Cảm biến full frame là gì

1. Cảm biến ảnh Full Frame CMOS là gì?

Ở máy ảnh phim, ánh sáng sau khi đi qua ống kính và màn sẽ tiếp xúc với mặt phim tạo ra quy trình lộ sáng để ảnh được in lên bề mặt phim. Trong thời đại máy ảnh kĩ thuật số ra đời, cảm biến ảnh đóng vai trò tương tự với khả năng thu nhận ánh sáng vào và biến chúng thành tín hiệu điện chuyển hình ảnh vào thẻ nhớ. Có thể nói cảm biến là “trái tim” của một chiếc máy ảnh.

Máy ảnh  Canon EOS 5D Mark III sử dụng cảm biến Full Frame [Nguồn: Internet]

Bên cạnh số điểm ảnh của máy, cảm biến ảnh đóng vai trò then chốt trong việc quyết định chất lượng ảnh xấu hay đẹp, mờ hay rõ nét và kích cỡ tối đa mà bạn có thể in ảnh ra. Các máy ảnh hiện nay sử dụng chủ yếu 2 loại cảm biến là CCD và CMOS. Cảm biến CCD ra đời trước và được khá nhiều dân săn ảnh ưa chuộng với dải tần nhạy sáng và kiểm soát nhiễu tốt. Tuy nhiên với những đáng kể của cảm biến CMOS về sau này thì cảm biến này đang được đánh giá đem đến chất lượng ảnh vượt trội, tiêu hao điện năng ít và tốc độ chụp nhanh nhạy.

2. Kích thước cảm biến

Máy ảnh cảm biến CMOS Full Frame là máy ảnh DSLR sử dụng cảm biến có kích cỡ ngang bằng một tấm phim khổ 135 với khung hình chuẩn 35 mm [36×24 mm]. Với việc sử dụng cảm biến tràn đầy màn hình, hình ảnh sẽ hiển thị đầy đủ không bị cắt xén, giúp người dùng thu được toàn bộ khung hình vào tấm ảnh.Hơn nữa, nếu lắp một ống kính góc rộng dành cho khổ Full Frame, chẳng hạn như ống kính tiêu cự 24 mm, ta sẽ có được góc rộng trọn vẹn đúng với ống kính này đem lại. Tuy nhiên nếu lắp ống này vào cảm biến Crop, máy sẽ cho ra góc hẹp hơn vì bị nhân tỉ lệ 1,5 hoặc 1,6 lần.

Kích thước một số loại cảm biến máy ảnh [Nguồn: Internet]

Bên cạnh đó, về mặt lý thuyết, cảm biến CMOS Full Frame cho chất lượng hình ảnh cao nhất so với các loại kích thước cảm biến khác như có Crop, APS-H, APS-C… do nó sở hữu diện tích cảm biến lớn nhất. Khi sử dụng máy ảnh Full Frame, bạn nên trang bị ống kính có chất lượng cao để hạn chế các lỗi quang sai và thị sai nhằm tạo ra bức ảnh chất lượng cao nhất.

3. Ưu điểm của cảm biến Full Frame CMOS

Trên thực tế, kích cỡ cảm biến càng lớn thì chất lượng hình ảnh càng tốt. Máy ảnh Full Frame CMOS là máy sử dụng cảm biến tràn màn hình nên có thể nói đây là loại cảm biến tốt nhất được sử dụng cho máy DSLR. Với cùng một lượng điểm ảnh nhất định, cảm biến lớn hơn sẽ có cỡ điểm ảnh lớn hơn , các điểm ảnh lướn sẽ có tác dụng thu nhận nhiều ánh sáng và khuếch đại tín hiệu tốt giúp hình ảnh hiện thị rõ nét tránh nhiễu, tối trong điều kiện thiếu sáng.

So sánh ảnh chụp từ hai loại cảm biến Full Frame và APS-C [Nguồn: Internet]

Bên cạnh đó, việc sử dụng cảm biến lớn khiến máy ảnh Full Frame có cảm biến ánh sáng nhanh nhạy, dải màu phong phú, chân thực và gần gũi nhất với cuộc sống đời thường. So với cảm biến APS-C, cảm biến Full Frame  CMOS có kích thước lớn hơn và chất lượng hình ảnh sắc nét.

Như vậy, cảm biến Full Frame CMOS là loại cảm biến tràn màn hình với kích thước vùng cảm biến lớn nhất, hiện đại nhất hiện nay. Đây là lý do máy ảnh sử dụng cảm biến Full Frame CMOS thường được các thợ ảnh chuyên nghiệp ưa chuộng. Hiện nay trên thị trường, một số dòng máy ảnh bán chạy sử dụng cảm biến Full Frame CMOS như 5D Mark III, Nikon D4, Nikon D800, Canon EOS 5D Mark III.

Cảm biến Full Frame và Crop là hai kích thước phổ biến nhất của cảm biến trên máy ảnh. Tất cả các loại máy ảnh kỹ thuật số trên thị trường đều phân loại dựa theo kích thước của chúng. Vì vậy, để chọn được loại máy ảnh phù hợp nhất với mục đích sử dụng, bạn cần hiểu rõ ưu và nhược điểm của từng loại cảm biến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn những thông tin chi tiết về hai loại cảm biến full-frame và crop, cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Cảm biến hay còn gọi là sensor, là một bộ phận vật lý nằm ở giữa máy ảnh có chức năng đọc hình ảnh thu được từ ống kính. Cảm biến có kích thước càng lớn, bạn sẽ thu được càng nhiều ánh sáng và độ chi tiết cao hơn, điều này đồng nghĩa với việc chất lượng hình ảnh của bạn sẽ càng cao. Trong thế giới nhiếp ảnh số, có hai loại máy ảnh chính: máy ảnh có cảm biến full-frame và máy ảnh có cảm biến crop.

Máy ảnh full-frame có kích thước cảm biến bằng kích thước của máy ảnh phim 35mm [24mm x 36mm]. Với máy ảnh định dạng full-frame bạn chỉ có thể sử dụng ống kính full-frame và không thể sử dụng ống kính crop cho loại máy ảnh này.

Cảm biến crop có kích thước nhỏ hơn kích thước tiêu chuẩn 35mm. Các thân máy ảnh khác nhau sẽ có hệ số crop khác nhau. Ví dụ Canon có cảm biến crop 1.6x, trong khi đó Nikon, Sony, Sigma và Pentax có hệ số crop 1.5x, còn Panasonic và Olympus được quy định với hệ số crop là 2x.

Khi sử dụng máy ảnh cảm biến crop, bạn sẽ thu được những bức ảnh cận hơn với trường xem hẹp hơn. Để tìm góc xem tương đương cho một ống kính trên thân máy ảnh crop, bạn chỉ cần nhân hệ số crop của máy ảnh đó với độ dài tiêu cự ống kính. Chẳng hạn, nếu bạn sử dụng ống kính 50mm trên máy ảnh cảm biến crop có hệ số crop là 1.5x thì độ dài tiêu cự hiệu quả của nó trên máy ảnh full-frame sẽ tương đương với ống kính 75mm.

Máy ảnh full-frame thường cung cấp dải động rộng hơn so với những máy ảnh crop. Nó mở rộng phạm vi phơi sáng của một bức ảnh, từ vùng tối cho đến vùng sáng nhất để mang đến hình ảnh có độ tương phản cao hơn. Điều này có nghĩa là, khi bạn vô tình chụp ảnh thiếu sáng hoặc phơi sáng quá lâu cho bức ảnh của mình, máy ảnh full-frame [đặc biệt nếu chụp ảnh ở định dạng RAW] sẽ cung cấp khả năng khôi phục các vùng bị lóa hoặc vùng tối tốt hơn so với máy ảnh crop có thể.

Cảm biến lớn hơn mang đến khả năng thu sáng tốt hơn. Cũng chính điều này giúp máy ảnh full-frame đạt hiệu suất chụp ảnh thiếu sáng tốt hơn so với máy ảnh crop. Mang đến khung hình sắc nét, rõ vàng với độ chi tiết cao hơn, giảm thiểu hiện tượng noise ảnh liên quan đến ISO cao. Bởi khi cảm biến thu được nhiều ánh sáng hơn, bạn sẽ không cần phải tăng ISO quá nhiều để bù sáng, do đó sẽ hạn chế được tình trạng nhiễu ảnh khi chụp trong điều kiện ánh sáng kém.

Mặc dù độ sâu trường ảnh được quyết định phần lớn vào cấu tạo ống kính và độ mở khẩu tối đa của nó, tuy nhiên thân máy ảnh cũng có ảnh hưởng đến khả năng tạo hiệu ứng bokeh của ảnh. Cảm biến full-frame cho phép tạo độ sâu trường ảnh nông hơn so với cảm biến crop.

Tuy máy ảnh không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến chất lượng hình ảnh, nhưng một cảm biến lớn sẽ là điều kiện tốt để bạn sở hữu những bức ảnh độ phân giải cao. Đặc biệt, nếu bạn là một nhiếp ảnh gia thương mại hoặc cần in ảnh với kích thước lớn, cảm biến full-frame sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn về độ phân giải và độ chi tiết tốt nhất. Ngoài ra, với cảm biến này, bạn sẽ vẫn giữ được độ sắc nét nhất định cho khung hình khi crop ảnh.

Máy ảnh full-frame cung cấp trường nhìn rộng hơn, nó phù hợp với nhiếp ảnh phong cảnh hoặc các thể loại cần khung hình rộng như chụp ảnh bất động sản hoặc kiến trúc.

So sánh cảm biến full frame và crop thì máy ảnh full-frame thường được thiết kế dành cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hoặc những người có đam mê nên có giá thành cao hơn. Đồng thời, nếu bạn sử dụng thân máy full-frame, bạn sẽ cần đầu tư thêm ống kính full-frame đắt tiền, bởi máy ảnh full-frame không thể sử dụng với ống kính crop.

Do có cảm biến lớn hơn nên phần thân của máy ảnh full-frame cũng sẽ lớn hơn máy ảnh crop. Tuy nhiên, hiện nay các dòng máy ảnh full-frame đã được cải tiến đáng kể để rút gọn kích thước và trọng lượng thân máy. Nhờ đó, người dùng có thể mang theo thân máy và ống kính full-frame trong các chuyến đi một cách dễ dàng, tiện lợi.

Máy ảnh full-frame chụp ảnh độ phân giải cao hơn nên sẽ cần dung lượng lưu trữ lớn hơn để chứa các tệp này. Vì vậy, bạn sẽ cần đầu tư vào thẻ nhớ cũng như bộ lưu trữ đám mây hoặc ổ đĩa còn trống để sao lưu.

Không chỉ có mức giá rẻ hơn, máy ảnh cảm biến crop còn có kích thước và trọng lượng nhỏ nhẹ hơn. Điều này rất hữu ích trong việc di chuyển, đặc biệt là các chuyến đi xa.

Tuy crop được coi là điểm yếu của dòng máy ảnh crop nhưng chính điều này lại đem lại lợi thế trong các hình huống cần ghi hình gần nhất có thể. Cảm biến nhỏ hơn sẽ giúp bạn tiếp cận đến gần đối tượng tốt hơn. Điều này làm cho nó thích hợp để chụp ảnh động vật hoang dã hoặc chụp ảnh thể thao.

Yếu tố crop khiến máy ảnh crop khó có thể chụp ảnh góc rộng. Bởi khi đã phóng to bằng cảm biến crop, bạn sẽ rất khó để lùi lại. Bởi vậy, để chụp được nhiều thứ xung quanh hơn, bạn sẽ cần một ống kính góc rất rộng và điều này đôi khi có thể gây ra nhiều biến dạng không mong muốn.

Với kích thước cảm biến nhỏ hơn, chắc chắn lượng thông tin mà máy ảnh crop nhận được sẽ không đầy đủ bằng máy ảnh full-frame. Điều này sẽ càng thể hiện rõ khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu. Tuy nhiên, do công nghệ máy ảnh ngày càng tiến bộ, khoảng cách chất lượng giữa cảm biến crop và full-frame sẽ ngày càng thu hẹp và không có sự chênh lệch lớn.

Cảm biến full-frame dường như được coi là tiêu chuẩn cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Tuy nhiên, họ vẫn có thể lựa chọn một trong hai tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của từng người. Trong khi đó, cảm biến crop sẽ là lựa chọn thích hợp dành cho những người mới bắt đầu, chưa cần đến chất lượng hình ảnh tuyệt vời và có giá cả phải chăng.

Vì vậy, có thể thấy mỗi loại cảm biến sẽ phù hợp với từng đối tượng người dùng khác nhau. Hi vọng với những chia sẻ về cảm biến full frame và crop trên sẽ giúp bạn đọc chọn được dòng máy ảnh phù hợp để mang theo trong mỗi chuyến hành trình.

Video liên quan

Chủ Đề