Thuốc basudin là loại thuốc gì

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2741-86

THUỐC TRỪ SÂU BASUDIN 10% DẠNG HẠT

Insecticide Basudin 10% granules

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 2741-78.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho basudin 10% dạng hạt [basudin 10H], chế biến từ diazinon kỹ thuật và các chất phụ gia thích hợp, theo kỹ thuật tẩm trực tiếp, dùng làm thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.

1. YÊU CẦU KỸ THUẬT

1.1. Thành phần của basudin 10H có: diazinon kỹ thật, cát [nhân] và chất mạng.

Tên hóa học của diazinon kỹ thuật là:

00-diety 0-2-isopropyl-4-metyl-6-pyrimidyl thiophotphat.

>> Xem thêm: Quân luật là gì ? Thiết quân luật là gì ? Thẩm quyền ra lệnh thuyết quân luật tại Việt Nam

Công thức phân tử: C12H21N2O3PS

Công thức cấu tạo:

Khối lượng phân tử: 304,4 [theo khối lượng nguyên tử quốc tế năm 1956].

1.2. Các chỉ tiêu hóa lý của basudin 10H phải đạt yêu cầu quy định trong bảng.

Tên chỉ tiêu

Mức

1. Hàm lượng 00-diety 0-2-isopropyl... 4-metyl-6-pyrimidyl thiophotphat [gọi tắt là diazinon nguyên chất], tính bằng %.

10 ± 0,5

2. Tỷ lệ hạt từ 0,4 đến 2 mm, tính bằng %, không nhỏ hơn.

90

3. Lượng thuốc khô chảy qua phễu đường kính 5 mm, tính bằng %, không nhỏ hơn.

95

4. Độ rã hoàn toàn trong nước, tính bằng phút, không lớn hơn.

120

5. Độ bền khi bảo quản ở 65oC trong một tuần lễ, tính bằng %, [so với hàm lượng diazinon nguyên chất ban đầu], không nhỏ hơn.

90

6. pH của dung dịch 5% trong nước.

9 - 11

2. PHƯƠNG PHÁP THỬ

2.1. Lấy mẫu

2.1.1. Các định nghĩa, lược đồ và phương pháp lấy mẫu basudin 10H theo TCVN 1694-75.

2.1.2. Số đơn vị bao gói được chỉ định lấy mẫu ngẫu nhiên phải theo TCVN 1694-75, bảng 2 với hệ số chính xác a là 0,250.

>> Xem thêm: Người lao động được trợ cấp mất việc hay thôi việc khi văn phòng đại diện nước ngoài giải thể ?

2.1.3. Từ mỗi đơn vị bao hay gói, lấy ngẫu nhiên 100-200g mẫu basudin 10H, lượng mẫu lấy từ các bao gói phải bằng nhau.

Trộn đều mẫu, giản lược theo phương pháp chia tư để được mẫu trung bình thí nghiệm và mẫu lưu, mẫu lưu được cho vào bình thủy tinh khô, sạch có nút đậy kín và dán nhãn ghi rõ:

Cơ quan lấy mẫu;

Tên sản phẩm;

Số hiệu lô hàng;

Ngày lấy mẫu.

Nếu mẫu thử không đạt tiêu chuẩn, cho phép lấy mẫu thứ hai với số lượng gấp đôi.

2.1.4. Tất cả các phép xác định phải tiến hành song song với ít nhất là hai lượng cân mẫu thử.

2.1.5. Xác định hàm lượng diazinon nguyên chất.

2.2.1. Nguyên tắc

>> Xem thêm: Mức lương làm căn cứ để chi trả trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc ?

Cho hấp thụ các tạp chất kiềm đi kèm với diazinon nguyên chất bằng axit sunfuric 3N qua cốt sắc ký và chuẩn độ diazinon nguyên chất bằng axit pecloric 0,1N trong axit axêtic khan.

2.2.2. Dụng cụ và thuốc thử

Cốt sắc ký đường kính 2,5 cm, cao 40 cm [hoặc đường kính 3 cm, cao 42 cm] phía đáy có màng xốp và có khóa bằng teflon hoặc thủy tinh;

Máy trộn dùng để trộn bột nhồi vào cốt sắc ký [nếu không có máy trộn có thể trộn bằng tay trong cốc thủy tinh];

Bình chiết 250 ml;

Ống bơm cao su;

Ete dầu mỏ [nhiệt độ sôi 40oC - 60oC];

Axit sunfuric, dung dịch 3N chuẩn bị như sau:

Cho 300 ml nước vào bình dung tích 1 lít và thêm từ từ 153g axit sunfuric [96%], thêm nước cất cho đến vạch; Axit axêtic băng;

Axit pecloric dung dịch 0,1N;

>> Xem thêm: Khi cần tạm hoãn hợp đồng lao động do người lao động phải thực hiện nghĩa vụ quân sự ?

Hyflosuperxel [chất hấp phụ cát mịn gốc SiO2].

2.2.3. Cách tiến hành;

2.2.3.1. Chuẩn bị cột sắc ký;

Cân khoảng 250g hyflosuperxel cho vào máy trộn, vừa trộn vừa thêm từ từ 150 ml axit sunfuric 3N, đến khi được một hỗn hợp đồng nhất [trong lúc quay nhớ cạo hai bên thành máy trộn]. Sau đó cho ête dầu mỏ vào hỗn hợp, dùng đũa thủy tinh khuấy cho đến khi được một chất bột hơi sền sệt. Ta được một hỗn hợp đủ để làm mười hai đến mười lăm cột tùy theo kích thước cột. Hỗn hợp này được đưa vào cột sắc ký.

Lấy một cột sắc ký thật khô, cho ête dầu mỏ vào đến nửa cột. Dùng đũa có một đầu phẳng đục lỗ, ấn một miếng bông thủy tinh xuống đáy cột sắc ký; trên màng xốp cho bột hyflosuperxel vào đến hai phần ba cột. Khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh để loại tất cả các bọt khí. Đồng thời mở khóa dưới đáy cột sắc ký, dùng bơm cao su để nén bột trong cột sắc ký. E-te dầu mỏ phải luôn phủ lớp bột.

2.2.3.2. Tách diazinon nguyên chất.

Cân khoảng 6 - 7s mẫu thử [chính xác đến 0,0002g] trích ly bảy lần; mỗi lần với 25 ml ête dầu mỏ. Lọc qua phễu lọc xốp. Hứng vào bình nón dung tích 250 ml, cho dung dịch lọc nói trên vào cột sắc ký. Mở khóa dưới đáy cột sắc ký cho chảy xuống. Hứng ête chảy qua cột vào bình nón khác dung tích 500 ml. Tráng bình nón dung tích 250 ml ba lần, mỗi lần với 15 ml ête dầu mỏ. Cho ête tráng bình chảy qua cột sắc ký. Lắp bình chiết 250 ml vào cột cho vào bình 200 ml ête dầu mỏ, mở khóa dưới đáy cột sắc ký cho ête chảy xuống hết; làm hốc hơi ête dầu mỏ bằng cách đun cách thủy. Cặn được hòa tan trong 80 ml axit axêtic băng và chuẩn độ bằng axit pecloric 0,1N với chất chỉ thị màu - naptol benzêin đến khi xuất hiện màu xanh lá cây sẫm.

2.2.4. Cách tính kết quả:

Hàm lượng diazinon [X] tính bằng phần trăm, theo công thức

,

>> Xem thêm: Các rủi ro pháp lý khi thông báo chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn khi hợp đồng lao động đã hết thời hạn ?

trong đó:

V - Thể tích axit pecloric 0,1 N tiêu tốn trong phép chuẩn độ, tính bằng ml;

m - khối lượng mẫu, tính bằng g;

0,03044 - Lượng diazinon tương ứng với 1 ml axit pecloric 0,1 N, tính bằng g.

Sai lệch cho phép giữa kết quả của hai phép xác định song song không vượt quá 0,2% giá trị tuyệt đối.

2.3. Xác định tỷ lệ hạt.

2.3.1. Dụng cụ:

Rây có kích thước lỗ 0,4 và 2,0 mm.

2.3.2. Tiến hành thử:

Cân 100 g basudin 10H [với độ chính xác 0,01g] lần lượt sàng qua rây 2,0 mm và 0,4 mm cho đến khi phần còn lại trên rây có một khối lượng không đổi. Cân. Phần còn lại trên rây 0,4 mm chính là hàm lượng hạt có kích thước từ 0,4 mm đến 2 mm.

>> Xem thêm: Hợp đồng lao động có thể lập bằng tiếng nước ngoài [tiếng Anh] được không ?

2.4. Xác định lượng thuốc khô chảy qua phễu đường kính 5 mm.

Cân khoảng 100g mẫu [chính xác đến 0,01g]. Đổ mẫu vào phễu qua mặt đũa khuấy, thuốc phải chảy đều xuống. Cân lượng mẫu còn lại trên phễu. Tính lượng thuốc chảy qua phễu bằng phần trăm.

2.5. Xác định độ rã trong nước.

Cân khoảng 5g mẫu, cho vào cốc dung tích 250 ml chứa 100 ml nước cất. Độ rã của basudin 10H trong nước tính bằng thời gian từ lúc bắt đầu đổ mẫu vào trong nước đến khi mẫu rã hoàn toàn [thấy rõ hạt cát và dung dịch trở nên đục].

2.6. Xác định độ bền khi bảo quản ở 65oC trong một tuần lễ.

Sau một tuần bảo quản basudin 10H trong một chai thủy tinh kín ở nhiệt độ 65oC hàm lượng diazinon nguyên chất xác định theo điều 2.2 của tiêu chuẩn không được giảm hơn 10% so với hàm lượng phân tích trước khi bảo quản.

2.7. Xác định pH

Cân 5g mẫu thử cho vào cốc thủy tinh có chứa 100 ml nước cất. Khuấy đều đến khi thuốc rã. Đo bằng máy pH.

3. BAO GÓI, GHI NHÃN, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN

3.1. Basudin 10H được đóng gói trong bao polyetylen, bên ngoài có không ít hơn hai lớp bao bằng giấy dày. Khối lượng tối đa một bao không quá 25 kg. Cho phép sai lệch như sau:

>> Xem thêm: Người lao động có được rút lại thông pháp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không ?

Đối với loại bao 5kg: ± 2%;

Đối với loại bao 25 kg; ±1%.

3.2. Trên mỗi đơn vị bao gói trực tiếp phải ghi nhãn với nội dung sau:

Tên thông thường [basudin], tên hóa học và hàm lượng hoạt chất;

Tên cơ sở sản xuất, thời gian bảo hành tính từ ngày sản xuất;

Số hiệu lô hàng;

Khối lượng tịnh;

Ký hiệu độc hại "ĐỘC - NGUY HIỂM - CẨN THẬN";

Đặc tính công dụng và sử dụng thuốc;

Các biện pháp để phòng ngộ độc và cấp cứu sơ bộ.

>> Xem thêm: Quy định về thời hạn thông báo và đề nghị ký hợp đồng lao động mới ?

3.3. Việc vận chuyển và bảo quản basudin 10H phải theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước đối với hóa chất độc hại.

3.4. Thời hạn bảo hành: một năm sau ngày sản xuất.

Thuốc bảo vệ thực vật [BVTV] là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác.

Việc phân loại thuốc BVTV có thể thực hiện theo nhiều cách như phân loại theo đối tượng phòng trừ [thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh,…] hoặc phân loại theo gốc hóa học [nhóm clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ,…]. Các thuốc trừ sâu có nguồn gốc khác nhau thì tính độc và khả năng gây độc khác nhau.

2.1. Phân loại dựa trên đối tượng sinh vật hại.

– Thuốc trừ bệnh – Thuốc trừ nhện
– Thuốc trừ sâu – Thuốc trừ tuyến trùng
– Thuốc trừ cỏ – Thuốc điều hòa sinh trưởng
– Thuốc trừ ốc – Thuốc trừ chuột

2.2. Phân loại theo gốc hóa học

– Nhóm thuốc thảo mộc: có độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy trong môi trường.ví dụ

– Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh [Dipel, Thuricide, Xentari, NPV,….]: Rất ít độc với người và các sinh vật không phải là dịch hại.

– Nhóm Pyrethoide [Cúc tổng hợp]: Decis, Sherpa, Sumicidine, nhóm này dễ bay hơi và tương đối mau phân hủy trong môi trường và cơ thể người.

– Các hợp chất pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra để kích thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài. Các chất điều hòa sinh trưởng côn trùng [Nomolt, Applaud,…]: là những chất được dùng để biến đổi sự phát triển của côn trùng. Chúng ngăn cản côn trùng biến thái từ tuổi nhỏ sang tuổi lới hoặc ép buộc chúng phải trưởng thành từ rất sớm: Rất ít độc với người và môi trường.

– Nhóm clo hữu cơ:  nhóm này có độ độc cấp tính tương đối thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây độc mãn tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.

– Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58,..độ độc cấp tính của các loại thuốc thuộc nhóm này tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người và môi trường hơn so với nhóm clo hữu cơ.

– Nhóm carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin,…đây là thuốc được dùng rộng rãi bởi vì thuốc tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tương đối cao, khả năng phân hủy tương tư nhóm lân hữu cơ.

– Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản phẩm từ dầu mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu.

III. Các dạng thuốc, thuật ngữ BVTV

Dạng thuốc Chữ viết tắt Thí dụ Ghi chú
Nhũ dầu ND, EC Tilt 250 ND, Basudin 40 EC,

DC-Trons Plus 98.8 EC

Thuốc ở thể lỏng, trong suốt.
Dễ bắt lửa cháy nổ
Dung dịch DD, SL, L, AS Bonanza 100 DD, Baythroid 5 SL,

Glyphadex 360 AS

Hòa tan đều trong nước, không chứa chất hóa sữa
Bột hòa nước BTN, BHN, WP, DF, WDG, SP Viappla 10 BTN, Vialphos 80 BHN, Copper-zinc 85 WP,

Padan 95 SP

Dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù
Huyền phù HP, FL, SC Appencarb super 50 FL, Carban 50 SC Lắc đều trước khi sử dụng
Hạt H, G, GR Basudin 10 H,
Regent 0.3 G
Chủ yếu rãi vào đất
Viên P Orthene 97 Pellet,
Deadline 4% Pellet
Chủ yếu rãi vào đất, làm bả mồi.
Thuốc phun bột BR, D Karphos 2 D Dạng bột mịn, không tan trong nước, rắc trực tiếp

 2.Giải thích một số thuật ngữ liên quan

2.1.Tên thuốc

– Tên thương mại: do Công ty sản xuất hoặc phân phối thuốc đặt ra để phân biệt sản phẩm giữa Công ty này và Công ty khác. Tên thương mại gồm 3 phần: tên thuốc, hàm lượng hoạt chất và dạng thuốc. Thí dụ thuốc trừ sâu Basudin 10 H, trong đó Basudin là tên thuốc, 10 là 10% hàm lượng hoạt chất và H là dạng thuốc hạt.

– Tên hoạt chất: là thành phần chủ yếu trong thuốc có tác dụng tiêu diệt dịch hại. Tên hoạt chất của Basudin là Diazinon.

– Phụ gia: là những chất trơ, không mang tính độc được pha trộn vào thuốc để tạo thành dạng thương phẩm giúp cho việc sử dụng dễ dàng.

2.2. Nồng độ, liều lượng

– Nồng độ: lượng thuốc cần dùng để pha loãng với 1 đơn vị thể tích dung môi, thường là nước. [đơn vị tính là %, g hay cc thuốc/số lít nước của bình phun].

– Liều lượng: lượng thuốc cần áp dụng cho 1 đơn vị diện tích [đơn vị tính là kg/ha, lít/ha ].

2.3. Dịch hại: là những sinh vật, vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản, làm thất thu năng suất hoặc làm giảm phẫm chất nông sản. Các loài dịch hại thường thấy là sâu, bệnh, cỏ dại, chuột, cua, ốc, tuyến trùng, nhện…

2.4. Phổ tác động: là nhiều loài dịch hại khác nhau mà loại thuốc đó có thể tác động đến.

– Phổ rộng: thuốc có thể trừ được nhiều dịch hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau.

– Phổ hẹp: [còn gọi đặc trị] thuốc trừ được ít đối tượng gây hại [một loại thuốc trừ dịch hại có tính chọn lọc càng cao thì phổ tác động càng hẹp].

2.5. Phòng trị

– Phòng: ngăn chặn không cho tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển trong cây trồng.

– Trị: bao vây, tiêu diệt các tác nhân gây hại trước hoặc sau khi chúng đã xâm nhập vào cây.

2.6. Độ độc

– LD50: Chỉ số biểu thị độ độc cấp tính của một loại thuốc BVTV đối với động vật máu nóng [đơn vị tính là mg chất độc/Kg trọng lượng chuột]. Chỉ số LD50 chính là lượng chất độc gây chết 50% số cá thể chuột trong thí nghiệm. LD50 càng thấp thì độ độc càng cao.

– LC50: độ độc của một hoạt chất có trong không khí hoặc nước [đơn vị tính là mg chất độc/thể tích không khí hoặc nước]. Chỉ số LC50 càng thấp thì độ độc càng cao.

– Ngộ độc cấp tính: thuốc xâm nhập vào cơ thể một lần, gây nhiễm độc tức thời biểu hiện bằng những triệu chứng đặc trưng.

– Ngộ độc mãn tính: khi thuốc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ, nhiều lần trong thời gian dài, thuốc sẽ tích lũy trong cơ thể đến một lúc nào đó cơ thể sẽ suy yếu, có những bộ phận trong cơ thể bị tổn thương do tác động của thuốc phát huy tác dụng.

2.7. Thời gian cách ly [PHI: PreHarvest Interval]

Là khoảng thời gian từ khi phun thuốc lần cuối đến khi thu hoạch nông sản nhằm đảm bảo cho thuốc bảo vệ thực vật có đủ thời gian phân hủy đến mức không còn có thể gây ra những tác động xấu đến cơ thể của người và gia súc khi tiêu thụ nông sản đó.

2.8. Dư lượng

Là lượng chất độc còn lưu lại trong nông sản hoặc môi trường sau khi phun g [microgram] hoặc mg [miligram] lượng chất thuốc BVTV. Dư lượng được tính bằng  độc trong 1 kg nông sản hoặc thể tích không khí, nước đất… Trường hợp dư lượng quá nhỏ, đơn vị còn được tính bằng ppm [phần triệu] hoặc ppb [phần tỉ].

IV.PHÂN LOẠI NHÓM ĐỘC

C¨n cø ®é ®éc cÊp tÝnh cña thuèc, tæ chøc Y tÕ thÕ giíi [WHO] ph©n chia c¸c lo¹i thuèc thµnh 5 nhãm ®éc kh¸c nhau: Ia [rÊt ®éc], Ib [®éc cao], II [®éc trung b×nh], III [Ýt ®éc], vµ IV [ rÊt Ýt ®éc].

Phân nhóm Ký hiệu Biểu tượng
Nhóm I: Rất độc Chữ đen trên dải đỏ Đầu lâu xương chéo trên nền trắng
Nhóm II: Độc trung bình Chữ đen trên dải vàng Chữ thập đen trên nền trắng
Nhóm III: ít độc Chữ đen trên dải xanh nước biển Vạch đen không liên tục trên nền trắng
Nhóm IV: Rất ít độc Chữ đen trên dải xanh lá cây
  1. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA TBVTV

– Tác động đường ruột còn gọi là tác động vị độc: Thuốc theo thức ăn [lá cây, vỏ thân cây…] xâm nhập vào bộ máy tiêu hoá rồi gây độc cho sâu hại.

– Tác động tiếp xúc: Khi phun thuốc lên cơ thể côn trùng hoặc côn trùng di chuyển trên thân, lá của cây có phun thuốc, thuốc sẽ thấm qua da đi vào bên trong cơ thể rồi gây độc cho sâu hại.

– Tác động xông hơi: Thuốc ở thể khí [hoặc thể lỏng hay thể rắn nhưng có khả năng bay hơi chuyển sang thể khí] xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua các lỗ thở qua đường hô hấp rồi gây độc cho sâu hại.

– Tác động thấm sâu: Sau khi được phun thuốc lên mặt lá, thân cây thuốc có khả năng xâm nhập vào bên trong mô thực vật và diệt được những sâu hại ẩn náu trong lớp mô đó.

– Tác động nội hấp [hay lưu dẫn]: Khi được phun thuốc lên cây hoặc tưới bón vào gốc thuốc có khả năng hấp thụ vào bên trong dịch chuyển đến các bộ phận khác của cây gây độc cho những loài sâu chích hút nhựa cây.

– Thuốc tác động gây ngán: Sâu hại mới bắt đầu ăn phải những bộ phận của cây có nhiễm một loại thuốc có tác động gây ngán thì đã ngưng ngay không ăn tiếp, sau cùng sâu sẽ chết vì đói.

– Tác động xua đuổi: Thuốc buộc sâu hại phải di dời đi xa các bộ phận có phun xịt thuốc do vậy không gây hại được cây trồng.

 Cơ chế tác động của thuốc vi sinh trừ sâu: Các thuốc trừ sâu từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis gây bệnh cho sâu bởi các độc tố do vi sinh vật sản sinh ra. Sâu ăn phải thuốc có chứa bào tử vi khuẩn, ở ruột sâu, vi khuẩn phát triển và sinh ra độc tố.
– Thuốc trừ bệnh: Có 2 cơ chế tác động chính:
+ Tác động trực tiếp: ức chế các phản ứng sinh tổng hợp trong tế bào của vi sinh vật gây bệnh. Hầu hết các thuốc trừ bệnh hiện nay kể cả các chất kháng sinh chủ yếu là tác động theo hướng này. Các chất như Tricylazole ức chế tổng hợp Melamin làm cho sợi nấm không xâm nhập hoặc không phát triển được trong tế bào cây ký chủ.
+ Tác động gián tiếp: Thuốc làm tăng sức đề kháng của cây ký chủ đối với ký sinh. Chất Probenazole khi phun lên cây lúa sẽ kích thích sự hoạt động của các men chống lại sự xâm nhập của sợi nấm gây bệnh đạo ôn [các men Peroxidaze, Lopoxidaze …] Những chất này làm tăng khả năng miễn dịch của cây, có tác dụng phòng chống bệnh một cách cơ bản. Đây là một hướng nghiên cứu nhiều và hy vọng trong tương lai gần sẽ đưa ra thị trường những thuốc trừ bệnh cây có cơ chế tác động theo hướng này.
–  Thuốc trừ cỏ: Có thể tóm tắt các cơ chế tác động chính của thuốc trừ cỏ như sau:
a. Hình thành các hoocmon kích thích sinh trưởng giả như các nhóm thuốc [Phenoxy, Benzoic acid2.4D, Dicamba]

  1. Ức chế quá trình quang hợp như nhóm thuốc [Phenyl urea, Triazine, Bipyridium, Diuron, Atrazine, Paraquat] c. Ức chế tổng hợp sắc tố như nhóm thuốc [Diphenyl ether, Imide, Pyridazin, Isoxazolidione,  Oxyfuofen, Oxadiazone, Norfluazon, Chlomazon] d. Ức chế phân chia tế bào như [Dinitroanilines, Trifluralin, Pendimethalin e. Ức chế tổng hợp vitamin như nhóm Asulam f. Ức chế tổng hợp Lipid thuốc đặc trưng: Fenoxaprop, Sethoxydim [nhóm thuốc: Fops and dims]

    h. Ức chế tổng hợp Aminoacid nhóm thuốc: [Sulfonyl urea, Imidazolinone, Sulfonanilide, Pyrimidylbenzoate]

–  Thuốc trừ chuột: Có 3 cơ chế chính:
a. Gây chết nhanh: Là những chất phá huỷ hệ thống thần kinh của chuột, điển hình là các chất Stricnin, kẽm phosphur. Chất Stricnin [có trong cây mã tiền] trực tiếp kích thích và làm rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Chất kẽm phosphur ăn vào trong dạ dày, dưới tác động của dịch vị sinh ra chất PH3, rất độc với thần kinh.
b. Gây chết chậm: Là những chất ức chế tổng hợp vitamin K làm máu không đông lại được [gọi là chất chống đông máu], cơ chế thiếu vitamin K làm máu bị loãng, khi bị xuất huyết máu sẽ không đông lại được, con vật bị xuất huyết nội tạng hoặc dưới da và chết dần. Thuốc chống đông máu thế hệ 1 có nhược điểm là chỉ gây chết cho chuột khi chúng ăn phải bả nhiều ngày liên tiếp. Thuốc chống đông máu thế hệ 2 có ưu điểm là chỉ cần chuột ăn 1 lần là có thể chết, điển hình cho cơ chế này là các chất nhóm Coumarine.
c. Gây bệnh cho chuột: Vi khuẩn Salmonella gây bệnh đường tiêu hoá cho chuột.
–  Chất điều hoà sinh trưởng cây trồng:
Các chất này chủ yếu là kích thích sinh trưởng cây trồng theo cơ chế chính là: – Kích thích tăng trưởng thể tích tế bào ở lá, thân, quả. – Kích thích hình thành tế bào mới, làm tăng cường sự nảy chồi, đâm rễ, ra hoa. – Bổ xung và tăng cường hoạt động của các men trong quá trình sinh tổng hợp của cây bằng cung cấp thêm các chất vi lượng [Fe, Mn, Cu, Bo, Zn …]

– Ngược lại có những chất ức chế sinh trưởng của cây, làm cho cây phát triển chậm lại, dùng chống lốp đổ và kích thích cây ra hoa. Những chất này hạn chế sự hình thành Auxin và Gibberellin trong cây.

  1. KỸ THUẬT SỬ DỤNG TBVTV
  2. Sử dụng theo 4 đúng
  3. Đúng thuốc

Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc nông sản cần được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng. Việc xác định tác nhân gây hại cần sự trợ giúp của cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật hoặc khuyến nông.

Dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn dễ mẫn cảm với thuốc, thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện, trước khi bùng phát thành dịch. Phun trễ sẽ kém hiệu quả và không kinh tế.

Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc, đảm bảo đúng liều lượng hoặc nồng độ pha loãng và lượng nước cần thiết cho một đơn vị diện tích. Phun nồng độ thấp làm sâu hại quen thuốc, hoặc phun quá liều sẽ gây ngộ độc đối với cây trồng và làm tăng tính chịu đựng, tính kháng thuốc.

Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ thuật cũng như nơi xuất hiện dịch hại mà sử dụng cho đúng cách. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu phun vào buổi trưa, do nhiệt độ cao, tia tử ngoại nhiều làm thuốc nhanh mất tác dụng, thuốc bốc hơi mạnh dể gây ngộ độc cho người phun thuốc. Nên đi trên gió hoặc ngang chiều gió. Nếu phun ở đồng xa nên đi hai người để có thể cứu giúp nhau khi gặp nạn trong quá trình phun thuốc.

Là pha hai hay nhiều loại thuốc nhằm trừ cùng một lúc được nhiều dịch hại. Tuy nhiên cần lưu ý các điểm sau: Chỉ nên pha các loại thuốc theo sự hướng dẫn ghi trong nhãn thuốc, bảng hướng dẫn pha thuốc hoặc sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật biết rõ về đặc tính của thuốc. Nên hỗn hợp tối đa hai loại thuốc khác nhóm gốc hóa học, khác cách tác động, hoặc khác đối tượng phòng trừ trong cùng một bình phun.

Hỗn hợp thuốc nhằm một trong những mục đích sau:

  • Mở rộng phổ tác dụng.
  • Sử dụng sự tương tác có lợi.
  • Hạn chế sự mất hiệu lực nhanh của một số hoạt chất.
  • Gia tăng sự an toàn trong sử dụng.
  • Tiết kiệm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế.

* Lưu ý khi pha thuốc hỗn hợp:

–  Chỉ hỗn hợp các thuốc có thể bổ sung hiệu lực cho nhau và mở rộng phổ tác dụng

–  Hầu hết các thuốc có thể hỗn hợp được với nhau, trừ một số trường hợp như không hỗn hợp thuốc bordeaux [tính kiềm cao] không pha chung với các thuốc trừ sâu bệnh khác; chế phẩm Bt không hỗn hợp với chế phẩm có nguồn gốc kháng sinh [như kasumin]; thuốc trừ cỏ cho lúa hiện nay không được pha chung với nhau và với thuốc trừ sâu bệnh nếu không được hướng dẫn trên bao bì; Không phối hợp thuốc có tính acid với tính kiềm.

–  Nồng độ pha chung: Giữ nguyên nồng độ mỗi loại thuốc, chia lượng nước định phun thành 2-3 phần, pha loãng 2-3 loại thuốc rồi đổ chúng vào với nhau, quấy kỹ. Pha 2 thuốc để trừ 2 đối tượng khácnhau [thuốc trừ sâu và trừ bệnh] thì bảo đảm nguyên nồng độ của 1 hoặc cả 2 loại thuốc [giảm 50% so với dùng riêng], nhưng lượng nước phun phải đủ yêu cầu.

Ví dụ: Bình bơm 12 lít pha 3 loại thuốc: Regent 800WG + Tilt – supe 300ND + Sasa 20WP, lấy 4 lít nước hòa với 1g Regent đổ vào 4 lít nước đã có 10ml Tilt -supe, sau đổ nốt 4 lít nước đã hoà 1 gói Sasa, quấy kỹ rồi đem phun.

– Pha hỗn hợp xong phải dùng ngay để tránh bị phản ứng phân huỷ. Thí dụ trên lúa có thể hỗn hợp applaud với bassa để trừ rầy nâi, padan với validacin, với fujione.

– Hiện nay đã có nhiều loại thuốc được pha sẵn để phần nào đáp ứng thị hiếu của bà con nông dân như thuốc trừ cỏ Butanil 55 EC, Tilt super 300 ND, Sumibass 75 EC, shepatin trừ sâu cuốn lá lúa; ametrintox trừ sâu đục thân, rầy nâu…

Chú ý: Việc pha 3 – 4 loại thuốc với nhau hiệu quả của từng loại thuốc có thể bị giảm. Nếu thấy thuốc pha hỗn hợp với nhau có hiện tượng dung dịch thuốc thay đổi theo hướng nóng lên hoặc kết tủa, chứng tỏ rằng các hoạt chất có trong các loại thuốc này phản ứng mạnh với nhau, không nên sử dụng.

3.An toàn khi sử dụng thuốc BVTV           

– Chỉ mua thuốc nguyên chai, nguyên gói, không bị rò rỉ, có nhãn mác đầy đủ, còn trong hạn sử dụng.

– Không chở thuốc BVTV chung với lương thực, thực phẩm, không để đổ vỡ khi vận chuyển.

– Trước khi sử dụng cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết: cân, đong pha chế, đồ bảo hộ lao động, kiểm tra lại bình phun.

– Khi phun rải thuốc không dùng tay tiếp xúc với thuốc, không để thuốc dính vào da và quần áo, không phun ngược chiều gió, không ăn uống và hút thuốc khi phun thuốc.

– Nếu thuốc dính vào da, mắt, cần rửa ngay bằng nước sạch.

– Sau khi phun thuốc cần thay áo quần, tắm rửa sạch sẽ. Không rửa bình phun và đổ thuốc thừa xuống sông, kênh rạch, ao hồ. Không tận dụng các bao bì, chai vỏ thuốc vào các mục đích khác.

– Giữ đúng thời gian cách ly từ khi phun thuốc lần cuối đến khi thu hoạch sản phẩm.

– Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, xa trẻ em và gia súc.

Trang bị bảo hộ lao động và thực hiện nghiêm các nguyên tắc an toàn lao động khi phun thuốc BVTV là biện pháp hiệu quả nhất để nông dân tự bảo vệ sức khỏe của mình, tránh gặp phải những hậu quả xấu.

VII. Gới thiệu một số loại thuốc bảo vệ thực vât được phép sử dụng Thông tư số  03 /2016/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 4  năm  2016 :

–  Ababetter[1.8 EC, 3.6EC, 5EC] của công ty Lucky : 1.8EC: sâu cuốn lá/ lúa; sâu tơ/ bắp cải; bọ trĩ/ dưa hấu; sâu vẽ bùa/ cam; nhện đỏ/ chè, 3.6EC: nhện đỏ/ quýt, bọ trĩ/ dưa hấu, rầy bông/ xoài; sâu cuốn lá/ lúa, 5EC: nhện đỏ/ quýt; sâu cuốn lá/ lúa.

–  Abafax [ 1.8EC, 3.6EC] của công ty Tô Ba ; sâu đục thân, sâu cuốn lá/ lúa; bọ cánh tơ/ chè

–  Abagold [38EC, 55EC, 65EC] công ty mekong: 38EC: Sâu tơ/bắp cải; bọ trĩ/chè; sâu cuốn lá/lúa; nhện đỏ/cam, 55EC: nhện đỏ/ chè; sâu cuốn lá/lúa,65EC: Nhện gié/lúa, sâu cuốn lá/lúa; nhện đỏ/ cam; bọ trĩ/chè.

–  Abagro [1.8 EC, 4.0EC]; 1.8EC: sâu cuốn lá/ lúa; nhện đỏ/ cây có múi, 4.0EC: sâu cuốn lá/ lúa; nhện đỏ/ cây có múi; sâu xanh/ lạc; bọ trĩ/ dưa hấu; sâu vẽ bùa/ cà chua; bọ trĩ/ chè; sâu tơ/ cải bắp

–  Abakill[ 1.8 EC, 3.6 EC, 10WP]  công ty Nông hưng:  1.8EC: rầy nâu, bọ trĩ, sâu cuốn lá, bọ xít hôi/ lúa; bọ trĩ/ xoài.3.6EC: rầy nâu, bọ trĩ, sâu cuốn lá/ lúa; bọ trĩ/ xoài; sâu vẽ bùa/ cam,

10WP: sâu cuốn lá, rầy nâu/ lúa; bọ trĩ/ dưa hấu

-Abasuper [1.8EC, 3.6EC, 5.55EC] công ty Phú Nông:  1.8EC, 3.6EC, 5.55EC: sâu đục thân, rầy nâu, bọ xít, bọ trĩ, sâu cuốn lá, nhện gié/ lúa; sâu tơ/ bắp cải; dòi đục lá/ cà chua; rệp muội/ đậu tương; rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, nhện đỏ/ cam; rầy bông, sâu ăn bông/ xoài  5.55EC: nhện đỏ, bọ cánh tơ/ chè

2.Thuốc trừ bệnh

Genol  [0.3SL, 1.2SL] thuốc trừ bệnh|; giả sương mai/ dưa chuột, dưa hấu, cà chua, nhãn, hoa hồng; đạo ôn, khô vằn, vàng lá, lem lép hạt/ lúa; khô vằn/ ngô; đốm lá/ thuốc lá, thuốc lào; thối búp/ chè; sẹo/ cam; thán thư/ nho, vải, điều, hồ tiêu; nấm hồng/ cao su, cà phê

– Lilacter [0.3 SL]; khô vằn, bạc lá, tiêm lửa, vàng lá, đạo ôn, thối hạt vi khuẩn/ lúa; héo xanh, mốc xám, giả sương mai/ dưa chuột; mốc xám/ cà pháo, đậu tương, hoa lyly; thán thư/ ớt; thán thư, sương mai/ vải; đốm lá/ na; phấn trắng, thán thư/ xoài, hoa hồng; sẹo/ cam; thối quả/ hồng; thối nõn/ dứa; thối búp/ chè.

– Apolits 20WP, 30WP, 40WP ; 20WP: vàng lá, bạc lá, đốm sọc/ lúa,30WP: Bạc lá/lúa, thán thư/lạc, thối nhũn/bắp cải, nấm hồng/cam, 40WP: bạc lá, vàng lá chín sớm/lúa

– Molbeng  [ 2SL, 4SL, 8SL]: 2SL: bạc lá/ lúa, héo rũ/ cà chua; sương mai/ dưa hấu; thối quả/ xoài, vải, 4SL: bạc lá/ đạo ôn, lem lép hạt/ lúa; mốc xám/ bắp cải; sương mai, lở cổ rễ/ cà chua; sương mai/ dưa hấu, bí xanh; thối quả / vải, xoài, 8SL: bạc lá, đạo ôn, khô vằn/ lúa; héo rũ, lở cổ rễ/ cà chua; sương mai/ bí xanh, dưa hấu; thán thư, thối quả/ xoài; mốc xám/ nho

– Niclosat [ 2SL, 4SL, 8SL]; khô vằn, bạc  lá/ lúa; lở cổ rễ/ lạc, đậu đỗ, cải bắp; khô cành/ cà phê; lở cổ rễ, sương mai/ cà chua; khô vằn/ ngô; thối gốc/ khoai tây, bí xanh; xoăn lá/ ớt; hoa lá/ thuốc lá; nấm hồng/ cao su….

Video liên quan

Chủ Đề