Thuốc thymosyrup là thuốc gì

Thời trang nam

Thời trang nữ

Phụ kiện thời trang

Trẻ em

Không phải thuốc kích thích tiêu hóa nào cũng chữa được biếng ăn. Phải chọn và phải dùng đúng liều. Về các thuốc bạn đã dùng: Peritol là thuốc kháng histamin. Thuốc kích thích ăn ngon, nhưng có tác dụng phụ gây buồn ngủ, giữ nước gây béo giả, làm người ta lầm tưởng dùng nó sẽ lên cân. Với trẻ nhỏ, thuốc làm chậm sự hoàn thiện não, dùng lâu có hại cho sự phát triển trí tuệ. Tốt nhất không nên dùng. Thuốc này chỉ nên dùng chữa dị ứng cho người lớn. Hydrosol polyvitamin là hỗn hợp chứa nhiều vitamin. Thuốc làm tăng cường chuyển hóa, ăn ngon miệng. Tuy nhiên đây là hỗn hợp vitamin đậm đặc, phải uống theo giọt. Do không biết dùng dụng cụ lấy thuốc [đáng lẽ dùng 2 ngón tay kẹp khẽ thì lại dùng nhiều ngón tay bóp mạnh] nên thuốc chảy thành dòng mà không tạo thành giọt đếm được , hoặc có khi sốt ruột tự ý cho trẻ uống nhiều lần. Trong thuốc có chứa vitamin A . Cách dùng tăng liều như vậy làm thừa vitamin A, gây tác dụng ngược lại làm trẻ chán ăn. Ngày trước người ta còn dùng hai loại thuốc: thuốc corticoid: làm tăng cường chuyển hóa, làm tiết nhiều dịch vị ở dạ dày, gây cảm giác đói ăn ngon, gây béo giả, làm người ta hiểu lầm là thuốc làm chóng béo. Nhưng nó có nhiều tác dụng phụ, nguy hại, với trẻ em có thể gây thương tổn không hồi phục. Không nên dùng. Thuốc insulin: Có tác dụng tăng hấp thu và sử dụng đường của tế bào, làm hạ đường huyết, tạo cảm giác ăn ngon, nhưng hết dùng thuốc, lại chán ăn như cũ. Nguy hại là có thể gây hạ đường huyết đột ngột, không nên dùng. Bạn có thể chọn dùng các sản phẩm đông dược hay hóa dược: Sản phẩm hóa dược: Thường dùng các biệt dược chứa lysin. Ly sin là acid amin thiết yếu . Cơ thể không tự sản xuất ra được mà phải lấy từ nguồn thức ăn. Ngũ cốc chứa nhiều lysin. Nhưng vì nó không vững bền ở nhiệt độ cao nên trong quá trình nấu nướng có thể bị phá hủy dẫn đến thiếu lysin. Người ta thường kết hợp nó với các acid amin khác để làm thuốc chữa suy nhược chức năng hay kết hợp với các vitamin, muối khoáng để chữa bệnh biếng ăn. Nhưng cần lưu ý không uống quá liều vì sẽ thừa các chất gây hại . Thừa lysin sẽ làm tăng clo huyết, gây nhiễm acid. Để tránh thừa vitamin D3, canci, phospho trong thời gian dùng thuốc không dùng cùng lúc các biệt dược khác nhau có chứa các chất trên . Không dùng thuốc cho những người rối loạn canxi huyết và canxi niệu, những người có clo huyết cao, suy thận . Sản phẩm đông dược. Trẻ chán ăn do tỳ vị hư hay do tiêu hóa kém . Tỳ vị hư thì dùng thuốc kiện tỳ. Tiêu hóa kém thì dùng thuốc kích thích tiêu hóa , chống tích trệ, đông y gọi là thuốc tiêu đạo. Nên dùng thuốc kiện tỳ trước, chỉ dùng thuốc tiêu đạo khi có tích trệ. Dược liệu có tính kiện tỳ thường dùng là bạch truật. Dược liệu tiêu đạo thường dùng là sơn tra, mạch nha, cốc nha, thần khúc. Những dược liệu này đều có tính kiện tỳ, song tác dụng chính là chống tích trệ, chỉ dùng khi có tích trệ. Sơn tra nghiêng về tiêu hóa chất thịt, trong khi mạch nha, cốc nha lại thiên về tiêu hóa chất bột. Cốc nha nặng về khai vị , mạch nha lại nặng về tiêu hóa chất bột hơn. Thần khúc gồm 6 vị thuốc, cho lên mốc, đóng thành bánh. Có tác dụng khai vị kiện tỳ, kích thích tiêu hóa, và cả thông sữa Thực tế, bạn không cần kiếm từng vị dược liệu riêng lẻ. Khi đến các phòng chẩn trị hoặc nơi bán thuốc y học cổ truyền, người ta có thể bán cho bạn viên hoàn kiện tỳ tiêu thực chế sẵn , dùng khá thuận lợi. Cũng cần nói thêm với bạn biết rằng trong thực tế có một số người xưng danh bán thuốc gia truyền, nhưng thực chất chỉ trộn một số dược liệu với các biệt dược nhóm corticoid [thường là dexamethason] hay thuốc kháng histamin [peritol]. Có người không biết mua dùng là có hại. Theo Báo SK&ĐS

Ngày nay, khi kinh tế của mỗi gia đình ngày càng khấm khá cùng với thực tế khoa nhi của các bệnh viện luôn quá đông, quá chật đã khiến các bố, mẹ lùng sục tìm mua thuốc tăng cường miễn dịch cho con với mong muốn con khỏe mạnh, không phải vào viện. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc này vẫn cần tư vấn của bác sĩ và cảnh giác với những tác dụng không mong muốn.

Thuốc tăng cường miễn dịch được sản xuất từ nguyên liệu gì?

Miễn dịch là khả năng phản ứng của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh bằng cách tiết ra kháng thể đặc hiệu nhằm trung hòa khả năng gây nhiễm khi vi sinh chưa thâm nhập vào tế bào hoặc tiết ra kháng thể đặc hiệu tiêu diệt vi sinh khi mới sơ nhiễm. Khi đáp ứng miễn dịch bị suy giảm như trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh mạn tính… cần dùng thuốc tăng cường miễn dịch. Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, các thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch bằng cách tăng các chức năng hoạt động chung của cơ thể, làm cho cơ thể mạnh lên, từ đó tăng đáp ứng miễn dịch hoặc hoạt hóa các cytokin, interleukin làm cho tế bào miễn dịch tiết ra nhiều kháng thể giúp cơ thể chống chọi với mầm bệnh xâm nhập. Thuốc được chế tạo từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Thứ nhất là loại được sản xuất từ tinh chất của tuyến ức vì tuyến ức là một trong những nơi sinh ra các yếu tố miễn dịch. Thứ hai là loại thuốc tăng cường miễn dịch được sản xuất từ những kháng thể tách chiết từ máu như bạch cầu, huyết thanh để tạo ra thuốc chống lại những bệnh đặc hiệu [uốn ván, bạch hầu, rắn độc cắn…]. Nguyên liệu thứ ba là dùng chính những con vi khuẩn gây bệnh ở người sau đó làm suy yếu bằng công nghệ cao rồi đưa lại vào cơ thể nhằm kích thích cơ thể chống lại vi khuẩn này. Công nghệ này gần giống với quy trình sản xuất vắc-xin nhưng không hẳn là vắc-xin vì vắc-xin phải là đặc hiệu, nghĩa là thuốc có đích đến cụ thể để phòng bệnh như viêm gan B, ho gà, uốn ván… nhưng loại thuốc tăng cường miễn dịch sử dụng vi khuẩn lại không đặc hiệu, không phòng một bệnh cụ thể mà phòng một nhóm bệnh như nhóm bệnh hô hấp, bệnh tiêu hóa… Tất nhiên, đối với mỗi trường hợp cụ thể, việc sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch vẫn cần phải được sự thăm khám của bác sĩ để được chỉ định rõ loại thuốc cần dùng dựa trên tiền sử bệnh và thể trạng của từng trẻ. Chẳng hạn hiện nay, loại thuốc tăng cường miễn dịch dạng uống broncho vaxom được dùng khá phổ biến cho trẻ mắc bệnh hen nhưng cần lưu ý, loại thuốc này thường được dùng cho dạng hen do virut vì khi uống thuốc sẽ làm giảm sự nhiễm virut dẫn đến làm giảm hen nhưng lại không dùng cho các trường hợp hen do dị ứng hay hen do vận động. Hay đối với các interferon chỉ dùng khi thật cần thiết, dùng đúng thời điểm là khi virut viêm gan B đang sinh sôi, có dấu hiệu lâm sàng chứ không dùng khi cơ thể đã có đủ miễn dịch tự nhiên, khống chế làm cho virut nằm im, không sinh sôi, không có triệu chứng lâm sàng.

Dùng thuốc tăng cường miễn dịch cho trẻ cần tham khảo ý kiến BS chuyên khoa. Ảnh: TM

Dùng thực phẩm chức năng cho trẻ có thực sự tốt?

Hiện nay, ngoài thuốc tăng cường miễn dịch rất được các bậc cha mẹ ưa chuộng thì trên thị trường còn một loại thuốc bổ sung dưỡng chất cũng được tìm kiếm nhiều là thực phẩm chức năng dành cho trẻ. PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng cho biết, thực phẩm chức năng rất đa dạng, có thể là các loại vitamin tổng hợp, vitamin A, D, DHA, chất xơ… nhưng đây không phải là thuốc chữa bệnh. Khi sử dụng, thuốc ít gây hại nhưng nếu dùng không đúng cách hay không phù hợp với người dùng thì không chỉ tốn kém tiền bạc mà còn gây hại. Ví dụ, có thể gây thừa một số vitamin [thừa vitamin A ở trẻ em có thể làm tăng áp lực nội sọ, đau xương, viêm da, viêm teo thần kinh thị giác, mù. Thừa vitamin sẽ làm tăng canxi máu, ở trẻ dưới 1 tuổi có thể gây kích thích, co giật, xương hóa sụn sớm. Thừa canxi gây sỏi thận xơ vữa mạch máu…].

Nguy cơ khi dùng thuốc tăng cường miễn dịch cho trẻ

Sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch giúp trẻ tăng khả năng chống chọi với bệnh tật, với sự thay đổi của thời tiết. Có các loại thuốc tăng cường miễn dịch như interferon, các vitamin [E,C, beta-caroten…], một số yếu tố vi lượng [kẽm, selen…]. Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, để dễ sử dụng, các thuốc này được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau, có thể là dạng viên nén, dạng nước hay dạng kẹo dẻo nhưng khi dùng, trẻ có thể gặp phải một số nguy cơ như dị ứng, rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân do để sản xuất thuốc, người ta thường sử dụng thêm một số loại tá dược tạo màu, tạo mùi dễ ăn cho trẻ và đây chính là thủ phạm gây ra các dạng dị ứng khi sử dụng. Bên cạnh đó, nếu thuốc để lâu quá khi dùng, để không đúng nơi quy định [chẳng hạn vị trí quá nóng hay bị ẩm ướt] có thể làm thuốc biến chất gây rối loạn tiêu hóa.


Tên hoạt chất: Thymomodulin

Phân nhóm: Vaccin, kháng huyết thanh & thuốc miễn dịch

Tác dụng

Thuốc thymomodulin có tác dụng gì?

Thymomodulin được dùng cho các tình trạng sau:

  • Người có khả năng miễn dịch kém [người đau ốm, sau sinh, đang dưỡng bệnh,…].
  • Điều hòa miễn dịch tủy xương, do đó làm giảm các phản ứng tự miễn như viêm khớp dạng thấp.
  • Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, như viêm gan, viêm đường hô hấp, viêm sau sinh,…
  • Làm giảm các tác dụng phụ của hóa, xạ trị ở những người điều trị ung thư.
  • Điều trị dị ứng, hen suyễn. Thuốc có thể làm tăng các kháng thể chống bệnh và giảm các kháng thể gây bệnh.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Thuốc thymomodulin được bào chế dưới những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc tăng cường miễn dịch thymomodulin thường được bào chế dưới dạng viên nang cứng có hàm lượng 60mg, 80mg hoặc 120mg.

Liều dùng thuốc thymomodulin cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường cho người lớn để:

  • Hỗ trợ dự phòng tái phát nhiễm khuẩn hô hấp: 120mg/ ngày, dùng từ 4 – 6 tháng.
  • Viêm mũi dị ứng: Uống thuốc thymomodulin 120mg/ ngày trong 4 tháng.
  • Hỗ trợ dự phòng tái phát dị ứng thức ăn: 120mg/ngày, trong 3 – 6 tháng.
  • Hỗ trợ những triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS: Dùng thuốc thymomodulin 60mg/ngày trong thời gian 50 ngày.

Liều dùng thuốc thymomodulin cho trẻ em như thế nào?

Liều thông thường để hỗ trợ dự phòng tái phát nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em: 120mg/ ngày, dùng từ 4 – 6 tháng

Bạn phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về bất kì điều gì bạn không rõ liên quan đến việc dùng thuốc.

Bạn phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được dùng nhiều hơn hoặc ít hơn so với liều chỉ định, không được tự ý ngưng thuốc nếu không có sự cho phép của bác sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Nghiên cứu cho thấy thuốc ít hoặc không có độc tính khi dùng liều cao. Nếu có triệu chứng quá liều xảy ra, chủ yếu điều trị triệu chứng.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Thuốc thymomodulin 60mg, 80mg và 120mg có những tác dụng phụ gì?

Các tác dụng phụ của thuốc gồm:

  • Biểu hiện bên ngoài: đỏ da, nổi mề đay, phát ban, lạnh người, đổ mồ hôi rất nhiều.
  • Biểu hiện toàn thân: cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, ù tai, tay chân run rẩy, đôi khi mất kiểm soát.
  • Triệu chứng nghiêm trọng: co giật, ngất xỉu, ho liên tục, cơ thể mất nước nhiều, mệt lả người.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng thuốc tăng cường miễn dịch thymomodulin, bạn nên lưu ý gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc;
  • Bạn đang gặp bất kì vấn đề nào về sức khỏe, như hội chứng nội tiết nhất định, giai đoạn hoạt động tuyến ức phát triển sinh lý ở tuổi trưởng thành.
  • Bạn bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thuốc nhuộm hoặc bất kì con vật nào;
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Bạn đang trong kì kinh nguyệt.

Tương tác thuốc

Thuốc thymomodulin có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng [bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng] và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Các peptide hoặc các dẫn chất mạch ngắn từ tuyến ức dùng phối hợp với thuốc hóa trị từ tuyến ức được dùng cho những bệnh nhân bị ung thư. Một nghiên cứu khi dùng phối hợp thymomodulin với hóa trị liệu cho thấy làm giảm tác dụng phụ của thuốc hóa trị ở bệnh nhân ung thư.

Thuốc tăng cường miễn dịch thymomodulin có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc thymomodulin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản

Bạn nên bảo quản thuốc thymomodulin như thế nào?

Bạn nên bảo quản thuốc thymomodulin ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề