Trong bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm lời văn cần)

Chào bạn Soạn văn 8 tập 2 bài 19 (trang 24)

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 8: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm).

Trong bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm lời văn cần)
Soạn bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

Chúng tôi mong rằng tài liệu này có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 8 chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Soạn văn 8: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

Đọc các văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:

- Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may quần áo...), người ta thường nêu những nội dung sau:

  • Nguyên/vật liệu
  • Các bước thực hiện
  • Yêu cầu thành/sản phẩm

- Cách làm được trình bày theo thứ tự trước sau, lần lượt từng bước.

Tổng kết:

  • Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp, cách làm đó.
  • Khi thuyết minh, cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự… làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó.
  • Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng.

II. Luyện tập

Câu 1. Hãy tự chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó. Yêu cầu trình bày rõ ràng, mạch lạc.

Gợi ý:

(1) Mở bài: Giới thiệu chung về trò thổi cơm thi.

(2) Thân bài

- Không gian chơi: Trò chơi bịt mắt bắt dê thường được chơi ở những nơi rộng rãi như sân cỏ, công viên.

- Số lượng người chơi: Không giới hạn, thường rất đông và khoảng từ mười đến hai mươi người.

- Cách chơi: Những người chơi sẽ nắm tay nhau để tạo ra một vòng tròn. Tất cả những người chơi sẽ oẳn tù xì để quyết định xem ai là người làm. Người thua sẽ phải bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy. Những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa.

- Kết quả: Nếu người làm bắt được “dê” và đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”. Còn nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp.

(3) Kết bài: Suy nghĩ về trò chơi bịt mắt bắt dê.

Câu 2. Đọc bài giới thiệu “Phương pháp học nhanh” (trang 26 SGK Ngữ văn 8 tập 2). Hãy chỉ ra cách đặt vấn đề, cách đọc và đặc biệt là nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh được nêu trong bài. Các số liệu trong bài có ý nghĩa gì đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh?

Gợi ý:

- Cách đặt vấn đề: Vì sao cần phải có phương pháp đọc nhanh?

Khoa học phát triển nhanh, đã có máy điện tử. Nhưng con người vẫn là trung tâm của thiên nhiên, máy móc. Con người phải đọc, phải tích lũy kiến thức và tiết kiệm thời gian. Nếu chỉ đọc theo kiểu thông thường (150 - 200 từ/phút) thì mỗi người suốt đời chỉ đọc được 2 - 3 nghìn quyển sách. Muốn tiến kịp thời đại, có thể đọc được từ 50 - 100 nghìn cuốn sách thì phải có cách đọc mới, đó là phương pháp đọc nhanh.

- Cách đọc:

  • Phương pháp đọc truyền thống là phương pháp đọc từ (đọc thành vần, nhiều vần thành từ, và nhiều từ thành câu và khi đọc phải phát âm), mỗi phút chỉ đọc được 150 - 200 từ/ phút.
  • Phương pháp đọc thứ hai là phương pháp đọc ý, chỉ thu nhận ý, lướt qua, lọc bỏ những thông tin không cần thiết gọi là lướt.

- Bí quyết của phương pháp đọc mới như thế nào?

  • Chỉ cần một cái nhìn đã bao trùm lên 6 - 7 dòng và đôi khi cả trang. Không đọc theo đường ngang mà mắt luôn chuyển động theo đường dọc từ trên xuống dưới. Cách đọc mới, cơ mắt ít mỏi, mà lại thâu tóm được toàn bộ nội dung chứa trong trang sách, trong toàn bộ bài viết. Phương pháp đọc nhanh ai cũng học được nhưng phải tập trung cao, có ý chí lớn.
  • Phương pháp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng. Có một số nhà văn, nhà chính trị có phương pháp đọc nhanh kỳ lạ: Na-pô-lê-ông đọc tốc độ 2000 từ/ phút, Ban-dắc đọc tốc độ 4000 từ/phút, Mác-xim Go-rơ-ki đọc mỗi trang sách chỉ mất vài giây. Hiện nay trên thế giới, nhiều nước tiên tiến mở các lớp đọc nhanh. Học viên sau lớp học có thể đọc từ 1500 từ/phút, thậm chí tốc độ đọc lên tới 12.000 từ/phút đối với những bài viết nhẹ nhàng đơn giản như truyện trinh thám.

- Các số liệu giúp cho bài đọc có độ chính xác, tin cậy cao hơn.

Cập nhật: 09/02/2022


Qua bài học giúp các em nắm được cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp cách làm. Cần nắm được những nội dung và trình bày theo trình tự nào để làm bài thuyết minh (cách làm) tốt, hay và đúng yêu cầu.

YOMEDIA

Trong bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm lời văn cần)

60 điểm

NguyenChiHieu

Trong bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm), lời văn cần: A. Ngắn gọn, rõ ràng B. Mượt mà, bay bổng C. Cụ thể, chi tiết

D. Cả A, B, C đều đúng

Tổng hợp câu trả lời (1)

Chọn đáp án: A. Ngắn gọn, rõ ràng

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Lời văn trong văn bản tường trình cần đạt yêu cầu gì ? A. Lời văn giàu hình ảnh, có cảm xúc. B. Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. C. Giản di, chính xác, dễ hiểu. D. Lời văn sáng tạo, mang phong cách riêng.
  • Nhận định nào nói đúng nhất các nguyên nhân mà bao bì ni lông có thể gây nguy hại đến sức khỏe con người? A. Bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi B. Bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra, đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ưng thư, ... C. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh (do có những bao bì ni lông bị vứt xuống) làm cho muỗi phát sinh, lây truyền bệnh dịch D. Cả ba nội dung trên đều đúng
  • Viết một văn có từ tượng hình tượng thạnh
  • Phương thức biểu đạt của văn bản Hịch tướng sĩ là gì?
  • Điền thương con lắm. Vút cái, Điền thấy Điền không thể nào đi được. Điền không thể sung sướng khi con Điền còn khổ. Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than?... Không, không, Điền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Điền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Điền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Điền khổ, con Điền khổ, cha mẹ Điền khổ. Chính Điền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Điền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền. Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh, Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời … Sáng hôm sau, Điền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà. a) em hiểu như thế nào về câu văn" Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Ðiền". b)qua đoạn trích em hiểu gì về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng 8 ( viết từ 4-6 dòng)
  • Tóm tắt các sự việc chính trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ
  • Câu chuyện từ quà tặng cuộc sống có ý nghĩa gì?
  • Viết đoạn văn kêu gọi mọi người chống lại ôn dịch thuốc lá.
  • Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”? A. Là chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát B. Là chú bé dễ xúc động, tinh tế và khá nhạy cảm C. Là chú bé có tình yêu thương vô bờ bến dành cho mẹ của mình D. Cả A, B, C đều đúng
  • Văn bản “Hai cây phong” có mấy mạch kể?

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 8 hay nhất

xem thêm

Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) người viết cần:

Trong bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm), lời văn cần:

Khi thuyết minh, cần trình bày những vấn đề gì của đối tượng?

Đọc văn bản sau:

  1. Nguyên liệu (đủ cho hai bát)

- Rau ngót: 300g (2 mớ)

- Thịt lợn nạc thăn: 150g

- Nước mắm, mì chính, muối.

- Rau ngót chọn lá nhỏ, tươi non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập.

- Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (Hoặc băm nhỏ).

- Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.

Hãy cho biết văn bản trên thiếu nội dung nào?

 Các câu văn sau nằm trong phần nào của bài thuyết minh về “cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc”:

“ - Rau ngót chọn lá nhỏ, tươi non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập.

- Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (Hoặc băm nhỏ).

- Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.”