Top 5 hội đồng lhq năm 2022

(PLO)- 193 thành viên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đồng thuận thông qua nghị quyết yêu cầu năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an phải đưa ra lý do cho việc sử dụng quyền phủ quyết.

Ngày 26-4, 193 thành viên của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) đã đồng thuận thông qua một nghị quyết yêu cầu năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an (HĐBA) phải đưa ra lý do cho việc sử dụng quyền phủ quyết của mình, theo hãng tin Al Jazeera.

Giải thích nếu dùng quyền phủ quyết

Được đề xuất lần đầu tiên cách đây hơn hai năm, nghị quyết quy định Đại Hội đồng LHQ sẽ được triệu tập trong vòng 10 ngày sau khi có thành viên thường trực HĐBA dùng quyền phủ quyết, để “tổ chức một cuộc tranh luận về tình hình mà quyền phủ quyết được thực hiện” - theo văn bản của Đại Hội đồng LHQ.

Top 5 hội đồng lhq năm 2022

Một cuộc họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: AFP

Nghị quyết không có tính ràng buộc và không có gì ngăn cản một quốc gia đã sử dụng quyền phủ quyết của mình từ chối giải thích các hành động của mình trước Đại hội đồng LHQ. Tuy nhiên, việc áp dụng nó “sẽ làm sáng tỏ” về việc sử dụng quyền phủ quyết và về những “tắc nghẽn” trong HĐBA, một đại sứ giấu tên cho biết.

Đại Hội đồng LHQ không bắt buộc phải thực hiện hoặc cân nhắc bất kỳ hành động nào, nhưng cuộc thảo luận có thể cho phép nhiều quốc gia khác được lắng nghe lý do nếu một vấn đề không được thông qua.

Chưa rõ liệu nghị quyết của Đại Hội đồng LHQ sẽ khiến năm thành viên thường trực sẽ sử dụng quyền phủ quyết ít hơn hay nhiều hơn.

"Không nhắm vào Nga"

Quốc gia nêu đề xuất về việc này là Liechtenstein. Đại sứ của Liechtenstein tại LHQ - ông Christian Wenaweser nói biện pháp này sẽ “tạo ra một thủ tục mới”.

“Nó không nhằm chống lại Nga” - ông nói, mặc dù thực tế là đề xuất được nhắc lại vì nhiều người cho rằng HĐBA đã không thể lên án chiến dịch của Nga ở Ukraine vì quyền phủ quyết của Moscow.

Gần 100 quốc gia đã ủng hộ nước này thúc đẩy cuộc cải cách, bao gồm Mỹ, Anh và Pháp. Việc tập hợp sự ủng hộ nhanh chóng như vậy đã gây ra sự bất ngờ ở Đại Hội đồng LHQ.

Ông Wenaweser cho biết văn bản nhằm “thúc đẩy vai trò của LHQ, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và thúc đẩy tiếng nói của tất cả chúng ta, những người không có quyền phủ quyết và không thuộc HĐBA về các vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế”.

Theo quan điểm của Mỹ, Nga đã lạm dụng quyền phủ quyết của mình trong hai thập niên và văn bản được đề xuất nhằm khắc phục tình hình.

Tuy nhiên, cả Nga và Trung Quốc đều không nằm trong số các nước ủng hộ. Một nhà ngoại giao của một trong hai nước, đã chỉ trích động thái này, nói rằng nó sẽ "chia rẽ" LHQ hơn nữa.

Top 5 hội đồng lhq năm 2022

Số lần dùng quyền phủ quyết của 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo An LHQ. Ảnh: AL JAZEERA

Cho đến nay, hơn 200 đề xuất khác nhau của HĐBA đã bị phủ quyết, một số do nhiều quốc gia phủ quyết. Cho đến nay, Liên Xô và nước kế nhiệm là Nga dùng nhiều quyền phủ quyết nhất, tiếp theo là Mỹ. Anh, Trung Quốc và Pháp ít khi sử dụng quyền này.

Việc cải tổ HĐBA, cơ quan chịu trách nhiệm bảo đảm hòa bình và an ninh quốc tế theo Hiến chương LHQ, đã được thảo luận và tranh luận trong hơn 40 năm nay.

Việc này một lần nữa nóng lên và thật sự được chú ý sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine. Theo một đại sứ yêu cầu được giấu tên, biện pháp này nhằm khiến những bên có quyền phủ quyết gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp và Anh "phải trả một cái giá chính trị cao hơn".

Top 5 hội đồng lhq năm 2022

Tiếp Tổng thư ký LHQ, ông Putin nhắc 'tiền lệ Kosovo', nói việc Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine là 'theo luật'

(PLO)- Trong cuộc gặp với Tổng thư ký LHQ, ông Putin đề cập "tiền lệ Kosovo", nói rằng việc Nga đưa quân vào Donbass là hoàn toàn tuân thủ Hiến chương LHQ.

KHÁNH NHƯ

Bốn tổ chức nhân quyền quốc tế – gồm Human Rights Watch, Amnesty International, Article 19 và International Commission of Jurists – vừa lên tiếng quan ngại về tình hình nhân quyền ở Việt Nam cũng như thúc giục Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc yêu cầu quốc gia Đông Nam Á đạt được những tiến bộ trước khi trở thành một thành viên của hội đồng.

Việt Nam hồi tháng 2 năm nay thông báo chính thức về việc ứng cử làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2023-2025, với tư cách là đại diện của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đây là lần thứ hai Việt Nam tham gia ứng cử thành viên UNHRC và là ứng viên duy nhất của ASEAN tham gia lần này.

Tuy nhiên kể từ khi Việt Nam thông báo ứng cử vào UNHCR, đã có nhiều tổ chức quốc tế lên tiếng phản đối quốc gia Đông Nam Á trở thành thành viên của tổ chức nhân quyền liên chính phủ vì họ cho rằng Việt Nam có hồ sơ nhân quyền yếu kém và không đủ tiêu chuẩn để có ghế trong hội đồng.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW), có trụ sở ở New York của Mỹ, Ân xá Quốc tế (AI) và Article 19, đều có trụ sở ở London của Anh, cùng Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ), có trụ sở ở Geneva của Thụy Sỹ, hôm 10/10 ra một thông cáo chung “bày tỏ quan ngại công khai từ lâu nay về tình hình nhân quyền ở Việt Nam”.

Nghị quyết 60/251 của Đại hội đồng LHQ yêu cầu các thành viên được bầu vào Hội đồng Nhân quyền phải duy trì các tiêu chuẩn cao nhất trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, 4 tổ chức phi chính phủ chuyên thúc đẩy cho quyền con người nói trong một tuyên bố chung đưa ra hôm 10/10.

“Việt Nam cần phải ngay lập tức cam kết thực hiện các bước cụ thể để cải thiện hoạt động nhân quyền của mình, bằng cách thả những người bảo vệ nhân quyền bị giam giữ tùy tiện, trong đó có các nhà báo, đảm bảo quyền tự do ngôn luận và lập hội, đồng thời cải thiện hợp tác với các cơ chế nhân quyền quốc tế”, các tổ chức nói trong tuyên bố chung. “Các bước như vậy sẽ là cần thiết để Việt Nam trở thành một thành viên đánh tin cậy của Hội đồng”.

Vào tháng trước, đã có 8 tổ chức nhân quyền gửi một bức thư chung cho Đại diện Thường trực của các quốc gia thành viên ĐHĐ LHQ để kêu gọi không bỏ phiếu cho Việt Nam làm thành viên UNHRC. Các tổ chức, gồm cả các tổ chức xã hội dân sự và phi chính phủ, cho rằng Việt Nam “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và triền miên, không tuân thủ các cam kết, có thành tích hợp tác kém với Hội đồng Nhân quyền”.

Đầu tháng này, có thêm 3 tổ chức – gồm các nhóm nhân quyền phi chính phủ từ Mỹ, Canada và châu Âu – đồng kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ bác tư cách ứng cử thành viên của Việt Nam vào UNHRC. Các tổ chức này cũng cho rằng “Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” và “không đủ tiêu chuẩn” để trở thành một thành viên của UNHRC.

‘Vi phạm nhân quyền trầm trọng’

Kể từ khi tuyên bố ứng cử vào UNHRC vào ngày 22/2/2021, Việt Nam “đã câu lưu, bắt giam, hoặc kết án ít nhất 48 nhà báo, nhà hoạt động và các nhà lãnh đạo NGO [tổ chức phi chính phủ] vì các tội danh tùy tiện, từ ‘lạm dụng quyền tự do dân chủ’ cho đến ‘tuyên truyền chống nhà nước’ cho đến ‘trốn thuế’, theo các điều 331, 117 và 200 của Bộ luật Hình sự [Việt Nam]”, theo thống kê của HRW, AI, Article 19 và ICJ.

Hai trường hợp tiêu biểu của xu hướng gần đây được 4 tổ chức này nêu ra trong tuyên bố chung là ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam – người bị kết án 15 năm tù hồi tháng 1/2021, và bà Phạm Đoan Trang, một nhà báo độc lập nổi danh và cũng là một người bảo vệ nhân quyền – bị kết án 9 năm tù vào tháng 12 năm ngoái cũng về tội “tuyên truyền chống nhà nước”.

Một loạt các nhà hoạt động môi trường đồng thời là lãnh đạo tổ các chức xã hội dân sự, trong đó có bà Ngụy Thị Khanh – người được mệnh danh là “anh hùng chống biến đổi khí hậu”, cũng đã bị bắt giam và kết án gần đây tại Việt Nam. Họ đều bị kết tội “trốn thuế”, một tội danh mà các tổ chức nhân quyền quốc tế xem là được nhà cầm quyền Việt Nam dùng để tấn công những người bất đồng chính kiến.

Việt Nam hồi đầu tháng 8 năm nay tuyên bố về những thành tựu nhân quyền và chia sẻ những cam kết tự nguyện của họ khi phát biểu trước Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, trong đó quốc gia Đông Nam Á tái khẳng định các cam kết trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Tuy nhiên 4 tổ chức nhân quyền quốc tế nêu trên cho rằng “Việt Nam đã mô tả sai các quyền dân sự và chính trị trong nước khi quốc gia Đông Nam Á nói là các quyền này đã “được đảm bảo tốt hơn”. Các tổ chức đặc biệt quan ngại về việc “các nhà hoạt động và các nhà báo vẫn tiếp tục bị sách nhiễu và bắt giữ”. Đưa ra ví dụ cho mối lo ngại này, tuyên bố chung của các tổ chức cáo buộc về trường hợp nhà hoạt động cho quyền đất đai Trịnh Bá Tư bị “đánh đập, biệt giam và cùm chân trong nhiều ngày trong lúc đang chấp hành bản án 8 năm tù vì tội ‘tuyên truyền chống Nhà nước’”.

Vào năm 2019, Ủy ban Nhân quyền của LHQ đã kêu gọi Việt Nam sửa đổi các điều luật “mơ hồ” vốn được sử dụng rộng rãi để tạo điều kiện cho các vi phạm quyền tự do ngôn luận. Ủy ban của LHQ xem đây là một “vấn đề cấp bách”. Tuy nhiên, theo thống kê của HRW, kể từ đó Việt Nam “vẫn tiếp tục sử dụng các điều luật này để bị miệng những người thực thi quyền tự do ngôn luận của họ” mà “không có dấu hiệu dừng lại”.

Việt Nam đã cam kết nâng cao nhận thức về quyền con người trong cộng đồng hay tiến hành cải cách tư pháp để đưa các quy định của các điều ước quốc tế về quyền con người vào luật pháp quốc gia. Tuy nhiên, theo các tổ chức nhân quyền quốc tế, Việt Nam lại ban hành những quy định và sắc lệnh mới nhằm cho phép Nhà nước trừng phạt hoặc loại bỏ các tổ chức phi chính phủ vì những lý do “mơ hồ” như “vì lợi ích quốc gia” và “trật tự xã hội.”

Các tổ chức này tin rằng trước khi vận động để được bầu vào UNHRC, Việt Nam trước tiên “cần thể hiện cam kết thực sự để duy trì các tiêu chuẩn cao nhất về bảo vệ nhân quyền”.

Một trong các khuyến nghị mà các tổ chức này đưa ra là Việt Nam nên chấm dứt sử dụng các điều khoản 331 (lạm dụng quyền tự do dân chủ) và 117 (tuyên truyền chống nhà nước) đối với các nhà bảo vệ nhân quyền. Các tổ chức cũng kêu gọi Việt Nam "chấp nhận các đề nghị của Hội đồng Nhân quyền LHQ về các Thủ tục Đặc biệt để tới thăm" nhằm giám sát và điều tra độc lập về tình hình ở Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Việt Nam và Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp Quốc ở Geneva không hồi đáp ngay các đề nghị bình luận của VOA về những lời kêu gọi của 4 tổ chức nhân quyền trên.

Phản ứng về thông tin do một số tổ chức phi chính phủ đưa ra gần đây liên quan đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam và nỗ lực của quốc gia này nhằm có ghế trong UNHRC, Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 7/10 đã bác bỏ điều mà họ gọi là “sai sự thật.” Người phát ngôn BNG Lê Thị Thu Hằng, khi trả lời VOA, nói rằng Việt Nam nghiêm túc tuân thủ các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên và rằng những người bị giam giữ được bảo đảm đầy đủ quyền lợi và chế độ ăn, ở, chăm sóc y tế… theo đúng quy định của pháp luật.

Đại diện cho Việt Nam phát biểu tại khóa họp 51 của UNHRC ở trụ sở LHQ tại Geneva từ 12/9 đến 7/10, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, nhấn mạnh các ưu tiên và cam kết của Việt Nam trong ứng cử thành viên UNHRC nhiệm kỳ 2023-2025, theo Báo Chính phủ. Bà Mai khẳng định “chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam lấy con người là trung tâm của phát triển, bảo đảm người dân được chia sẻ những thành quả của quá trình phát triển”.

Việt Nam trước đây đã trúng cử vào UNHRC nhiệm kỳ 2014-2016 nhưng theo đánh giá của các tổ chức nhân quyền quốc tế, chính quyền Việt Nam không lên tiếng về các vụ vi phạm nhân quyền trong nhiệm kỳ của mình.

Theo kế hoạch, cuộc bầu cử thành viên mới của UNHRC nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó có Việt Nam là một ứng viên, diễn ra tại Đại hội đồng LHQ ở New York ngày 11/10 và khóa họp thường kỳ lần thứ 52 của UNHRC dự kiến diễn ra từ 27/2-31/3/2023.