Theo quy định của pháp luật công dân thuộc các tôn giáo được nhà nước công nhận đều

Mục lục bài viết

  • 1. Quyền tự do tôn giáo là gì?
  • 2. Quyền tự do tôn giáo quy định trong pháp luật quốc tế
  • 3. Quyền tự to tôn giáo theo Hiến pháp 2013
  • 4. Nội dung mới của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016
  • 5. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác

1. Quyền tự do tôn giáo là gì?

- Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

- Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo.

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

2. Quyền tự do tôn giáo quy định trong pháp luật quốc tế

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị, được ghi nhận trong pháp luật quốc tế về quyền con người cũng như trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Liên hợp quốc đề cao và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Tuyên ngôn về nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966. Trong phần mở đầu của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 đã tuyên bố: “Khẳng định một lần nữa sự tin tưởng vào những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị của con người, vào quyền bình đẳng giữa nam và nữ,...”. Khoản 3, Điều 1 đề cập đến nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hướng khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo.

Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua là văn bản tuyên ngôn chính thức về nhân quyền, tạo cơ sở để cụ thể hóa thành các công ước mang tính chất pháp lý bắt buộc đối với các quốc gia thành viên trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người nói chung, các quyền về dân sự, chính trị nói riêng trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định với bốn nội dung cụ thể, trong đó nội dung thứ nhất quy định gần giống với Điều 18 của bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền[1]. Nhìn tổng quát, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được các văn bản pháp lý quốc tế quy định: 1] Tuyên bố sự tồn tại của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; 2] Mọi người được thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo một cách công khai một mình hay trong cộng đồng; 3] Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Quyền tự to tôn giáo theo Hiến pháp 2013

Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung các quy định về quyền con người; trong đó khẳng định rõ hơn việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Điều 16 của Hiến pháp nêu rõ: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Điều 24 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Hiến pháp còn xác định rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm thực hiện quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

Để cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp năm 2013, ngày 18/11/2016 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được thông qua tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV với 9 chương, 8 mục và 68 điều quy định rõ về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo, áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo[9]. Luật quy định cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo các cấp trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; vai trò trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc tập hợp đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

4. Nội dung mới của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016

Bên cạnh đó, Luật cũng có các quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 chứa đựng nhiều nội dung mới như:

Một là,mở rộng phạm vi chủ thể có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: từ “công dân” thành “mọi người”, thể hiện đúng bản chất quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền con người theo tinh thần Hiến pháp năm 2013. Điều 6 nêu rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào [khoản 1]. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo [khoản 5]”.

Hai là,bổ sung một chương về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phản ánh rõ hơn phạm vi điều chỉnh của Luật cũng như thể hiện một cách cơ bản nhất chính sách của Nhà nước trong việc tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.

Ba là,về đăng ký sinh hoạt tôn giáo: nếu trước đây đăng ký sinh hoạt tôn giáo được xem là mốc khởi điểm để bắt đầu hình thành một tổ chức tôn giáo thì nay Luật chỉ coi sinh hoạt tôn giáo là để thỏa mãn nhu cầu tôn giáo của người theo tôn giáo nhưng chưa có tổ chức tôn giáo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; đăng ký sinh hoạt tôn giáo không được xem là một điều kiện để hình thành tổ chức tôn giáo.

Bốn là,một số nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như: công nhận tổ chức tôn giáo; thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc; thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo đã được thay đổi theo hướng giao trách nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở Trung ương tiếp nhận hồ sơ và trả lời tổ chức tôn giáo.

Năm là,để phù hợp với thực tiễn, Luật đã bỏ một số từ ngữ được sử dụng tại Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo như: tổ chức tôn giáo cơ sở, hội đoàn, dòng tu. Đồng thời, bổ sung khái niệm tổ chức tôn giáo trực thuộc, coi tổ chức tôn giáo cơ sở, hội đoàn, dòng tu là tổ chức tôn giáo trực thuộc.

Sáu là,về đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo: bổ sung các quy định liên quan đến trường đào tạo tôn giáo, bao gồm từ điều kiện thành lập, thẩm quyền chấp thuận đến các nội dung liên quan đến công tác quản lý trường đào tạo.

Bảy là,bổ sung nội dung phong phẩm, bổ nhiệm người có quốc tịch nước ngoài hoạt động cho tổ chức tôn giáo ở Việt Nam. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài đến Việt Nam làm việc, sinh sống, trong đó nhiều người là tín đồ các tổ chức tôn giáo nước ngoài. Vì thế, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền: sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung; mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành thực hiện các lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; vào tu tại cơ sở tôn giáo, vào học tại cơ sở đào tạo tôn giáo hoặc lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tám là, đăng ký hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo hàng năm được thay đổi theo hướng chỉ đăng ký, thông báo lần đầu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những năm tiếp theo nếu có phát sinh các hoạt động ngoài chương trình đăng ký mới đăng ký, thông báo bổ sung.

Chín là,hoạt động của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, bảo trợ xã hội được mở rộng theo hướng phù hợp với các quy định pháp luật liên quan; khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo tham gia rộng rãi vào các hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo.

Mười là,bổ sung theo hướng tạo điều kiện cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được vào tu tại cơ sở tôn giáo; được tổ chức tôn giáo Việt Nam phong chức, phong phẩm,… được tập trung sinh hoạt tôn giáo riêng tại cơ sở tôn giáo hoặc tại địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.

Mười một là,một số nội dung hoạt động chỉ cần thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như: thông báo lễ hội định kỳ; thông báo hoạt động của cơ sở đào tạo; thông báo về tuyển sinh, thông báo thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành, thông báo hội nghị thường niên, thông báo quyên góp…

Mười hai là,phân định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo [Điều 61], cụ thể là: 1] Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước; 2] Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; 3] Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Có thể thấy, hệ thống chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hoàn toàn phù hợp với quy định và mục tiêu của các công ước nhân quyền mà Việt Nam là thành viên cũng như thông lệ quốc tế và đáp ứng nguyện vọng của những người có tín ngưỡng, tôn giáo. Hệ thống văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn, dân chủ hơn, tôn trọng, tạo điều kiện tốt nhất cho các chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo và tổ chức tôn giáo hợp pháp phát triển một cách lành mạnh, công bằng và bình đẳng trước pháp luật.

5. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác

Theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Hình sự năm 2015, Xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác được quy định cụ thể như sau:

Điều 164. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a] Có tổ chức;

b] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c] Phạm tội 02 lần trở lên;

d] Dẫn đến biểu tình;

đ] Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Video liên quan

Chủ Đề