Thế vận hội olympic đầu tiên tổ chức ở đâu

Nguồn: First modern Olympic Games, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1896, Thế vận hội Olympic, một truyền thống lâu đời của Hy Lạp cổ đại, đã được tái sinh ở Athens 1.500 năm sau khi bị cấm bởi Hoàng đế La Mã Theodosius I. Vào lúc khai mạc Thế vận hội Athens, Vua Georgios I của Hy Lạp và đám đông 60.000 khán giả đã chào đón các vận động viên từ 13 quốc gia đến tham dự cuộc tranh tài quốc tế.

Thế vận hội Olympic lần đầu tiên được tổ chức tại Olympia, thuộc thành bang Elis của Hy Lạp vào năm 776 trước Công nguyên, nhưng nhìn chung mọi người đều chấp nhận rằng Thế vận hội đã tồn tại ít nhất 500 năm tính đến thời điểm đó. Thế vận hội cổ đại, được tổ chức bốn năm một lần, diễn ra trong một lễ hội tôn giáo tôn vinh thần Zeus của Hy Lạp.

Vào thế kỷ thứ VI TCN, các vận động viên đến từ hàng chục các thành phố Hy Lạp, và đến thế kỷ thứ V TCN, họ đến từ khoảng 100 thành phố từ khắp đế chế Hy Lạp. Ban đầu, các cuộc tranh tài Olympic được giới hạn trong các cuộc thi chạy, nhưng sau đó một số sự kiện khác đã được bổ sung, bao gồm đấu vật, đấm bốc, đua ngựa và đua xe ngựa, và các cuộc tranh tài quân sự. Cuộc thi năm môi phối hợp [pentathlon], được giới thiệu vào năm 708 TCN, bao gồm thi chạy, nhảy cao, ném đĩa, ném lao, và đấu vật. Với sự trỗi dậy của Rome, Thế vận hội đã suy tàn, và vào năm 393 SCN, Theodosius I, một Kitô hữu, đã bãi bỏ Thế vận hội như là một phần trong nỗ lực của ông để đàn áp chủ nghĩa ngoại giáo ở Đế chế La Mã.

Với thời kỳ Phục hưng, châu Âu bắt đầu một niềm say mê lâu dài với nền văn hoá Hy Lạp cổ đại, và trong thế kỷ 18 và 19, một số quốc gia đã tổ chức các lễ hội thể thao và văn hóa phi chính thức mang tên “Thế vận hội Olympic”. Tuy nhiên, mãi cho đến năm 1892, vị nam tước trẻ người Pháp Pierre de Coubertin mới nghiêm túc đề xuất khôi phục Thế vận hội như một cuộc tranh tài quốc tế lớn sẽ diễn ra bốn năm một lần. Trong một hội nghị về thể thao quốc tế tại Paris vào tháng 6 năm 1894, Coubertin một lần nữa nêu lên ý kiến này, và 79 đại biểu từ chín quốc gia đã nhất trí thông qua đề xuất của ông. Ủy ban Olympic Quốc tế [IOC] được thành lập, và Thế vận hội đầu tiên được lên kế hoạch tổ chức vào năm 1896 tại Athens, thủ đô Hy Lạp.

Tại Athens, 280 đại biểu từ 13 quốc gia đã tham dự 43 nội dung thi đấu, bao gồm các môn điền kinh, bơi lội, thể dục dụng cụ, đạp xe, đấu vật, cử tạ, đấu kiếm, bắn súng, và quần vợt. Tất cả các đấu thủ đều là nam giới, và một vài trong số những người dự thi là các khách du lịch đã vô tình bắt gặp Thế vận hội và được phép đăng ký. Các cuộc thi điền kinh đã được tổ chức tại sân vận động Panathenaic, vốn được xây dựng từ năm 330 TCN và đã được khôi phục cho Thế vận hội 1896. Đội tuyển Mỹ đã giành chiến thắng 9 trong số 12 cuộc thi này. Thế vận hội 1896 cũng đã mang đến cuộc thi marathon đầu tiên, chạy theo lộ trình dài 25 dặm vốn được thực hiện bởi một người lính Hy Lạp, người đã mang tin về chiến thắng quân Ba Tư từ Marathon đến Athens vào năm 490 TCN. Vào năm 1924, độ dài chặng đua marathon đã được chuẩn hóa ở mức 26 dặm và 385 yard. Rất trùng hợp, một người Hy Lạp, Spyridon Louis, đã chiến thắng cuộc chạy đua marathon đầu tiên tại Thế vận hội Athens 1896.

Pierre de Coubertin trở thành chủ tịch IOC năm 1896 và đã dẫn dắt Thế vận hội qua những năm đầu khó khăn, khi nó thiếu sự ủng hộ rộng rãi và bị lu mờ bởi các hội chợ thế giới. Năm 1924, Thế vận hội Olympic thành công thực sự đầu tiên đã được tổ chức tại Paris, với hơn 3.000 vận động viên, trong đó có hơn 100 phụ nữ, đến từ 44 quốc gia. Thế vận hội mùa đông đầu tiên cũng được tổ chức vào năm đó. Năm 1925, Coubertin nghỉ hưu. Thế vận hội đã được coi là cuộc thi thể thao quốc tế quan trọng nhất. Tại Thế vận hội mùa hè 2000 tại Sydney, hơn 10.000 vận động viên đến từ 200 quốc gia đã tham dự, trong đó có gần 4.000 phụ nữ. Năm 2004, Thế vận hội mùa hè đã quay trở lại Athens, với hơn 11.000 vận động viên tranh tài với nhau đến từ 202 quốc gia. Trong một khoảnh khắc tự hào đối với người Hy Lạp và thú vị cho khán giả, cuộc thi ném tạ đã được tổ chức tại địa điểm của Thế vận hội Cổ đại ở Olympia.

Sự kiện Thế vận hội Olympic là sự kiện thể thao lớn nhất thế giới với hàng ngàn vận động viên đại diện cho khoảng 200 quốc gia trong các trò chơi khác nhau. Các trò chơi được quản lý bởi Ủy ban Olympic quốc tế [IOC]. Cả Thế vận hội mùa đông và mùa hè được tổ chức sau mỗi bốn năm, nhưng hai là cách nhau hai năm. Thế vận hội đầu tiên được cho là đã diễn ra tại Olympia, Hy Lạp vào thế kỷ thứ 8.

Thế vận hội cổ đại

Các trò chơi Olympic cổ đại được coi là một lễ hội thể thao và tôn giáo. Họ đã được tổ chức trong bốn năm, và những người tham gia đến từ các thành phố và Vương quốc Hy Lạp cổ đại. Các trò chơi Olympic cổ đại có các môn thể thao và các trò chơi chiến đấu như đua xe ngựa, đấu vật, và môn thể thao, ngựa. Trong Thế vận hội, các hoạt động tôn giáo như hiến tế để tôn vinh thần Zeus, thần bầu trời và sấm sét là vua của các vị thần khác. Những người chiến thắng trong các trò chơi được tôn trọng, ngưỡng mộ và được coi là bất tử. Các trò chơi đã trở nên phổ biến trong thế kỷ 5 và 6 nhưng dần dần trở nên ít quan trọng hơn khi người La Mã lan rộng ảnh hưởng của họ đối với Hy Lạp.

Thế vận hội hiện đại

Người Hy Lạp đã hồi sinh Thế vận hội Olympic vào giữa thế kỷ 19. Năm 1959, Zappas khôi phục Sân vận động Panathenaic tổ chức Thế vận hội vào năm 1870 và 1875. Ủy ban Olympic Quốc tế [IOC0] được thành lập vào năm 1890 bởi Baron Pierre de Coubertin với mục đích thành lập một sự kiện thể thao luân phiên diễn ra sau mỗi bốn năm . Năm 1896, các trò chơi Olympic đầu tiên dưới IOC được tổ chức tại sân vận động Panathenaic, Athens. Tổng cộng có 14 quốc gia và 241 vận động viên tham gia sự kiện này. Năm 1908, trượt băng nghệ thuật được giới thiệu tiếp theo là khúc côn cầu trên băng vào năm 1920 như một phần của Thế vận hội mùa hè. Một số trò chơi mùa đông khác sau đó đã được giới thiệu, và vào năm 1924, IOC đã quyết định tổ chức Thế vận hội mùa đông đầu tiên tách biệt với Thế vận hội mùa hè ở Chamonix, Pháp. Lúc đầu, có ý kiến ​​cho rằng cùng một quốc gia sẽ tổ chức cả hai Thế vận hội, nhưng ý tưởng đã nhanh chóng bị từ bỏ, nhưng cả hai sự kiện xảy ra trong cùng một năm cho đến năm 1992 khi IOC quyết định rằng hai sự kiện sẽ diễn ra hai năm.

Lưu trữ Thế vận hội Olympic

Athens trở thành thành phố đầu tiên tổ chức Thế vận hội theo IOC - kể từ đó, một số thành phố cũng đã tổ chức các trò chơi. Hoa Kỳ giữ kỷ lục tổ chức số lượng lớn nhất các sự kiện Olympic với bốn Thế vận hội mùa hè và bốn Thế vận hội mùa đông - gần đây nhất là Thế vận hội mùa đông 2002. Trong số bảy lục địa, chỉ có Nam Cực và Châu Phi chưa tổ chức một sự kiện Olympic. Đến nay, đã có hai mươi tám Thế vận hội mùa hè và hai mươi Thế vận hội mùa đông. Thế vận hội mùa hè năm 1916, 1940 và 1944 đã bị hủy do Chiến tranh thế giới trong khi Thế vận hội mùa đông 1940 và 1944 cũng bị hủy vì lý do tương tự. Thế vận hội mùa hè gần đây nhất được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil vào năm 2016 trong khi Thế vận hội mùa hè được tổ chức lần cuối tại Sochi, Nga vào năm 2014. Thế vận hội mùa hè tiếp theo sẽ được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản vào năm 2020, sau đó là Paris, Pháp vào năm 2024, Hàn Quốc sẽ tổ chức Thế vận hội mùa đông 2018 tiếp theo là Bắc Kinh, Trung Quốc vào năm 2022.

Sơ lược về đại hội thể thao thế giới [thế vận hội - Olympic]

Thứ ba, Ngày 17/04/2018, 06:03

Màu chữ Cỡ chữ

Theo truyền thuyết, Lễ hội Thể thao Olympic [ Olympic Games] ra đời ở Hy Lạp cổ đại bởi thần Heracles, con trai của thần Dớt. Đại hội Olympic cổ đại [ The ancient Olympic games] được tổ chức tại Olympic, Hy Lạp.

Olympic Games đầu tiên mà sử sách còn ghi chép truyền đến ngày nay được tổ chức vào năm 776 trước Công nguyên. Trong lần Olympic này, chỉ có một môn thi chạy tốc độ, vận động viên Coroebus đã giành chiến thắng và trở thành nhà vô địch đầu tiên trong lịch sử Olympic với giải thưởng cho người thắng cuộc chỉ là một cành ô liu vắt ngang đầu.

 Olympic Games cổ đại được phát triển và tổ chức theo định kỳ bốn năm một lần trong gần 1.200 năm. Nơi diễn ra là quận olympic thuộc Elis- Hy Lạp. Các môn thi đấu là: Quyền anh, Ném đĩa, Đua ngựa, Phi lao, Nhảy xa, Nhảy cao, Nhảy sào, Cuộc thi năm môn phối hợp [ pentathlon], Điền kinh, Đấu vật.

Đến năm 393 sau Công nguyên, Hoàng đế La Mã Theodosius I là một người Cơ Đốc giáo đã hủy bỏ Olympic Games bởi những ảnh hưởng tư tưởng tà giáo của họ.

Gần 1.500 năm sau, một người Pháp tên là Pierre de Coubertin bắt đầu kế hoạch phục hồi Olympic Games. Coubertin là một người quý tộc Pháp, sinh ngày 1/1/1863. Coubertin nhận thấy rằng, thể dục thể thao làm cho con người trở nên nhanh nhẹn và khỏe mạnh hơn. Cố gắng của Coubertin muốn mang lại niềm yêu thích thể dục thể thao cho người Pháp đã không gặp được sự hưởng ứng nhiệt tình. Vậy nhưng Coubertin vẫn tiếp tục hoài bảo. Năm 1890, ông tổ chức và thành lập Hội Liên hiệp Thể thao Pháp [ the Union des Sociétés Francaises de Sports Athlétiques: USFSA].

Hai năm sau, Coubertin lần đầu tiên đưa ra ý tưởng phục hồi Olympic Games của ông. Tại một cuộc họp của USFSA ngày 25/11/1892, Coubertin phát biểu: “ …. Hãy đưa những tay chèo [ vận động viên bơi thuyền], những đấu thủ chạy đua, vận động viên vượt rào của chúng ta sang những xứ sở khác [.….] và ngày đó nó được giới thiệu cho toàn châu Âu, vì hòa bình và một liên minh mới bền vững. Điều đó truyền cảm hứng cho tôi để nâng tầm nó [Olympic Games] lên một cung bậc mới. Tôi muốn những sự đồng tình hưởng ứng của các bạn đã dành cho tôi từ trước tới nay sẽ ngày càng nhiều hơn nữa, để chúng ta cùng nhau thực hiện nâng cấp Olympic phù hợp với cuộc sống hiện đại, phục hồi Olympic là công việc huy hoàng của chúng ta ….”

Mặc dù Coubertin không phải là người duy nhất đề nghị phục hồi Olympic Games, nhưng ông là người đi đầu trong công việc tậo hợp và lãnh đạo mọi người để thực hiện công việc này, hai năm sau, Coubertin tổ chức hội nghị gồm 75 đại biểu đến từ 9 quốc gia. Tại hội nghị, ông hùng hồn diễn thuyết kế hoạch

phục hồi Olympic của mình. Các đại biểu đã bỏ phiếu tán thành cho kế hoạch phục hồi Olympic. Hội nghị cũng quyết định thành lập một tổ chức phụ trách việc tổ chức Olympic mang tên Uy Ban Điều hành Olympic Quốc tế [International Olympic Committee: IOC] và Demetrious Vikelas đại biểu của Hy Lạp được bầu làm chủ tịch đầu tiên. Aten, thủ đô Hy Lạp được chọn làm nơi tổ chức Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên, diễn ra vào đầu tháng 4/1896.

Kể từ khi được phục hồi và nâng cấp, đến nay Thế vận hội Olympic đã trải qua 26 kỳ đại hội. Olympic ngày nay cũng được tổ chức 4 năm một lần. Trừ những năm xảy ra chiến tranh thế giới, thế vận hội không được tổ chức. Về sau, người ta đưa thêm nhiều tặng vệt quý giá, kèm theo là những bất đồng, tranh cải, tẩy chay lẫn nhau cũng bắt đầu phát sinh.

Athens – thủ đô Hy Lạp là quê hương của Olympic cổ đại nên vinh dự là nơi diễn ra nhiều kỳ Thế vận hội Olympic nhất.

2. Olympic 2004 đã lại tổ chức ở Athens – Hy Lạp và Olympic 2008 sẽ tổ chức tại Bắc Kinh – Trung Quốc.

Ngày 24/03/2008, ngọn đuốc của Thế vận hội mùa hè – Olympic 2008, đã chính thức được thắp sáng tại núi Olympic [Hy Lạp], nơi diễn ra các cuộc tranh tài thể thao thời cổ đại. Người châm đuốc là nữ nghệ sĩ Maria Nafpliotou, sau đó cô trao ngọn đuốc cho vận động viên Hy Lạp đoạt Huy chương vàng môn taekwondo tại Olympic athens 2004 A.Nikolaidis. Người nhận đuốc từ Nikolaidis là Luo Xuejuan, vận động viên Trung Quốc đoạt Huy chương vàng bơi lội cùng năm 2004. Ngọn đuốc sẽ ở lại Hy Lạp đến ngày 30/03 sau khi được 645 vận động viên rước qua 1.528 km quanh Hy lạp. Từ ngày 1/4/2008, đuốc sẽ được rước vòng quanh thế giới trên quãng đường khoảng 137.000 km [lộ trình dài nhất trong lịch sử các kỳ Olympic Games ] lên cả đỉnh Everest và sau 130 ngày sẽ đến cửa sân vận động Bắc Kinh vào đúng đêm khai mạc Olympic. Lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008 sẽ diễn ra vào hồi 8 giờ 8 phút [tối] ngày 08 tháng 08 năm 2008 [số 8 là số may mắn theo quan niệm của người Trung Quốc].

3. Theo lộ trình rước đuốc lần này, ngọn đuốc Olympic sẽ đi qua 5 châu lục, 19 quốc gia, trong đó có Việt Nam của chúng ta. Lần đầu tiên ngọn đuốc Olympic 2008 đến Việt Nam vào cuối tháng 04/2008 và là qua Thành phố Hồ Chí Minh. Đó chính là vị thế và danh dự của Thành phố Hồ Chí Minh đối với cả nước và trên trường quốc tế.

Với tinh thần thể thao cao thượng và trong sáng, nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng hết lòng ủng hộ và cổ vũ cho Olympic 2008, sự kiện thể thao quan trọng nhất của nhân dân thế giới được tổ chức tại Bắc Kinh. Đội tuyển quốc gia của Việt Nam cũng tham gia nhiều môn thi đấu tại Olympic Bắc Kinh 2008 lần này như một sự hưởng ứng tinh thần thượng võ của Đại hội thể thao lớn nhất hành tinh – Thế vận hội Olympic. Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa luôn là mục tiêu phấn đấu và là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng ta đặt ra cho nền thể thao nước nhà. Hoạt động, luyện tập và thi đấu thể thao theo tinh thần Olympic trong sáng và cao thượng cũng là thiết thực ủng hộ và cổ vũ cho phong trào Olympic quốc tế, vì hòa bình, ổn định và phát triển trên toàn thế giới.

Trong niềm tự hào và phấn khởi chào mừng kỷ niệm 33 năm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước [30/04/1975 – 30/04/2008], chúng ta hưởng ứng Olympic 2008 – Đại hội Thể thao lớn nhất hành tinh bằng Lễ rước đuốc do Uy ban Olympic Việt Nam tổ chức tại Thành phố. Đây cũng là dịp để thực hiện tinh thần đoàn kết quốc tế, quảng bá hình ảnh thân thiện của đất nước, con người Việt Nam nói chung và vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong tiến trình hội nhập và phát triển.

PV

Theo truyền thuyết, Lễ hội Thể thao Olympic [ Olympic Games] ra đời ở Hy Lạp cổ đại bởi thần Heracles, con trai của thần Dớt. Đại hội Olympic cổ đại [ The ancient Olympic games] được tổ chức tại Olympic, Hy Lạp.

Olympic Games đầu tiên mà sử sách còn ghi chép truyền đến ngày nay được tổ chức vào năm 776 trước Công nguyên. Trong lần Olympic này, chỉ có một môn thi chạy tốc độ, vận động viên Coroebus đã giành chiến thắng và trở thành nhà vô địch đầu tiên trong lịch sử Olympic với giải thưởng cho người thắng cuộc chỉ là một cành ô liu vắt ngang đầu.

 Olympic Games cổ đại được phát triển và tổ chức theo định kỳ bốn năm một lần trong gần 1.200 năm. Nơi diễn ra là quận olympic thuộc Elis- Hy Lạp. Các môn thi đấu là: Quyền anh, Ném đĩa, Đua ngựa, Phi lao, Nhảy xa, Nhảy cao, Nhảy sào, Cuộc thi năm môn phối hợp [ pentathlon], Điền kinh, Đấu vật.

Đến năm 393 sau Công nguyên, Hoàng đế La Mã Theodosius I là một người Cơ Đốc giáo đã hủy bỏ Olympic Games bởi những ảnh hưởng tư tưởng tà giáo của họ.

Gần 1.500 năm sau, một người Pháp tên là Pierre de Coubertin bắt đầu kế hoạch phục hồi Olympic Games. Coubertin là một người quý tộc Pháp, sinh ngày 1/1/1863. Coubertin nhận thấy rằng, thể dục thể thao làm cho con người trở nên nhanh nhẹn và khỏe mạnh hơn. Cố gắng của Coubertin muốn mang lại niềm yêu thích thể dục thể thao cho người Pháp đã không gặp được sự hưởng ứng nhiệt tình. Vậy nhưng Coubertin vẫn tiếp tục hoài bảo. Năm 1890, ông tổ chức và thành lập Hội Liên hiệp Thể thao Pháp [ the Union des Sociétés Francaises de Sports Athlétiques: USFSA].

Hai năm sau, Coubertin lần đầu tiên đưa ra ý tưởng phục hồi Olympic Games của ông. Tại một cuộc họp của USFSA ngày 25/11/1892, Coubertin phát biểu: “ …. Hãy đưa những tay chèo [ vận động viên bơi thuyền], những đấu thủ chạy đua, vận động viên vượt rào của chúng ta sang những xứ sở khác [.….] và ngày đó nó được giới thiệu cho toàn châu Âu, vì hòa bình và một liên minh mới bền vững. Điều đó truyền cảm hứng cho tôi để nâng tầm nó [Olympic Games] lên một cung bậc mới. Tôi muốn những sự đồng tình hưởng ứng của các bạn đã dành cho tôi từ trước tới nay sẽ ngày càng nhiều hơn nữa, để chúng ta cùng nhau thực hiện nâng cấp Olympic phù hợp với cuộc sống hiện đại, phục hồi Olympic là công việc huy hoàng của chúng ta ….”

Mặc dù Coubertin không phải là người duy nhất đề nghị phục hồi Olympic Games, nhưng ông là người đi đầu trong công việc tậo hợp và lãnh đạo mọi người để thực hiện công việc này, hai năm sau, Coubertin tổ chức hội nghị gồm 75 đại biểu đến từ 9 quốc gia. Tại hội nghị, ông hùng hồn diễn thuyết kế hoạch

phục hồi Olympic của mình. Các đại biểu đã bỏ phiếu tán thành cho kế hoạch phục hồi Olympic. Hội nghị cũng quyết định thành lập một tổ chức phụ trách việc tổ chức Olympic mang tên Uy Ban Điều hành Olympic Quốc tế [International Olympic Committee: IOC] và Demetrious Vikelas đại biểu của Hy Lạp được bầu làm chủ tịch đầu tiên. Aten, thủ đô Hy Lạp được chọn làm nơi tổ chức Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên, diễn ra vào đầu tháng 4/1896.

Kể từ khi được phục hồi và nâng cấp, đến nay Thế vận hội Olympic đã trải qua 26 kỳ đại hội. Olympic ngày nay cũng được tổ chức 4 năm một lần. Trừ những năm xảy ra chiến tranh thế giới, thế vận hội không được tổ chức. Về sau, người ta đưa thêm nhiều tặng vệt quý giá, kèm theo là những bất đồng, tranh cải, tẩy chay lẫn nhau cũng bắt đầu phát sinh.

Athens – thủ đô Hy Lạp là quê hương của Olympic cổ đại nên vinh dự là nơi diễn ra nhiều kỳ Thế vận hội Olympic nhất.

2. Olympic 2004 đã lại tổ chức ở Athens – Hy Lạp và Olympic 2008 sẽ tổ chức tại Bắc Kinh – Trung Quốc.

Ngày 24/03/2008, ngọn đuốc của Thế vận hội mùa hè – Olympic 2008, đã chính thức được thắp sáng tại núi Olympic [Hy Lạp], nơi diễn ra các cuộc tranh tài thể thao thời cổ đại. Người châm đuốc là nữ nghệ sĩ Maria Nafpliotou, sau đó cô trao ngọn đuốc cho vận động viên Hy Lạp đoạt Huy chương vàng môn taekwondo tại Olympic athens 2004 A.Nikolaidis. Người nhận đuốc từ Nikolaidis là Luo Xuejuan, vận động viên Trung Quốc đoạt Huy chương vàng bơi lội cùng năm 2004. Ngọn đuốc sẽ ở lại Hy Lạp đến ngày 30/03 sau khi được 645 vận động viên rước qua 1.528 km quanh Hy lạp. Từ ngày 1/4/2008, đuốc sẽ được rước vòng quanh thế giới trên quãng đường khoảng 137.000 km [lộ trình dài nhất trong lịch sử các kỳ Olympic Games ] lên cả đỉnh Everest và sau 130 ngày sẽ đến cửa sân vận động Bắc Kinh vào đúng đêm khai mạc Olympic. Lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008 sẽ diễn ra vào hồi 8 giờ 8 phút [tối] ngày 08 tháng 08 năm 2008 [số 8 là số may mắn theo quan niệm của người Trung Quốc].

3. Theo lộ trình rước đuốc lần này, ngọn đuốc Olympic sẽ đi qua 5 châu lục, 19 quốc gia, trong đó có Việt Nam của chúng ta. Lần đầu tiên ngọn đuốc Olympic 2008 đến Việt Nam vào cuối tháng 04/2008 và là qua Thành phố Hồ Chí Minh. Đó chính là vị thế và danh dự của Thành phố Hồ Chí Minh đối với cả nước và trên trường quốc tế.

Với tinh thần thể thao cao thượng và trong sáng, nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng hết lòng ủng hộ và cổ vũ cho Olympic 2008, sự kiện thể thao quan trọng nhất của nhân dân thế giới được tổ chức tại Bắc Kinh. Đội tuyển quốc gia của Việt Nam cũng tham gia nhiều môn thi đấu tại Olympic Bắc Kinh 2008 lần này như một sự hưởng ứng tinh thần thượng võ của Đại hội thể thao lớn nhất hành tinh – Thế vận hội Olympic. Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa luôn là mục tiêu phấn đấu và là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng ta đặt ra cho nền thể thao nước nhà. Hoạt động, luyện tập và thi đấu thể thao theo tinh thần Olympic trong sáng và cao thượng cũng là thiết thực ủng hộ và cổ vũ cho phong trào Olympic quốc tế, vì hòa bình, ổn định và phát triển trên toàn thế giới.

Trong niềm tự hào và phấn khởi chào mừng kỷ niệm 33 năm Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước [30/04/1975 – 30/04/2008], chúng ta hưởng ứng Olympic 2008 – Đại hội Thể thao lớn nhất hành tinh bằng Lễ rước đuốc do Uy ban Olympic Việt Nam tổ chức tại Thành phố. Đây cũng là dịp để thực hiện tinh thần đoàn kết quốc tế, quảng bá hình ảnh thân thiện của đất nước, con người Việt Nam nói chung và vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong tiến trình hội nhập và phát triển.

PV

Lượt xem: 5553 Bản in Quay lại

Video liên quan

Chủ Đề