Thuốc hồi sinh có tác dụng bao lâu

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đức Thông - Bác sĩ Gây mê hồi sức - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Gây tê hay gây mê đều là những phương pháp vô cảm được sử dụng trước những cuộc phẫu thuật hay thủ thuật nhằm giúp bảo đảm an toàn cho bệnh nhân. Vậy thời gian tồn tại của thuốc tê và thuốc mê là khoảng bao lâu?

Gây tê, gây mê là những phương pháp vô cảm giúp loại bỏ cảm giác của bệnh nhân tại nơi phẫu thuật hoặc toàn thân và bệnh nhân sẽ không còn cảm giác đau nữa. Gây tê thường sử dụng để giảm đau ở một chỗ hẹp hay một vùng cơ thể; còn gây mê là làm cho bệnh nhân mất tri giác toàn thân do thuốc mê tác dụng lên não bộ. Điểm khác nhau cơ bản là khi gây tê người bệnh vẫn sẽ tỉnh táo và nhận biết mọi thứ đang diễn ra nhưng không đau; ngược lại, gây mê thì người bệnh mất ý thức hoàn toàn và không còn nhận biết gì nữa.

Tùy thuộc theo yêu cầu phẫu thuật đòi hỏi, vùng mổ lớn hay nhỏ, tình trạng sức khỏe bệnh nhân và kết quả xét nghiệm, cách thức phẫu thuật mà bác sĩ sẽ lựa chọn cách thức gây tê hay gây mê. Bất cứ loại gây tê hay gây mê nào cũng đều có những nguy cơ, tuy nhiên với sự tiến bộ của khoa học hiện nay thì độ an toàn của các phương pháp vô cảm đã được tăng lên rất cao.

Thuốc gây tê có rất nhiều loại với liều lượng khác nhau do đó tùy thuộc vào thuốc cũng như tính chất cuộc phẫu thuật mà thời gian gây tê sẽ kéo dài trong khoảng thời gian thích hợp. Các phương pháp gây tê và thời gian tác dụng tương ứng là:

Gây tê tủy sống cho bệnh nhân

  • Gây tê cục bộ [gây tê tại chỗ]: là phương pháp dùng thuốc làm mất cảm giác một vùng trên cơ thể có thể dùng kim để đưa thuốc vào hoặc sử dụng thuốc bôi. Thuốc sẽ có tác dụng ngay sau vài phút và tan hết chỉ sau vài tiếng đồng hồ.
  • Gây tê vùng: là phương pháp làm tê liệt một vùng lớn trên cơ thể và người bệnh vẫn tỉnh táo trong quá trình gây tê. Thông thường, thuốc tê sẽ được tiêm vào khu vực tập trung nhiều dây thần kinh [đám rối thần kinh hay tùng thần kinh]; hoặc gây tê thân thần kinh ngoại biên, ví dụ tê thần kinh quay, thần kinh trụ, thần kinh đùi, thần kinh ngồi...để phong bế cảm giác ở các khu vực được chi phối cảm giác bởi các dây thần kinh đó. Kỹ thuật sẽ được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm và máy dò thần kinh nên đảm bảo chính xác, hiệu quả và an toàn cao.
  • Gây tê tủy sống sử dụng một loại kim chuyên dụng để chọc vào khoảng hở giữa các đốt xương sống để tiêm thuốc tê vào ống tủy, thuốc có tác dụng sau 1 – 3 phút và tan hết sau 2 đến 3 giờ, người bệnh sẽ mất cảm giác hoàn toàn từ vị trí chọc kim xuống 2 chân, đặc biệt là 2 chân không thể cử động được như bị liệt chân cho đến khi thuốc hết tác dụng.
  • Gây tê ngoài màng cứng sử dụng một loại kim đặc biệt để chọc vào khoảng hở giữa các đốt xương sống; đồng thời luồn 1 ống thông bằng nhựa có đường kính rất nhỏ [catheter] vào sát với ống tủy [gọi là ngoài màng cứng vì không chọc thủng lớp màng của ống tủy], thông qua ống nhựa này, thuốc tê được bơm vào khoang ngoài màng cứng gây ra tình trạng ức chế cảm giác theo khu vực mà các khoanh tủy chi phối với mức độ nhẹ hơn tê tủy sống. Ổng thông nhựa sẽ được cố định trong cơ thể bệnh nhân, thầy thuốc có thể bơm lặp lại những liều thuốc tê phù hợp để giảm đau hoặc kết nối với máy truyền thuốc tự động [bơm tiêm điện] để truyền thuốc tê liên tục để giảm đau liên tục kéo dài [có thể đến 72 giờ]. Khi ngừng đưa thuốc vào cơ thể thì sẽ mất vài tiếng để lượng thuốc này tan hết và người bệnh có thể lấy lại cảm giác sau đó.

Hình ảnh gây mê bằng mặt nạ mask

Gây mê toàn thân sẽ khiến bệnh nhân mất nhận thức hoàn toàn nên thường được sử dụng trong những ca phẫu thuật kéo dài và phức tạp, yêu cầu người bệnh phải nằm yên tuyệt đối. Thuốc mê được đưa vào cơ thể dưới dạng tiêm tĩnh mạch hoặc dạng khí thông qua ống thở [nội khí quản] hoặc mặt nạ [mask].

Thuốc mê có tác dụng ngay sau khi đưa vào cơ thể, người bệnh sẽ ngủ mê sau 1 – 2 phút tùy từng loại thuốc. Ngay sau khi ngưng đưa thuốc vào cơ thể [tiêm hoặc hít] khoảng 15 – 30 phút, người bệnh sẽ dần dần tỉnh lại và hoàn toàn tỉnh táo sau 1 – 2 giờ hoặc lâu hơn vì thời gian hồi phục còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và loại thuốc sử dụng. Ngày nay, các thuốc mê mới có tác dụng mê sâu, ít tác dụng phụ và tỉnh nhanh giúp đem lại sự thoải mái cho người bệnh.

Hầu hết các phương pháp vô cảm đều an toàn và thuốc có thể đọng lại trong cơ thể khoảng vài tiếng và được đào thải hoàn toàn sau vài ngày sau khi ngừng thuốc. Tuy nhiên, thời gian đào thải còn phụ thuộc vào loại phương pháp vô cảm, liều lượng thuốc sử dụng cũng như sức khỏe bệnh nhân, sự đào thải thuốc sẽ xảy ra chậm hơn ở những người bị suy gan, suy thận vì đa số các thuốc được chuyển hóa ở gan và đào thải qua thận hoặc gan. Ngoài ra thuốc mê còn đào thải qua hơi thở, mồ hôi, phân..

Tại Bệnh viện Vinmec, chúng tôi sử dụng các thuốc mới nhất, ít tác dụng phụ nhất đã được thế giới công nhận. Chúng tôi tiên phong trong việc tuân thủ Công ước Helsinsky về việc hạn chế sử dụng Morphin, chúng tôi không sử dụng Morphin để điều trị đau [Morphin free]; thay vào đó chúng tôi tiến hành các kỹ thuật gây tê vùng với 1 liều duy nhất [single shoot] hoặc đặt catheter truyền liên tục được kiểm soát bởi NB [PCA] nhằm mang lại hiệu quả giảm đau tốt giúp NB hồi phục nhanh sau mổ và sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thực hành gây mê phẫu thuật an toàn theo các hướng dẫn quốc tế. Với một đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng gây mê giàu kinh nghiệm, cùng với các trang thiết bị hiện đại như máy truyền thuốc tự động kiểm soát nồng độ đích [TCI: Target controlled Infusion], Monitor theo dõi toàn diện [mạch, điện tim, bão hòa oxy máu động mạch, khí CO2 thở ra, phân tích nồng độ khí mê...], gây tê vùng dưới hướng dẫn máy siêu âm và máy dò thần kinh, hệ thống kiểm soát đường thở khó [đèn đặt nội khí quản gắn camera, hệ thống nội soi phế quản ống mềm, hệ thống theo dõi gây mê toàn diện AoA [Adequate of Anesthesia] của GE bao gồm theo dõi độ mê [Entropi, BIS] và độ giãn cơ [TOF] sẽ mang lại chất lượng cao và an toàn, giúp bệnh nhân gây mê vừa đủ, không thức tỉnh, không tồn dư thuốc giãn cơ sau mổ. Hệ thống Y tế Vinmec cũng tự hào là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ký kết với Hiệp hội Gây mê Thế giới [WFSA] hướng đến mục tiêu trở thành bệnh viện an toàn nhất về gây mê phẫu tại Đông Nam Á.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Ngưng tim, ngưng thở hơn 5 phút nhưng cụ bà 73 tuổi đã trở về từ cõi chết sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ dốc sức cấp cứu. Điều kỳ diệu là não của bà không bị tổn thương, thoát khỏi cảnh sống đời sống thực vật.Sáng 5/7/2019, trên giường bệnh khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ, cụ bà Đ.T.Đ. [73 tuổi, Cái Răng – Cần Thơ] đã hồi phục tri giác, lật trở được tay chân. Ít ai biết bệnh nhân vừa trải qua cơn thập tử nhất sinh với căn bệnh hiếm gặp, nhưng lại không bị tổn thương não dù đã ngưng tim, ngưng thở hơn 5 phút trên đường đi cấp cứu 2 ngày trước.

Chị Thường – con gái bà Đ. kể lại, sau giấc ngủ trưa ngày 3/7, chị thấy mẹ có gì đó không ổn, thở phì phò, lay mãi không dậy, sờ thấy chân tay lạnh, toát mồ hôi, tím tái dần. Người nhà nhanh chóng tìm danh bạ đã lưu sẵn số tổng đài cấp cứu đột quỵ 1800 1115 – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ và tức tốc đưa tới bệnh viện.

Đến nơi, bà Đ. đã ngưng tim, ngưng thở, tay chân tím tái, hôn mê, huyết áp không đo được. Hệ thống báo động “Code blue” – quy trình hồi sức tim phổi cho bệnh nhân ngưng tim toàn viện được kích hoạt tức thì.

Ngay lập tức, người bệnh được xoa bóp tim ngoài lồng ngực, đặt ống thở, tiêm thuốc hồi sinh. 5 phút sau, tim đập trở lại nhưng mạch vẫn rất yếu, huyết áp không đo được, có nguy cơ ngừng tim tái diễn.

ThS.BS Nguyễn Mạnh Cường – người trực tiếp cấp cứu cho cụ bà Đ.
ThS.BS Nguyễn Mạnh Cường – Khoa Tim mạch Bệnh viện đa khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ cùng ê-kíp cấp cứu nhanh chóng siêu âm tim ngay tại giường bệnh. Kết quả ghi nhận có tràn dịch màng ngoài tim cấp, trái tim đang bị chèn ép, co bóp yếu như đang bơi đuối sức trong một bể nước.

Sau khi hội chẩn gấp rút, BS Mạnh Cường chọc dịch màng ngoài tim để giải áp cho trái tim đập trở lại. Tổng lượng dịch trong khoang màng ngoài tim rút ra khoảng 400ml.

Bệnh nhân thoát khỏi cơn nguy kịch, đo được huyết áp, mạch đập rõ hơn nhưng nguy cơ chết não vẫn còn. Các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Đột quỵ, Hồi sức cấp cứu tiếp tục hội chẩn, chụp CT sọ kiểm tra.

Tất cả đều thực hiện ngay tại phòng cấp cứu để tranh thủ từng giây. Chỉ trong vòng 7 phút kể từ khi vào cánh cửa cấp cứu, bệnh nhân được siêu âm tim và chọc dịch thành công. 24 giờ sau đó, điều kỳ diệu đã xảy ra, bệnh nhân dần mở mắt, da niêm hồng, cử động tay chân, gọi hỏi biết.

“Thông thường, xử trí tràn dịch màng ngoài tim cần được thực hiện tại phòng mổ hay phòng DSA, phải mất đến 20-30 phút. Tuy nhiên, tình trạng của người bệnh quá nguy cấp, do đó, ê-kíp đã hội chẩn ngay tại phòng cấp cứu, có đầy đủ máy siêu âm tim, máy thở nên có thể thực hiện đồng thời tại một thời điểm mà vẫn đảm bảo yếu tố vô trùng cho người bệnh” – BS Mạnh Cường cho biết.

Lượng dịch trong khoang màng ngoài tim được rút ra tại phòng Cấp cứu khoảng 400ml. Sau khi chuyển lên khoa Hồi sức Cấp cứu bệnh nhân tiếp tục được dẫn lưu dịch thêm khoảng 500ml. Ảnh: BSCC

Quá trình hồi phục của bệnh nhân cũng vô cùng cam go. “Khi được chuyển lên khoa Hồi sức, bệnh nhân tái diễn rớt nhịp tim rất nhiều lần, dọa ngưng tim lần 2 nhưng được cấp cứu, kiểm soát nhịp tim tốt. Đặc biệt, với những người bị ngưng tim thì vấn đề cần quan tâm nhất là não. May mắn nhờ được cấp cứu kịp thời và đúng cách nên bệnh nhân không bị tổn thương não, tri giác phục hồi tốt” – BS Lâm Thành Luân – Khoa Hồi sức tích cực thông tin.

Đây là trường hợp đặc biệt hy hữu được cứu sống vì bệnh nhân có rất nhiều bệnh nền, tổng trạng kém như: tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh động mạch vành đã đặt stent, viêm đa khớp. Thông thường nếu bệnh nhân ngưng tim quá 5 phút sẽ gây đột quỵ, tổn thương não không hồi phục. Nhiều người được cứu sống nhưng phải trải qua đời sống thực vật kéo dài.

Tuy nhiên, trường hợp này nhờ việc cấp cứu nhanh chóng, hiệu quả với các trang thiết bị máy móc hiện đại trên xe cứu thương và tại phòng cấp cứu [siêu âm, CT, MRI 3 Tesla có thể tiếp cận trong vòng một phút] và sự phối hợp nhuần nhuyễn, hết lòng của các bác sĩ, điều dưỡng có nhiều kinh nghiệm nên bệnh nhân đã trở về từ cõi chết một cách thần kỳ.

Người nhà cũng đã góp công lớn khi họ trang bị đầy đủ kiến thức, hotline bệnh viện sẵn sàng trong danh bạ, phản xạ nhanh. Chỉ cần đến trễ chỉ 5 phút nữa thôi, dù bác sĩ giỏi đến mấy, phương tiện tốt bao nhiêu, người bệnh cũng không còn.

Ca cấp cứu ngày hôm đó để lại nhiều cung bậc cảm xúc cho các y bác sĩ. Lo lắng khi thấy dấu hiệu sinh tồn dần mất đi. Gấp rút, quyết tâm bằng mọi giá phải cứu sống, dù chỉ có 1/10 cơ hội. Hồi hộp, vỡ òa khi trái tim bệnh nhân đập trở lại, và nhẹ nhõm khi não không bị tổn thương.

Bệnh nhân hồi phục tri giác tốt, lật trở được tay chân theo yêu cầu của bác sĩ ngày 5/7

TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa S.I.S Cần Thơ nhận định đây là trường hợp đầu tiên sau mười mấy năm làm ngành y mà ông cảm nhận được sự sống kỳ diệu đến vậy, ngừng tim, ngừng thở mà vẫn có thể hồi phục tốt. 

Còn với ThS.BS Nguyễn Mạnh Cường, dù đã điều trị một số trường hợp tràn dịch màng ngoài tim nhưng đây cũng là lần đầu tiên tiến hành trong tình trạng cấp cứu.

Hiện, sức khỏe bệnh nhân ổn định, lượng dịch màng tim ít, không còn tái lập nhiều như những ngày trước, có thể rút ống dẫn lưu để tránh cho bệnh nhân không bị nhiễm trùng. Dự kiến cụ bà có thể xuất viện trong 3-5 ngày tới.

Tràn dịch màng ngoài tim: Bệnh hiếm và hiểm

Theo ThS.BS Nguyễn Mạnh Cường, tràn dịch màng ngoài tim cấp là bệnh ít gặp, tần suất chiếm khoảng 0,1% tổng số bệnh nhân nhập viện và khoảng 5% tổng số bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì đau ngực.

Bình thường, trái tim được bao xung quanh bởi một lớp bọc và tạo ra một khoang màng ngoài tim. Khoang này thường chứa khoảng 30-50ml dịch. Khoang màng ngoài tim sẽ giúp cho trái tim có vị trí ổn định trong lồng ngực và giúp tim hoạt động trơn tru, hạn chế ma sát. Trong trường hợp tràn dịch màng ngoài tim gây chèn ép tim cấp, các buồng tim không giãn nở được, máu không đi về tim được và tim bóp không hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng tụt huyết áp và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tràn dịch màng ngoài tim có thể do nhiều nguyên nhân: viêm nhiễm do vi trùng, vi rút, suy tim, bệnh động mạch vành gây nhồi máu cơ tim có biến chứng, hoặc một số bệnh lý như suy giáp, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, bệnh cơ tim…

Biểu hiện của bệnh thường là đau ngực vùng sau xương ức, đau tăng khi hít thở sâu, giảm khi nằm hoặc ngồi cúi về phía trước. Nếu lượng dịch màng ngoài tim nhiều sẽ dẫn đến khó thở, tụt huyết áp, đột quỵ, tử vong.

Căn bệnh này dễ chẩn đoán nhầm với nhồi máu cơ tim, bóc tách động mạch chủ hoặc nguyên nhân về phổi. Siêu âm tim là phương pháp hữu hiệu giúp chẩn đoán nhanh và chính xác tràn dịch màng ngoài tim.

Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân. Khi lượng dịch màng ngoài tim nhiều sẽ được chỉ định chọc dò rút dịch để giải áp và xét nghiệm dịch để tìm nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Phương Nhung
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.com

Video liên quan

Chủ Đề