The house of lords là gì

Trong thời gian gần đây, Thượng viện Vương quốc Anh hay còn được biết đến với tên gọi Viện Quý tộc [House of Lords] xuất hiện trên các mặt báo vì những lý do chẳng mấy hay ho. Vào ngày 26 tháng Bảy, tờ Sun on Sunday, một tờ báo lá cải hữu khuynh, đã đăng tải hình ảnh cùng đoạn phim quay cảnh Thượng nghị sĩ Sewel [Phó Chủ tịch Thượng viện và cũng là cựu đồng minh của nguyên Thủ tướng Tony Blair] đang mua vui cùng gái bán hoa, hít ma túy và than vãn về thu nhập còm cõi của mình. Sau hai ngày chịu áp lực liên tục từ giới truyền thông, ông tuyên bố từ chức khỏi Thượng viện vào ngày 28 tháng Bảy, dựa trên một cơ chế mới vừa được đưa ra vào năm ngoái. Vụ bê bối xảy ra trong thời điểm vai trò và mục đích của Thượng viện đang được chú ý gắt gao. Thượng viện là cơ quan lập pháp có đông thành viên thứ hai trên thế giới chỉ sau Quốc hội Trung Quốc, tất cả thành viên đều không qua dân cử và Viện sắp tiếp nhận một lượng lớn tân nghị viên nữa. Vậy Viện Quý tộc này được dùng vào mục đích gì?

Hệ thống lưỡng viện ngày nay của Vương quốc Anh bắt đầu từ thế kỷ 14 khi các hiệp sĩ đại diện cho các quận và thị xã [Phe Thứ dân – the Commons] bắt đầu nhóm họp riêng, tách khỏi các lãnh tụ tôn giáo và giới quý tộc [Phe Quý tộc – the Lords]. Phe Quý tộc ban đầu là bên mạnh hơn nhưng đến thế kỷ 17, và sau giai đoạn 11 năm vắng bóng chế độ quân chủ tại Anh, sự vượt trội của Phe Thứ dân đã được chính thức hóa.

Qua hàng thế kỷ, Phe Quý tộc phát triển thành một cơ quan tập hợp các thành viên cấp cao từ giới tu sĩ, các chính khách được bổ nhiệm và những quý tộc được kế thừa vị trí tại cơ quan này nhằm mục đích kiểm soát các quyết định lập pháp từ Hạ viện nhiều quyền lực hơn. Thượng viện mất gần hết quyền phủ quyết trong 50 năm đầu của thế kỷ 20 và đến năm 1999 thì hoàn toàn mất quyền này, nhưng vẫn giữ lại được 92 nghị viên được kế thừa chức vị.

Ngày nay Viện Quý tộc, giờ chủ yếu gồm các chính khách được bổ nhiệm, dành phân nửa thời gian để rà soát các đạo luật được thông qua bởi Viện Thứ dân [Hạ viện], vốn là nơi khởi nguồn của hầu hết các đạo luật. Theo “Thông lệ Salisbury” [Salisbury Convention], Thượng viện sẽ không cản trở các điều luật mà các đảng đã giành được sự ủng hộ từ người dân qua các cuộc bỏ phiếu [tức là những dự luật được nêu trong các tuyên bố tranh cử của đảng]. Nhưng Thượng viện sẽ đề xuất các sửa đổi và có thể ngăn cản tiến triển của các dự luật không liên quan đến tài chính. Các thượng nghị sĩ cũng chất vấn chính phủ và tham gia các ủy ban. Thay vì nhận lương, mỗi thành viên trong số hơn 800 thượng nghị sĩ đó sẽ được trả một khoản tiêu vặt 300 bảng Anh [468 USD] cho mỗi ngày họp.

Vì vậy công việc của các thượng nghị sĩ cũng hữu ích khi tạo ra những cuộc họp trầm tĩnh hơn so với các hạ nghị sĩ huyên náo; xem xét chính sách bằng tầm nhìn xa hơn thay vì bằng quan điểm [ngắn hạn] lấy bầu cử làm trọng tâm của các hạ nghị sĩ; đóng vai trò như những nhà thông thái giàu kinh nghiệm có được từ thời kỳ nắm giữ các bộ ngành và những lĩnh vực khác trong đời sống cộng đồng.

Tuy vậy, nhiều người [kể cả tờ Economist] cho rằng các thượng nghị sĩ phải thay đổi. Viện Quý tộc thường bị chê là buồn chán [độ tuổi trung bình của các thành viên là 70], tạo điều kiện để các chính khách tưởng thưởng các thân hữu và không đại diện cho phần lớn người dân. Một số người muốn chuyển Viện Quý tộc thành một Thượng viện do dân cử, đại diện cho mọi vùng miền và mọi quốc gia thành viên của Vương quốc Liên hiệp Anh.

Trong quốc hội nhiệm kỳ trước, các Đảng viên Đảng Dân chủ Tự do trong chính phủ liên minh đã thử chuyển Thượng viện sang hướng đó nhưng đã gặp sự cản trở từ các nghị viên Đảng Bảo thủ đối lập. Hiện tại do một mình Đảng Bảo thủ nắm quyền nên việc cải tổ Thượng viện khó xảy ra bất chấp vụ bê bối của Thượng nghị sĩ Sewel.

Ra đời từ năm 1265, Nghị viện Anh đợc coi là Nghị viện có truyền thống lâu đời nhất trên thế giới. Nghị viện Anh gồm Nhà vua và hai viện: Viện Bình dân [Hạ viện] và Viện Quý tộc [Thợng viện]. 

 

1.    Viện Bình dân [The House of Commons] 

Viện Bình dân đóng vai trò đặcbiệt quan trọng đối với hoạt động của Nghị viện Anh. Bởi vậy, thuật ngữ "Nghị viện" đôi khi đợc dùng chỉ để biểu thị cho Viện này. Viện Bình dân do nhân dân trực tiếp bầu ra trong cuộc bầu cử phổ thông đầuphiếu, nhiệm kỳ 5 năm.

 

a. Chủ tịch Viện [Speaker]

 

Chủ tịch Viện do Viện bầu ra trong số thành viên của Viện với sự đồng ý của Nhà vua, theo nhiệm kỳ của Viện. Thông thờng, Chủ tịch Viện là một trong số những ngời lãnh đạo của đảng cầm quyền. Nhiệm vụ cơ bản của Chủ tịch Viện là đại diện cho Viện Bình dân trong quan hệ với Nhà vua, Chính phủ và các thiết chế Nhà nớc khác cũng nh trong quan hệ đối ngoại của Viện; lãnh đạo hoạt động của Viện. Chủ tịch Viện đóng vai trò quan trọng đối với tổ chức và hoạt động của Viện. Trong phạm vi chức năng của mình, Chủ tịch Viện có khá nhiều quyền về thủ tục. 

Với phạm vi thẩm quyền rộng của Chủ tịch viện, đểhạn chế u thế của đảng mà Chủ tịch viện là thành viên, luật pháp Anh quy định:sau khi đợc bầu, Chủ tịch phải tuyên bố ra khỏi đảng. Ngoài ra, đểngăn ngừa việc Chủ tịch viện có thể gây áp lực với đại biểu trong các cuộc thảo luận, luật pháp không trao cho Chủ tịch viện quyền phát biểu và biểu quyết mọi vấn đềthuộc thẩm quyền quyết định của Viện. Trừ trờng hợp sau khi Viện biểu quyết, tỷ lệ số phiếu thuận, chống ngang nhau, Chủ tịch viện sẽ là ngời quyết định cuối cùng. Năm 1993 Chủ tịch viện đã biểu quyết sau khi số phiếu của các đại biểu đạt tỷ lệ ngang nhau, để thông qua Hiệp ớc Maaxtricht. Sau khi hết nhiệm kỳ, Chủ tịch viện đợc nhận tớc vị Nam tớc và trở thành thành viên của Thợng nghị viện. Giúp việc cho Chủ tịch viện có 3 phó chủ tịch do Viện bầu ra trong số thành viên của viện. Trong số 3 phó chủ tịch có 1 phó chủ tịch thứ nhất. Phó chủ tịch thứ nhất kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban giao thông và phơng tiện. Phó chủ tịch thứ nhất thay thế vị trí của Chủ tịch trong trờng hợp Chủ tịch Viện vắng mặt, đồng thời chủ toạ các phiên họp của Uỷ ban toàn viện. 

b. Thủ lĩnh ban lãnh đạo đảng đoàn Nghị viện của đảng cầm quyền là nhân vật giữ vị trí quan trọng trong Viện. Theo quy định của Luật về Viện Bình dân năm 1978, chức danh này do Thủ tớng Chính phủ bổ nhiệm trong số các thành viên Ban lãnh đạo của đảng. Thủ lĩnh có nhiệm vụ đại diện cho Chính phủ tại Nghị viện. Để thực hiện nhiệm vụ này, Luật về Viện Bình dân năm 1978 trao cho thủ lĩnh một số quyền hạn nhất định, nh: quyết định chơng trình nghị sự kỳ họp của Viện, xác định ch-ơng trình hoạt động lập pháp của Viện, đề nghị ứng cử viên vào một số chức vụ của Chính phủ... Nhiệm vụ th ký Viện Bình dân do bộ phận th ký đứng đầu là Tổng th ký phụ trách. Tổng th ký do Nhà vua bổ nhiệm trong số những ngời không phải là thành viên của Viện. Chức danh này không theo nhiệm kỳ. Tổng th ký chỉ từ chức khi đủ 65 tuổi hoặc theo nguyện vọng của cá nhân. Tổng th ký đồng thời là cố vấn cho Viện và Chủ tịch viện về về những vấn đề nh: thủ tục hoạt động, quyền hạn của Viện. Tổng th ký đợc sự giúp đỡ của 2 ngời giúp việc. 

c. Các uỷ ban của Viện Bình dân 

Để thực hiện tốt chức năng của mình, Viện thành lập ra các uỷ ban, mỗi uỷ ban phụ trách một vấn đề hay một lĩnh vực nhất định. Viện có hai loại uỷ ban, Uỷ ban thờng trực [Standing Committee] và Uỷ ban lâm thời [Temporary Committee]. Các uỷ ban thờng trực lại đợc chia thành ba loại: Uỷ ban toàn viện, Uỷ ban chuyên môn và Uỷ ban không chuyên môn.

Uỷ ban toàn viện bao gồm toàn bộ thành viên của Viện. Uỷ ban có nhiệm vụ thảo luận các dự án luật về hiến pháp và tài chính, các kiến nghị về quốc hữu hoá tài sản hoặc theo đề nghị của Chính phủ, t nhân hoá tài sản quốc gia. Uỷ ban chỉ thảo luận chứ không thông qua bất cứ quyết định nào. Các phiên họp của Uỷ ban toàn viện do Phó Chủ tịch thứ nhất làm chủ toạ. Trong trờng hợp cần thiết, Phó Chủ tịch thứ nhất có thể uỷ quyền chủ toạ cho các phó chủ tịch khác.

Uỷ ban chuyên môn [Select Committee]. Các uỷ ban chuyên môn đợc thành lập từ năm 1979 để giúp Viện giám sát hoạt động của các bộ, ngành của Chính phủ. Hiện nay Viện có 16 uỷ ban. 

Các uỷ ban chuyên môn đợc thành lập trên cơ sở đại diện tỷ lệ giữa các đảng có ghế ở viện. Mỗi uỷ ban có từ 9 đến 14 thành viên.Uỷ ban không chuyên môn đợc thành lập theo vần chữ cái A,B,C đểthẩm tra các dự án luật. Cách thức thành lập tợng tự nh cách thành lập uỷ ban chuyên môn. Mỗi uỷ ban có từ 15 đến 50 thành viên. Hiện nay, Viện có 8 uỷ ban loại này.  Để phối hợp hoạt động của các uỷ ban thờng trực, viện thành lập Uỷ ban liên lạc [The Liaison Committee]. Uỷ ban liên lạc có nhiệm vụ xem xét, nghiên cứu những vấn đề quan trọng có liên quan đếnhoạt động của các uỷ ban thờng trực và cho ý kiến của mình vềnhững vấn đềđó, thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Viện. Nh đã đề cập ở trên, Chủ nhiệm các uỷ ban do Chủ tịch Viện bổ nhiệm. Thành viên của uỷ ban không thể đồng thời là thành viên của Chính phủ. Thành viên Chính phủ đợc quyền tham gia các cuộc họp của uỷ ban, nhng không có quyền phát biểu ý kiến và biểu quyết.

Các uỷ ban có thể tiến hành điều tra một vấn đề nào đó. Trong quá trình điều tra, uỷ ban có quyền yêu cầu các cơ quan hữu quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết, thẩm vấn nhân chứng, quyết định giám định. Sau khi kết thúc điều tra, uỷ ban làm báo cáo đểtrình Viện. Đối với Viện, các quyết

định của uỷ ban chỉ mang tính chất tham khảo.

 

Uỷ ban lâm thời do Viện quyết định thành lập đểđảm nhận một số vấn đềnhất định. Trong số các uỷ ban lâm thời có một số đợc thành lập đểphục vụ cho hoạt động của Viện trong thời gian diễn ra kỳ họp. Đó là các Uỷ ban về thủ tục, Uỷ ban dân nguyện, Uỷ ban đặc ân, Uỷ ban về công tác phục vụ đại biểu.

 

 

2.    Thợng nghị viện [The House of Lords] 

Thợng nghị viện Anh là Thợng viện duy nhất trên thế giới có một số lợng đông đảo thành viên và có cách thức thành lập không giống bất cứ Thợng viện của nớc nào. Số lợng thành viên của Thợng nghị viện không cố định mà thay đổi theo thời gian. 

Cơ cấu tổ chức của Thợng nghị viện gồm: Chủ tịch Thợng viện là thành viên của nội các do Nữ hoàng bổ nhiệm theo đềnghị của Thủ tớng Chính phủ nhiệm kỳ 5 năm. Chủ tịch Thợng viện đồng thời là ngời đứng đầu cơ quan t pháp. Vì chức năng và phạm vi hoạt động của Thợng viện không rộng bằng Hạ viện, do đó trong tổ chức và hoạt động của Nghị viện, Chủ tịch Thợng viện đóng vai trò ítquan trọng hơn so với Chủ tịch Viện Bình dân. Giúp việc cho Chủ tịch có hai Phó Chủ tịch do Thợng viện bầu ra trong số các thành viên của Viện tại phiên họp đầu tiên của kỳ họp thứ nhất trong năm, nhiệm kỳ 1 năm. 

Bộ phận th ký của Viện do Tổng th ký phụ trách. Tiêu chuẩn, cách thức thành lập, nhiệm kỳ của Tổng th ký Thợng viện giống nh Tổng th ký Hạ viện.

Thợng viện thành lập các uỷ ban thờng trực phụ trách vấn đề một số nhất định. Hiện nay, Thợng viện có 17 uỷ ban thờng trực. Mỗi uỷ ban có Chủ nhiệm và 24 thành viên. Cũng nh các uỷ ban thờng trực của Hạ viện, Chủ nhiệm và các thành viên của các uỷ ban thờng trực của Thợng viện đợc thành lập trên cơ sở tỷ lệ với số ghế của các đảng chính trị ở Thợng viện. Giúp việc cho mỗi uỷ ban là bộ phận th ký. 

Để phối hợp hoạt động của các uỷ ban thờng trực, Thợng viện thành lập Uỷ ban tay lái [Steering Committee]. Uỷ ban Tay lái có chức năng nh Uỷ ban liên lạc của Hạ viện. Ngoài ra Thợng viện còn thành lập uỷ ban lâm thời theo những vấn đề xãhội quan trọng [ad hoc Committee], thí dụ Uỷ ban thể thao và giải trí [1971], Uỷ ban về tình trạng thất nghiệp [1979-1982], Uỷ ban Thơng mại quốc tế [1984-1985]. 

Khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu, ngoài Chủ tịch Thợng viện, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm các uỷ ban, các thành viên của Ban lãnh đạo Đảng đoàn đại biểu và các pháp quan quý tộc, còn lại đa số các thành viên khác của Thợng viện không đợc hởng lơng mà chỉ đợc một khoản phụ cấp tơng đơng với khoản phụ cấp dành cho các thành viên của Hạ viện. Cũng nh các thành viên của Hạ viện, thành viên Thợng viện có quyền tự do phát biểu, quyền bất khả xâm phạm thân thể. Ngoài ra, mỗi thành viên Thợng viện còn có quyền đợc Nữ hoàng Anh tiếp kiến.

  

II. Thủ tục hoạt động của Nghị viện

Thủ tục hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Nghị viện Anh nói riêng và Nghị viện của các nớc nói chung. Nếu nh ở các nớc trên thế giới, thủ tục hoạt động của Nghị viện thờng đợc điều chỉnh bởi một văn bản [quy chế hoặc luật], thì thủ tục hoạt động của Nghị viện Anh đợc điều chỉnh bởi nhiều văn bản khác nhau, kể cả các tập tục không thành văn. 

 

1.    Thủ tục tiến hành kỳ họp Nghị viện 

Theo quy định của pháp luật Anh, việc triệu tập kỳ họp Nghị viện và việc giải tán Viện Bình dân thuộc thẩm quyền của Nữ hoàng Anh theo đềnghị của Thủ tớng Chính phủ.  Hàng năm, kỳ họp Nghị viện thờng bắt đầu từ cuối tháng 10, đầu tháng 11. Kỳ họp Nghị viện đợc tiến hành hầu nh suốt năm trừ các kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, Phục sinh, Tam vị và nghỉ hè. Ngày khai mạc kỳ họp đầu tiên của Nghị viện khoá mới phải đợc tiến hành không sớm hơn 20 ngày kể từ ngày Nữ hoàng công bố. Phiên họp khai mạc đợc mở đầubằng bài phát biểu của Nữ hoàng. Nội dung của bài phát biểu này do Thủ tớng Chính phủ soạn thảo, trong đó chủ yếu đềcập đếnchơng trình hoạt động trong năm của Chính phủ. Trong thời gian diễn ra kỳ họp, các phiên họp của Viện Bình dân đợc tiến hành hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu, thứ bẩy và chủ nhật Viện nghỉ họp; các phiên họp của Thợng viện đợc tiến hành từ thứ hai đến thứ năm, trong trờng hợp cần thiết có thể cả thứ sáu.

 Phiên họp của Viện Bình dân đợc coi là hợp lệ trong trờng hợp có 40 đại biểu trở lên tham dự; đối với Thợng viện là 30 đại biểu. Thông thờng, các đại biểu chỉ đến dự họp đầy đủ để nghe Thủ tớng trả lời các câu hỏi, hoặc khi Nghị viện thảo luận dự án luật quan trọng hay một vấn đề chính trị quan trọng. 

Các vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền của Nghị viện đợc chia thành các loại khác nhau. Mỗi loại đ- ợc tiến hành theo một thủ tục nhất định. Thông thờng, chơng trình nghị sự của phiên họp Nghị viện bao gồm việc thảo luận các dự án luật [bills] và các kiến nghị [motions]  Dự án luật đợc chia thành dự án luật của Chính phủ, dự án luật do đại biểu Nghị viện khởi xớng, dự án luật liên quan đến tài chính.  Kiến nghị của Nghị viện là dự thảo Nghị quyết của Nghị viện về một vấn đề nhất định, nh: kiến nghị về bỏ phiếu bất tínnhiệm Chính phủ, kiến nghị bày tỏ sự không hài lòng đối vớichính sách do Chính phủ thực hiện, kiến nghị về những vấn đềquan trọng mang ý nghĩa xãhội sâu sắc... 

Theo quy định của luật thành văn và luật không thành văn, thời gian mà Hạ viện tiến hành thảo luận các vấn đề [dự án luật, kiến nghị] do các đảng chính trị, các đại biểu độc lập trình đợc phân bố theo một tỷ lệ nhất định. Trong đó, phần lớn số thời gian của kỳ họp Nghị viện [khoảng hơn 100 ngày hay hơn 3/4] thuộc đảng cầm quyền, 20 ngày cho đảng đối lập, 20 ngày cho các đại biểu không thuộc đảng phái nào.

 ởThợng viện, tuy không có sự phân bố thời gian cụ thể nh vậy, nhng các thợng nghị sĩthờng dành phần lớn thời gian đểthảo luận các dự án do Chínhphủ đệtrình. 

Những dự án đợc khởi xớng bởi Chính phủ sẽ do một thành viên của Chính phủ trình bày. Sau khi ngời này trình bày, đại diện của "Chính phủ bóng" [Shadow Cabinet] sẽ trình bày ý kiến của đảng đối lập. Sau đó, đại diện của các đảng khác và các thành viên của đảng cầm quyền và đảng đối lập sẽ lần lợtphát biểu ý kiến. Trờng hợp dự án đợc khởi xớng bởi đảng đối lập hay đảng khác hoặc bởi đại biểu độc lập, sau khi ngời trình dự án trình bày, đại diện của Chính phủ sẽ phát biểu sau đó mới đến lợt các đại biểu khác. 

Nếu nh ở Viện Bình dân, đối với một vấn đề, mỗi đại biểu chỉ có quyền phát biểu một lần với thời gian phát biểu có thể là không hạn chế nếu nh Chủ tịch viện không có quyết định khác, thì ở Thợng viện các đại biểu, không phụ thuộc vào đảng phái, có thể phát biểu nhiều lần vào bất cứ lúc nào.

 

 

2.    Thủ tục lập pháp

 

Tất cả các dự án luật, trừ dự án luật vềtài chính[money bills], có thểtrình Hạ việntrớc hoặctrình Thợng viện trớc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy phần lớn các dự án luật đợc trình Hạ viện trớc, một số ít dự án luật trình Thợng viện trớc thờng là những dự án có nội dung pháp lý phức tạp. 

Theo quy chế Nghị viện Anh, các văn bản luật do Nghị viện thông qua đợc chia thành hai loại: luật công [public Act] và luật cá biệt [particular Act]. Theo quy định của Luật năm 1889, luật công là tất cả các văn bản luật do Nghị viện thông qua từ năm 1850, nếu nh trong văn bản không có quy định khác. Luật công lại đợc chia thành: luật chung [general Act] điều chỉnh hoạt động của xã hội nói chung hoặc một bộ phận lớncủa xãhội; luật địa phơng [local Act] điều chỉnh hoạt động của một bộ phận lãnh thổ của đất nớc;luật t [personal Act] điều chỉnh hoạt động của tổ chức nào đó. Luật cá biệt liên quan đến từng thể nhân cụ thể. Sự phân biệt này có mang ý nghĩa pháp lý sau: thứ nhất, trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, các bên có thể viện dẫn bất cứ văn bản luật công nào đã đợc công bố, nhng chỉ đợc viện dẫn những văn bản luật cá biệt trên cơ sở bản copy do Văn phòng của Nữ hoàng cấp [trong một số trờng hợpdo Tổng th ký Viện Bình dân cấp]; thứ hai, chỉ các đại biểu Nghị viện mới có quyền trình dự án luật công, còn dự án luật cá biệt do các chủ thể có liên quan trình; thứ ba, dự án luật công phải đợc chuẩn bị hoàn chỉnh từ lời nói đầu đến các chơng, các điều khoản, trong khi đó dự án luật cá biệt có thể đợc trình bày dớihình thức là một bản tóm tắt những nội dung cơ bản của dự luật.

Theo quy định không thành văn, phần lớn các dự án luật đợc khởi xớng bởi Chính phủ thông qua các thành viên của mình [mỗi thành viên Chính phủ thực hiện sáng quyền lập pháp về những vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền của mình]. Bởi vậy, mỗi khi đại biểu cần thông qua một dự án luật hay dự thảo nghị quyết về một vấn đề nào đó, đại biểu phải liên hệ với thành viên Chính phủ phụ trách vấn đề đó.

 

Trình tự xem xét dự án luật ở Hạ viện đợc tiến hành qua 3 bớc tơng ứng với 3 lần đọc.

 

Lần đọc thứ nhất, Tổng th ký Viện chỉ đọc tên gọi của dự án, sau đó hoặc Viện biểu quyết bác bỏ dự án hoặc biểu quyết tiếp nhận dự án để thảo luận.

 

Lần đọc thứ hai đợc tiến hành ngay sau khi Viện biểu quyết đồng ý tiếp nhận dự án luật. ởđây, Viện chỉtiến hành thảo luận những nội dung cơ bản chứ không thảo luận chi tiết các điềukhoản của dự luật. Sau khi thảo luận, Viện sẽ biểu quyết vềsự cần thiết và tínhhợp lý của việc thông qua dự luật. Nếu Viện biểu quyết chống thì dự luật coi là bịbác bỏ. Trờng hợp Viện biểu quyết tán thành, theo quyết địnhcủa Chủ tịch Viện, dự luật sẽ đợc chuyển cho một uỷ ban của Viện hoặc cho Uỷ ban toàn viện đểuỷ ban này thảo luận và chỉnh lý từng điềukhoản của dự luật. Sau khi hoàn thành việc chỉnh lý dự luật, uỷ ban chỉnh lý dự án luật làm bản báo cáo đểtrình Viện. Trong quá trình thảo luận báo cáo của uỷ ban chỉnh lý dự án luật, Viện sẽ quyết định những điều khoản nào cần đợc giữ nguyên nh dự thảo lần một, hay những chỉnh lý nào của uỷ ban chỉnh lý nên đợc giữ lại, hoặc cần phải bổ sung thêm những sửa đổinào.

 

Lần đọc thứ ba. Tại lần này, Viện chỉthảo luận những vấn đềbao trùm toàn bộ nội dung của dự án luật mà không có những bổ sung sửa đổimới, trừ những bổ sung, sửa đổi về biên tập. Sau đó, Chủ tịch Viện sẽ đặtvấn đềbiểu quyết thông qua dự án luật. Có trờng hợp sau khi dự luật đợc thông qua lần hai, Chủ tịch Viện đặtvấn đềbiểu quyết thông qua dự án luật ngay mà không tiến hành thảo luận lần ba. Thủ tục thông qua dự án luật của Hạ viện Anh bao giờ cũng đợc tiến hành công khai thông qua các hình thức biểu quyết nh: đứng dậy; tập hợp theo hai nhóm, ủng hộ ở phía tay phải của Chủ tịch Viện, không ủng hộ ở phía tay trái của Chủ tịch Viện; la hét.

Sau khi Hạ viện thông qua dự án luật, Chủ tịch Viện ban hành lệnh giao cho Tổng th ký Viện để ng- ời này "chuyển cho các thợng nghị sĩ dự án luật và đề nghị họ ủng hộ". 

ởThợng viện, trớc hết dự án luật đợc xem xét bởi một uỷ ban [thờng trực hoặclâm thời]. Sau đó uỷ ban sẽ lập báo cáo về dự án luật đểtrình Thợng viện thảo luận cho ý kiến. Trờng hợp Thợng viện không thông qua, dự án luật sẽ đợc chuyển cho Hạ viện. Nếu Hạ viện tiếptục biểu quyết thông qua thì dự luật đợc chuyển cho Nữ hoàng đểNữ hoàng ký và công bố. Theo quy địnhcủa pháp luật, đối với mỗi dự án luật, Thợng viện chỉcó quyền cản trở Hạ viện thông qua trong vòng 1 năm. 

Thủ tục thông qua dự án tài chính có đặc điểm sau: Sáng kiến trình các dự án tài chínhthuộc thẩm quyền của riêng Chính phủ; các dự án buộc phải trình lên Hạ viện trớc; tất cả những sửa đổi, bổ sung đối với dự án cần phải đợc sự chấp thuận của bộ trởng phụ trách vấn đề có liên quan; Thợng viện chỉ có quyền cản trở việcthông qua dự án luật tài chínhtrong thời gian là một tháng. 

Thực tế hoạt động của Nghị viện Anh cho thấy, những bất đồng ý kiến giữa hai viện về dự án luật thờng đợc giải quyết bằng cách nhợng bộ lẫn nhau. Dự án luật đợc Hạ viện và Thợng viện chuyển qua, chuyển lại cho nhau đến khi đạt đợc sự đồng ý của cả hai.

 

 

3.    Thủ tục tiến hành phiên họp của các uỷ ban của Nghị viện

Các uỷ ban họp theo thủ tục đơn giản hơn so vớithủ tục kỳ họp Nghị viện. Tuỳ theo số lợngthành viên của mỗi uỷ ban mà số lợngthành viên cần thiết đểcuộc họp đợc coi là hợppháp xêdịch trong phạm vi từ 5 đến15 ngời. Trớchết, Chủ nhiệm uỷ ban trình bày nội dung của cuộc họp và những vấn đềcần thảo luận. Tiếp theo, một thành viên đợc giao việc chuẩn bịnội dung của vấn đềđọc báo cáo. Sau đó, các thành viên phát biểu ý kiến. Đối với mỗi vấn đề,sau khi kết thúc thảo luận, uỷ ban làm bản báo cáo để trình Viện. 

 

4.    Hoạt động giám sát của Nghị viện

Bên cạnh chức năng lập pháp và thông qua ngân sách nhà nớc, Nghị viện Anh còn thực hiện chức năng giám sát hoạt động của Chính phủ. Chức năng giám sát của Nghị viện Anh đợc thiết lập vào nửa đầu thế kỷ 18. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 20, khi chế độ lỡng đảng đợc thiết lập ở Anh, khi Chính phủ đợc thành lập từ một đảng chiếm đa số ghế ở Hạ viện thì chức năng giám sát của Nghị viện đối với Chính phủ trở nên mờ nhạt và mang tính hình thức. Thực tế cho thấy, mặc dù biết rằng sẽ không đợc Viện thông qua nhng để phục vụ cho mục đích tuyên truyền, đảng đối lập vẫn sử dụng chế định giám sát Chính phủ, trình Viện thảo luận nghị quyết phê bình hoặc bất tín nhiệm Chính phủ.

Theo quy địnhcủa pháp luật, các thành viên Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân trớcNghị viện. Hình thức phổ biến nhất mà Nghị viện sử dụng đểgiám sát hoạt động của Chính phủ là đại biểu đặtcâu hỏi cho các thành viên Chính phủ. Đạibiểu có thể đặtcâu hỏi bằng miệng hoặc bằng văn bản trong "giờ câu hỏi" [question time] đợc ấn địnhvào đầugiờ mỗi phiên họp của mỗi Viện. Hàng tuần, tại các phiên họp của ngày thứ ba và thứ năm, Hạ viện dành 55 phút, Thợng viện dành 20 phút đểcác bộ trởng trả lời câu hỏi của đại biểu. Đối với câu hỏi miệng, bộ tr- ởng phải trả lời sau hai ngày kể từ ngày nhận đợc câu hỏi, trờng hợpcần thiết - trả lời ngay trong ngày. Mỗi bộ trởng mỗi tháng một lần phải trả lời câu hỏi của đại biểu trớcViện Bình dân. Riêng Thủ tớng Chính phủ phải trả lời hai lần trong một tuần. 

Bộ trởng không buộc phải trả lời những câu hỏi liên quan đến các vấn đề nh quốc phòng, an ninh, những thông tin mang tính chất cá nhân, những thông tin thơng mại bí mật. Ngoài ra, bộ trởng có thể từ chối trả lời câu hỏi trong trờng hợp viên th ký riêng thông báo chi phí cho việc chuẩn bị trả lời câu hỏi quá 200 bảng Anh. 

Đối với câu hỏi bằng văn bản của đại biểu Hạ viện, bộ trởng đợc chuẩn bị trong thời gian bảy ngày và công bố trong một bản báo cáo chính thức; câu hỏi bằng văn bản của đại biểu Thợng viện - trong thời gian 2 tuần. Nghị viện còn thực hiện quyền giám sát Chính phủ thông qua hoạt động của các uỷ ban chuyên môn của Nghị viện và thông qua hoạt động của viên Uỷ viên Nghị viện về công tác quản trị. Trong lĩnh vực tài chính, Nghị viện giám sát Chính phủ thông qua hoạt động của Tổng thanh tra và Uỷ ban kiểm toán công./.

 

 

 

 

 

1.     Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều khoá Viện hoạt động không đủ nhiệm kỳ 5 năm, bởi lẽ theo quy định của luật pháp Anh, trong một số trờng hợp, Chính phủ có quyền yêu cầu Nhà vua giải tán Viện. Chỉ tính riêng thế kỷ 20, Viện Bình dân bị giải tán trớc thời hạn hơn 20 lần. Khoá Nghị viện từ 1992 đến 1997 là khoá đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai Viện hoạt động đủ nhiệm kỳ 5 năm.

 

Ngoài ra Viện có thể tự tuyên bố giải tán [lần cuối cùng Viện tự giải tán vào năm 1911], hoặc thông qua luật kéo dài nhiệm kỳ của mình [điều này xảy ra vào thời gian diễn ra hai cuộc chiến tranh thế giới].

The House of Commons and the House of Lords là gì?

Áp dụng mô hình lưỡng viện, Quốc hội Anh có thượng viện, gọi Viện Quý tộc [House of Lords], và hạ viện, gọi Viện Thứ dân [House of Commons]. Quốc trưởng [hiện nay Vua] thành phần thứ ba của Quốc hội.

Các thành viên của House of Lords là ai?

Giới Nghị viên Thế tục đa số các quý tộc nhất đại [không có tính thừa kế] do Quốc trưởng bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng hoặc Ủy ban Bổ nhiệm Viện Quý tộc, số còn lại các quý tộc thừa kế [cha truyền con nối].

The House of common là gì?

Hạ Nghị viện Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, cũng gọi ngắn gọn Hạ viện Anh, hạ nghị viện trong Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và hiện nay viện quan trọng hơn trong Nghị viện. Tên chính thức Viện Thứ dân [House of Commons].

Nghị sĩ có nghĩa là gì?

Đại biểu, Nghị viên hay Nghị sĩ là thành viên của cơ quan lập pháp [tức Quốc hội hoặc Nghị viện], được cử tri tín nhiệm bầu làm đại diện của nhân dân tại Quốc hội hoặc Nghị viện thông qua cuộc tổng tuyển cử.

Chủ Đề