Thụ lý vụ án hành chính là gì

Tìm hiểu các quy định về tố tụng, chúng ta chắc chắn đã từng nghe đến vụ án hành chính. Vậy theo quy định hiện hành, vụ án hành chính là gì? Mời quý khách hàng cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu về vụ án hành chính qua bài viết sau đây.

Vụ án hành chính là gì

Nội dung bài viết:

1. Vụ án hành chính là gì?

Vụ án hành chính là những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân với cá nhân trong cơ quan nhà nước hay với cơ quan nhà nước, khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính hay quyết định kỷ luật, quyết định buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại.

2. Điều kiện phát sinh vụ án hành chính

Thông qua cách hiểu về vụ án hành chính, điều kiện để phát sinh một vụ án hành chính gồm có:

– Có hành vi khởi kiện của cá nhân, tổ chức.

Chỉ khi có hành vi khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề họ cho rằng quyền lợi của họ bị ảnh hưởng thì mới phát sinh một vụ án.

Cụ thể những vấn đề bị khởi kiện là: quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân.

– Việc khởi kiện của cá nhân, tổ chức phải được TAND thụ lý giải quyết.

Không phải bất kỳ vụ án nào Tòa án cũng tiếp nhận, thụ lý giải quyết. Những vụ án đúng thẩm quyền, đảm bảo các điều kiện khởi kiện mới được Tòa án thụ lý giải quyết.

Như vậy, khi đáp ứng cả 2 điều kiện nêu trên thì vụ án hành chính phát sinh.

3. Đặc điểm của vụ án hành chính

– Các bên trong vụ án hành chính là chủ thể đặc biệt: Đây là các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền, mang quyền lực nhà nước. Một bên trong quan hệ này lại là công dân. Có thể thấy 2 bên trong vụ án hành chính có vị thể không ngang bằng nhau: vị thế chính trị và cũng có thể cả về hiểu biết xã hội, hiểu biết pháp luật.

– Vụ án hành chính không có thủ tục hòa giải bởi tính chất đặc thù, phúc tạp. Ngoài ra, Viện kiểm sát tham gia vào quá trình tố tụng để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết án hành chính là bắt buộc đối với tất cả vụ án ngay từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án.

4. Một số quy định về vụ án hành chính

Căn cứ Luật Tố tụng hành chính 2015:

Nhập hoặc tách vụ án hành chính

– Tòa án nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Tòa án đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết bằng một vụ án hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Các vụ án thụ lý riêng biệt chỉ có một người khởi kiện đối với nhiều quyết định hành chính, hành vi hành chính đều do một cơ quan, tổ chức hoặc một người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức ban hành, thực hiện và có mối liên hệ mật thiết với nhau hoặc các vụ án thụ lý riêng biệt có nhiều người khởi kiện đối với cùng một quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính;

+ Việc nhập hai hay nhiều vụ án hành chính thành một vụ án hành chính phải bảo đảm việc xét xử được nhanh chóng, hiệu quả, triệt để và không vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử.

– Tòa án tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án hành chính khác nhau để giải quyết trong trường hợp quyết định hành chính bị khởi kiện liên quan đến nhiều người khởi kiện và quyền lợi, nghĩa vụ của những người khởi kiện đó không liên quan với nhau.

– Khi nhập hoặc tách vụ án, Tòa án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.

Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng hành chính.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo.

5. Những câu hỏi thường gặp.

Phương thức khởi kiện vụ án hành chính được quy định ra sao?

Khởi kiện mà không khiếu nại [trừ trường hợp danh sách cử tri; phải khiếu nại rồi mới khởi kiện theo quy định]
Khởi kiện sau khi khiếu nại
Không khởi kiện; chỉ khiếu nại

Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là bao lâu?

01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính; hành vi hành chính; quyết định kỷ luật buộc thôi việc
30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước

Nộp tạm ứng án phí vụ án hành chính thế nào?

Người khởi kiện phải nộp số tiền nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 10 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí của Tòa án; trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí; hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi vụ án hành chính là gì mà ACC cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Chủ Đề