De cương on tập văn 7 học kì 1 chi tiết

  ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1

A/ PHẦN VĂN:

I/ Học tác giả, tác phẩm, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật:

1/ Phò giá về kinh:

a/ Tác giả:

- Trần Quang Khải [1241 – 1294] là con trai thứ 3 của vua Trần Thái Tông

b/ Tác phẩm:

- Thể thơ : Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, cách gieo vần như thể thư Thất ngôn tứ tuyệt

-  Sáng tác lúc ông đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về

c/ Ý nghĩa:

- Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần

…………………………………………………………………………………………….......................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

- Hình thức diễn dạt cô đọng, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng

- Đảo ngữ về các địa danh [Chương Dương à Hàm Tử]

 ……………………………………………………………………………………………......................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

2/ Bạn đến chơi nhà:

a/ Tác giả:

- Nguyễn Khuyến [1835 – 1909]: lúc nhỏ tên là Thắng. Quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà

b/ Tác phẩm:

- Sáng tác sau giai đoạn ông cáo quan về quê

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

c/ Ý nghĩa:

- Bài thơ thể hiện quan niệm về tình ban, quan niệm đó vẫn còn ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

- Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà, và cuối cùng òa ra niềm vui 

- Lập ý bất ngờ, vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện

3/ Qua Đèo Ngang:

a/ Tác giả:

- Bà Huyện Thanh Quan tên Thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thể kỉ XIX [? - ?]

- Quê ở làng Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội

b/ Tác phẩm:

- Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

- Đèo Ngang là địa danh nối liền hai tỉnh Quảng Bình & Hà Tĩnh

c/ Ý nghĩa:

- Thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của Nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện

- Sử dụng bút pháp nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình

- Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ động âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm

- Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình

4/ Bánh trôi nước:

a/ Tác giả:

- Hồ Xuân Hương [? - ?] à Bà Chúa Thơ Nôm

- Nhiều sách nói bà là con của Hồ Phi Diễn [1704 - ?] quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện

Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà từng sống ở phường Khán Xuân gần Tây Hồ,Nội

b/ Tác phẩm:

- Sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật à bằng chữ Nôm

c/ Ý nghĩa:

- Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến

- Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chấtcuar người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng tỏ sâu sắc đối với tahan phận chìm nổi của họ

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

- Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật

- Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày với Thành ngữ, Mô típ dân gian

- Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa

5/ Tiếng gà trưa:

a/ Tác giả:

- Xuân Quỳnh [1942 – 1988] quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây [nay thuộc Hà Nội]. Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam

b/ Tác phẩm:

- Được viết trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào [1968] của Xuân Quỳnh

- Thuộc thể thơ 5 chữ

c/ Ý nghĩa:

- Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận

d/ Đắc sắc nghệ thuật:

- Sử dụng hiệu quả điệp từ Tiếng gà trưa có tác dụng nổi mạnh cảm xúc, gợi nhắc những kỉ niệm lần lượt hiện về

- Thể thơ 5 chữ phù hợp với việc vừa kể chuyện, vừa bộc lộ tâm tình

6/ Sông núi nước nam:

a/ Tác giả:

- Chưa rõ tác giả bài thơ là ai

- Sau này có nhiều sách ghi là Lý Thường Kiệt

b/ Tác phẩm:

- Sáng tác theo thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta

c/ Ý nghĩa:

- Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức manh chính nghĩa của dân tộc ta

- Bài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của nước ta

d/ Đặc sắc nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gon, xúc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước

- Dồn nén cảm xúc trong hình thức nghiêng về nghị luân, bày tỏ ý kiến

- Lựa chọn ngôn góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc

- Hùng hồn, đanh thép

7/ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng:

a/ Tác giả:

- Hồ Chí minh [1890 – 1969] nhà thơ lớn, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

b/ Tác phẩm:

- Viết ở chiến khu Việt Bức trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp [1946 – 1954]

c/ Ý nghĩa:

- Cảnh khuya: Bài thơ thể hiện 1 đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh. Sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người

- Rằm tháng giêng: Toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ, chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiên chông thực dân Pháp còn nhiều gian khổ

II/ Nội dung văn bản:

      • Bánh trôi nước Qua Đèo Ngang
      • Bánh trôi nước
      • Tiếng gà trưa
      • Cuộc chia tay của những con búp bê
      • Phò giá về kinh
      • Sông núi nước Nam
      • Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

III/ Học thuộc phần thơ và ý nghĩa các văn bản

IV/ So sánh cụm từ “Ta với ta” trong hai bài thơ Qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà

Giống nhau:

- Là sự trùng lặp của hai nhà thơ nổi tiếng. Một là nữ sĩ tài sắc mang nặng niềm hoài cổ. Hai là nhà thơ thơ tiêu biểu của làng cảnh Việt Nam

- Đều dùng để kết thúc hai bài thơ nổi tiếng trong văn học Việt Nam

Khác nhau:

- Hai câu kết của hai bài thơ “Bạn đến chơi nhà” & “Qua Đèo Ngang ” của hai tác giả đều đặt ở cuối bài nhưng ý và tình hoàn toàn đối lập nhau

- Đối với Nguyễn Khuyến, cụm từ “Ta với ta” là sự bùng nổ về ý và tình tiếp bạn. Không cần phải có mâm cao, cỗ đầy; cao lương, mĩ vị mag giữa họ chỉ có 1 tấm lòng, một tình bạn chân thành, thắm thiết, tri âm, tri kỉ, thể hiện 1 niềm vui trọn vẹn trong tâm hồn. “Ta với ta” là Bác, là Mình, tuy hai mà một. Họ đã đạt tới đỉnh cao của bữa tiệc tình bạn. Họ vui sướng sống trong tình bạn đẹp

- Còn với Bà Huyện Thanh Quan, cụm từ “Ta với ta” khắc sâu nỗi buồn của người khách li hương khi bà đứng trên đình đeo Ngang lúc chiêu tà. “Ta với ta” chỉ một mình bà đối diện với chính lòng mình giữa không gian bao la, rộng lớn, mây, trời, non, nước. Bà cô đơn, trơ trọi hoàn toàn, không một ai sẽ chia

B/ PHẦN TIẾNG VIỆT:

I/ Học thuộc toàn bộ các ghi nhớ trong SGK:

1/ Từ ghép:

a/ Khái niệm:

  • Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
  • Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. VD: bút bi, cái áo, thước kẻ, …
  • Tiếng ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp [không phân ra tiếng chính, tiếng phụ]. VD: sách vở, quần áo, bàn ghế, …

b/ Ý nghĩa:

    • Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn so với tiếng chính
    • Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghãi của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó

2/ Từ láy:

a/ Khái niệm:

  • Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận
  • Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối [để tạo ra 1 sự hài hoà về âm thanh]. VD: the thẻ, ồm ồm, khàn khàn, …
  • Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. VD:
  • đẹp đẽ, xinh xắn, lấm tấm, lanh chanh,

b/ Ý nghĩa:

     Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc [tiếng gốc] thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh, …

3/ Đại từ:

a/ Khái niệm:

    • Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hạt động tính chất, … được nói đến trong một số ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
    • Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ…

b/ Phân loại:

Đại từ dùng để trỏ:

- Trỏ người, sự vật [gọi là đại từ xưng hô]. VD: nó, bác, tôi, …

- Trỏ số lượng. VD: bấy, bấy nhiêu, …

- Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. VD: vậy, thế, …

Đại từ dùng để hỏi:

- Hỏi về người, sự vật. VD: Ai, gì, …

- Hỏi về số lượng. VD: bao nhiêu, mấy, …

- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. VD: sao, thế nào, …

4/ Quan hệ từ:

a/ Khái niệm:

Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, … giữa các bộ phận của câu hãy giữa cau với câu trong đoạn văn. VD: mà, nhưng, giá … mà, …

b/ Cách sử dụng:

Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ [dùng cũng được, không dùng cũng được]

Có một số quan hệ từ được dụng thanh cặp

c/ Các lỗi thường gặp:

- Thiếu quan hệ từ

- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

- Thừa quan hệ từ

- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

5/ Từ đồng nghĩa:

a/ Khái niệm:

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nahu. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. VD: phu nhân  – bà xã – vợ, …

 b/ Phân loại:

Từ động nghĩa gồm có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn [không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa] và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn [có sắc thái nghĩa khácnhau]

c/ Cách sử dụng:

Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cùngnhuw khi viêt, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách qua và sắc thái biểu cảm.

6/ Từ đồng âm:

a/ Khái niệm:

Từ đồng âm là nhưgx từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa lại khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. VD: củ lạc – lạc đường, cái đàn – đàn cò, …

b/ Cách sử dụng:

Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm

7/ Từ trái nghĩa:

a/ Khái niệm:

Từ trái nghãi là những từ có nghãi trái ngược nhau

Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau VD: giàu – nghèo, tươi – héo, …

b/ Cách sử dụng:

Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động

8/ Điệp ngữ:

a/ Khái niệm:

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ [hoặc cả một câu] để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

b/ Phân loại:

Có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp [điệp ngữ vòng]

9/ Thành ngữ:

a/ Khái niệm:

Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, …

VD: Bảy nổi ba chìm, lời ăn tiếng nói, …

b/ Cách sử dụng:

Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, …

Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao

 10/ Chơi chữ:

a/ Khái niệm:

Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, … làm câu văn hấp dẫn và thú vị

b/ Phân loại:

Các lối chơi chữ thường gặp là: - Dùng từ ngữ đồng âm

- Dùng lối nói trai âm [gân âm] - Dùng cách điệp âm

-  Dùng lối nói lái

-  Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sông thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố, …

Từ đồng âm

Từ nhiều nghĩa


-    Phát âm giống nhau, những nghãi khác xa - Từ có nhiều nét nghãi khác nhau nhưng giũa nhau à Không liên quan với nhau về nghĩa. các nét nghĩa ấy có một mối gắn kết liênquan

VD: giàu sang – sang sông

với nhau về nghĩa. VD: cái cuốc – cuốc đất

C/ PHẦN TẬP LÀM VĂN:

I/ Các dạng văn biểu cảm:

1/ Biểu cảm về đồ vật

2/ Biểu cảm về 1 loài vật mà em yêu quý

3/ Biểu cảm về loài cây em yêu

4/ Biểu cảm về người thân

5/ Biểu cảm về các mùa trong năm, danh lam thắng cảnh

II/ Dàn ý chung:

1/ Dàn ý chung biểu cảm về 1 đồ vật:

Mở bài: - Giới thiệu được món quà mà em yêu thích

Thân bài:

- Hoàn cảnh em nhận được món quà [ngày sinh nhật, bố đi công tác về, …]

- Em đã làm gì với món quà ấy [bảo quản, giữ gìn, nâng niu như thê nào ?] à Miêu tả + Biểu cảm

- Thấy món đồ à Em luôn nhớ về người tăng è Tình cảm của ngưoif tặng gửi gắm trong món quà ấy

- Món quà [đồ chơi đã gắn chặt tình cảm của em với người tặng]

Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của món quà đối với cuộc sống của em

Các đối tượng biểu cảm:

- Cuôn sách

- Cây bút

- Búp bê

- Đồng hồ

2/ Dàn ý chung về một con vật nuôi:

Mở bài:

- Giới thiệu về một con vật nuôi mà em yêu thích

Thân bài:

- Giới thiệu được tình cảm của em dành cho con vật ấy [Nó được nuôi ở nhè em khi nào? Do ai tặng? Lúc đầu mang về tình cảm của em thích , ghét ra sao?]

- Lông, mặt. tai nó như thế nào? Cảm nghĩ của em về mặt, bộ lông, tai của ó?

- Em đặt tên cho nó là gì? Tại sao lại đặt cái tên ấy à gắn bó kỉ niệm gì với em [Tên phải có ý nghĩa với em ]

- Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Em và nó gần gũi với nhau, chia sẽ niềm vui, nỗi buồn?

- Dưới con mắt của em nó không phải là một con vật bình thườn mà là một người bạn trung thành, thân thiết

- Em chăm sóc nó như thế nào? [Nếu đó là một người rất thân tăng] à Tìn cảm của em gửi gắm tới con vật è Người tặng. Em dạy nó những gì?

- Con vật mà em nuôi đã lập được chiến công gì? Lời khen. Tình cảm của em trước chiến công đó? Cảm nghĩ của em về chiến công của chú chó

Kết bài: Khẳng định vai trò, tình cảm của em đối với chú vật nuôi ấy?

Lưu ý: Nếu như biểu cảm về chú trâu, Học sinh phải nói được vai trò của chú đối với người nông dân và công việc đồng áng

3/ Dàn ý chung biểu cảm về một loài cây:

Mở bài:

- Giới thiệu được loài cây mà em yêu thích [ Điều đặc biệt của nó khiến em có tình cảm và thấy nó khác so với hàng trăm loài cây trái khác nhau]

Thân bài:

+ Biểu cảm về:

- Lá, cành, rễ như thế nào? Tượng trưng cho điều gì?

- Gắn bó với em kỉ niệm gì? [Chia sẽ niềm vui, nỗi buồn đối với em như thế nào?]

-  Loài cây là biểu tượng gì?

- Loài cây gợi chó em nhớ đến ai? Vì sao em nhớ?

- Càm giác của em khi : ngắm nhìn, thưởng thức, tác dụng ích lợi, … của nó với cuoc sống hằng ngày?

Kết bài: - Khẳng định vị trí của loài cây ấy trong lòng em

Lưu ý:

- Tuy là văn biểu cảm nhưng học sinh phải áp dụng yếu tố miêu tả và tự sự. sau đó từ miêu tả và tự sự học sính ẽ nêu cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của mình

- Để bộc lộ cảm xúc, người viết phải có chiều sâu tâm hồn, câu văn dạt dào cảm xúc à Phải có từ ngữ biểu cảm thể hiện được tâm trạng [yêu thương, trân trọng, quý mến, cảm ơn, buồn bã, …] tùy theo đối tượng biểu cảm

- Sử dụng hợp lí điệp từ, điệp ngữ tôi yêu, tôi nhớ, …

Kết bài: Khẳng định vị trí của loài cây ấy trong lòng em

4/ Dàn ý chung biểu cảm về người thân:

Mở bài:

- Bắt dầu bằng một câu ca dao, câu thơ, câu hát

- Cảm nghĩ của em về người cần đươc biểu cảm

Thân bài:

- Biểu cảm về công ơn sinh thành, dưỡng dục [đa số tả vè cha, mẹ là chủ yếu]

- Biểu cảm về 1 nét ngoại hình [làn da, mái tóc, dáng đi] xưa à nay è Thấy được sự hy sinh cao cả thầm lặng vì em

- Người đó đối với em như thế nào? [Kỉ niệm khi được chăm sóc dạy dỗ, khi em mắc lỗi]

- Người ấy là chỗ dựa như thế nào đối với em? Khi em vui, em buồn, đau xót như thế nào nếu có một ngày người ấy không con bên em nữa

- Tình cảm của người được nói đến đối với em, người đó còn có những phẩm chất đáng quý nào của người khác nữa

Kết bài: Khặng đinh tình cảm của em dành cho người ấy trong lòng của em

5/ Dàn ý biểu cảm về mùa xuân:

Mở bài:

- Mùa xuân là nguồn đè tài, nguồn thi hưng, nguồn thi liệu cho rất nhiều các sáng tác thơ ca

- Lòng người mỗi khi xuân về thường xốn xang, rạo rực à Mùa đẹp nhất, mùa của niềm vui, hạnh phúc, sự đoàn tụ của gia đình

Thân bài:

- Mùa xuân – mùa của trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi, nảy lộc, ra hoa, kết trái à Biểu cảm về hoa, cây, chồi non è Sức sống mãnh liệt của mùa xuân

- Mùa xuân là mùa của những ddanf chim về là tổ, mùa của con người xây dựng mái ấm gia đình và hạnh phúc lứa đôi

- Mùa xuân, mùa của không khí tưng bừng, ấm áp trong sự đoàn tụ của gia đình [biểu cảm về sự sum họp của gia đình trong đêm 30 Tết]

- Mà xuân em lớn lên thêm một tuổi, biểu cảm về sự hồi hộp, mong chờ, niềm vui trẻ nhỏ khi trên tay đón nhận những bao lì xì

- Mùa xuân - mùa của còn người hướng về mái ấm gia đình, tổ tiên. Nơi ấy là quê hương, là nơi chôn rau, cắt rốn của mỗi một con người. Là nguồn cội của mỗi con người [lí giải, biểu cảm về quy luật của con người khi xa quê]

Kết bài: Khẳng định tình cảm của em đối với màu xuân.

NGỮ VĂN 7 ĐỀ HỌC KÌ II

A. LÍ THUYẾT

I.VĂN BẢN
         

1. Câu hỏi

Nêu những nét cơ bản về  nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau:
Câu 1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Câu 2. Tục ngữ về con người và xã hội: Trình bày tóm tắt về tác giả, tác phẩm giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản sau?

Câu 3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta [ Hồ Chí Minh]

Câu 4. Ý nghĩa văn chương [Hoài Thanh]

Câu 5. Đức tính giản dị của Bác Hồ [ Phạm Văn Đồng]

Câu 6. Sống chết mặc bay [ Phạm Duy Tốn ]

Câu 7. Ca Huế trên sông Hương [ Hà Ánh Minh]

2. Gợi ý trả lời

Câu 1: Tục ngữ

 Nhận diện tục ngữ: Đặc điểm hình thức

          - Ngắn gọn

          - Thường có vần, nhất là vần lưng

          - Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức cả về nội dung

          - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh

 Phân biệt tục ngữ với ca dao

+ Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát

+ TN nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người.

+TN là những câu nói ngắn gọn, ổn định thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người.

* Khái niệm :

- Tục ngữ là những câu nói dân gian thể hiện kinh nghiệm của nhân dân [ tự nhiên,lao động sản xuất,xã hội ] được nhân dân vận dụng vào đời sống , suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày .

* Đặc điểm về hình thức

- Tục ngữ ngắn gọncó tác dụng dồn nén,thông tin,lời ít ý nhiều;tạo dược ấn tượng mạnh trong việc khẳng định

- Tục ngữ thường dùng vần lưng ,gieo vần ở giữ câu làm cho lời nói có nhạc điệu dễ nhớ,dễ thuộc.

- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung thể hiện sự sáng tỏ trong cách suy nghĩ và diễn đạt.

- Tục ngữ là lơì nói giàu hình ảnh khiến cho lời nói trở nên hấp dẫn,hàm súc và giàu sức thuyết phục.

công việc làm ăn,lợi nhiều là cá,vườn,sau đó là ruộng.

Câu 2: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta .[Hồ Chí Minh]

*Giới thiệu chung:

-  Bài văn trích trong báo cáo chính trị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại Đại Hội lần thứ II,tháng 2 năm 1951của Đảng Lao Động Việt Nam.

- Vấn đề nghị luận của bài văn trong câu văn ở phần mở đầu “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Đó là một truyền thống quí báu của dân tộc ta”

*Bố cục và lập ý.

-  Mở bài[từ đầu….lũ cướp nước]nêu vấn đề nghị luận:tinh thần yêu nước là một tryền thống quí báu của dân tộc ta

- Thân bài[lịch sử ta…dân tộc ta] chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại [1951 diễn ra cuộc kháng chiến chống Thữ dân Pháp ]

-  Kết bài:[ phần còn lại] khẳng định nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân phát huy mạnh mẽ

* Nội dung:

Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn làm sáng tỏ một chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

*Nghệ thuật:

- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc.

- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh, câu văn nghị luận hiệu quả.

- Biện pháp liệt kê.

*Ý nghĩa: Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

Câu 3: Đức tính giản dị của Bác Hồ [Phạm Văn Đồng]

          *Tác giả:

Phạm Văn Đồng [1906-2000] – một cộng sự gần gũi của Chủ tich Hồ Chí Minh. Ông từng là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm đồng thời là một nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng.

          *Tác phẩm: Văn bản được trích từ diễn văn Chủ tich HCM, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác Hồ [1970]

          *Nội dung:

Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

          *Nghệ thuật:

- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ, bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.

- Lập luận theo trình tự hợp lý

          *Ý nghĩa:

- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch HCM.

- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương Chủ tịch HCM.

Câu 4:Văn bản Ý nghĩa văn chương[Hoài Thanh]

          *Tác giả:

Hoài Thanh [1909-1982]. Là nhà phê bình văn học xuất sắc.

          * Tác phẩm:

Xuất xứ: Viết 1936, in trong sách "Văn chương và hoạt động".

          *Bố cục: 2 phần.

-Đ1,2,3,4: Nguồn gốc của văn chương.

-Đ5,6,7,8: Công dụng của văn chương

Câu 5: Sống chết mặc bay [Phạm Duy Tốn]

          *Tác giả: Phạm Duy Tốn [1883-1924] quên ở tỉnh Hà Tây [cũ]. Ông là một trong những nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại Việt Nam

          *Tác phẩm: Sống chết mặc bay là một trong những truyện ngắn thành công nhất của tác giả.

          *Nội dung: Lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ sói” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

          *Nghệ thuật:

- Xây dựng tình huống tương phản-tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, rất sinh động.

- Lựa chọn ngôi kể khách quan.

- Lựa chọn ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động.

          *Ý nghĩa: Phê phán thói bàng quan, vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu-đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc, đồng cảm xót ca với tình cảnh thê thảm của người dân lao động.

Câu 6: Ca Huế trên sông Hương [ Hà Minh Ánh]

          *Giới thiệu chung:

          - Bút kí: Thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.

          - Ca Huế là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người dân xứ Huế.

          *Nội dung:  Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản  phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.

          *Nghệ thuật:

-Viết theo thể bút kí.

- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đãm chất thơ.

- Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con nười sinh động.

          *Ý nghĩa:

Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa của dân tộc.

II. TIẾNG VIỆT
          1. Câu hỏi

Câu 1:Thế nào là câu rút gọn? Tác dụng ? Cách dùng câu rút gọn ? Cho Ví dụ : BT SGK / 15, 16
Câu 2:Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt? Cho Ví dụ : BT SGK/ 29
Câu 3:Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để nhắm mục đích gì?
   Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có ranh giới gì?
Câu 4:Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị động và ngược lại ? Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.BT SGK/58,64,65
Câu 5:Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Cho Ví dụ  BT SGK/65,69
Câu 6:Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê? Cho Ví dụ : BT SGK/104
Câu 7: Dấu chấm lửng dùng để làm gì? Dấu chấm phẩy dùng để làm gì? Cho Ví dụ  BT SGK/123
Câu 8: Nêu công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối ? Cho Ví dụ BT SGK / 130, 131

          2. Gợi ý trả lời

Câu 1:Câu rút gọn

1. Khái niệm: Câu rút gọn là những câu bị lược bỏ một thành phần nào đó trong câu, có thể là CN – VN, hoặc cả CN và VN.

Ví dụ: - Những ai ngồi đây?

            - Ông lý Cựu với ông Chánh hội.

            -> Rút gọn vị ngữ

2.Tác dụng của câu rút gọn:

+ Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ đã xuất hiện trong câu trước.

+ Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

3.Cách sử dụng câu rút gọn: Khi rút gọn câu cần chú ý:

+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.

+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

Câu 2: Câu đặc biệt

1. Khái niệm: là loại câu không có cấu tạo theo mô hình C – V.

VD: Nắng. Gió. Trải mượt trên cánh đồng.

2. Tác dụng:

- Bộc lộ cảm xúc

- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

- Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc nói đến trong đoạn.- Gọi đáp.

Câu đặc biệt

Câu rút gọn

- Câu không có cấu tạo theo mô hình CN - VN.

- Câu đặc biệt không thể khôi phục CN - VN.

- Câu rút gọn là kiểu câu bình thường bị lược bỏ CN hoặc VN, hoặc cả CN, VN.

- Có thể khôi phục lại CN, VN.

Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn.

Câu 3: Thêm trạng ngữ cho câu

- Một số trạng ngữ thường gặp: Để xác định: thời điểm, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

- Vị trí của trạng ngữ trong câu:

+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu.

+ Giữa trạng ngữ và CN, VN thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.

- Công dụng của trạng ngữ:

+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

+ Nối kết các câu, các đoạn văn lại với nhau,góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

- Tách trạng ngữ thành câu riêng:

Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiển những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách riêng trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành câu riêng.

Câu 4: Chuyển câu chủ động thành câu bị động:

- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác [chỉ chủ thể của hoạt động]

- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào [chỉ đối tượng của hoạt động]

- Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động [và ngược lại] ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

- Quy tắc chuyển câu chủ động thành câu bị động: Có hai cách:

+ Chuyển từ [cụm từ] chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hoặc được vào sau từ [cụm từ] ấy.

+ Chuyển từ [cụm từ] chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ [cụm từ] chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.

- Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.

Câu 5: Dùng cụm C-V để mở rộng câu

- Mục đích của việc dùng cụm C-V để mở rộng câu: Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu.

- Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu: Các thành phần câu như CN, VN và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V.

VD: Chị Ba/ đến // khiến tôi/ rất vui mừng  và vững tâm.

             C  -    V                         C            -                   V

                 C                                     V

Câu 6: Liệt kê

- Liệt kê là cách xắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm. 

- VD:     Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.

              Không giết được em người con gái anh hùng              [Tố Hữu]

- Các kiểu liệt kê:

+ Xét về cấu tạo: Liệt kê theo từng cặp  và liệt kê không theo từng cặp

+ Xét cề ý nghĩa: Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.

Câu 7: Chức năng của: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang

- Dấu chấm lửng dùng để:

+ Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

+ Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

- Dấu chấm phẩy dùng để:

+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận quan trọng ttrong một phép liệt kê phức tạp.

- Dấu gạch ngang có công dụng sau:

+ Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.

+ Nối các từ nằm trong một liên danh

Câu 8  Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối:

           . Dấu gạch nối không phải là một dấu câu, nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.

           . Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.


III.TẬP LÀM VĂN

          1. Câu hỏi:

Câu 1: Thế nào là văn bản nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận?

Câu 2: Nêu bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận?Các yêu cầu cần thiết của bài văn nghị luận là gì?

Câu 3: Có mấy kiểu văn bản nghị luận, đặc điểm cơ bản của từng phép lập luận?

          2. Gợi ý trả lời

Câu 1:

- Khái niệm: Văn bản nghị luận là kiểu văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó.

- Đặc điểm: Mỗi bài văn đều có luận điểm, luận cứ và luận chứng:

 + Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của bài văn. Luận điểm có thể được nêu ra bằng câu khẳng định [hoặc phủ định], được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Trong bài văn có thể có luận điểm chính và luận điểm phụ.

+ Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, làm cho luận điểm có sức thuyết phục.

+ Lập luận [luận chứng] là cách lựa chọn, xắp xếp, trình bày luận cứ để làm rõ cho luận điểm.

- Yêu cầu của luận điểm, luận cứ, luận chứng:

+ Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế.

+ Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu.

+ Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý thì mới có sức thuyết phục.

- Tìm hiểu đề và tìm ý:

+ Tìm hiểu đề phải xác định đúng vấn đề,phạm vi, tính chất của bài nghị luận để bài khỏi bị sai lệch.

+ Tìm ý là quá trình xây dựng hệ thống các ý kiến, quan niệm để làm rõ, sáng tỏ cho ý kiến chung nhất của toàn bài nhằm đạt mục đích nghị luận.

  Căn cứ để lập ý: dựa vào chỉ dẫn của đề. dựa vào những kiến thức về xã hội và văn học mà bản thân tích lũy được.

Câu 3

- Bố cục bài văn nghị luận gồm có ba phần:

+ MB: Nêu luận điểm xuất phát, tổng quát.

+ TB: Triển khai trình bày nội dung chủ yêu của bài.

+ KB: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ quan điểm của người viết về vấn đề được giải quyết trong bài.

- Các phương pháp lập luận: suy luận nhân quả, suy luận tương đồng ...

Câu 2: Phép lập luận chứng minh:

- Đặc điểm: Lập luận chứng minh dùng sự thật [chứng cứ xác thực] để chứng tỏ một ý kiến nào đó là chân thực.

- Yêu cầu: Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.

- Các bước làm bài văn chứng minh:

+ Tìm hiểu đề, lập ý

+ Lập dàn bài

+ Viết bài

+ Đọc và sửa lại

- Bố cục của bài văn lập luận chứng minh:

+ MB: Nêu luận điểm cần chứng minh.

+ TB: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

+ KB: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

* Phép lập luận giải thích:

- Đặc điểm: Phép lập luận giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất ... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, tình cảm.

- Các phương pháp giải thích: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với những hiện tượng khác, chỉ ra mặt có lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.

- Các bước làm bài văn giải thích: [giống bài lập luận chứng minh]

- Bố cục:                

+ MB: Nêu luận điểm cần được giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.

+ TB: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích.

+ KB: Nêu ý nghĩa của vấn đề cần được giải thích  trong bài với mọi người.

                   ************************************************

B. BÀI TẬP

          1. Bài tập cần làm lại trong SGK

Làm BT1,2 Tr 27

HS làm BT 1,2 Tr37

BT 1 Tr 55

BT 2 Tr83

BT 1,2 Tr 95

          2. Bài tập bổ sung

BT 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống
Câu 1: Đặc điểm của tục ngữ là: Tính ngắn gọn,…………., giàu hình ảnh và………………
Câu 2: Theo Hoài Thanh:”Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là………………..suy rộng ra là thương cả………………………

BT 2: Nêu giá trị nội dung của văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”

Gợi ý: Giá trị nội dung của văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” 
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu
- Truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo dòng thời gian lịch sử
- Nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước của toàn dân
+ Biểu dương tất cả những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước
+ Tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo để mọi người đóng góp vào công cuộc kháng chiến

BT3: Nối tên văn bản cho phù hợp với tác giả

Tác giả

Tác phẩm

1. Phạm Văn Đồng

A. Ý nghĩa văn chương

2. Đặng Thai Mai

B. Đức tính giản dị của Bác Hồ

3. Hoài Thanh

C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

4. Hồ Chí Minh

D. Sự giàu đẹp của tiếng Việt

BT4:Hoµn thµnh c¸c thµnh ng÷ sau, chän ba thµnh ng÷ gi¶i nghÜa?

- §em con.....

- Nåi da...

- R¸n sµnh...

- Hån xiªu...

- Mét mÊt...

- chã c¾n...

- TiÕn tho¸i...

- Th¾t l­ng....

BT5: Giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ sau

a] TÊc ®Êt tÊc vµng

b] NhÊt n­íc, nh× ph©n, tam cÇn, tø gièng.

          Gợi ý trả lời:

a] TÊc ®Êt tÊc vµng

- Nªu ®­îc ý nghÜa, gi¸ trÞ cña kinh nghiÖm tõng c©u tôc ng÷, mçi c©u ®óng ®­îc

[1 ®iÓm]

- §Êt ®­îc coi nh­ vµng, quý nh­ vµng. C©u tôc ng÷ ®· lÊy c¸i rÊt nhá [tÊc ®Êt ] so s¸nh víi c¸i lín [tÊc vµng ] ®Ó nãi gi¸ trÞ cña ®Êt.

- §Êt quý gi¸ v× ®Êt nu«i sèng con ng­êi. Vµng ¨n m·i còng hÕt. Cßn “chÊt vµng “ cña ®Êt khai th¸c m·i còng kh«ng c¹n.

b] NhÊt n­íc, nh× ph©n, tam cÇn, tø gièng.

- C©u tôc ng÷ kh¼ng ®Þnh thø tù quan träng cña c¸c yÕu tè [n­íc, ph©n, lao ®éng, gièng lóa ] ®èi víi nghÒ trång lóa n­íc cña nh©n d©n ta.

- VËn dông trong qu¸ tr×nh trång lóa gióp ng­êi n«ng d©n thÊy ®­îc tÇm quan träng cña tõng yÕu tè còng nh­ mèi quan hÖ cña chóng.

II. PHẦN TIẾNG VIỆT

          1.GV hướng dẫn HS làm lại các bài tập trong SGK

- BT 1,2 Tr 16

- BT 1,2 Tr29

-  Làm phần I.1 và BT 1 Tr 39, BT2 Tr 40

- Làm phần I.1 Tr 45 Phần II.2 Tr46, BT 1,2Tr47

- Làm phần I.1, phần II.1 Tr 57, BT trong phần Luyện tập Tr 58 Tr 64 BT 1,2,3Tr 65

- Làm phần II.a,b,c,d Tr 68  phần Luyện tập Tr 69

- Làm BT 1, 2,3 Tr 96,97

- Làm phần I,II Tr 104,105 BT 1,2,3 Tr106

- Làm phần I.1; II.1 Tr121,122, Làm BT 1,2,3 Tr123

- Là phần I.1 Tr 129 BT 1,2Tr 130,131

          2.Bài tập bổ sung:

BT1:Viết một đoạn văn ngắn [ khoảng 4-5 câu ] với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng câu đặc biệt.

Yêu cầu của đoạn văn
- Viết đoạn văn đúng hình thức, nội dung phù hợp, diễn đạt chặt chẽ
- Sử dụng đúng câu đặc biệt, có gạch dưới câu đặc biệt có trong đoạn

BT2:Chuyển câu bị động sau “Em được mọi người yêu mến” thành câu chủ động.
Câu chủ động: …………………………[2]…………………………………. . . . 

BT3:Viết một đoạn văn khoảng 3- 5 câu nói về việc chấp hành nội quy nhà trường của các bạn hiện nay, trong đó có ít nhất 1 câu bị động.

BT4:ChØ ra c©u rót gän, vµ cho biÕt nã rót gän thµnh phÇn nµo? H·y kh¾c phôc c©u rót gon ®ã?

- B¹n ®· häc bµi ch­a?

- Råi?

BT5:H·y ghÐp c¸c c©u ®¬n sau ®©y thµnh c©u cã côm C-V lµm thµnh phÇn [ cã thÓ thªm bít nh÷ng tõ cÇn thiÕt]

a, Lan häc giái

b, Anh quen biÕt cËu Êy.

c, Chóng em biÕt

d, B¹n Êy ®Ñp

e, Hoa ®· gÆp b¹n Êy

g, Bè mÑ lu«n vui lßng

h, Bµn ®· háng

i, B¹n Êy ®· vÒ nhµ h«m qua

BT6:H·y chuyÓn ®æi c©u chñ ®éng thµnh c©u bÞ ®éng cho c¸c c©u sau:

a. ThÇy gi¸o khen b¹n Lan

b. Cã chã c¾n con chuét

c. Nhµ vua truyÒn ng«i cho chó bÐ

d. ThÇy gi¸o nh¾c nhë nã ph¶i lµm bµi tËp.

e. Bè th­ëng cho con chiÕc cÆp

BT7: X¸c ®Þnh kiÓu c©u trong c¸c tr­êng hîp sau:

Lan võa tr«ng thÊy mÑ vÒ ®· nòng nÞu:

a. - MÑ ¬i !

b. - ¤i con ! [ MÑ vÒ ®©y con ]

c. - §ãi bông l¾m mÑ ¹. Lµm thÕ nµo b©y giê hë mÑ ?

d. - MÑ sÏ nÊu c¬m ngay.

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN

1. Bài tập trong Sách giáo khoa và bài tập bổ sung

     a.Văn chứng minh

Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim “ SGK/51
Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”  ; “ Uống nước nhớ nguồn “ SGK/51
Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng  “ Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK/59
Đề 4: Chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường.

Đề 5: Ông cha ta có câu “ Không thầy đố mày làm nên” nhưng lại có câu “ Học thầy không tày học bạn ” Em hiểu gì về mối quan hệ của hai câu tục ngữ trên

Đề 6: Ca dao Việt Nam có những câu quen thuộc:

                                      “Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Em hãy chứng minh vấn đề trên trong câu ca dao ấy.

          b.Văn giải thích
Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó – SGK/ 84
Đề 2: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó – SGK/84
Đề 3                        Nhiễu điều phủ lấy giá gương
                     Người trong một nước phải thương nhau cùng

Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy – SGK/88

Đề 4:                              “ Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

Bác Hồ muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca thơ trên?

Đề 5: Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

Đề 6: Giải thích câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt n­ước sơn”.

Đề 7:Chứng minh câu ca dao sau:
                         "Một cây làm chẳng nên non 
                       Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."

          2.Gợi ý hướng dẫn làm bài

                   a. Văn chứng minh

Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim “ SGK/51

a. Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lòng kiên trì nhân nại. Dẫn câu tục ngữ: “ Có công … kim”

b. Thân bài:

-  Xét về thực tế câu tục ngũ có nghĩa là có công sức, lòng kiên trì mãi mãi 1 thanh sắt to lớn sẽ trở thành 1 cây kim nhỏ bé ..

- Vai trò lòng kiên trì nhẫn nại trong đời sống trong học tập và trong mọi lĩnh vực

- Sự kiên trì, nhẫn nại giúp chúng ta thành công trong mọi lĩnh vực

- Tìm dẫn chứng trong đời sống xung quanh, các gương sáng trong XH, trong các tác phẩm văn học và trong ca dao tục ngữ .

c. Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ ấy


Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây “ ; “ Uống nước nhớ nguồn “ SGK/51

a. Mở bài:

+ Lòng biết ơn là 1 t/thống đạo đức cao đẹp.

+ Truyền thống ấy đã đư­ợc đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả ...”.

b. Thân bài:

- Luận điểm giải thích:

Ẩn dụ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn đã gây nhận thức và truyền cảm về chân lí đó như thế nào?

- Luận điểm chứng minh..

+ Luận cứ 1: Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lí đó:  con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ.

           Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá.

           Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ... con”, “Đói lòng ăn hột chà là...răng”.

+ Luận cứ 2: Một số ngày lễ tiêu biểu:  Ngày 20/11 Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo. Ngày 27/7, Thương binh liệt sĩ.

+ Luận cứ 3: Một số phong trào tiêu biểu: Lòng biết ơn các anh hùng có công với nư­ớc.

   . Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông.

   . Giúp đỡ gđ có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi...

c.  Kết bài:

+ Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.

+ Biết ơn là một tình cảm thiêng liêng, rất tự nhiên.

+ Bài học: Cần học tập, rèn luyện
Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng “ . Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK/59

           a. Mở bài:

- Nhân dân ta đã  rút ra kết luận đúng đắn về  môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có tác dụng quan trọng đối với nhân cách của con người.

- Kết luận ấy đã đúc kết lại thành câu tục ngữ: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

          b. Thân bài:

- Lập luận giải thích.

 Mực có màu đen thường tượng trưng cho cái xấu, những điều không tốt. Một khi đã bị mực dây vào là dơ và khó tẩy vô cùng. [Nói rõ mực ở đây là mực Tàu bằng thỏi mà người Việt ngày xưa thường dùng, khi viết phải mài nên dễ bị dây vào]. Khi đã sống trong hoặc kết bạn với những người thuộc dạng “mực” thì con người ta khó mà tốt được. Đèn tỏa ánh sáng đến mọi nơi, ánh sáng của nó xua đi những điều tăm tối. Do đó đèn tượng trưng môi trường tốt, người bạn tốt mà khi tiếp xúc ta sẽ noi theo những tấm gương đó để cố gắng

- Luận điểm chứng minh.

+ Luận cứ 1: Nếu ta sinh ra trong gia đình có ông bà, cha mẹ là những người không đạo đức, không biết làm gương cho con cháu thì ta ảnh hưởng ngay.

+ Luận cứ 2: Khi đến trường, đi học, tiếp xúc với các bạn mà chưa chắc tốt. rủ rê chơi bời.

+ Luận cứ 3: Ra ngòai xã hội, những trò ăn chơi, những cạm bẫy khiến ta sa đà. Thử hỏi như thế thì làm sao ta có thể tốt được. Khi đã dính vào nó thì khó từ bỏ và xóa đi được. Ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử đã từng chuyển nhà 3 lần để dạy con, bà nhận thấy rõ: “sống trong môi trường xấu sẽ làm ta trở thành người xấu-là gánh nặng của xã hội”

- Ngược lại với “mực” là “đèn”-ngừoi bạn tốt, môi trường tốt. Khi sống trong môi trường tốt, chơi với những người bạn tốt thì đương nhiên, ta sẽ có đạo đức và là người có ích cho xã hội.Bởi vậy ông cha ta có câu: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”

- Liên hệ một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự.

- Có những lúc gần mực chưa chắc đen, gần đèn chưa chắc rạng. Tất cả chỉ là do ta quyết định.

c. Kết bài:

- Chúng ta cần phải mang ngọn đèn chân lý để soi sáng cho những giọt mực lầm lỗi, cũng nên bắt chước các ngọn đèn tốt để con người ta hoàn thiện hơn, là công dân có ích cho xã hội”

- Ý nghĩa chung của câu tục ngữ đói với em và moi người.

Đề 4: Chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường.

        a. Mở bài: Thiên nhiên bao giờ cũng gắn bó và có vai trò rất quan trọng đối với con người. Do đó, ta cần phải bảo vệ môi trường thiên nhiên.
          b. Thân bài:
- Thiên nhiên đem đến cho con người nhiều lợi ích, vì thế bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người.
- Thiên nhiên cung cấp điều kiện sống và phát triển của con người.
- Thiên nhiên đẹp gợi nhiều cảm xúc lành mạnh trong thế giới tinh thần của con người.
- Con người phải bảo vệ thiên nhiên.
          c. Kết bài: tất cả mọi người phải có ý thức để thực hiện tốt việc bảo vệ thiên nhiên.

Đề 5: Em hiểu gì về nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.

             a. Mở bài:

- Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công, nhưng thực tế trước khi đến với thành công ta thường phải trải qua khó khăn, thậm chí thất bại.

- Giới thiệu trích dẫn câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

              b. Thân bài:

* Giải thích câu tục ngữ:

- Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công. Nói cách khác, có thất bại mới thành công.

* Tại sao nói : Thất bại là mẹ thành công:

- Thất bại giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau, thất bại khiến cho ta hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm cách khắc phục.

- Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: Thất bại khiến cho con người càng khao khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên cứu tìm tòi.

* Nêu một vài dẫn chứng để lời giải thích có tính thuyết phục.

            c. Kết bài:

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra động lực, nguồn gốc của thành công.

- Liên hệ bản thân: Gặp thất bại nhưng không nản chí mà tiếp tục học hỏi để tiến bộ và vươn đến thành công.

 - Câu tục ngữ mãi còn ý nghĩa với bất cứ ai.

Đề 5: Ca dao Việt Nam có những câu quen thuộc:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Em hãy chứng minh vấn đề trên trong câu ca dao ấy.

a. Mở bài:

- Dẫn vào đề: kho tàng Việt Nam rất phong phú, có những câu hay cả về tư tưởng và hình thức nghệ thuật, đặc biệt là về tư tưởng.

- Định hướng và phạm vi chứng minh.

Tư tưởng đoàn kết dân tộc thể hiện trong câu ca dao đã được thực tế đời sống của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay chứng minh là hùng hồn.

b. Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa và bản chất của vấn đề.

- Hình ảnh bầu – bí khác giống nhưng chung một giàn. Cần yêu thương là cách nói ẩn dụ tượng trưng nhằm thể hiện một cách kín đáo và sâu sắc tình yêu thương đoàn kết, đùm bọc nhau của các dân tộc Việt nam trong lịch sử dụng nước và giữ nước.

- Luận chứng chúng minh theo 3 luận điểm.

+ Thương yêu giúp đỡ nhau trong đời sống nghèo túng vấn vả “Chị ngã em nâng” , “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”,...

+ Đùm bọc nhau trong hoạn nạn thiên tai, lá lành đùm lá rách, cả nước giúp đỡ đồng bào lũ lụt, nhường cơm sẻ áo,…

+ Đoàn kết thương yêu nhau trong hai cuộc kháng chiến.

c. Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

- Đoàn kết thương yêu nhau đã trở thành sức mạnh giúp ta thành công.

- Rút ra bài học cho bản thân: khắc phục tính đố kị, cá nhân, ích kỉ, thực sự đoàn kết hòa nhập và yêu thương các bạn trong lớp, làng xóm.

                   b. Văn giải thích

Đề 1:Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó – SGK/ 84                

      a.Mở bài .

- Tri thức rất cần thiết đối với con người.

- Muốn có tri thức phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế đời sống xung quanh.

- Ông cha thấy rõ tầm quan trọng của sự học hỏi nên đã khuyên con cháu : Đi………sang khôn.

     b.Thân bài .

* Giải thích nghĩa của câu tục ngữ.

- Nghĩa hiển ngôn.

          + Đi một ngày đàng : một ngày đi trên đường .

          +Học một sang khôn : thấy được, học được nhiều điều hay, mở mang thêm trí óc.

- Nghĩa hàm ngôn : Tầm quan trọng của việc học hỏi để nâng cao trí thức hiểu biết và vốn song.

- Ý nghĩa của câu tục ngữ là hoàn toàn đúng….

- Trên khắp các nẻo đường của đất nước chỗ nào cũng có những cái hay , cái đẹp cảu cảnh vật, vủa con người. Di nhiều, biết nhiều giúp mở mang tầm hiểu biết..

- Hiểu biết càng nhiều con người càng biết cách xử thế đúng đắn hơn…

- Trong giai đoạn hiện nay việc học hỏi lại càng cân thiế ..

      3.Kết bài .

- Học hỏi là việc thường xuyên trong suốt cuộc đời người.

- Xác định mục đích việc học hỏi là học điều hay lẽ phải.

- Phải có phương pháp học tập đúng đắn, sáng tạo..

Đề 2: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó – SGK/84

a. Mở bài:

- Nêu vai trò, ý nghĩa của sách trong việc mở mang trí tuệ.

- Trích dẫn câu nói.

b. Thân bài:

*  Giải thích ý nghĩa câu nói:

- Sách là gì: là kho tàng tri thức, là sản phẩm tinh thần, là ngư­ời bạn tâm tình gần gũi.

- Trí tuệ: tinh hoa của sự hiểu biết. Sách soi chiếu con người mở mang hiểu biết.

-Sách là ngọn đèn bất diệt của con ngư­ời: Sách giúp ta hiểu về mọi lĩnh vực, sách giúp ta vư­ợt mọi khoảng cách về thời gian, không gian.

* Thái độ đối với việc đọc sách:

- Tạo thói quen đọc sách.

- Cần chọn sách để đọc.

- Phê phán và lên án những sách có ND xấu.

- Bảo vệ và tôn vinh sách.

c. Kết bài:

- Khẳng định lại tác dụng to lớn của sách.

- Nêu phư­ơng hư­ớng hành động của cá nhân.

Đề 3                        Nhiễu điều phủ lấy giá gương
                     Người trong một nước phải thương nhau cùng

Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy – SGK/88

a. Mở bài:

- Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

- Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.

b. Thân bài:

* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.

- Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.

- Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.

* Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?

- Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán....

- Để cùng chống giặc ngoại xâm...

- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư....[ có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự]

* Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?

- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm...

- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện....

* Liên hệ bản thân:

- Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian [ yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp...]

c. Kết bài:

- khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.

- Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.

Đề 4:                              “ Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

Bác Hồ muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca thơ trên?

Bài tham khảo

          Mùa xuân năm Canh Tý 1960, giữa lúc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng [3/2/1930 - 3/2/1960], chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III và đón Tết cổ truyền của dân tộc, Tết Canh Tý, Bác Hồ phát động tết trồng cây. Từ mùa xuân ấy, cứ mỗi độ xuân về, đồng bào cả nước, từ già đến trẻ, từ miền xuôi đến miền ngược... lại nô nức tham gia tết trồng cây. Và từ sau ngày Bác đi xa, mùa xuân năm Canh Tuất 1970, tết trồng cây lại thêm một ý nghĩa lớn lao: Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ. Tết trồng cây thật sự đã trở thành một mỹ tục trong ngày tết xuân của dân tộc.
          Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Người cũng nói:
                   “Muốn làm nhà cửa tốt
                   Phải ra sức trồng cây
                   Chúng ta chuẩn bị từ rày
                   Dăm năm sau sẽ bắt tay dựng nhà”.
                                                          [Ngày 30-5-1959]
          Những mục đích, những khái niệm rất cụ thể, rất giản dị. Việc trồng cây là để lấy gỗ, phục vụ trong sinh hoạt của con người, phục vụ đời sống con người. Trồng cây gây rừng cũng là để cải thiện môi trường. Trồng cây, ai cũng làm được, từ các cụ già đến các em nhỏ, đều có thể làm được. Thậm chí việc trồng cây lại rất phù hợp với các cụ già và các cháu thiếu nhi. Trồng cây vào mùa xuân là đúng dịp, đúng tiết. Mùa xuân, mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa sinh sôi của hoa lá. Mùa xuân có mưa xuân, đất ẩm, tiết trời ấm áp, phù hợp với sự sinh trưởng của cây xanh. Trồng cây vào lúc này, cây bén rễ nhanh, phát triển tốt. Và, đặc biệt hơn nữa, ngày tết xuân, mọi người, mọi nhà còn đang hưởng không khí ngày tết, đang du xuân... cho nên không bận bịu cho lắm. Tham gia trồng cây là tận dụng khoảng thời gian rỗi rãi của mỗi người trong ngày tết, ngày xuân. Phát động trồng cây vào thời điểm này, thật là hợp lý. Ngày xuân, chỉ dăm bầu cây giống, một cái thuổng là có thể đi trồng cây, đi làm một việc hữu ích cho xã hội. Nếu như ai đó đi hái lộc ngày xuân còn có thói quen bẻ cả cành cây, ngọn cây đang mơn mởn, thì khi tham gia tết trồng cây, sẽ thấm thía và thương cho cành cây ứa nhựa mỗi khi bị bẻ cành. Và hẳn sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình ở các dịp du xuân sau.
          Trong bài báo “Năm mới hãy nhiệt liệt tổ chức Tết trồng cây”, in trên Báo Nhân Dân ngày 1-1-1965, Bác viết:
                             Mùa xuân là tết trồng cây
                   Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
          Tết trồng cây thực sự trở thành một ngày hội, một mỹ tục. Trồng cây ngày xuân không còn đơn thuần là lao động mà là một sinh hoạt văn hóa. Từ thuở xa xưa, con người ngoài việc săn bắn, hái lượm tức là thu lượm sản phẩm của thiên nhiên để sinh tồn, đã biết trồng trọt. Trồng trọt là bằng bàn tay và khối óc thuần hóa cây cối để có được quả, hoa, hạt, củ, rễ, lá... nuôi sống con người. Đó là biểu hiện của văn minh nhân loại, quá trình đó là văn hóa, sản phẩm của văn hóa.
Bác Hồ quan tâm da diết tới việc trồng cây gây rừng. Trồng cây gây rừng nói riêng và lao động chuyên cần nói chung là tạo ra sản phẩm để đảm bảo cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bác chăm lo đĩa rau, đĩa quả cho từng bữa ăn hàng ngày của nhân dân. Bác lo có cây, có gỗ cho dân làm nhà, có bóng mát cho các em học sinh đi học, người nông dân ra đồng. v.v... Bác kêu gọi mọi người tham gia tết trồng cây, và chính Bác, mỗi khi xuân về, Bác cũng đích thân tham gia trồng cây. Mùa xuân năm Kỷ Dậu 1969, mùa xuân cuối cùng trong bảy mươi chín mùa xuân “vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ” của Bác, Bác đã về tham gia Tết trồng cây tại đồi Vật Lại, Ba Vì [tỉnh Hà Tây cũ].
Bình sinh, Bác Hồ luôn sống hòa mình với thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên. Ngôi nhà sàn của Bác ở thủ đô chung quanh là cây, cỏ, hoa lá, có ao cá, có tiếng chim... Người khởi xướng Tết trồng cây là khởi xướng một mỹ tục, một nếp sinh hoạt đẹp trong ngày tết xuân. Năm mươi năm đã trôi qua, năm mươi mùa xuân và cũng là năm mươi tết trồng cây, hàng triệu triệu cây xanh đã được trồng và lên xanh tốt, hàng nghìn hécta đất trống đồi trọc đã được phủ xanh, đất nước ta ngút ngàn màu xanh... Theo lời kêu gọi của Bác Hồ, hàng năm, mỗi khi tết đến xuân về, nhân dân ta, từ già, trẻ, gái, trai đều nô nức tham gia tết trồng cây, tham gia ngày hội trồng cây gây rừng.

Đề 5:Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

a. Mở bài:

- Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích.

- Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?

- Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.

b. Thân bài:

* Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào?

- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập.

Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp:

+ Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.

+ Học nữa: Vế trước đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa.

+ Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội.

* Tại sao phải Học, học nữa, học mãi.

- Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.

- Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ  nhanh chóng lạc hậu về kiến thức.

- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.

* Học ở đâu và học như thế nào?

- Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống...

- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc....

- Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi...

* Liên hệ:  Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao [ không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...]

c. Kết bài:

- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.

-  “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình.

Đề 6:Giải thích câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt n­ước sơn”.

a. Mở bài.

          - Những ph­ương diện làm nên giá trị con ng­ười: phẩm chất, hình thức.

          - Đề cao giá trị phẩm chất, tục ngữ đã có câu: Tốt gỗ ...”.

b. Thân bài:

* Em hiểu vấn đề trong câu tục ngữ ntn?

          - Gỗ: chất liệu làm nên đồ vật; phẩm chất của con ng­ời.

          - Nư­ớc sơn: lớp phủ làm bề mặt đồ vật thêm đẹp; hình thức, vẻ bên ngoài của con ng­ời.

-> N­ước sơn đẹp nh­ưng gỗ không tốt thì đồ vật vẫn nhanh hỏng; Con ngư­ời cũng cần cái nết, phẩm chất chứ không phải chỉ cần cái đẹp bên ngoài.

- Khi xem xét một con ng­ười cũng vậy, chúng ta cần xem xét nội dung [phẩm chất đạo đức và năng lực] là chính còn hình thức bên ngoài [cử chỉ, ngôn ngữ, đầu tóc, trang phục...] là thứ yếu.

* Vì sao nhân dân lại nói nh­ư vậy?

          - Hình thức sẽ phai tàn, nh­ưng phẩm chất, nhân cách còn mãi, thậm chí còn ngày càng đ­ược khẳng định theo thời gian.

          - Nội dung bao giờ cũng giá trị hơn hình thức. Ngư­ời có phẩm chất tốt luôn đ­ược mọi ng­ười yêu mến, kính trọng.

* Cần hành động ntn?

          - Chăm chỉ học tập, tu d­ưỡng đạo đức.

          - Tham gia hoạt động thể thao để rèn luyện thể chất, giúp đỡ gia đình.

* Liên hệ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”.

c. Kết bài:

          - Câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống hiện tại.

          - Cần hài hoà 2 mặt nội dung, hình thức.

Đề 7:Chứng minh câu ca dao sau:
                         "Một cây làm chẳng nên non 
                       Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."

         a.Mở bài:

     - Nêu tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh

     - Phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến chống quân thù

     - Nêu vấn đề: “Một cây..núi cao”

          b.Thân bài:

 Luận điểm giải thích:

      “Một cây không làm nên non, nên núi cao”

      - Ba cây làm nên non, nên núi cao

     - Câu tục ngữ nói lên đ/k là sức mạnh của cộng đồng dân tộc.

 Luận điểm chứng minh:

     - Thời xa xưa Việt Nam đã trồng rừng, lấn biển, làm nên những cánh đồng màu mỡ.

     - Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước

          + Khởi nghĩa Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung...

          + TK 13: Ngô Quyền chống quân Nam Hán

          + TK 15: Lê Lợi chống Minh

          + Ngày nay: chiến thắng 1954

          + Đại thắng mùa xuân 1975

      - Trên con đường phát triển công nông nghiệp, hiện đại hoá phấn đấu cho dân giàu nước mạnh: Hàng triệu con người đang đồng tâm..

          c. Kết bài:

          - Đoàn kết trở thành 1 truyền thống quý báu của dân tộc

- Là HS em cùng xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau học tập

Video liên quan

Chủ Đề