Bát xứ trên dây trung thế là gì năm 2024

Tại các cột bẻ góc hoặc cột néo thẳng, cột cuối của đường dây phải dùng các loại sứ néo để kẹp dây. Sứ néo có 2 loại: một loại gồm các bát thủy tinh ghép lại để thành chuỗi và một loại chế tạo sẵn thành chuỗi. Cả 2 loại sứ đều có cách điện rất tốt và được chế tạo [hoặc lắp ghép] kiểu có tán để tăng chiều dài bề mặt tránh hiện tượng phóng điện bề mặt.

Loại chuỗi néo dùng bát sứ thủy tinh tùy cấp điện áp mà ghép số bát cách điện khác nhau. Cấp điện áp càng cao thì ghép nhiều bát hơn và ngược lại. Từ cấp trung áp cho đến siêu cao áp 500kV cũng dùng một loại bát sứ, chỉ khác ở số bát cách điện.

Loại chuỗi chế tạo sẵn thường làm bằng vật liệu polymer chịu lực và hiện nay đã chế tạo được đến cấp 110 kV. Loại này dùng phổ biến ở cấp 22 và 35 kV do giá thành rất rẻ, chịu lực cơ học tốt, độ cách điện cũng đảm bảo và chiều dài đường phóng điện bề mặt lớn.

Lực phá hủy khi chịu kéo của chuỗi sứ thường có 2 loại: loại 70kN và loại 120kN.

Hình ảnh: Chuỗi sứ néo dây

Sứ treo dây

Sứ treo dây dùng cho các cột đỡ đường dây khi khoảng cách của 2 cột rất lớn. Sứ treo dây dùng chung loại với chuỗi sứ néo dây, chỉ khác cách lắp đặt.

Chuỗi sứ treo dây thường dùng cho cột đỡ ở những khoảng cột dài, trọng lượng treo dây ở 2 bên cột lớn. Với đường dây 110kV trở lên tất cả các vị trí đỡ đều sử dụng sứ treo dây. Với đường dây từ 35kV trở xuống, tại các vị trí đỡ cần phải tính toán chọn sứ đứng hoặc sứ treo trên cơ sở tính toán trọng lượng dây ở 2 bên cột đặt lên sứ. Nếu trọng lượng dây đặt lên sứ nhỏ thì dùng sứ đứng sẽ tiết kiệm chi phí hơn dùng sứ treo.

Các đường dây 500 kV ở Việt Nam mỗi pha dùng 3 dây 3×330mm2 khá lớn nên 1 chuỗi đỡ không đủ lực nên người ta phải dùng 2 chuỗi đỡ ghép song song.

Sứ đứng đỡ dây

Với đường dây từ 35 kV trở xuống các cột đỡ thường dùng sứ đứng đỡ dây, ít khi dùng sứ bát để treo dây. Sứ đứng có ưu điểm rẻ tiền, chế tạo hàng loạt và có cấu trúc là một khối, dễ lắp đặt.

Sứ đứng được phân làm 2 loại: loại bình thường [LINE POST] và loại chống được ô nhiễm [PIN POST].

Vật liệu chế tạo sứ đứng có thể là sứ hoặc polymer. Loại bằng polymer có chiều dài phóng điện bề mặt lớn hơn, do đó thường dùng ở những nơi ô nhiễm nặng [bờ biển, nhà máy hóa chất].

Sứ cách điện thủy tinh 300kN cho đường dây trung thế, cao thế. Dịch vụ thương mại xây lắp điện Hoàng Anh JSC nhiều năm cung cấp thiết bị điện trung thế 24kV và 36kV cho các đơn vị thi công, nhà thầu xây lắp điện; các đội hay tổ xây lắp điện từ bắc vào nam. Chúng tôi với đội ngũ nhân viên tư vấn tốt, chính xác, giá cả hợp lý, và chất lượng hàng hóa đảm bảo làm hài lòng quý khách hàng. Hiện nay công ty cung cấp nhiều mặt hàng thiết bị điện: trạm biến áp, thiết bị đương dây, phụ tải, sứ chuỗi cách điện, vv. Hãy liên hệ zalo công ty: 0943320679, để được tư vấn chính xác sản phẩm bạn đang tìm kiếm như sứ cách điện Việt Nam, sứ Trung Quốc, hay sứ Ukraina, vv.

Cấu tạo sứ cách điện thủy tinh 300kN

Cấu tạo: sứ cách điện thủy tinh, hay sứ treo, sứ bát thủy tinh, vv. Bao gồm một chuỗi sứ, có nhiều đĩa sứ kết hợp với nhau linh hoạt [có thể tăng thêm đĩa, hay có thể giảm đi một hay nhiều đĩa].

Lắp đặt: một đầu treo vào cột, một đầu nối dây dẫn.

Cách điện thủy tinh dùng để cách ly vật mang điện giữa đường dây truyền tải điện với cột. Cách điện thủy tinh [glass insulator] được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC 60305, IEC 60120, IEC 60383, IEC 60372.

Ưu điểm sứ thủy tinh – sứ bát thủy tinh

– Tính linh hoạt: sứ treo [hay sứ bát] có thể thay đổi chiều dài một chuỗi sứ, bằng việc lắp thêm hay bớt đi 1 đến vài đĩa sứ.

– Thay thế: Khi có xảy ra sự cố, người thợ điện thay thế bát sứ đơn giản là: tháo đĩa sứ hư hỏng, và thay đĩa sứ mới vào [không phải thay cả chuỗi]

– Trong trường hợp khoảng cột lớn [các đoạn giao cắt sông, hoặc thung lũng], nơi tải trọng của dây dẫn lớn > ta có thể dùng hai chuỗi sứ song song trên một pha > làm tăng khả năng chịu lực. Trong khi đó, với sứ đỡ thì không thể.

– Có nhiều chủng loại: thích hợp với các môi trường lắp đặt cho lưới điện trung thế 24kV và 36kV. Lưới điện cao thế: 110kV, 220kV, 500kV, vv.

– Chi phí thấp: Với điện áp lớn hơn 35kV, thường lắp đặt sứ treo có chi phí nhỏ hơn. Ví như: một bát sứ thiết kế chịu một điện áp tương đối thấp [khoảng 11 kV] và có thể sử dụng bằng cách kết nối chúng theo chuỗi, số lượng tùy thuộc chủ yếu vào cấp điện áp.

Việc phân loại hiệu điện thế phụ thuộc vào ứng dụng cụ thể và quy ước của từng quốc gia. Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] quy ước nguồn điện lưới nhỏ hơn 1kV là hạ thế, từ 1kV đến 66kV là trung thế, lớn hơn 66kV là cao thế.

Điện hạ thế

CẤP ĐIỆN ÁP 220V-380V

Bị điện giật khi chạm vào dây điện bị tróc vỏ cách điện hoặc phần dây kim loại đang mang điện. Cấp điện áp này sử dụng dây cáp bọc vặn xoắn ACB gồm 4 sợi bện vào nhau; một số ít sử dụng 4 dây rời, gắn lên cột điện bằng kẹp treo hoặc sứ.

Cột điện thường sử dụng cột bê tông ly tâm, có nơi sử dụng cột bê tông vuông, trụ tháp sắt, cao từ 5m-8m. Tại Việt Nam, điện hạ thế có 1 mức: 0,4kV [400V]

Điện trung thế

CẤP ĐIỆN ÁP 15kV [15.000V] Bị phóng điện khi vi phạm khoảng cách an toàn [người hoặc vật đến gần dây điện hoặc thiết bị điện dưới 0,7m]. Sử dụng dây bọc, dây trần gắn trên trụ bằng sứ cách điện. Cột bê tông ly tâm, cao từ 9m-12m, sứ cách điện là sứ đỡ hoặc sứ treo.

Điện cao thế

CẤP ĐIỆN ÁP 110kV-220kV-500kV [110.000V-220.000V-500.000V]

Bị phóng điện khi vi phạm khoảng cách an toàn [người hoặc vật đến gần các dây điện và thiết bị điện: 110kV dưới 1, 5m; 220 kV dưới 2,5m; 500 kV dưới 4,5m]. Sử dụng dây trần, gắn trên cột qua các chuỗi sứ cách điện. Cột bê tông ly tâm, cột tháp sắt, một số nơi còn sử dụng cột gỗ thông, cột có chiều cao trên 18m:

Dễ nhận biết nhất đối với đường điện cao thế là quan sát chuỗi sứ, thông thường được nhận biết như sau:

Chủ Đề