Vì sao be sot 5 ngày

Mỗi khi trẻ sơ sinh bị sốt, bạn lo lắng và tìm cách hạ sốt nhanh cho trẻ. Vậy trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao? Sau đây là 7 điều ngạc nhiên về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh mà không phải cha mẹ nào cũng biết. Bỏ túi ngay 7 điều này, bạn sẽ không còn luống cuống khi chăm sóc trẻ bị sốt.

Làm cha mẹ, mỗi lần nhìn thấy bé cưng của mình khó chịu, sốt cao, chắc chắn bạn sẽ thấy đau lòng, lo lắng và phải làm gì đó để giúp con vượt qua. Nhiệt độ cao ở bé gây ra nỗi sợ hãi cho cha mẹ, ví dụ sợ con sốt cao sẽ dẫn đến sốt co giật hay có thể tử vong. Bạn đã bao giờ bị ám ảnh với những cơn sốt của con? Nếu được trang bị kiến thức tốt về vấn đề này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn một khi đối diện với nó. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về vấn đề sốt ở trẻ em nhé.

1. Trẻ sơ sinh bị sốt bắt đầu ở 38°C

Dấu hiệu trẻ sơ sinh sốt là gì? Bé thức dậy với đôi má đỏ ửng, người hâm hấp sốt. Bạn lấy nhiệt kế ra đo và kết quả là 37,7°C. Vậy cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt? Nên dùng thuốc hạ sốt hay đưa bé đi khám? Thực tế, bạn chưa phải làm gì cả bởi bé chưa đủ điều kiện để được coi là bị sốt.

Đối với trẻ sơ sinh, nhiệt độ dưới 38°C chỉ đơn giản là một dao động xung quanh mức 37°C. Giống như người lớn, thân nhiệt của bé tăng do nhiều nguyên nhân, từ việc tắm nước ấm cho đến mặc quần áo quá nhiều. Bên cạnh đó, thời gian trong ngày cũng có tác động đối với thân nhiệt của bé: nhiệt độ cơ thể bé thường có xu hướng cao hơn vào cuối buổi chiều và thấp hơn vào buổi sáng sớm. Có nghĩa là trẻ sơ sinh sốt 38 độ trở lên mới được xem là sốt. Vì vậy, trừ khi bé sơ sinh sốt 38 độ hoặc cao hơn, thì lúc đó bạn có thể yên tâm là bé không bị sốt.

2. Sốt do vi khuẩn khác với sốt do virus

Sốt do virus xảy ra khi cơ thể phản ứng với bệnh do virus gây ra, chẳng hạn như bệnh đường ruột, bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Sốt virus có xu hướng giảm dần trong 3 ngày. Thuốc kháng sinh không có hiệu quả với virus, do đó không được kê đơn.

Sốt do vi khuẩn xảy ra khi cơ thể phản ứng với nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, chẳng hạn như nhiễm trùng tai [có thể do vi khuẩn hoặc virus], nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm phổi do vi khuẩn. Sốt do vi khuẩn thường ít phổ biến hơn, tuy nhiên nó lại khiến nhiều người lo lắng hơn vì nó có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác. Thuốc kháng sinh có thể được dùng trong trường hợp này. Nếu trẻ sơ sinh bị sốt hơn 3 ngày, bạn hãy đưa bé đi bác sĩ khám.

>>> Bạn có thể quan tâm: Nhiệt độ trẻ sơ sinh bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là sốt?

3. Trẻ sơ sinh bị sốt sẽ rất nguy hiểm nếu bé dưới 3 tháng tuổi

Nếu trẻ sơ sinh dưới 3 tháng bị sốt, bạn nên đặc biệt chú ý tới những cơn sốt của bé. Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị sốt sẽ rất nguy hiểm. Vậy trẻ sơ sinh bị sốt nên làm gì hay trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao?

Nếu nhiệt độ cơ thể bé từ 38°C trở lên, bạn cần đưa bé đến bệnh viện khám ngay. Không dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh bị sốt [trừ khi bác sĩ yêu cầu], bạn không nên giấu bất kỳ dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sốt khi bác sĩ kiểm tra bé.

Tại sao lại phải đưa bé đến bệnh viện ngay? Trẻ sơ sinh không có dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng như trẻ lớn hơn. Điều này rất đáng lo vì bé có thể bị nhiễm trùng máu hoàn toàn [nhiễm trùng huyết] mà không thể hiện các triệu chứng điển hình.

Nếu sau khi thăm khám trẻ bị sốt không do các bệnh cảm cúm, nhiễm siêu vi thông thường, bác sĩ có thể chỉ định bé làm các xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định liệu bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn hay không và chọc ống sống thắt lưng để xem bé có bị viêm màng não không.

Bên cạnh đó, khi bé sơ sinh bị sốt, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn, tăng cữ bú và cả lượng bú mỗi lần. Cho trẻ nằm trong phòng thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Dùng khăn ấm tích cực lau người trẻ để làm mát cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể dùng khăn ấm đắp trán, nách và bẹn của trẻ.

4. Khi trẻ sơ sinh bị sốt, đo nhiệt độ trực tràng là chính xác nhất

Bé sơ sinh bị sốt nên làm gì? Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt? Đo nhiệt độ là cách tốt nhất để cho ra kết quả chính xác. Bạn có thể lưỡng lự khi đo nhiệt độ trực tràng [cho nhiệt kế vào hậu môn] của bé, tuy nhiên đây là cách khá hiệu quả để biết được nhiệt độ chính xác.

Chỉ có nhiệt độ trực tràng mới đem đến kết quả chính xác nhất. Đo ở nách, trán, thậm chí tai cũng không chính xác. Khi đo ở những chỗ này, nhiệt độ thường thấp hơn ở trong cơ thể. Điều này khiến bạn căng thẳng sau khi nhìn thấy kết quả đo nhiệt kế của trẻ.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bố mẹ đã biết cách đo thân nhiệt cho con?

5. Khi trẻ sơ sinh bị sốt, bố mẹ nên điều trị các triệu chứng, chứ không phải lo hạ sốt

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt hay trẻ sơ sinh sốt phải làm sao? Trẻ sơ sinh sốt 38 độ nên làm gì? Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng sốt càng cao thì bé bệnh càng nặng. Tuy nhiên, thực tế tình trạng sốt ở trẻ sơ sinh không phải như vậy. Một bé sốt 39,4°C lúc đầu có thể vẫn hoàn toàn thoải mái, chơi đùa trên thảm của mình, trong khi một bé khác sốt 38,3°C lại quấy khóc, mệt mỏi và đòi bế suốt.

Điều này có nghĩa là nếu bé bị sốt mà vẫn thoải mái thì bạn không cần phải làm áp dụng cách hạ sốt cho trẻ. Thay vì tập trung vào biến động của nhiệt kế, hãy chú ý đến các dấu hiệu khác để xác định xem bé bị bệnh gì.

6. Sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh bị sốt một cách thận trọng

Trẻ sơ sinh sốt phải làm sao hay trẻ sơ sinh bị sốt nên làm gì? Một trong những cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sốt đó chính là cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Trước khi dùng thuốc hạ sốt, bạn hãy thử hạ sốt cho bé bằng một chiếc khăn ướt ấm. Cách này có hiệu quả đáng ngạc nhiên. Bạn hãy dùng nước ấm [29 – 32°C] để lau cơ thể bé, đặc biệt là ở trán và nách. Nếu bạn thấy bé không thoải mái và chườm khăn ấm không có tác dụng, hãy sử dụng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý:

  • Nếu bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi, các bác sĩ khuyên dùng acetaminophen [paracetamol] hơn là ibuprofen. Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể dùng cả acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Xác định liều lượng theo trọng lượng của bé, chứ không phải là theo độ tuổi.
  • Không được cho bé uống aspirin, vì nó có liên quan đến hội chứng Reye, một bệnh hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm.

>>> Bạn có thể quan tâm: Trẻ sốt có nên tắm không? Hướng dẫn tắm trẻ bị sốt từ bác sĩ nhi

7. Sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể

Bạn đã nghe nói nhiều điều về sốt nhưng thực ra, trẻ sơ sinh sốt không làm tổn thương não của bé. Ngay cả những cơn co giật do sốt cao chưa bao giờ được chứng minh là gây tổn hại [và cũng không được ngăn ngừa bằng thuốc].

Đừng lo lắng, sốt không bao giờ kéo dài vô thời hạn. Bình thường, cơ thể sẽ bắt đầu hạ nhiệt ở 41,1°C. Nhiệt độ cao là cách để cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập như virus, nhiễm trùng hoặc chủng ngừa. Điều này nghe có vẻ không thú vị nhưng ít nhất bạn có thể yên tâm rằng hệ miễn dịch của bé đang làm chính xác nhiệm vụ của nó.

Khi trẻ sơ sinh bị sốt, bạn có thể tham khảo bài viết “8 cách hạ sốt cho trẻ nhỏ an toàn và nhanh chóng” để biết cách hạ sốt cho con nhé!

Trên đây là những triệu chứng khi trẻ bị sốt, khi nào nên đưa trẻ đi khám và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt. Hy vọng rằng qua bài viết trên, cha mẹ sẽ “bỏ túi” thêm cho mình cách xử lý khi trẻ sơ sinh sốt nhẹ, và cả khi trẻ sốt nặng nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sốt là biểu hiện cơ thể đang tìm cách để chống lại nhiễm trùng và thường không gây nguy hiểm đáng kể. Thế nhưng tình trạng bé bị sốt đi sốt lại nhiều lần sẽ khiến các bậc cha mẹ lo lắng không yên.

Trong bài viết bên dưới, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về tình trạng tái phát sốt nhiều lần trong thời gian ngắn có đáng lo ngại hay không và cách chăm sóc khi bé bị sốt mẹ nhé!

Biến chứng có thể xảy ra khi bé bị sốt?

Ngoại trừ một số trường hợp hiếm hoi thì đa số những cơn sốt ở trẻ sẽ không gây nguy hiểm nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bé đang hoạt động tích cực để đánh bại các nguồn gây nhiễm trùng. Mặt khác, việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị sốt đến 40,5°C khá phổ biến vì thân nhiệt của trẻ ở độ tuổi này thường cao hơn nhiều so với thân nhiệt của người lớn.

Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc cha mẹ có thể lơ là các cơn sốt của bé. Bé vẫn có nguy cơ bị biến chứng do sốt gây ra như sau:

  • Nếu các cơn sốt quá cao, nhiệt độ có thể tăng lên 41,6°C và gia tăng nguy cơ gây tổn thương đến não.
  • Khoảng 2 – 5% trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi có thể bị co giật liên quan đến những cơn sốt. Các cơn co giật này thường không gây tổn thương não hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh. Thế nhưng, nếu bé bị các cơn động kinh kéo dài kèm sốt, thì bé có khả năng đã mắc bệnh động kinh và cần được chữa trị ngay.
  • Nguy cơ lớn nhất của sốt gây co giật là bé có thể bị té ngã, đập đầu hoặc bị chấn thương. Do đó, hãy luôn theo dõi những lúc bé lên cơn co giật có liên quan đến sốt và đưa con đến bác sĩ nếu bé có bất kỳ cơn co giật nào kéo dài hơn 5 phút.

Bé bị sốt đi sốt lại nguyên nhân do đâu?

Lý do phổ biến là nguyên nhân gây sốt ở trẻ nhỏ gồm nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc tiêm phòng. Tuy nhiên, nếu bé bị sốt đi sốt lại hoặc trải qua vòng lặp như sốt vài ngày, đỡ dần, hết, rồi lại tái phát sau một thời gian khỏe mạnh thì đây rất có thể là biểu hiện của hội chứng sốt định kỳ. Hội chứng này thường cũng không gây nhiều nguy hiểm và sẽ biến mất khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Có một số loại hội chứng sốt định kỳ, bao gồm:

  • Sốt Địa Trung Hải [FMF]
  • Hội chứng chu kỳ liên quan đến thụ thể yếu tố hoại tử khối u [TRAPS]
  • Hội chứng hyperimmunoglobulin D [HIDA], còn được gọi là hội chứng sốt định kỳ liên quan đến mevalonate kinase
  • Bệnh viêm đa hệ thống khởi phát ở trẻ sơ sinh [NOMID]
  • Hội chứng Muckle-Wells và hội chứng viêm tự động do lạnh
  • Hội chứng nhiệt miệng – miệng, viêm họng hạt, viêm họng [PFAPA]

Đối với cha mẹ, bất cứ bệnh lý nào của bé cũng có thể gây nguy hiểm cho con và khiến họ trở nên hoang mang, không biết làm thế nào, đặc biệt là những ai lần đầu làm cha mẹ. Sau đây là một số việc mà cha mẹ có thể làm khi con bị sốt như:

  • Hãy thật bình tĩnh, không hoảng sợ vì càng mất bình tĩnh, bạn sẽ càng dễ gây ra những việc làm thiếu chuẩn xác.
  • Ghi nhớ các triệu chứng kèm theo cơn sốt của bé như bé có trải qua các cơn nóng lạnh không? Bé có quấy khóc thường xuyên không? Bé ăn uống như thế nào so với bình thường? Phản ứng của bé có kém hơn bình thường không?
  • Thực hiện đo nhiệt độ cơ thể và ghi lại cụ thể mức nhiệt, kể cả thời gian đo. Điều này sẽ giúp bác sĩ dễ chẩn đoán bệnh hơn, trong những trường hợp cần cấp cứu.
  • Không ép hoặc đưa bất cứ thứ gì vào miệng bé, kể cả là ngón tay của bạn. Đặc biệt, hạn chế đánh thức bé đang ngủ để ép bé uống thuốc hạ số, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Đảm bảo bé nằm trên nệm mỏng hoặc sàn nhà trải thảm ấm và đã loại bỏ bất kỳ đồ vật nào có nguy cơ gây thương tích hay ngạt thở.
  • Theo dõi để phát hiện các dấu hiệu mất nước. Một số chi tiết cần theo dõi như không đi tiểu thường xuyên như bình thường, mắt trũng sâu, môi nứt nẻ, da rất khô hoặc nhão. Khi bé bị mất nước nhẹ, đối với trẻ sơ sinh, hãy cho bé uống sữa nhiều hơn bình thường, còn bé lớn hơn thì uống nhiều nước.
  • Thực hiện một số cách giảm sốt tại nhà như giữ cho phòng thoải mái, mát mẻ và mặc quần áo mỏng nhẹ cho bé; có thể sử dụng miếng dán hạ sốt để bé hạ sốt nhanh hơn.
  • Nếu bé bị đau hoặc khó chịu vì sốt, hãy tham khảo ý kiến các sĩ về việc dùng thuốc hạ sốt. Định lượng thuốc và liệu dùng thường phụ thuộc vào cân nặng của bé nhà bạn.
  • Nếu bé không hạ sốt và nhiệt độ cao hơn 40°C thì hãy đưa bé đến bác sĩ để được điều trị.
  • Khi hạ sốt, hãy đặt con bạn nằm nghiêng và vuốt nhẹ lưng, giúp bé thoải mái hơn. Không nên lắc hoặc vỗ mạnh để đánh thức bé dậy, mà hãy để cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Không gửi bé bị bệnh đến nhà trẻ hoặc đưa con đến những nơi có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì điều này có thể làm lây lan bệnh nhiễm trùng.

Những con sốt đôi khi xuất hiện ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ là khá bình thường, dù đó là trường hợp bé bị sốt đi sốt lại. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ [AAP] khuyến cáo, cha mẹ nên tạo cảm giác thoải mái cho những bé bị sốt, thay vì tập trung vào việc hạ nhiệt độ của bé. Vì vậy, với những biện pháp hữu ích được cung cấp trong bài viết trên, con bạn sẽ nhanh chóng hạ sốt và không gây nhiều nguy hiểm.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề