Thầy cô cơ những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả học tập trực tuyến

Các nền tảng học tập cung cấp một loạt các tính năng như chia nhóm, chia sẻ màn hình và quản lý tài liệu học tập, cũng như hỗ trợ giao tiếp. Điều quan trọng là giáo viên phải hiểu rõ những ưu điểm và hạn chế của nền tảng để lập kế hoạch bài giảng một cách hiệu quả. Để đảm bảo buổi học diễn ra tốt đẹp, giáo viên cần kiểm tra các tính năng trước khi vào bài học.

2. Áp dụng công nghệ và phương pháp giảng dạy phù hợp

Không giống như việc giảng dạy và tương tác trực tiếp với học sinh trên lớp học, các bài giảng trực tuyến dường như giới hạn giáo viên trong một chiếc màn hình nhỏ, khiến học sinh xa rời với nội dung học. Các buổi học trực tuyến kéo dài, truyền đạt một chiều có xu hướng khiến học sinh bắt đầu xao nhãng sau 10-15 phút. Do đó, giáo viên có thể cân nhắc tổ chức hoặc chia nhỏ buổi học thành các bài giảng ngắn, đi kèm với nhiều hoạt động để thu hút học sinh.

3. Theo dõi sự chủ động trong học tập và sự tiến bộ của học sinh qua từng bài học

Để theo dõi sự chủ động trong học tập và sự tiến bộ của học sinh qua thời gian, có thể thực hiện những cách sau:

  • Đánh giá việc học tập của học sinh Đưa ra các bài tập, câu đố, thăm dò ý kiến và tóm tắt các kiến thức cơ bản đã truyền đạt trong lớp học để theo dõi sự tiến bộ của học sinh.
  • Xây dựng trải nghiệm học tập cá nhân Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ để khuyến khích học sinh trao đổi và thảo luận.
  • Khen thưởng những hành vi tích cực của học sinh Tạo huy hiệu [chứng nhận] trực tuyến và trao cho học sinh như một phần thưởng để các em có thể lưu lại vào hồ sơ. Việc ngắm nhìn và trưng bày huy hiệu có thể giúp các em có thêm động lực học tập.

4. Khuyến khích sự tham gia của cha mẹ và người chăm sóc trẻ trong việc tạo điều kiện cho việc học trực tuyến của trẻ em

Tạo ra một môi trường gia đình hỗ trợ trẻ em học tập là việc làm vô cùng quan trọng. Đối với nhiều bậc cha mẹ, việc giúp đỡ con cái học tập trực tuyến có thể là một thách thức. Liên hệ với cha mẹ trẻ và đồng thuận về cách cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ. Cho cha mẹ trẻ biết các nhiệm vụ họ cần làm và kỳ vọng của giáo viên đối với họ. Nếu trẻ không thể theo kịp bài tập về nhà, hãy khuyên cha mẹ trẻ không nên quá lo lắng, vì đó không phải một vấn đề lớn. Khuyến khích các bậc cha mẹ cho trẻ em xây dựng những thói quen hàng ngày và làm các công việc đơn giản như đọc sách hoặc viết về một ngày của trẻ.

5. Thiết kế các hoạt động học tập tương tác

Áp dụng các hoạt động như tranh luận, làm việc nhóm, thực hiện dự án, nghiên cứu tình huống, đóng vai và thuyết trình để giúp học sinh có các kỹ năng khác ngoài kiến thức trên lớp và khiến bài giảng trở nên thú vị hơn! Có thể sử dụng nhiều công cụ cộng tác trực tuyến để hỗ trợ các hoạt động nhóm.

Giáo viên cần làm gì để tăng cường năng lực dạy học trực tuyến?

Ngày cập nhật : 27/12/2021

Kĩ năng CNTT không phải chỉ là thao tác sử dụng máy tính, mà quan trọng nhất là sử dụng CNTT để thiết kế kế hoạch giảng dạy khoa học, đúng theo tinh thần đổi mới phương pháp, sử dụng hiệu quả, linh hoạt.

Ảnh minh họa/ITN

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học [Bộ Giáo dục và Đào tạo] - nhấn mạnh điều này trong tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Nâng cao hiệu quả dạy và học trực tuyến thích ứng với dịch Covid-19" do Báo Lao động tổ chức chiều 22/12.

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành cho biết: Ngành Giáo dục đã tổ chức dạy học trực tuyến trong bối cảnh Covid-19 bắt đầu sau khi dịch bệnh bùng phát từ học kì 2 năm học 2019 - 2020 cho đến nay. Giữa các đợt dịch bùng phát, cũng có những giai đoạn học sinh được đến trường, nhưng giải pháp dạy học trực tuyến vẫn được duy trì.

Ban đầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có các văn bản hướng dẫn để nhà trường triển khai dạy học trực tuyến; tinh thần là “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”. Sau đó, để chuẩn bị cho kế hoạch dài hơi, Bộ đã ban hành Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT, quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

Sau thời gian đầu có lúng túng nhất định, thầy trò đã dần dần thích nghi, năng lực công nghệ thông tin của thầy cô, học sinh tăng lên vượt bậc. Tại nhiều địa phương, việc học được duy trì. Nhiều địa phương, nhà trường thực hiện vừa dạy học vừa kiểm tra, đánh giá trực tuyến, đảm bảo chất lượng, yêu cầu theo Thông tư 09.

Tất nhiên, trong quá trình triển khai dạy học trực tuyến vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Một số khó khăn được PGS Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh là: Cơ sở hạ tầng; nguồn học liệu học trực tuyến; năng lực khai thác, sử dụng của thầy cô; khó khăn về thiết bị, khả năng tự học của học sinh...

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học [Bộ Giáo dục và Đào tạo] trao đổi với phóng viên Báo Lao Động tại tọa đàm.

Thời gian qua, ngoài văn bản hướng dẫn, PGS Nguyễn Xuân Thành cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn tài liệu bồi dưỡng, tăng cường năng lực dạy học trực tuyến cho các thầy cô, triển khai tập huấn cho giáo viên cốt cán và bộ tài liệu đã được gửi đến các nhà trường, thầy cô.

Tài liệu này không chỉ có các bài hướng dẫn, mà còn có cả video clip hướng dẫn thầy cô sử dụng công nghệ thông tin, từ việc tổ chức bài học như thế nào, xây dựng các video bài giảng hỗ trợ ra sao, giao cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập như thế nào để trước giờ dạy trực tuyến học sinh đã có sản phẩm thảo luận; mục đích rút ngắn thời gian ngồi trong lớp học ảo, tương tác trực tiếp với thầy cô, bạn bè để giờ học hiệu quả, tích cực hơn, không bê nguyên bài học, thời khóa biểu học trực tiếp sang học trực tuyến.

PGS Nguyễn Xuân Thành mong muốn các thầy cô, nhà trường nghiên cứu kĩ tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo, đồng thời đổi mới phương pháp giảng dạy. Trong dạy học trực tiếp cũng không phải hỏi đáp liên tục với học trò. Muốn dạy học sinh phát triển năng lực, giờ học tích cực phải là giờ học cơ bản tĩnh, có thì giờ cho học sinh tư duy độc lập, trả lời câu hỏi thầy cô nêu.

Trong tài liệu hướng dẫn dạy học trực tuyến đã nêu rõ làm thế nào giảm thời gian giảng trên lớp học trực tuyến, cố gắng để học sinh lên lớp không phải chỉ ngồi nghe cô giảng như trên lớp học trực tiếp.

Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Nâng cao hiệu quả dạy và học trực tuyến thích ứng với dịch Covid-19".

“Bộ cũng đã hướng dẫn thầy cô sản xuất video clip hỗ trợ học trực tuyến. Các video không cần tốn kém, trong 5, 10 phút gửi học sinh nghiệm thu với những câu lệnh rõ ràng. Như vậy, không phải ngồi trước màn hình để nghe cô giảng; học sinh có thể chủ động nghe trước, khi lên lớp học trực tuyến giảm thiểu được thời gian ngồi nghe cô giảng bài. 1 tiết học 45 phút có thể rút xuống 30 phút.

Lúc đó, học sinh trả bài cho cô trước khi khi vào lớp học trực tuyến, gọi từng em, từng nhóm, có thời gian trình bày, học sinh nhận xét và giáo viên kết luận. Như vậy, có nhiều sự tương tác, khắc phục được hạn chế khi cô hỏi đáp liên tục. Những điều này trong văn bản hướng dẫn đã có. Mong các thầy cô nghiên cứu kĩ, xây dựng kịch bản dạy học trực tuyến phù hợp hơn” – PGS Nguyễn Xuân Thành chia sẻ.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học cũng nhấn mạnh thêm: Kĩ năng công nghệ thông tin không phải chỉ là thao tác sử dụng máy tính mà quan trọng nhất là sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế kế hoạch giảng dạy khoa học, đúng theo tinh thần đổi mới phương pháp, sử dụng hiệu quả và linh hoạt.

Nếu có hệ thống MLS hoặc NCMS, việc học sinh có tài khoản, thầy cô có tài khoản, học sinh có thể truy cập xem video, nguồn tài liệu, các nội dung, đề mục thầy cô giao,... Những điều này chúng ta cũng từng bước phát triển hướng đến việc giảm nhẹ công việc của thầy cô, dần dần sẽ hiệu quả hơn trong việc dạy và học trực tuyến.

Theo GD&TĐ

Giáo dục trong thời đại 4.0 chắc chắn không thể thiếu sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Thành thạo công nghệ thông tin chính là yêu cầu cần có đối với giáo viên ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Để có giờ dạy học trực tuyến hiệu quả cao, giáo viên phải thực sự làm chủ được các công cụ, thiết bị công nghệ. Bởi lẽ môi trường tương tác trên nền tảng online khác xa với hình thức dạy học truyền thống. Với tư cách là người dạy, bạn cần biết sử dụng các phần mềm để tạo ra một giờ học thú vị, thu hút và tương tác một cách tự nhiên nhất có thể. Ngoài ra, nắm vững các kiến thức về công nghệ cũng giúp bạn khắc phục được những sự cố phát sinh trong quá trình dạy học trực tuyến.

Hình thành tính chủ động, tích cực

Tính tự giác, tích cực, chủ động là yếu tố không thể thiếu của giáo viên. Nền giáo dục hiện tại không còn dừng lại ở tư duy một chiều mà cần có sự phản biện, trao đổi để giúp học sinh phát huy được tính chủ động. Trong dạy học trực tuyến thì những điều này lại càng phải được phát huy nhiều hơn nữa.

Giáo viên cần tích cực và chủ động đầu tư vào các giờ học trực tuyến gấp đôi. Quan tâm đến học sinh nhiều hơn mới có thể nắm bắt được thực lực của học sinh và có điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho các em. Chính vì vậy, tính chủ động, tích cực là yếu tố không thể thiếu để giúp giáo viên xây dựng được cách dạy học trực tuyến hiệu quả.
 

Xem thêm : Họp trực tuyến online đơn giản với Cypresscom

Người học cần có mục tiêu rõ ràng

Dù là các buổi học trực tuyến hay buổi học offline thì học sinh cũng cần phải xác định mục tiêu học tập rõ ràng. Chỉ khi có mục tiêu, học sinh mới thực sự tự giác, tập trung, có kế hoạch học tập rõ ràng cũng như chủ động khắc phục các khó khăn gặp phải trong quá trình học tập. Hơn nữa, học trực tuyến là môi trường học có nhiều cám dỗ, việc đặt ra mục tiêu học tập rõ ràng sẽ giúp học viên biết mình thực sự cần gì, mình đang học vì điều gì. Từ đó nâng cao quyết tâm, chủ động hơn trong học tập. Vì thế, giáo viên cũng nên hỗ trợ để học sinh hiểu được mục tiêu học tập, mang lại những giờ học trực tuyến thực sự hiệu quả, thú vị.

Đổi mới hình thức tương tác giữa giáo viên và học sinh

Ở các lớp học trực tuyến, quá trình tiếp thu, truyền đạt kiến thức sẽ bao gồm cả ngôn ngữ hình thể, kèm theo các hoạt động như tranh luận, hỏi đáp, thảo luận nhóm, v.v. Tuy nhiên, với hình thức học trực tuyến, thật khó để thực hiện các hoạt động này. Vì thế, đổi mới hình thức tương tác phù hợp chính là một trong những cách dạy học trực tuyến hiệu quả. Giáo viên và học sinh cần linh hoạt và tận dụng các chức năng trao đổi trên nền tảng online như công cụ bình luận, trao đổi trong group chung, liên hệ qua email, v.v. để góp phần đem lại giờ học trực tuyến hiệu quả nhất.

Vượt qua những rào cản tâm lý

Khi thực hiện những điều mới hay áp dụng những phương pháp mới, chúng ta thường có tâm lý ngần ngại. Hơn nữa, khi trước nay, việc đứng lớp của giáo viên thường diễn ra trực tiếp, có nhiều người nghe thì giờ đây khi dạy online, việc phải nói một mình cũng rất dễ gây ra cảm giác ngại ngùng hay không có hứng thú. Vượt qua rào cản tâm lý chính là bước đầu giúp giáo viên có thể xây dựng được cách dạy học trực tuyến hiệu quả.

Giáo viên cần tâm huyết với nghề, nghiêm túc trong công việc

Đối với mỗi giáo viên, tâm huyết, nghiêm túc với nghề là yếu tố cực kỳ quan trọng. Chỉ khi có những phẩm chất này, người giáo viên mới thực sự tận tâm để đem đến những giờ học chất lượng và cách dạy học trực tuyến hiệu quả. Hơn nữa, khi hình thức học trực tuyến còn khá mới mẻ, nếu không thực sự tâm huyết và nghiêm túc với bản thân thì rất khó để giáo viên có thể thích nghi và vượt qua khó khăn trong quá trình giảng dạy.

Lựa chọn các phần mềm phù hợp, hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến. Tuy nhiên chúng ta cần phải lựa chọn được phần mềm nào đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của môn học và cơ sở vật chất giáo dục hiện có của mình. Mỗi phần mềm sẽ có những ưu, nhược điểm riêng mà chúng ta phải xem xét để có lựa chọn phù hợp nhất. Ví dụ như các phần mềm như Google Classroom hay Moodle thường có mã nguồn mở và miễn phí nhưng thường khó sử dụng và phải mất thời gian để làm quen. Trong khí đó Zoom hay Skype lại có hiệu năng cao hơn và dễ sử dụng hơn, tuy nhiên đây là phần mềm có trả phí. Để dạy học trực tuyến hiệu quả cao, các cơ sở giáo dục nên cho học sinh và giáo viên làm quen với phần mềm trước bằng các môn học cơ bản trước khi đi vào giảng dạy các môn học mang tính chuyên sâu hơn.

Có đánh giá sau mỗi khóa học

Từ trước đến nay, việc đánh giá kết quả của người học vẫn luôn là hoạt động không thể thiếu trong giáo dục. Điều ngày vừa giúp học sinh đánh giá quá trình học của mình vừa là một kênh để giáo viên có thể xem xét rằng liệu phương pháp dạy của mình đã thực sự phù hợp và hiệu quả hay chưa. Vì thế, để dạy học trực tuyến đạt hiệu quả cao, chắc chắn không thể loại bỏ phần đánh giá sau mỗi khóa học.

Lưu trữ lại các bài giảng

Học trực tuyến rất dễ khiến cho nguwoif học nhàm chán và bị mất tập trung. Vì thế một trong những cách dạy học trực tuyến hiệu quả không thế thiếu được việc lưu trữ bài giảng. Hay nói cách khác, giáo viên có thể chủ động quay lại quá trình giảng bài của mình để học sinh có thể xem lại nếu cần. Bên cạnh đó thiết kế một bài giảng dễ hiểu, khoa học cũng là cách giúp học viên hứng thú hơn. Đồng thời, giáo viên cũng cần cung cấp cho học sinh đầy đủ tài liệu, bài ôn tập, bài kiểm tra, v.v. đầy đủ và kịp thời.

Cần có sự quan tâm, giúp đỡ từ các cơ sở giáo dục

Hình thức dạy trực tuyến bắt đầu được áp dụng từ khi dịch Covid 19 bùng phát. Hình thức này nhằm đảm bảo học sinh có thể tiếp thu đầy đủ kiến thức, không ảnh hưởng đến kết quả học tập. Tuy nhiên, để giờ học trực tuyến thực sự hiệu quả, giáo viên nói riêng và các cơ sở giáo dục nói chung cần quan tâm,giúp đỡ các em nhiều hơn. Đồng thời tăng mối liên hệ giữa phụ huynh và nhà trường, phụ huynh và học sinh, học sinh và giáo viên cũng chính là phương pháp đảm bảo quá trình dạy và học trực tuyến hiệu quả.

Nhìn chung, chúng ta vẫn chưa thể khẳng định được liệu hình thức dạy học trực tuyến có thực sự trở thành xu thế trong tương lai hay không. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tai, phương pháp này vẫn đã và đang đem lại những hiệu quả nhất định. Để hoạt động dạy học thực sự chất lượng, trước mắt giáo viên và học sinh phải thay đổi, thích nghi và tìm ra các cách dạy học trực tuyến hiệu quả, tối ưu nhất.

Video liên quan

Chủ Đề