Vị sao cần có bảo lãnh dự thầu trong ngành xây dựng có bản

Quy định về bảo đảm dự thầu và hình thức sử dụng thư bảo lãnh dự thầu do một tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng hợp pháp phát hành đã được chúng tôi đề cập đến trong bài viết trước đây tại: Lưu ý quan trọng về bảo lãnh dự thầu, bài viết nêu trên cũng đã lưu ý vấn đề quan trọng liên quan đến bảo lãnh dự thầu. Ở bài viết này chúng tôi sẽ phân tích những tình huống sử dụng thư bảo lãnh đối với gói thầu đấu thầu qua mạng.
 

Như chúng ta đã biết khi tham dự thầu qua mạng, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành. Đối với những ngân hàng, tổ chức tín dụng đã kết nối với Hệ thống, nhà thầu thực hiện bảo lãnh dự thầu qua mạng. Đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa có kết nối đến Hệ thống, nhà thầu quét [scan] thư bảo lãnh của ngân hàng và đính kèm khi nộp E-HSDT. Hiện nay đa số các ngân hàng chưa kết nối đến hệ thống đấu thầu của Chính phủ do đó các thực hiện vẫn là nhà thầu scan thư bảo lãnh của ngân hàng và đính kèm khi nộp hồ sơ dự thầu, do đó thư bảo lãnh gốc này vẫn do nhà thầu lưu giữ và có trách nhiệm nộp bản gốc này cho Bên mời thầu khi:

  1. Nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng;
  2. Nhà thầu vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu trong các trường hợp sau đây:
  • Nhà thầu có văn bản rút E-HSDT sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của E-HSDT;
  • Nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định;
  • Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định;
  • Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo hợp đồng trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo mời đến thương thảo hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;
  • Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện, ký kết hợp đồng trong thời gian quy định tại Thông báo chấp thuận E-HSDT và trao hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng.
     

Trong tất cả các hồ sơ mời thầu dù là đấu thầu qua mạng hay không qua mạng bao giờ cũng có mẫu bảo lãnh dự thầu chuẩn, khi thực hiện thông thường nhà thầu cần đề nghị ngân hàng phát hành theo mẫu này. Tuy nhên, thực tế triển khai đôi khi có một số ngân hàng sử dụng mẫu có sẵn, khi nhà thầu nhận được thư bảo lãnh từ ngân hàng chỉ kiểm tra về tên đơn vị thụ hưởng [Bên mời thầu], thời gian có hiệu lực của bảo lãnh, giá trị của bảo lãnh theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu mà không kiểm tra cụ thể từng điều khoản có đáp ứng yêu cầu của mẫu bảo lãnh kèm theo hồ sơ mời thầu không. Thông thường các điều kiện được nêu trong mẫu bảo lãnh khi bên mời thầu yêu cầu bên cấp bảo lãnh thanh toán đối với trường hợp nhà thầu vi phạm một trong các yêu cầu sau:

  1. Nhà thầu rút E-HSDT sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của E-HSDT;
  2. Nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định;
  3. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo hợp đồng trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo mời đến thương thảo hợp đồng của Bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;
  4. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của Bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;
  5. Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định.

Trở lại tình huống hay gặp đó là ngân hàng thường nêu thiếu ít nhất một trong số năm điều khoản nêu trên, việc đó dẫn đến thư bảo lãnh có thể bị đánh giá là không hợp lệ do kèm theo điều kiện gây bất lợi cho bên mời thầu. Đây cũng là tình huống thực tế mà chúng tôi nhận được qua phản ánh của khách hàng là bên mời thầu qua số tổng đài hotline 0904634288, tình huống phản ánh là thư bảo lãnh thiếu hẳn yêu cầu nêu tại mục số 2 và mục số 4 và như vậy đáng tiếc là thư bảo lãnh bị đánh giá là không hợp lệ, hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ bị loại.

Mẫu bảo lãnh dự thầu

Để tránh gặp phải tình huống đáng tiếc tương tự trên quý độc giả, nhà thầu cần lưu ý thực hiện theo hai bước sau:

  • Một là, nên gửi mẫu thư bảo lãnh cho ngân hàng phát hành và đề nghị ngân hàng phát hành với nội dung theo đúng mẫu này.
  • Hai là, sau khi nhận được bản gốc của ngân hàng phát hành, cần kiểm tra, đối chiếu lại với yêu cầu nêu tại mẫu bảo lãnh trong hồ sơ mời thầu, nếu phát hiện có sự khác biệt [đặc biệt là thiếu các điều khoản] thì cần đề nghị phát hành lại.

Hy vọng bài viết trên của chúng tôi sẽ ít nhiều giúp ích cho quý độc giả, nhà thầu tránh được những trường hợp bị loại đáng tiếc khi tham dự đấu thầu. Hãy theo dõi fanpage fb.com/dauthau.info và đón xem loạt bài viết đều đặn hàng tuần phân tích và hướng dẫn tham gia đấu thầu online qua mạng đấu thầu quốc gia trên website DauThau.info. Trân trong cảm ơn quý độc giả đã luôn quan tâm và ủng hộ chúng tôi./.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chúng ta biết rằng theo quy định tại Điều 64 của Luật Đấu thầu thì một trong các điều kiện để ký kết hợp đồng là Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực. Thực tế, hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu của nhà thầu dẫn đến không được hoàn trả Bảo lãnh dự thầu thường diễn ra trước thời điểm ký kết hợp đồng. Do đó, việc Bên thụ hưởng [Bên mời thầu/ Chủ đầu tư] yêu cầu Bên bảo lãnh chuyển cho Bên thụ hưởng số tiền ghi trong Thư bảo lãnh dự thầu thông thường sẽ diễn ra trước thời điểm ký kết hợp đồng, tức là trước thời điểm Hồ sơ dự thầu hết hiệu lực. 

Khi tham dự một cuộc đấu thầu rộng rãi, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của mình trong khoảng thời gian xác định theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu. Hiện nay các thực hiện đảm bảo bằng thư bảo lãnh của một ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hợp pháp tại Việt Nam gần như là phổ biến nhất. Trường hợp nhà thầu thực hiện bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp Thư bảo lãnh của ngân hàng [Bên bảo lãnh] thì thư bảo lãnh này là một loại “Giấy tờ có giá trị”. Theo đó, trong thời gian có hiệu lực của Bảo lãnh dự thầu, nếu nhà thầu vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến không được hoàn trả Bảo lãnh dự thầu thì Bên bảo lãnh phải có trách nhiệm chuyển ngay cho Bên mời thầu [Bên thụ hưởng] một khoản tiền hay các khoản tiền không vượt quá tổng số tiền ghi trong Thư bảo lãnh dự thầu với điều kiện Bên bảo lãnh nhận được thông báo của Bên thụ hưởng trước thời điểm hết hạn hiệu lực của bảo lãnh dự thầu.
 

Tại một cuộc đấu rộng rãi gói thầu xây lắp do Chủ đầu tư A tổ chức, hồ sơ mời thầu đã phát hành quy định thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối thiểu là 90 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu, nhà thầu tham dự thầu phải nộp kèm theo bảo lãnh dự thầu có hiệu lực tối thiểu là 120 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu. Thời điểm đóng thầu xác định theo Bảng dữ liệu đấu thầu là 9h00’ ngày 01/5/2017, thời điểm mở thầu là 9h30’ ngày 01/5/2017.

Đến thời điểm mở thầu, thư bảo lãnh dự thầu của ngân hàng phát hành cho nhà thầu NT1 có ghi “Bảo lãnh dự thầu có hiệu lực từ 8h00 ngày 01/5/2017 đến 9h30’ ngày 28/8/2017”, thư bảo lãnh dự thầu của các nhà thầu khác đều ghi “Bảo lãnh dự thầu có hiệu lực 120 ngày kể từ ngày 01/5/2017”. Về giá trị và các điều kiện khác hợp lệ, vậy khi đánh giá thư bảo lãnh của các nhà thầu đối với cuộc đấu thầu này như thế nào? Cùng DauThau.INFO xem xét vấn đề:

Đối với cách ghi hiệu lực trong thư bảo lãnh “Bảo lãnh dự thầu có hiệu lực 120 ngày kể từ ngày 01/5/2017” là cách ghi thông thường phổ biến, nhưng cũng có ý kiến đánh giá cho rằng nếu ghi như vậy thì Thư bảo lãnh dự thầu không hợp lệ vì không xác định được chính xác thời gian có hiệu lực của đảm bảo dự thầu từ khi nào [9h, 10h hay 15h …]. Đây là cách hiểu khá máy móc và không được chấp nhận bởi lẽ một khi đã ghi “kể từ ngày 01/5/2017” điều đó đồng nghĩa là bảo lãnh đã có hiệu lực từ 0h00’ ngày 01/5/2017, bất kỳ phát sinh nào liên quan đễn trách nhiệm chi trả của Bên bảo lãnh thực hiện trong ngày 01/5/2017 đến hết thời gian hiệu lực đều phải được thực hiện.

Quay trở lại với hiệu lực ghi trong thư bảo lãnh của nhà thầu NT1, nếu nhẩm tính sơ bộ từ ngày 01/5/2017 đến ngày 28/8/2017 thì đủ 120 ngày tức là đáp ứng theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu. Tuy nhiên, do trong Thư bảo lãnh ghi “Bảo lãnh dự thầu có hiệu lực từ 8h00 ngày 01/5/2017 đến 9h30’ ngày 28/8/2017” do đó đến ngày 27/8/2017 mới có 119 ngày, đến 24h00’ ngày 28/8/2017 mới đủ 120 ngày, như vậy nếu tính đúng thì thư bảo lãnh này chưa đủ 120 ngày theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, do đó NT1 có bảo lãnh không hợp lệ và sẽ bị loại. Trường hợp này sẽ thấy rõ qua ví dụ tại thời điểm 14h00’ ngày 28/8/2017 xảy ra vấn đề Bên mời thầu/Chủ đầu tư gửi yêu cầu cho Bên bảo lãnh đề nghị chi trả giá trị ghi trong thư bảo lãnh do nhà thầu NT1 vi phạm trong đấu thầu sẽ không được đáp ứng do thời điểm 14h00’ ngày 28/8/2017 đã hết hạn hiệu lực của Thư bảo lãnh dự thầu. Xảy ra sơ xuất trên một phần do người chuẩn bị hồ sơ dự thầu chủ quan, không kiểm tra thư bảo lãnh do ngân hàng phát triển hoặc kiểm tra nhưng không hiểu sâu sắc vấn đề, một phần là do bộ phận đề nghị ngân hàng phát hành bảo lãnh [thường là bộ phận tài chính, kế toán] không nắm được bản chất của vấn đề.


 

Xoay quanh tình huống trên còn có những tình huống tương tự có cách ghi như “Bảo lãnh dự thầu có hiệu lực từ ngày 01/5/2017 đến ngày 28/8/2017”, “Bảo lãnh dự thầu có hiệu lực từ ngày 01/5/2017 đến hết ngày 28/8/2017”, “Bảo lãnh dự thầu có hiệu lực từ ngày 01/5/2017 đến 24h00’ ngày 28/8/2017”, “Bảo lãnh dự thầu có hiệu lực từ 9h00’ ngày 01/5/2017 đến 24h00’ ngày 28/8/2017”. Để có thể xét đúng sai cho từng tình huống trên chúng ta phải dựa vào bản chất cuối cùng của Thư bảo lãnh dự thầu đó là hợp lệ khi trong khoảng thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu thì Bên mời thầu/Chủ đầu tư phải thu được số tiền ghi trong thư bảo lãnh nếu nhà thầu đó vi phạm, ngày nộp hồ sơ dự thầu được tính là một ngày trong tổng số ngày có hiệu lực, ngày cuối cùng có hiệu lực là phải tính đến hết ngày hôm cuối cùng của tổng số ngày theo yêu cầu, không phải là một thời điểm trong ngày.
 

Để tránh những sai sót đáng tiếc khi chuẩn bị thư bảo lãnh của ngân hàng, các nhà thầu cần lưu ý mấy vấn đề sau:

  1. Đọc kỹ bảng dữ liệu đấu thầu để tìm thông tin thời điểm đóng thầu, hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hiệu lực của đảm bảo dự thầu. Từ thông tin đó tính toán kiểm tra khoảng thời gian chính xác từ ngày nào đến ngày nào là hiệu lực đáp ứng yêu cầu của Hồ sơ mời thầu, đề nghị ngân hàng phát hành thư bảo lãnh theo khoảng thời gian đó hoặc để an toàn có thể cộng thêm tối thiểu một số ngày.
  2. Sau khi nhận được bản gốc của Thư bảo lãnh cần kiểm tra lại một lần nữa thời gian có hiệu lực ghi trong thư. Lưu ý trong trường hợp Bên mời thầu/Chủ đầu tư có gia hạn thời điểm đóng thầu thì cần phải gia hạn hiệu lực của thư bảo lãnh tương ứng.
  3. Để tránh những phát sinh sai sót khác trong thư bảo lãnh nên lấy các mẫu bảo lãnh gần như đã được chuẩn hóa trong các mẫu hồ sơ mời thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát hành, quý độc giả có thể tham khảo một số mẫu tại đây.

Đối với Tổ chuyên gia/Bên mời thầu khi đánh giá, xem xét Thư bảo lãnh dự thầu của các nhà thầu nộp kèm theo hồ sơ dự thầu cần cẩn trọng, hiểu thấu bản chất vấn đề, không suy diễn chủ quan để đảm bảo mục tiêu công bằng, cạnh tranh, minh bạch và mang lại hiệu quả kinh tế.


Để có thể giúp quý độc giả, nhà thầu tiếp cận Hồ sơ mời thầu một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian đồng nghĩa với việc có thời gian để chuẩn bị hồ sơ dự thầu một cách nhanh nhất, DauThau.INFO ra mắt gói tải hồ sơ mời thầu trên mọi trình duyệt T0 [Truy cập và tải trên hệ thống đấu thầu của chính phủ chỉ thực hiện được trên trình quyệt Internet Explore], để đăng ký quý độc giả, nhà thầu vui lòng theo đường dẫn tại đây.

Hãy theo dõi fanpage fb.com/dauthau.info và đón xem loạt bài viết đều đặn hàng tuần phân tích và hướng dẫn tham gia đấu thầu online qua mạng đấu thầu quốc gia trên website DauThau.info. Trân trong cảm ơn quý độc giả đã luôn quan tâm và ủng hộ chúng tôi./.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video liên quan

Chủ Đề