Cọp đen là ai

Kỳ 2:

 - Tiêu diệt thành công Tiểu đoàn Cọp Đen vốn dĩ được coi bất khả xâm phạm, Tiểu đoàn Tây Đô được xem một tấm gương lớn như phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”.

>>Chuyện anh du kích trở thành vị tướng đất Tây Đô

Thiếu tướng Lê Thanh Sơn nhớ lại, cùng với việc các phong trào chiến tranh du kích tiêu diệt địch phát triển rộng rãi khắp miền Nam và Cần Thơ nói riêng. 

Ngày 26/4/1964, Tiểu đoàn Tây Đô chính thức ra mắt ra mắt, gồm 4 đại đội [20; 23; 28 và 31], trong đó Đại đội 23 do ông Sơn làm Đại đội trưởng.

Khét tiếng hung dữ, ác ôn

Theo Thiếu tướng Sơn, biệt danh của Tiểu đoàn Cọp Đen được Mỹ đào tạo lính tinh nhuệ, sức chiến đấu hùng mạnh, trang bị súng ống, máy bay trực thăng đổ bộ. Cọp Đen là tiểu đoàn sẵn sàng chi viện chiến đấu khi quân chủ lực nguy bị thất trận.

“Tiểu đoàn Cọp Đen hầu như đánh đâu là thắng đó, chưa bao giờ chịu thua ta. Nó được mệnh danh là hung dữ, ác ôn, tàn độc và tinh nhuệ do Mỹ huấn luyện làm nòng cốt cho Sư đoàn 21 [ngụy]” – ký ức trong thiếu tướng.


Thiếu tướng Lê Thanh Sơn kể lại địch đổ bộ Tiểu đoàn Cọp Đen bị Tiểu đoàn Tây Đô tiêu diệt - Ảnh: Quốc Huy

Ông kể, khi cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn Tây Đô đang tập trung huấn luyện tại kinh Xáng, Ô Môn về Mương Khai. Khoảng 8 giờ sáng ngày 8/6/1965, tại kinh Ông Hào có nhiều tiếng súng nổ vang óc, tiếng may bay gầm rú chao lượn làm náo loạn cả vùng trời.

Đến 8 giờ 30, Đại đội phó – Tư Nhung cho biết, địch đánh cách đội hình của ta chỉ khoảng 500m. Tiểu đoàn 44 biệt động quân từ rạch Trà Ếch đánh thẳng qua rạch Áng Khám lọt vào đội hình trung nữ địa phương huyện Ô Môn. 

Lúc này, Đại đội 23 có nhiệm vụ chi viện yểm trợ với trung đội nữ địa phương ở kinh Ông Hào.

“Địch và ta dành nhau từng đoạn kinh. Súng nổ vang trời, trận địa vô cùng ác liệt. Cả 2 bên đều có người thương vong. Trên bầu trời máy bay trực thăng chỉ điểm ném bom bắn phá vào đội hình của ta. Khẩu pháo 105 ly từ Cái Tắc, Cái Răng nhả đạn liên tiếp chi viện cho bộ binh”- Thiếu tướng kể.

Thời điểm đó, tướng ngụy Đặng Văn Quang – Tư lệnh vùng 4 chiến thuật tuyên bố: “Sẽ cho Sư đoàn chủ lực 21 và biệt động quân tiêu diệt bằng được Tiểu đoàn Tây Đô, Cần Thơ”.

Theo thiếu tướng Sơn, địch không ngờ được trung đội nữ ở Ô Môn chiến đấu rất dũng cảm, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Tuy nhiên, địch không biết rằng đằng sau trung đội nữ là sự yểm trợ của các Đại đội Tiểu đoàn Tây Đô.

Khoảng 12 giờ trưa, địch cuống cuồng vì sự thất thủ ở nhiều địa điểm, chúng huy động hàng chục lượt máy bay trực thăng cho lính tinh nhuệ đổ bộ.

Mục đích, Tiểu đoàn Cọp Đen bằng mọi giá phải giành lại vị thế trên chiến trường. Tuy nhiên, một trong những sai lầm của Tiểu đoàn Cọp Đen là đánh giá quá thấp sức mạnh của Tiểu đoàn Tây Đô.

Tiêu diệt tiểu đoàn “Cọp Đen”

Địch huy động Tiểu đoàn Cọp Đen đổ bộ bằng máy bay trực thăng, hòng giành lại thế trận. Cả Trung đoàn 33 và Sư đoàn 21 của địch tiến thẳng vào kinh Ông Hào, với ý định đánh vào bên sườn sau đội hình Đại đội 20.


Ông Lê Thanh Sơn chỉ huy trong một trận đánh - Ảnh tư liệu Trần Giác

Vậy nhưng, địch gặp phải 2 đội đội “anh cả” thiện chiến [C31 và C đặc công] Tiểu đoàn Tây Đô. Tất cả đồng loạt nổ súng vào đội hình địch. Bị tấn công quá bất ngờ, một số chết ngay tại trận, số còn lại chạy toán loạn ra giữa đồng trống, hoảng loạn gọi máy bay, pháo binh chi viện.

Đến 14 giờ đến 16 giờ cùng ngày, Đại đội 23 do ông Lê Thanh Sơn trực tiếp chỉ huy, vây ráp đánh, tiêu diệt nhiều quân địch. Đặc biệt là phá vỡ kế hoạch của địch đánh vào sở chỉ huy Tiểu đoàn Tây Đô.

Điên cuồng trước thất bại nặng nề, Đăng Văn Quang – Tư lệnh vùng 4 chiến thuật ngồi trên trực thăng la hét đem Tiểu đoàn “Cọp Đen” khét tiếng chi viện đánh trả.

Lần thứ hai trong ngày, quân địch đổ bộ một Tiểu đoàn Cọp Đen xuống khu vực kinh Ông Hào bằng trực thăng.

“Tình thế rất căng thẳng, chúng tôi nhắc nhở bộ đội không được lên khỏi bàn cộng sự. Nhìn bộ đội nhìn đói, anh em nằm dưới cộng sự lạnh run cầm cập. Một số anh em ăn xoài rụng gần đó để đỡ đói” – ông Sơn nhớ lại.

Trong buổi chiều trời mưa tầm tã. Tiểu đoàn Cọp Đen chia làm 3 mũi tiến vào kinh Ông Hào, chuẩn bị đáp trả Tiểu đoàn Tây Đô. Vậy nhưng, khi địch chưa kịp tấn công thì bị quân ta đánh liên hồi, 1 máy bay B57 ném bom của địch bị bắn hạ.

“Ai cũng vui mừng khi bắn hạ máy bay, tất cả anh em trong Đại đội 23 như được tiếp thêm sức mạnh. Người bắn rơi chiếc máy bay B57 là chiến sĩ liên lạc Huỳnh Văn Tèo dùng súng trường Garant Mỹ” – ông kể.

Cả Tiểu đoàn khét tiếng Cọp Đen hoảng sợ, bỏ chạy ra ngoài đồng hoang cố thủ.

Khoảng 19 giờ 30 phút, trời tối như bưng. Ban chỉ huy Tiểu đoàn Tây Đô ra lệnh thừa thắng đánh úp tiêu diệt Tiểu đoàn Cọp Đen. Tất cả có 3 mũi giáp công.

Chỉ trong vòng 20 phút Tiểu đoàn Cọp Đen bị tiêu diệt. Riêng tên Đại úy Nguyễn Văn Tư – Tiểu đoàn trưởng và một thiếu tá cố vẫn Mỹ chết ngay tại chỗ. 50 tên địch bị bắt sống và gần 900 tên địch thương vong.

“Trận đánh kinh Ông Hào diễn ra trong 1 ngày và đêm rất ác liệt, xương máu của đồng đội đổ ra rất nhiều. Nhiều đồng đội đã ngã xuống, nhưng việc tiêu diệt thành công Tiểu đoàn Cọp Đen là một chiến công vang dội” – thiếu tướng kể.

Sau chiến thắng, Tiểu đoàn Tây Đô được tặng thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng ba. Riêng ông Sơn cũng được tặng Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.

Quốc Huy

[còn nữa]

Chuyện anh du kích trở thành vị tướng đất Tây Đô

Với tư cách là đại đội trưởng, ông Thà cùng đồng đội đã trải qua 1.441 trận đánh với đủ các loại binh chủng của Mỹ để giữ vững Cồn Cỏ trong suốt hai năm 1965 - 1967. Ông Thà cũng chính là nguyên mẫu trong vở kịch nổi tiếng một thời của nhà viết kịch Đào Hồng Cẩm: "Đại đội trưởng của tôi".

Mỗi ngày hai trận đánh

Ông Trần Văn Thà tuổi Mậu Thìn [1928], quê Khánh Hòa nhưng thời oanh liệt của ông lại gắn liền với mảnh đất Quảng Trị. Năm 1983, ông về hưu với quân hàm đại tá, “đóng chốt” hẳn tại Nha Trang cho đến nay.  “Năm 1961 tôi đã có mặt tại vùng giới tuyến Vĩnh Linh, thuộc trung đoàn 270, sư đoàn 341. Năm 1965, khi không quân Mỹ bắt đầu đánh phá miền Bắc, hải quân Mỹ “nhòm ngó” Cồn Cỏ, tôi được điều động ra hòn đảo này, làm đại đội trưởng. Ra Cồn Cỏ ngày ấy là đồng nghĩa với hy sinh.

Sau hơn 2 năm quần nhau với đủ các loại binh chủng Mỹ, đến cuối tháng 12.1967, đơn vị tôi đã trải qua 1.441 trận đánh lớn nhỏ với máy bay, tàu chiến và biệt hải Mỹ. Như vậy, bình quân mỗi ngày có hai trận đánh, không có thời gian để ăn chứ đừng nói đến ngủ”, ông Thà kể. “Sao lại là “cọp đen?” hả bác?”. Tôi hỏi ông Thà. Ông cười: “Chắc anh em thấy tôi... đen, lại lắm mẹo, Mỹ nó cũng bó tay, đánh hoài mà tôi vẫn không hề hấn gì nên họ đặt tên vậy”.

Cồn Cỏ chỉ rộng khoảng hơn 2 cây số vuông một chút chứ có phải núi cao rừng thẳm gì đâu mà một đại đội của quân giải phóng ở đó, Mỹ đánh hoài mà không “bứt gốc” được. Ông Thà kể rằng, có hôm, nó tập trung đủ các loại hỏa lực, bắn xối xả, cấp tập hàng mấy tiếng đồng hồ, cứ tưởng Việt Cộng chết ngủm hết rồi, thế là tàu chiến nó lù lù mò vô. Đợi nó đến sát, anh em “đòm” một phát, tàu nó bốc cháy, những chiếc còn lại, cong đuôi lên mà chạy tháo thân. Rồi cái bận tiêu diệt biệt hải Mỹ ngày 11.7.1967 cũng thế. Nó cũng tưởng chúng tôi chết sạch rồi nên mò lên. Và chúng đã phải trả giá đắt.

Đạn pháo của Mỹ cày nát Cồn Cỏ, đến đá cũng “sống” không nổi, ấy vậy mà đại đội ông Thà vẫn bền gan bám trụ ở đó hơn hai năm. Ông bảo trong cái khó, cái gian khổ của chiến trường nó dạy cho mình “khôn” ra để mà tồn tại. “Mỹ nó không ngờ là tôi cho anh em đào công sự, xây boong ke ngay ở sát mép nước biển chứ không ở sâu trong đảo như chúng tôi “nghi binh”. Nó đánh thường bị trật mục tiêu là vậy. Hơn hai năm mà chỉ hy sinh có 30 đồng chí là một tổn thất “nhẹ” nhất. Đến cuối năm 1967, tôi mới tạm biệt Cồn Cỏ”, ông cụ U90 rồi mà nhớ không sót một chi tiết nào ở Cồn Cỏ những năm ông có mặt tại đó.

Những năm gần đây, khi mối bang giao Việt-Mỹ đã “ấm lại”, một số cựu chiến binh Mỹ từng tham gia chiến trường Quảng Trị tìm đến ông và lấy làm ngạc nhiên khi thấy một ông Thà hiền lành, chất phác, bao giờ cũng nhỏ nhẹ đến khiêm nhường, khác hoàn toàn với những trận đánh do ông chỉ huy khiến họ phải bạt vía kinh hồn thuở nào. Họ hỏi ông rằng chiến hạm nào đã tiếp tế cho Cồn Cỏ trong những năm ác liệt ấy? Ông bảo chả có chiến hạm nào cả, chỉ có một “chiến hạm” duy nhất, đó là máu của nhân dân Vĩnh Linh đã “tiếp tế” để Cồn Cỏ đứng vững trước đạn bom thôi.

Giữ kỷ vật của “cựu thù”

Trong hành trang đời lính của mình, ông Thà luôn mang theo một kỷ vật. Đó là con dao cạo râu của một người lính Mỹ đã tử trận tại Gio Linh. Mùa hè năm rồi, tại nhà riêng ông Thà đã diễn ra một cuộc “bàn giao” chưa từng có trong đời quân ngũ của ông. Chiếc dạo cao râu đã theo ông 48 năm qua đã được trả lại cho thân nhân người lính Mỹ xấu số nọ.

Ngày đó, ông Thà là Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 47, trung đoàn 270, từng giao tranh với quân đội Mỹ qua rất nhiều trận đánh ác liệt tại mặt trận Quảng Trị. Chiếc dao cạo râu ấy là một kỷ niệm khó quên của ông Thà vì nó gắn với một trận đánh. Đại tá Thà kể, ngày 6.5.1968, đơn vị ông giao tranh với một đơn vị quân đội Mỹ tại cánh đồng Nhĩ Trung - Nhĩ Hạ thuộc xã Gio Thành, huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị. Sau này ông mới biết đó là đại đội A, Tiểu đoàn 3, Lữ đoàn 196 của Mỹ. Trận đánh đã gây nhiều thương vong cho cả hai phía. Một số lính Mỹ đã thiệt mạng và họ không lấy được xác ngay lúc đó.

Khi đi “kiểm tra chiến trường”, ông Thà thấy một xác lính Mỹ đang nằm ven đường với dáng vẻ khác thường. “Có thể anh ta là một chỉ huy”, ông Thà suy đoán. Lật người anh ta lên, ông Thà phát hiện một con dao cạo râu khá lạ mắt, văng ra khỏi túi áo. Ông đã giữ con dao cạo râu ấy cho đến tận hôm nay.

Buổi lễ trao kỉ vật chiến tranh giữa cựu binh Trần Văn Thà cho đại diện gia đình cựu binh Mỹ.

Qua nhiều “kênh” khác nhau, những cựu binh Mỹ từng đánh nhau tại Quảng Trị đã tìm ra địa chỉ của viên chỉ huy trận đánh năm nào. Một ngày hè của năm 2014, ông Neil Hannan [67 tuổi], một đồng đội của người lính Mỹ xấu số nọ, may mắn thoát chết trong trận đánh tại cánh đồng Nhĩ Trung-Nhĩ Hạ, có ghé thăm ông Thà tại Nha Trang vì ông ấy biết, ông Thà là người đã chỉ huy một tiểu đoàn, từng “xáp mặt” với đơn vị ông tại Quảng Trị. Hai bên hàn huyên một hồi, ông Thà mới kể chuyện chiếc dao cạo râu nọ và đem “khoe” với ông Neil Hannan.

Sau khi nghe ông Thà thuật lại trận đánh ngày 6.5.1968 tại cánh đồng Nhĩ Trung-Nhĩ Hạ, rồi nhìn kỷ vật “quen thuộc” của bạn mình, ông Neil Hannan đã ồ lên một cách vui mừng đồng thời xác nhận, chiếc dao cạo râu cùng “dáng nằm khác lạ” khi chết ấy chính là Wiliam Kimball, chỉ huy trung đội của Neil Hannan.

Sau lần gặp đó, ông Neli Hannan về Mỹ và kể lại câu chuyện với người vợ ông Wiliam Kimball. Vợ ông Wiliam đã ủy quyền cho ông Neli Hannan xin lại kỷ vật của chồng mình. Và chiếc dao cạo râu- kỷ vật chiến tranh đã được trở về Mỹ sau 48 năm “lưu lạc” tại nhà đại tá Thà vào mùa hè năm rồi.

“Tiểu đoàn trưởng chứ không phải Đại đội trưởng”

Những năm lăn lộn tại chiến trường Quảng Trị, ông Thà có một kỷ niệm khó quên. Đó là lần gặp nhà viết kịch Đào Hồng Cẩm giữa năm 1968, lúc ông vào Vĩnh Linh để “thâm nhập thực tế chiến trường”. Ông Vũ Kỳ Lân [cùng với Nguyễn Sinh là tác giả tập “Ký sự miền đất lửa”, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979], bấy giờ là Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự Vĩnh Linh có giới thiệu ông Thà với Đào Hồng Cẩm. Ông Thà kể cho nhà biên kịch nhiều chuyện, trong đó có chuyện đơn vị ông [tiểu đoàn 47] đánh chặn địch ở Cửa Việt cùng chi tiết “đắt giá” là Đảng ủy tiểu đoàn chỉ đạo rút quân ra để bảo toàn phiên hiệu đơn vị, nhưng trên đường đi, ông Thà với tư cách tiểu đoàn trưởng đã đứng ra kêu gọi mọi người quay trở lại chiến đấu và đã chiến thắng. Nhà biên kịch Đào Hồng Cẩm có hứa với ông Thà là sẽ viết một vở kịch về câu chuyện này.

Đến năm 1973, ông Thà có dịp ra Hà Nội và gặp lại Đào Hồng Cẩm. Ông Cẩm có đưa cho ông Thà xem bản thảo “Đại đội trưởng của tôi” để góp ý. Xem xong, ông Thà không ý kiến gì mà chỉ thắc mắc… cho vui: “Tôi là Tiểu đoàn trưởng mà anh “hạ cấp” tôi còn Đại đội trưởng là sao?”. Ông Cẩm chỉ còn biết “phân bua” với nhân vật của mình rằng thời điểm bấy giờ chỉ dám phê phán cấp ủy đến mức… đại đội thôi chứ tiểu đoàn là chưa dám! Họ nhìn nhau cười xòa.

Ông Thà nói rằng, xem vở kịch của Đào Hồng Cẩm ông như thấy ánh hỏa châu nơi chiến trường Vĩnh Linh soi rọi lên từng con chữ. Hơn 40 năm rồi mà mỗi lần nhắc lại, ông vẫn rưng rưng…     

Video liên quan

Chủ Đề