Trào lưu cá voi xanh là gì năm 2024

TP - Để trẻ chịu ngồi yên, nhiều phụ huynh có thói quen giao chiếc smartphone hay Ipad cho trẻ tự do xem YouTube, chơi điện tử… Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý của phụ huynh, mặc cho trẻ tự khám phá thế giới mạng thì e rằng hậu quả khôn lường.

Mấy ngày nay, thấy con trai 8 tuổi [học sinh lớp 3 một trường tiểu học tại TPHCM] thường xuyên tập ăn ớt, có những lúc bé ăn cay đến nỗi lưỡi rộp, môi sưng phồng, nước mắt nước mũi tèm lem nhưng vẫn cố ăn thêm. Thấy vậy, chị Nguyễn Thị Mai [quận Tân Phú] hỏi con mới hay cậu bé đang tập ăn để chinh phục “Thử thách ăn ớt cay” trên mạng. “Con nói nó phải ăn đạt được số lượng ớt quy định để chinh phục bản thân. Nó bảo các bạn nó đều tham gia các thử thách trên mạng xã hội, YouTube… để trở nên mạnh mẽ hơn” - người mẹ trẻ cho hay.

Thực tế, khi vào YouTube gõ dòng chữ “thử thách” sẽ có rất nhiều video, clip thử thách điên rồ như “thử thách 24h làm heo”, “thử thách 24h làm chó”, “thử thách 24h sống trong quan tài”, “thử thách ăn ớt cay”, “thử thách đi trên keo dính”… Nhiều bạn trẻ bất chấp nguy hiểm đã thực hiện các thử thách đó rồi quay clip lại, tung lên mạng thu hút hàng chục ngàn người vào xem, bình luận.

Mới đây nhất, “thử thách Momo” [quái vật Momo] gây lo lắng cho nhiều phụ huynh vì nó hướng dẫn trẻ em thực hiện các cấp độ thử thách bản thân, cuối cùng là ép trẻ tự tử. Nhân vật Momo có giọng nói ghê rợn được chèn vào đoạn phim hoạt hình trẻ yêu thích để yêu cầu các nhân vật tự sát. Hình ảnh tiêu cực này chỉ xuất hiện vài giây nên các bậc phụ huynh rất khó phát hiện. Không ít bà mẹ tại nhiều quốc gia cũng lên tiếng cảnh báo sau khi phát hiện con mình nghe theo Momo, thực hiện hàng loạt thử thách điên rồ như cạo trọc đầu, cầm dao tự cứa vào tay, vào cổ.

Ngoài Momo, thử thách Cá voi xanh [Blue Whale Challenge] một thời gian cũng làm phụ huynh bất an khi khá nhiều người trẻ đã làm theo thách thức và cuối cùng là tự kết liễu bản thân. Tại TPHCM, nhiều học sinh biết rõ về những trò này, nhiều em còn cho hay mình đã từng chơi thử.

“Thử thách cá voi xanh”, bức màn trá hình của hành vi xúi giục tự sát bắt nguồn từ Nga vài năm trước ngày càng hé lộ những câu chuyện đáng sợ.

Một trò chơi, một thử thách ảo ẩn mình trong thế giới hiện thực và chỉ được nhìn thấy bởi những người chơi liều mạng đánh đổi cuộc sống bản thân để bị mắc kẹt trong một thế giới mang tên “Cá voi xanh” chỉ kéo dài vẻn vẹn 50 ngày.

Hình cá voi xanh được khắc trên tay người chơi [Ảnh: NDTV]

“Thử thách cá voi xanh” là gì?

“Thử thách cá voi xanh” [Blue Whale Challenge] là một trò chơi chết người đến từ những “thần chết sống” - những quản trị viên - ẩn danh trên mạng xã hội. Những vị “thần chết” này sẽ chỉ định nhiệm vụ cho người tham gia trong vòng 50 ngày.

Các nhiệm vụ khủng khiếp được đưa ra bao gồm tự làm hại bản thân, thức dậy vào những khung giờ bất thường, xem phim kinh dị… Và càng ngày những thử thách càng mang tính cực đoan, đỉnh điểm là thử thách cuối cùng vào ngày thứ 50 trước khi trở thành người chiến thắng: Tự sát.

Cách tiếp cận nạn nhân

Có thể nói việc tìm kiếm đối tượng tham gia trò chơi là một chiến thuật tỷ mỉ của những quản trị viên ẩn danh. Những kẻ này sẽ tìm hiểu kỹ càng người chơi thông qua các bài đăng, trạng thái, thông tin cá nhân được công khai trên mạng xã hội.

Một khi bắt đầu cuộc chơi, người chơi sẽ trở thành nạn nhân bị “dắt mũi” bởi kẻ xấu. Họ được thông báo thiết bị hoặc trình duyệt sử dụng internet của họ đã bị nhiễm virus mà quản trị viên cài vào. Tin vào điều đó, nạn nhân bị sai khiến, đe doạ tham gia thử thách và mất quyền quyết định chơi tiếp hay dừng lại.

Nạn nhân của thử thách chết người

“Thử thách cá voi xanh” đã và đang trở thành một trào lưu nguy hiểm cướp đi sinh mệnh của hàng trăm người trên thế giới, đặc biệt là giới trẻ. Một báo cáo cho biết riêng ở Nga, đã có ít nhất 130 trường hợp thiệt mạng ở tuổi “teen” có liên quan đến đến trò chơi chết người này từ tháng 11/2015 đến tháng 4/2016.

Hầu hết nạn nhân đều thuộc độ tuổi rất trẻ, rất ngây thơ và tin người. Đây là những đối tượng dễ bị dụ dỗ tham gia thách thức để rồi bị sai khiến và đe doạ nếu không hoàn thành nhiệm vụ và muốn bỏ cuộc chơi.

Hai nữ sinh Yulia Konstantinova [15 tuổi] và Veronika Volkova [16 tuổi] ở Nga tự kết liễu sinh mạng sau khi nhảy xuống từ sân thượng toà nhà 14 tầng. Trước khi tự sát, Yulia đã đăng tấm hình một con cá voi xanh với dòng trạng thái “Kết thúc rồi” trên trang cá nhân mạng xã hội.

Bức ảnh cá voi xanh được Yulia Konstantinov đăng tải trên mạng xã hội Instagram ngay trước khi cô gieo mình tự vẫn [Ảnh: The Sun]

Một cô gái 17 tuổi đến từ Ấn Độ bị nghi ngờ tham gia trò chơi tử thần khi cố gắng lấy đi mạng sống của mình 2 lần trong vòng 2 ngày bằng cách uống thuốc quá liều và nhảy hồ tự vẫn.

Các trường hợp tương tự cũng xảy ra ở Chita [Nga] và Siberia với hành vi lần lượt là lao mình vào đường ray tàu hoả và nhảy lầu. Nạn nhân đều là các bé gái ở độ tuổi 14 và 15.

Cô bé Anastasia Kysluk, 12 tuổi, thắt cổ tự tử trong nhà kho của gia đình [Ảnh: Metro]

Cô bé Anastasia Kysluk, 12 tuổi, là một trong những nạn nhân trẻ nhất của “Thử thách cá voi xanh”. Anastasia được phát hiện trong tình trạng treo mình trong nhà kho của gia đình ở Rudka, Ukraina.

Cách nhận biết “người chơi”

Theo hầu hết các báo cáo về trường hợp “Cá voi xanh”, nạn nhân thường là những người có tình trạng mất ngủ triên miên, hay sử dụng và kiểm tra điện thoại liên tục, thường mặc quần áo dài tay và rộng rãi để che giấu các vết thương họ tự gây ra cho bản thân.

Hãy cẩn thận, bạn có thể là nạn nhân tiếp theo?

“Thử thách cá voi xanh” không phải là một trò chơi hữu hình mà là một trò chơi được thực hiện trên nền tảng truyền thông và mạng xã hội. Do đó cách tốt nhất để tránh bị đưa vào thế giới “Cá voi xanh” là thay đổi chế độ bảo mật trên các tài khoản mạng xã hội. Ngoài ra, không nên chấp nhận yêu cầu kết bạn từ người lạ. Cuối cùng, câu nói “không nói chuyện với người lạ” mà cha mẹ thường nhắc nhở vẫn luôn đúng.

Bộ quản lý cổ vật quốc gia Ai Cập cho biết các nhà nghiên cứu tại đại học bách khoa Turin, Ý không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về việc tồn tại căn phòng bí mật ẩn sau bức tường trong ngôi mộ vua Tutankhamen.

“Con không thể để cha mẹ phải rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính và phải chịu đựng nỗi đau mất con. Nó là một tội ác mà cái giá phải trả là chết đi trăm nghìn lần”, vị bác sĩ viết.

Không hề hôi của, khi xe tải chở hoa quả bị lật giữa đường, người dân Trung Quốc đã giúp đỡ tài xế nhặt từng thùng hoa quả bị rơi ra đường để chất lại lên xe.

Cá voi xanh và cá nhà táng khác nhau như thế nào?

Cá nhà táng là loài cá voi có răng lớn nhất thế giới [nó chỉ nhỏ hơn cá voi xanh khổng lồ, tuy vậy kích thước của cá nhà táng cũng bằng 4 con voi lớn] và chúng sống ở ngoài đại dương sâu thẳm, đánh chén chủ yếu là mực ống cùng với mực tuộc [bạch tuộc], cá đuối hoặc cả cá mập.nullBão mặt trời và hiện tượng cá voi mắc cạn - Báo Công an Nhân dân điện tửcand.com.vn › Bao-mat-troi-va-hien-tuong-ca-voi-mac-can-i580976null

Cá voi xanh có lợi ích gì?

Chúng cung cấp nguồn thức ăn và nơi sinh sản cho các sinh vật biển khác, thúc đẩy sự thịnh vượng của đa dạng sinh học biển và kích thích năng suất của các hệ sinh thái biển. Vì vậy, chúng ta nên chú ý đến giá trị sinh thái của cá voi xanh và có biện pháp bảo vệ, duy trì môi trường sống của chúng.nullCá voi xanh ị 2 tấn phân một lúc! Bạn có biết phân cá voi xanh có tác ...ngoisao.vn › theo-dong-su-kien › kien-thuc › ca-voi-xanh-i-2-tan-phan-m...null

Tại sao cá voi xanh lại bị tuyệt chủng?

Trước thế kỉ 20, cá voi xanh tồn tại với số lượng cá thể lớn ở hầu hết các đại dương trên thế giới. Nhưng hơn 100 năm qua, chúng bị săn bắn đến mức gần như tuyệt chủng cho đến khi được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế vào năm 1966.nullCá voi xanh – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Cá_voi_xanhnull

Ứng dụng cá voi xanh là gì?

Thử thách Cá voi xanh [Blue Whale Challenge] là một trò chơi truyền thông xã hội có nguồn gốc từ Nga, xuất hiện cách đây vài năm và đã lan truyền ra khắp thế giới. Tên gọi của nó bắt nguồn từ hành vi tự tử của những con cá voi xanh trong thực tế, khi lao lên bãi biển để tự kết thúc cuộc sống của mình.nullThử thách Cá voi xanh - trò chơi nguy hiểm từ mạng xã hội - VnExpressvnexpress.net › thu-thach-ca-voi-xanh-tro-choi-nguy-hiem-tu-mang-xa-ho...null

Chủ Đề