Khám ngoại tiết niệu là gì

Nhiễm trùng đường tiết niệu [UTI] xảy ra khi đường tiết niệu bị nhiễm trùng, thường do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo. UTI ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới, cụ thể, có hơn 50% phụ nữ bị UTI ít nhất một lần trong đời. Mặc dù hầu hết các trường hợp nhiễm trùng này đều có thể được điều trị bằng thuốc, nhưng UTI có thể tái phát trong vòng 6 tháng sau lần mắc đầu tiên, nguyên nhân thường là do nhiễm một loại vi khuẩn khác hoặc do tác dụng ức chế của phương pháp điều trị giảm dần.

Việc nhận biết được các dấu hiệu và triệu chứng của UTI có vai trò quan trọng. Nếu không được điều trị, UTI có thể dẫn đến nhiễm trùng thận hoặc thậm chí là các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng hơn. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu các dấu hiệu, triệu chứng, yếu tố nguy cơ của bệnh cũng như các phương pháp điều trị hiện có.

Nguồn tham khảo:

Griebling TL. Urinary tract infection in women. In: Litwin MS, Saigal CS, eds. Urologic Diseases in America. Department of Health and Human Services, Public Health Service, National Institutes of Health, National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. Washington, D.C.: GPO; 2007. NIH publication 07–5512:587–619.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Nhiễm trùng niệu đạo hoặc bàng quang được gọi là UTI dưới. Các triệu chứng của UTI dưới bao gồm:

  • Đau hoặc đau rát khi đi tiểu
  • Cảm giác không thể tiểu hết nước tiểu trong bàng quang
  • Nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn bình thường
  • Đột ngột mót tiểu gấp
  • Đau bụng dưới
  • Nước tiểu đục hoặc có máu
  • Đau khi quan hệ tình dục

Nếu UTI không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng niệu quản hoặc thận, được gọi là UTI trên. Các triệu chứng của UTI trên bao gồm:

  • Đau ở lưng hoặc bên sườn
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Khó chịu

Không nên xem nhẹ UTI và cần tìm kiếm chăm sóc y tế kịp thời. Hãy trao đổi với bác sĩ phụ khoa tiết niệu để tìm hiểu thêm.

Yếu tố rủi ro

Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu [UTI]. Các yếu tố này bao gồm:

  • Có nhiều bạn tình
  • Quan hệ tình dục thường xuyên hoặc mạnh
  • Đái tháo đường
  • Dùng thuốc tránh thai
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu
  • Tiểu không tự chủ
  • Tiền sử mắc UTI

Hãy trao đổi với bác sĩ phụ khoa tiết niệu để tìm hiểu xem bạn có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu không và cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa nào.

Chẩn đoán và điều trị

Bác sĩ phụ khoa tiết niệu sẽ tiến hành kiểm tra bệnh sử và khám lâm sàng bệnh nhân để kiểm tra xem vùng bụng hoặc thận có bất kỳ thay đổi nào không. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm/kiểm tra như xét nghiệm nước tiểu.

Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào độ nặng của tình trạng nhiễm trùng và có thể bao gồm dùng thuốc hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt. Hãy trao đổi với bác sĩ phụ khoa tiết niệu để tìm hiểu thêm.

Bàng quang và niệu đạo nằm ở đường tiết niệu dưới, có chức năng chứa đựng và tống xuất nước tiểu một cách kịp thời. Tiểu không tự chủ là khi cơ bàng quang và niệu đạo phối hợp kém, thường dẫn đến rò rỉ nước tiểu khi thực hiện các hoạt động như cười, ho hoặc tập thể dục. Tình trạng này có thể xảy ra do rối loạn thần kinh, bàng quang tăng hoạt hoặc sự mất cân bằng giữa co thắt bàng quang và kháng lực niệu đạo.

Rối loạn chức năng tiểu tiện có thể dẫn đến mất kiểm soát bàng quang hoàn toàn, tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát bàng quang. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp cũng như các phương pháp điều trị hiện có.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Các triệu chứng thường gặp của tiểu không tự chủ bao gồm, nhưng không giới hạn:

  • Đi tiểu nhiều lần
  • Dòng tiểu yếu
  • Cần đi tiểu vào ban đêm [tiểu đêm]
  • Tiểu khó
  • Cảm giác không tiểu hết nước tiểu trong bàng quang

Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát bàng quang, tiểu không tự chủ có thể dẫn đến mất kiểm soát bàng quang hoàn toàn. Hãy trao đổi với bác sĩ phụ khoa tiết niệu nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào nêu trên. Chẩn đoán kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng sức khỏe.

Chẩn đoán và điều trị

Bác sĩ phụ khoa tiết niệu sẽ xem xét bệnh sử của bạn và tiến hành khám lâm sàng. Đôi khi, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm/kiểm tra bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Nội soi bàng quang
  • Chụp bàng quang
  • Chẩn đoán hình ảnh, ví dụ như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính [CT] hoặc chụp cộng hưởng từ [MRI]

Tùy thuộc vào kết quả đánh giá và tình trạng y khoa của bạn, bác sĩ phụ khoa tiết niệu có thể đề xuất phác đồ điều trị bằng phương pháp phục hồi chức năng, dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Hãy trao đổi với bác sĩ phụ khoa tiết niệu để tìm hiểu thêm.

Nguồn tham khảo:

Robinson D, Staskin D, Laterza RM, Koebl H. Defining female voiding dysfunction: ICI-RS 2011. Neurourology and urodynamics. Mar 2012;31[3]:313-316.

Các cơ quan vùng chậu bao gồm tử cung, bàng quang và trực tràng, được cố định vị trí bằng các mô vùng chậu và cơ sàn chậu. Do các nguyên nhân như sinh con, suy yếu cơ, nâng vật nặng, ho mạn tính hoặc phẫu thuật, có những trường hợp cơ quan vùng chậu, ví dụ như bàng quang, tụt khỏi vị trí bình thường và đè lên thành âm đạo. Tình trạng này được gọi là sa tạng chậu và có thể gây khó chịu hoặc đau. Nhiều cơ quan có thể bị sa cùng một lúc, bao gồm bàng quang, niệu đạo, tử cung, âm đạo, ruột non hoặc trực tràng.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Sa tạng chậu khi khởi phát sớm có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Khi tình trạng sa tạng tiến triển nặng hơn, các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Dòng tiểu yếu hoặc ngắt quãng
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu [UTI] tái phát nhiều lần
  • Cảm giác tức nặng ở âm đạo
  • Cục u lồi trong âm đạo hoặc ở cửa âm đạo
  • Cảm giác không tiểu hết nước tiểu trong bàng quang
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Đau lưng âm ỉ

Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, hãy tìm kiếm chăm sóc y tế kịp thời. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa tiết niệu để tìm hiểu phương pháp điều trị và cách kiểm soát bệnh trạng.

Chẩn đoán và điều trị

Bác sĩ phụ khoa tiết niệu sẽ tìm hiểu bệnh sử của bạn và tiến hành khám lâm sàng. Bác sĩ cũng có thể đề xuất thực hiện các xét nghiệm/kiểm tra bổ sung để kiểm tra toàn diện.

Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào loại sa tạng, tuổi của người phụ nữ, dự định sinh con cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được đề nghị thay đổi thói quen sinh hoạt và thực hiện các bài tập sàn chậu. Nếu phương pháp điều trị không phẫu thuật không có hiệu quả trong việc giảm nhẹ các triệu chứng, có thể cần thực hiện can thiệp ngoại khoa. Với những tiến bộ trong công nghệ y khoa, kỹ thuật phẫu thuật xâm lấn tối thiểu giúp hạn chế tối đa sẹo hậu phẫu và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Hãy trao đổi với bác sĩ phụ khoa tiết niệu để tìm hiểu thêm.

Phòng khám niệu là gì?

Khám hệ tiết niệu là khám các cơ quan trong hệ tiết niệu bao gồm: hai thận, hai niệu quản, một bàng quang, một niệu đạo và thêm tuyến tiền liệt nếu bệnh nhân nam. Thông qua các kỹ thuật khám thực thể cơ [nhìn, sờ, gõ] bác sĩ sẽ phát hiện ra các dấu hiệu bất thường.

Khám viêm đường tiết niệu cần khám những gì?

Viêm đường tiết niệu cần xét nghiệm gì?.
2.1. Xét nghiệm nước tiểu thông thường..
2.2. Xét nghiệm cấy nước tiểu..
2.3 Một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh của hệ niệu..
2.4 Nội soi bàng quang..

Khoa Ngoại thận là gì?

Chuyên điều trị các bệnh lý về thận tiết niệu như sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, u bàng quang, các dị tật về sinh dục nam, các bệnh về nam học... Khoa Ngoại thận - Tiết niệu được thành lập năm 2002. Từ năm 2002 - 2006 Khoa chuyên điều trị các bệnh sỏi Tiết niệu theo phương pháp cổ điển mổ mở.

Khám viêm niệu đạo như thế nào?

CHẨN ĐOÁN VIÊM NIỆU ĐẠO Ở NỮ GIỚI Xét nghiệm nước tiểu: Lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm ở đường niệu đạo là do nấm, vi khuẩn hay ký sinh trùng. Xét nghiệm máu: Biện pháp này giúp bác sĩ xác định xem người bệnh có bị viêm niệu đạo do các bệnh truyền nhiễm hay không.

Chủ Đề