn, có khi đau ¼ bụng trên bên phải hay bên trái. Cơn đau dữ dội, mức độ đau tăng dần sau 10 -20 phút sau và có thể kéo dài đến nhiều giờ. Đau có thể lan ra sau lưng, đau tăng lên sau khi ăn. Đau giảm khi nghiêng người về phía trước hoặc nằm co người lại [ nghiêng, đầu co xuống gối, gối co lên]. Nằm ngửa, ho, cử động mạnh và thở sâu đau tăng lên. 

Nôn: Đa số đều có biểu hiện nôn, nôn ra nhiều nước, nôn vẫn không làm giảm đau bụng. Nếu không tìm được nguyên nhân gây nôn cần nghĩ đến viêm tụy.

Các triệu chứng khác của viêm tụy cấp

  • Tiêu chảy
  • Khó tiêu
  • Sốt: nhiệt độ cao từ 38C trở lên 
  • Vàng da, vàng mắt
  • Nhịp tim nhanh , thở nhanh nông

Ở viêm tụy cấp nặng, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như

  • Vẻ mặt nhiễm trùng, nhiễm độc: vẻ mặt mệt mỏi, lừ đừ, môi khô, lưỡi bẩn.
  • Dấu mất nước: môi khô, khát nhiều, mắt trũng...
  • Dấu hiệu sốc: tay chân lạnh, huyết áp thấp, mạch nhanh…
  • Suy hô hấp: mệt khó thở, SpO2 giảm.
  • Da đổi màu xanh tím vùng quanh rốn [dấu hiệu Cullen], hoặc da đổi màu xanh tím vùng hông [dấu hiệu Grey Turner] trong viêm tụy thể xuất huyết.
  • Tràn dịch màng phổi.

Những nguyên nhân nào hay dẫn đến viêm tụy cấp

Các nguyên nhân phổ biến nhất [hơn 70% trường hợp] của viêm tụy cấp là: sỏi mật và rượu

  • Sỏi mật: Sỏi mật gây ra khoảng 40% các trường hợp viêm tụy cấp khi nó bị tắc ở ống mật chung. 
  • Rượu: Sử dụng rượu gây ra khoảng 30% các trường hợp viêm tụy cấp và thường chỉ xảy ra sau khi sử dụng rượu nặng. Nguy cơ viêm tụy tăng lên khi tăng lượng rượu [4 đến 7 ly mỗi ngày ở nam giới và từ 3 ly mỗi ngày ở phụ nữ]. 
  • Một số nguyên nhân khác
    • Thuốc: Nhiều loại thuốc có thể gây kích ứng tuyến tụy. Thông thường, tình trạng viêm sẽ hết khi dừng thuốc. Các loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển angiotensin, azathioprine, furosemide, pentamidine, thiazid,.. 
    • Virus có thể gây viêm tụy, thường tồn tại trong thời gian ngắn. Các loại vi-rút như quai bị, vius coxackie và cytomegalovirus
    • Tăng Triglycerid máu
    • Tăng canxi máu [cường tuyến cận giáp,..]
    • Tổn thương tuyến tụy do phẫu thuật hoặc nội soi đường mật, sau chấn thương
    • Ung thư tuyến tụy, hoặc tắc nghẽn ống tụy
    • Viêm tụy cấp do nhiễm trùng: Salmonella, Legionella pneumophila ở trong nước,…
    • Viêm tụy cấp do bệnh viêm mạn tính: viêm mao mạch dị ứng, viêm nút quan động mạch, viêm ruột mạn tính,..
    • Mang thai [hiếm]
    • Viêm tụy không rõ nguyên nhân

Yếu tố nguy cơ làm  viêm tụy nặng:

  • Trên 70 tuổi
  • Béo phì [BMI >30]
  • Uống 2 ly rượu trở lên mỗi ngày
  • Hút thuốc lá
  • Có tiền sử gia đình bị viêm tụy

Biến chứng của viêm tụy cấp

Biến chứng: hầu hết sẽ ổn định trong vòng 7-10 ngày mà không có biến chứng. Khoảng 13-20% sẽ kéo dài và có biến chứng. Các biến chứng chính của viêm tụy cấp là:

  • Hạ huyết áp, sốc, suy đa cơ quan
  • Tổn thương các cơ quan khác: viêm phúc mạc, viêm phổi, tim,…
  • Tắc ruột
  • Tụy dịch quanh tụy và nang giả tụy.
  • Viêm tụy hoại tử và viêm tụy xuất huyết.
  • Áp xe tụy
  • Bệnh não do tụy
  • Viêm tụy mãn tính

Cách phòng ngừa viêm tụy là gì?

  • Viêm tụy cấp thường do sỏi mật hoặc uống quá nhiều rượu.Vì vậy một lối sống lành mạnh có thể làm giảm cơ hội phát triển tình trạng này.
  • Sỏi mật: Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sỏi mật là ăn nhiều rau củ quả mỗi ngày. Ăn nhiều bánh mì nguyên hạt, yến mạch và gạo nâu, giảm chất béo - điều này giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể bạn. Thừa cân cũng làm tăng cơ hội phát triển sỏi mật. Duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng cách ăn một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên để giảm nguy cơ phát triển tình trạng này.
    Xem thêm thông tin về bệnh polyp túi mật ]
  • Rượu:  giảm uống rượu, điều này giúp ngăn ngừa tuyến tụy của bạn bị hư hại. Không uống hơn 14 đơn vị một tuần,
  • trải đều từ 3 ngày trở lên. Một đơn vị rượu bằng khoảng một nửa lít rượu mạnh có độ mạnh bình thường hoặc rượu rất mạnh là 25ml . Một ly rượu nhỏ [125ml] hoặc alcopop là 1,5 đơn vị.Nếu bị viêm tụy cấp do uống quá nhiều rượu, bạn nên tránh hoàn toàn.
  • Không hút thuốc lá

---

Tài liệu tham khảo: Viêm tụy cấp, Bài giảng Bệnh lí nội khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, trang 54 – 62. //www.msdmanuals.com/home/digestive-disorders/pancreatitis/acute-pancreatitis#

//emedicine.medscape.com/article/181364-overview

Video liên quan

Chủ Đề