Tiêm ngừa covid cho thai phụ ở đâu

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

VACXIN COVID - 19 VỚI PHỤ NỮ MANG THAI

Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine COVID-19 không?

Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của phụ nữ có sự suy giảm nhất định: Nhu cầu oxy cao hơn bình thường, cơ thể lại có hiện tượng phù nề giữ nước, dễ gây tổn thương niêm mạc hô hấp trên. Đấy là chưa kể những thai phụ nhiều tuổi hoặc những thai phụ có các bệnh lý nền, các bệnh lý về huyết áp, tiểu đường, tim mạch, béo phì….dễ bị biến chứng thai kỳ. Cùng với những yếu tố này, nếu lại mắc thêm Covid-19 sẽ làm nguy cơ biến chứng của phụ nữ mang thai càng thêm nhanh chóng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Chính vì vậy, chủ động bảo vệ phụ nữ mang thai trước đại dịch bằng vaccine Covid-19 là biện pháp hết sức hữu hiệu và cần thiết.

An toàn khi tiêm vaccine COVID-19 với phụ nữ mang thai

Ngày 10/9/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4355/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng COVID -19, với một số quy định điều chỉnh, bổ sung nhằm xác định các trường hợp phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng khi tiêm, trong đó có phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên. Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần sẽ được hoãn tiêm vaccine phòng COVID-19.

Nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định khi tiêm vaccine Covid-19, virus SARS -CoV-2 không vào buồng ối. Hơn nữa, ở tuần thứ 13, các bộ phận quan trọng trong cơ thể thai nhi cơ bản đã hoàn thiện. Vì vậy, nguy cơ gây dị dạng thai nhi giai đoạn này là thấp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tối đa, ngoài những bước khám sàng lọc như với các đối tượng thông thường, phụ nữ mang thai cần được khám thai trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 để bác sĩ xác định tuổi thai, tình trạng sức khỏe của thai và các điều kiện đáp ứng tiêm chủng đối với thai phụ, từ đó đưa ra các tư vấn, chỉ định tiêm phù hợp.

Loại vaccine phù hợp dành cho thai phụ

Hiện tại, ngoại trừ vaccine Sputnik V bị chống chỉ định, các loại vaccine còn lại như Astrazeneca, Mordena,Prizer BioNTech đều có thể sử dụng để tiêm cho phụ nữ mang thai.

Xử trí với các phản ứng sau tiêm

Sau tiêm, cơ thể thai phụ có thể phản ứng lại với vaccine đưa vào thông qua những biểu hiện điển hình như mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, bồn chồn, nhức cơ … Nếu các triệu chứng này xuất hiện kèm với sốt trên 38 độ C, thai phụ có thể xem xét sử dụng thuốc hạ sốt.

Một số loại thuốc hạ sốt phổ biến được Bộ Y tế cũng như các bác sĩ Sản khoa quy định sử dụng cho thai phụ là nhóm thuốcAcetaminophen, Paracetamol hay Panadol. Tùy vào tình trạng sốt mà thai phụ uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau từ 8-12 tiếng. Thông thường, các phản ứng này sẽ xảy ra trong vòng 48-72h và sau đó sẽ biến mất hoàn toàn.

Trường hợp sốt cao 39-40 độ C kéo dài tới ngày thứ 4, 5 kèm nhiều biểu hiện như ho, chảy nước mũi, ho khạc đờm nhiều, sốt cao kèm khó thở thì thai phụ nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra.

Một số lưu ý

Hầu hết các loại vắc xin COVID-19 hiện nay đều tiêm 2 liều với khoảng cách tiêm giữa 2 mũi khác nhau tùy từng loại vaccine.

Phụ nữ mang thai trên 13 tuần cần được tiêm đủ số mũi vắc xin phòng Covid-19 và kết thúc mũi tiêm thứ hai trước 36 tuần 6 ngày. Trường hợp không kịp hoàn tất, thai phụ sẽ thực hiện tiêm trong thời kì hậu sản.

Ngoài ra, đối với những loại vaccine khác mà phụ nữ mang thai cần tiêm trong thai kỳ [như vaccine phòng uốn ván...], cần tiến hành tiêm trước vaccine phòng Covid 19 ít nhất 14 ngày hoặc cách 28 ngày sau khi tiêm vaccine Covid 19.

Không khuyến cáo bỏ thai nếu phát hiện có thai trong thời gian tiêm vaccine phòng Covid 19.

Mặc dù các biện pháp dãn cách xã hội đã được nới lỏng, nhưng tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp. Bởi vậy việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 vẫn là biện pháp chủ động rất cần thiết và hữu hiệu để bảo vệ bà mẹ và thai nhi. Bên cạnh vaccine Covid-19, Bệnh viện đa khoa Đức Giang còn có Phòng tiêm chủng với chứng năng tư vấn và tiêm các loại vaccine phòng bệnh truyền nhiễm cho mọi đối tượng. Do đó các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm khi tiêm phòng tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang.


Ngày đăng: 15/11/2021

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bài viết mới nhất

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tổ chức lễ kỷ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/3/2022

18/05/2022 / benhvienducgiang

Nhằm tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề công tác xã hội; ghi nhận vai trò của những cá nhân, tổ chức có đóng góp nổi bật trong lĩnh vực hoạt động công tác xã hội bệnh viện trong thời gian qua, đồng thời truyền cảm

Tập huấn về chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và nuôi con bằng sữa mẹ [EENC]

18/05/2022 / benhvienducgiang

Từ 21-22/04/2022, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã diễn ra Chương trình "Tập huấn về chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm và nuôi con bằng sữa mẹ [EENC]", do các thành viên của tổ chức Newborn trực tiếp giảng dạy.

Điều trị sẹo lồi sau xóa xăm bằng phẫu thuật ghép da

18/05/2022 / benhvienducgiang

Sẹo lồi là dạng sẹo gồ trên da do sự phát triển quá mức của các tổ chức xơ sau tổn thương do tai nạn, do phẫu thuật hoặc do hình xăm được xóa không đúng cách… khiến da có cảm giác căng tức, ngứa ngáy, khó chịu, gây ảnh hưởng đến

Sụp mi bẩm sinh

17/05/2022 / benhvienducgiang

Sụp mi là gì? Bình thường, bờ tự do mi trên che 1/5 trên đường kính giác mạc, khi nhãn cầu ở tư thế nhìn thẳng [hay nói cách khác là bờ tự do mi trên che khoảng 2mm giác mạc], nếu bờ tự do mi trên che giác mạc quá giới hạn đó

Phẫu thuật chỉnh hình phanh môi, phanh lưỡi bám sai vị trí

11/05/2022 / benhvienducgiang

Nhiều trẻ khi sinh ra gặp dị tật dính phanh môi, phanh lưỡi gây cản trở chức năng ăn, nhai, và phát âm. Tuy nhiên với phẫu thuật chỉnh hình phanh môi phanh lưỡi bám sai vị trícác chức năng được phục hồi nhanh chóng, trẻ được

Tin đã đăng

Bảo lãnh viện phí tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang

09/05/2022

Phẫu thuật nội soi cắt tử cung

06/05/2022

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang hưởng ứng Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2022

26/04/2022

18 tháng 1 2022

Nguồn hình ảnh, REUTERS/HANNAH BEIER

Chụp lại hình ảnh,

Giám đốc y tế cho biết trong giai đoạn sau của thai kỳ, Covid-19 có thể gây ra "hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé"

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tiêm vaccine sau khi một nghiên cứu mới cho thấy các trường hợp sinh non, thai chết lưu, hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh trở nên phổ biến nếu người mẹ mắc Covid-19.

Ông Michael McBride, Giám đốc Y tế của Bắc Ireland, cho biết Covid "có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ và thai nhi". Ông nói thêm rằng phụ nữ mắc Covid trong thời kỳ mang thai có nguy cơ gặp biến chứng sản khoa cao hơn nhiều so với biến chứng từ việc tiêm vaccine.

Các loại thuốc chữa trị Covid hiệu quả hoạt động ra sao?

Covid: Virus để lại các kháng thể tự tấn công các mô khỏe mạnh

Trước Olympics Mùa Đông, Bắc Kinh lo 'lây Covid qua bưu kiện'

Covid: Pfizer nói vaccine chống Omicron 'sẽ sẵn sàng từ tháng Ba'

Nguy cơ càng lớn hơn khi biến chủng Omicron tiếp tục bùng phát trong cộng đồng.

Một nghiên cứu từ Đại học Edinburgh [Scotland] cho thấy các trường hợp sinh non, thai chết lưu, hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh trở nên phổ biến hơn đối với những thai phụ mắc Covid trong vòng 28 ngày, hoặc sớm hơn, trước khi họ lâm bồn.

Các tác giả của nghiên cứu này nhấn mạnh rằng "giải quyết tình trạng tỷ lệ tiêm vaccine thấp ở phụ nữ mang thai là vấn đề cấp thiết để bảo vệ mẹ và bé".

Các biến chứng sản khoa đe doạ tính mạng

Ông Michael McBride cho biết vaccine phòng Covid-19 là sự bảo vệ quan trọng đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh khỏi các biến chứng đe doạ tính mạng liên quan đến chủng virus đang tạo ra đại dịch toàn cầu này.

Ông khuyến cáo những phụ nữ mang thai nhưng chưa đủ các mũi vaccine không nên trì hoãn việc tiêm phòng kể cả sau khi họ mang thai.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Michael McBride cho biết nhiễm Covid-19 trong thời kỳ mang thai "có nguy cơ cao hơn nhiều so với nguy cơ từ việc tiêm vaccine

"Biến chủng Omicron đang tiếp tục bùng phát ở Bắc Ireland. Vì thế, nếu bạn đang mang thai hoặc hi vọng sẽ mang thai, điều vô cùng quan trọng là bạn phải tiêm phòng, bao gồm cả mũi nhắc lại. Tiêm phòng là cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và đứa con chưa ra đời của bạn", ông Micheal nhấn mạnh.

Bác sĩ Carolyn Bailie, Chủ tịch Royal College of Obstetricians and Gynaecologists [Học viện Sản phụ khoa Hoàng gia], cho biết các bằng chứng cho thấy rõ ràng việc mang thai khiến nguy cơ từ Covid đối với phụ nữ và thai nhi cao hơn.

Bác sĩ Carolyn khẳng định việc tiêm phòng có thể thực hiện trong mọi giai đoạn của thai kì. "Vì vậy, xin đừng cố đợi tới lúc con bạn chào đời. Điều quan trọng là bạn và em bé được bảo vệ trong suốt thai kỳ".

Karen Murray, Giám đốc Royal College of Midwives [Hội Nữ hộ sinh Hoàng gia], cho biết việc tiêm vaccine phòng Covid-19 an toàn cho phụ nữ mang thai và em bé.

"Các số liệu thống kê cho thấy phần lớn phụ nữ mang thai phải nhập viện do Covid đều chưa tiêm phòng. Hậu quả của việc này, đặc biệt đối với phụ nữ ở cuối thai kỳ, có thể rất tồi tệ", bà khuyến cáo.

Video liên quan

Chủ Đề