Thông tư hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng năm 2024

Bản quyền thuộc Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Giấy phép thiết lập Website số 18/GP-TTĐT do Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 27/02/2013.

Địa chỉ cơ quan: ngõ 135/1 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội. ĐT: (024) 38430040, Fax: (024) 37367379

Cập nhật: 11:08 - 21/12/2021 | Lần xem: 19845

Bộ Y tế ban hành cập nhật hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng COVID-19

Ngày 21/12/2021, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 5785/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 dành cho người từ 18 tuổi trở lên. Theo đó, đối tượng hoãn tiêm chỉ còn phụ nữ mang thai dưới 13 tuần và người đang mắc bệnh cấp tính.

Theo đó, các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là những người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không có dị ứng với thành phần của vắc xin. Hướng dẫn cũng nêu rõ đối với những trường hợp đang mắc bệnh cấp tính hoặc phụ nữ mang thai dưới 13 tuần sẽ được trì hoãn tiêm chủng. Mặt khác, việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 này sẽ có chống chỉ định đối với những người đã có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 cùng loại (lần trước) hay có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Hướng dẫn quy định cụ thể về việc khám sàng sàng lọc trước tiêm chủng đầy đủ theo quy trình từ hỏi tiền sử bệnh, đánh giá lâm sàng để có kết luận phù hợp sau khám sàng sàng lọc cho người đến tiêm. Trong đó, đặc biệt chú ý các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng bao gồm: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; Người có bệnh nền, bệnh mạn tính; Người mất tri giác, mất năng lực hành vi; Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu; Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần; Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (nhiệt độ <35,5oC và >37,5oC, mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế, nhịp thở > 25 lần/phút).

Qua hướng dẫn này sẽ giúp phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Từ đó đảm bảo công tác tiêm chủng diễn ra an toàn.

https://binhphuoc.gov.vn/vi/news/phong-chong-dich-benh-427/bo-y-te-ban-hanh-huong-dan-kham-sang-loc-truoc-tiem-chung-doi-voi-tre-em-31086.html https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/news/2023_04/tre_em_13415213112021.jpg

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

(CTTĐTBP) - Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 1575/QĐ-BYT ngày 27/3/2023 về hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em.

Hướng dẫn này bao gồm các phần thăm khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ trên 1 tháng tuổi và trẻ sơ sinh nhằm quyết định cho trẻ có chống chỉ định tiêm chủng, đủ tiêu chuẩn tiêm chủng, trẻ tạm hoãn tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng và các trường hợp phải chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện.

Theo đó, Bộ Y tế đã hướng dẫn cụ thể 11 trường hợp tạm hoãn tiêm chủng cho trẻ trên 1 tháng tuổi đối với cơ sở ngoài bệnh viện.

Trẻ có tiền sử phản ứng phản vệ độ 2 sau tiêm vaccine lần trước (có cùng thành phần): chuyển khám sàng lọc và tiêm tại bệnh viện.

Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, suy giảm ý thức...): tiêm khi sức khỏe của trẻ ổn định.

Trẻ mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng: tiêm khi sức khỏe của trẻ ổn định.

Sốt ≥ 38 độ C, hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 độ (đo nhiệt độ tại nách): tiêm khi thân nhiệt của trẻ ổn định.

Suy giảm miễn dịch: Trẻ nghi ngờ mắc hoặc mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh chưa xác định được mức độ, hoặc mắc suy giảm miễn dịch thể nặng thì tạm hoãn tiêm các vaccine sống giảm độc lực và chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện. Tiêm khi trẻ được chẩn đoán suy giảm miễn dịch không thuộc thể nặng, ngoại trừ vaccine bại liệt uống (OPV).

​​​​Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B): Tạm hoãn tiêm vaccine sống giảm độc lực. Tiêm cho trẻ khi đủ 3 tháng tính từ ngày cuối cùng sử dụng sản phẩm.

Trẻ đang điều trị hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid toàn thân (uống/tiêm) với liều cao, hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày: tạm hoãn tiêm vaccine sống giảm độc lực. Tiêm cho trẻ sau khi kết thúc điều trị corticoid, hóa trị và xạ trị 14 ngày.

Trẻ có cân nặng dưới 2kg: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện. Khi cân nặng trẻ từ 2kg trở lên thực hiện khám sàng lọc và tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện.

Có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vaccine (ví dụ: lần đầu không sưng tấy, lần sau viêm sưng tấy lan tỏa tại vị trí tiêm...): chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.

Mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, ung thư chưa ổn định: chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện. Tiêm khi tình trạng bệnh của trẻ ổn định.

Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccine.

Cũng tại Hướng dẫn này, Bộ Y tế đã nêu rõ, một số lưu ý khi khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tháng tuổi đối với cơ sở ngoài bệnh viện như: cần chú ý đến tuần tuổi thai khi đẻ, tuổi thai hiệu chỉnh, cân nặng, các chức năng cơ quan, bệnh lý cấp tính, các nghi ngờ bệnh suy giảm miễn dịch, phơi nhiễm HIV...

Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em được áp dụng tại các cơ sở tiêm chủng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước. Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo và thông báo danh sách các cơ sở khám chữa bệnh tiếp nhận, khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng trên địa bàn đối với các trường hợp gửi chuyển từ tuyến dưới.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 27/3/2023. Bãi bỏ Quyết định số 2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em. Các cơ sở tiêm chủng tiếp tục thực hiện Bảng kiểm trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đối với trẻ em được ban hành kèm theo Quyết định số 5002/QĐ-BYT ngày 29/10/2021./.

Bằng kiếm khám sàng lọc trước tiêm chủng lưu bao lâu?

Người khám sàng lọc trước tiêm chủng phải được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng. Hỏi tiền sử và các thông tin liên quan; đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại và kết luận. Tất cả nội dung khám sàng lọc được ghi theo bảng kiểm, lưu tại các điểm tiêm chủng trong thời gian 15 ngày.

Tiêm mũi 5 trong 1 cho trẻ khi nào?

Tiêm mũi 5 trong 1 mũi 1: khi trẻ được 2 tháng tuổi. Tiêm mũi 5 trong 1 mũi 2: khi trẻ được 3 tháng tuổi. Tiêm mũi 5 trong 1 mũi 3: khi trẻ được 4 tháng tuổi. Mũi tiêm nhắc lại vacxin 5 trong 1: khi trẻ được 16-18 tháng tuổi.

Tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ khi nào?

Trên thực tế, vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn đã có thể tiêm được cho các bé từ 6 tuần tuổi. Đối với bé 2 tháng tuổi sẽ tiêm các mũi cơ bản và mũi nhắc, có thể tiêm 3 mũi cơ bản thường là ở tháng thứ 2, 4, 6. Khi bé lớn hơn một chút, tầm 12 tháng hay 16 tháng, có thể nhắc thêm mũi thứ 4.

Trẻ sơ sinh cần chích ngừa những gì?

10 mũi tiêm phòng quan trọng cho trẻ sơ sinh.

Mũi tiêm viêm gan B. ... .

Mũi tiêm DTaP. ... .

Mũi tiêm MMR. ... .

Bệnh thủy đậu. ... .

Vắc xin Haemophilus cúm B (Hib) ... .

Mũi tiêm bệnh bại liệt (IPV) ... .

Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV) ... .

Bệnh cúm (flu).