Thông số nhớt 20w40 là gì

Chọn nhớt phù hợp cho từng loại xe là việc rất quan trọng giúp xe hoạt động với hiệu xuất cao nhất cũng như kéo dài tuổi thọ động cơ. Để chọn được loại nhớt phù hợp, bạn bắt buộc phải hiểu các thông số trên chai nhớt.

Sau một thời gian dài phục vụ Khách Hàng thay nhớt, 3MP nhận ra rằng hầu hết Khách Hàng rất ít quan tâm đến loại nhớt thay cho xe của mình. Khách Hàng thường có tâm lý “giao cho thợ” khi thay nhớt. Chính tâm lý chủ quan này đã gây nên những nguy cơ lớn đối với vấn đề an toàn và chất lượng vận hành của động cơ.

Một loại nhớt thông dụng đang được phân phối tại 3MP

Thực tế là việc trang bị cho mình những kiến thức về nhớt là việc vô cùng quan trọng, giúp bạn chủ động trong việc chọn được loại nhớt phù hợp với xe của mình. Hôm nay, 3MP xin có một bài viết nhỏ, cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về ý nghĩa của các thông số trên các loại nhớt.

Khi thay nhớt, bạn cần quan tâm đến các thông số sau:

CHỈ SỐ ĐỘ NHỚT [SAE]: thường có dạng xWy trong đó x và y là 2 biến số thay đổi, tùy theo từng loại nhớt

Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên nhãn các loại nhớt thường có các thông số như 10W30, 20W40… Đây là chỉ số cho chúng ta biết được độ đặc của nhớt.

Thông số trên chai nhớt

THÔNG SỐ VỀ ĐỘ NHỚT:

– Chữ “W” ở đây là viết tắt của chữ “Winter” [mùa đông] cho biết đây là chỉ số độ nhớt đa cấp [nhớt có thể vận hành trong tất cả các mùa].

– Con số phía trước chữ W, tức là “x” là chỉ số độ nhớt ứng với điều kiện khí hậu lạnh. Việt nam chúng ta có khí hậu nhiệt đới, vì thế chúng ta sẽ không quan tâm nhiều đến con số nay.

– Con số phía sau chữ W, tức là “y” là chỉ số độ nhớt ứng với điều kiện khí hậu nóng. “y’ càng lớn sẽ tương ứng với độ đặc của nhớt càng cao, đồng nghĩa với việc nhớt sẽ chảy chậm qua các khe máy trong quá trình vận hành.

Khi nhiệt độ trong động cơ tăng lên, nhớt sẽ có xu hướng loãng ra và do đó độ nhớt cũng sẽ giảm theo. Vì vậy, bạn cần chọn một loại nhớt có độ nhớt phù hợp với xe của mình để xe có thể đạt được hiệu suất vận hành cao nhất.

VD: Với các dòng xe số còn vận hành tốt, bạn nên sử dụng nhớt có độ nhớt 40 [chữ số sau chữ W là 40]. Với những loại xe số đã qua quá trình vận hành lâu dài [ khoảng > 40.000km] hoặc động cơ không còn vận hành tốt, bạn nên sử dụng nhớt có độ nhớt 50 [chữ số sau chữ W là 50].

CHỈ SỐ CẤP NHỚT [API]

Thông số trên chai nhớt

Chỉ số API trên bao bì một loại nhớt

API, hay còn gọi là cấp nhớt, là tiêu chuẩn chất lượng của hiệp hội dầu khí Hoa Kỳ và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

API được định nghĩa gồm 2 ký tự:

 Ký tự đầu tiên dùng để quy định loại nhiên liệu mà động cơ sử dụng. [C đối với trường hợp động cơ sử dụng dầu diesel hoặc S đối với trường hợp động cơ sử dụng xăng]

 Ký tự thứ hai đại diện cho cấp chất lượng của nhớt, được quy định theo thứ tự bảng chữ cái: A, B, C, D, E….M, N. Càng về sau trong bảng chữ cái thì cấp chất lượng nhớt càng cao. Vì vậy, hiện nay chúng ta có 

N là chuẩn tốt nhất trên thế giới hiện nay.

Kết hợp cả ký tự thứ nhất và ký tự thứ hai, chúng ta có một số loại API phổ biến của các loại nhớt hiện nay trên thị trường gồm: SG, SJ, SM, SN…

Thông số trên chai nhớt

Càng về sau trong danh sách,  chỉ số API càng cao hơn

Một loại nhớt có API càng cao thì độ biến đổi độ nhớt theo nhiệt độ càng thấp, cùng với đó là khả năng trung hòa cặn bẩn của nhớt cũng tốt hơn. Vì vậy, sử dụng những loại nhớt có API cao sẽ giúp xe bạn được bôi trơn và bảo vệ tốt hơn.

VD: một loại nhớt có độ nhớt [độ đặc] là 50 nhưng có API thấp thì khi hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao, loại nhớt này chỉ còn lại độ nhớt 10. Trong khi một loại nhớt khác có độ nhớt [độ đặc] là 40 nhưng lại có API cao, khi hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao, loại nhớt này vẫn duy trì được độ nhớt 20-25.

JASO:  Là tiêu chuẩn của Tổ Chức Phân Loại Ôtô Nhật Bản, được phân thành các loại sau:

– JASO MA và JASO MA2:  nhớt dành cho các loại xe số 4 thì.

– JASO MB: dành cho các loại xe tay ga.

– JASO FC và JASO FD: dành cho xe số 2 thì.

CÁC THÔNG SỐ QUAN TRỌNG KHÁC:

Ngoài một số thông số trên chai nhớt đã nêu, chúng ta còn có thể bắt gặp một số thông số khác không kém phần quan trọng trên bao bì các loại nhớt. Các thông số này được giải thích chi tiết như sau:

– Colour:  Màu sắc của nhớt.

– Vicosity grade: cấp độ nhớt tính theo thang cấp độ nhớt SAE.

– Density at 20oC [68oF]: Tỷ trọng ở 20oC so với nước.

– Viscosity at 40oC: Độ nhớt động học ở 40oC, tính bằng cSt, theo hệ thống ASTM D455.

Các thông số kỹ thuật trên nhãn một loại nhớt

– Viscosity Index: Chỉ số độ nhớt, quyết định sự thay đổi độ nhớt theo nhiệt độ. Chỉ số càng cao thì độ nhớt càng ít thay đổi theo nhiệt độ: độ nhớt giảm chậm hơn khi nhiệt độ tăng và tăng chậm hơn khi nhiệt độ giảm

– Pour Point: Nhiệt độ đông đặc của nhớt. Khi đông đặc thì nhớt không thể làm việc được nữa. Việt Nam chúng ta là nước nhiệt đới, nhiệt độ cao quanh năm nên chúng ta không cần quan tâm đến thông số này lắm.

– Flash Point: Nhiệt độ chớp cháy cốc hở, quyết định đến khả năng vận hành của dầu nhớt ở nhiệt độ cao. Nếu nhiệt độ này quá thấp thì nhớt dễ bị bốc cháy, sinh ra nhiều cặn và có thể gây kẹt động cơ. Nhớt cháy cũng gây nên tình trạng thiếu nhớt trong động cơ

– TBN [Total Base Number]: Trị số kiềm tổng. thường thì nhớt dành cho động cơ xăng có TBN > 6, nhớt dành cho động cơ diezen có TBN > 8 [mg KOH/kg]. Kiềm trong nhớt có vai trò trung hòa axit sinh ra trong sản phẩm cháy [Trong xăng có lưu huỳnh, do đó khi cháy sẽ sinh ra axit và nếu axit này không được trung hòa thì sẽ ăn mòn và gây rỉ sét động cơ]

Hy vọng qua bài viết này, 3MP đã giúp cho bạn có một cái nhìn đúng đắn hơn về các thông số trên chai nhớt

Video liên quan

Chủ Đề