Thanh khoản thị trường chứng khoán là gì năm 2024

Với các nhà đầu tư tài chính, thanh khoản không còn là thuật ngữ mới lạ. Thanh khoản là một đặc trưng trong các kênh đầu tư tài chính cũng như các báo cáo tài chính. Vậy tính thanh khoản là gì? Tính thanh khoản sẽ có những ảnh hưởng như thế nào đối với quá trình đầu tư? Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Thanh khoản là gì? Đây là một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực tài chính nhằm mục đích thể hiện tính linh hoạt của một loại tài sản trong quá trình thực hiện các giao dịch. Có thể hiểu theo cách đơn giản rằng, tính thanh khoản chính là khả năng chuyển đổi thành các loại tài sản có giá khác hoặc thành tiền tệ của tài sản đó.

Một danh mục tài sản có thể thực hiện các giao dịch mua bán một cách nhanh chóng mà không chênh lệch quá nhiều cùng với khả năng thực hiện số lượng giao dịch lớn chính là tài sản có tính thanh khoản cao. Chẳng hạn như tiền mặt chính là một loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất có thể dùng để “bán” mà hầu như không thay đổi về mặt giá trị.

Mức độ thanh khoản của một số loại tài sản

Dựa theo đặc tính của các loại tài sản có thể đánh giá mức độ thanh khoản các danh mục từ cao tới thấp như sau:

  • Tiền mặt
  • Đầu tư trong ngắn hạn
  • Khoản phải thu
  • Ứng trước ngắn hạn
  • Hàng tồn kho

Tiền mặt là danh mục tài sản có tính thanh khoản cao nhất vì có thể dễ dàng dùng để thanh toán trực tiếp, tích trữ và lưu thông trên thị trường. Bên cạnh đó, chứng khoán cũng được xem là một danh mục tài sản có tính thanh khoản rất tốt.

Các giao dịch mua bán cổ phiếu, trái phiếu được rất nhiều NĐT quan tâm trên thị trường tài chính hiện nay. Ngược lại, hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất vì phải thực hiện nhiều bước để hoàn thành giao dịch và quy đổi ra tiền mặt.

Đặc điểm

Tính thanh khoản của giao dịch chứng khoán chính là khả năng dễ dàng thực hiện các giao dịch mua bán hoặc mua bán với giá cả ổn định trên thị trường trong thời gian ngắn hạn. Các NĐT sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện các giao dịch chứng khoán để quy đổi thành tiền mặt và ngược lại. Điều này cho thấy tính linh hoạt của chứng khoán cũng như độ an toàn của số vốn mà NĐT bỏ ra.

Vậy tính thanh khoản của chứng khoán có thể ẩn chứa những rủi ro gì?

Tính thanh khoản của chứng khoán được tính bằng thời gian và chi phí để chuyển đổi thành tiền mặt. Dựa vào chi phí và thời gian, NĐT sẽ tính toán được tính thanh khoản của chứng khoán đang nằm trong mức nào.

Khi NĐT mất nhiều chi phí cũng như thời gian lâu hơn để thực hiện giao dịch và thu hồi vốn thì đây chính là rủi ro trong thanh khoản chứng khoán.

Điều này đồng nghĩa với việc NĐT phải chấp nhận mức giá thấp hơn hoặc thời gian lâu hơn để chuyển đổi từ chứng khoán sang tiền mặt. Trong một số thời điểm khi thị trường ở trạng thái không tốt, thậm chí còn khó khăn hơn trong việc tìm được người mua với mức giá kỳ vọng. Khi đó, NĐT sẽ phải gánh chịu một mức lỗ nhất định.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chứng khoán?

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau ảnh hưởng đến tính thanh khoản của thị trường chứng khoán.

Các quy định chính sách của nhà nước tác động đến tình hình doanh nghiệp: Điều này sẽ xảy ra khi nhà nước cần có chính sách ban hành phù hợp với tình hình phát triển của mỗi ngành nghề khác nhau. Những chính sách của nhà nước sẽ tạo ra tác động nhất định đến thị trường chứng khoán.

Các quy định của pháp luật về chính sách đầu tư nước ngoài.

Các chỉ số tài chính thể hiện tình hình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh sản xuất. Một số chỉ số chính ảnh hưởng đến kết quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp có thể kể đến như: lợi nhuận, chỉ số ROE, tỷ số P/E,…

Ảnh hưởng từ tâm lý của NĐT khi tham gia đầu tư: Sẽ có đa dạng các phân khúc NĐT ngắn hạn và dài hạn khác nhau ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chứng khoán. Chẳng hạn như hoạt động của các nhà đầu cơ trong khoảng thời gian ngắn hạn sẽ phải chịu biến động và phụ thuộc rất lớn vào thị trường, từ đó tạo ra ảnh hưởng đến tính thanh khoản của thị trường chứng khoán.

Thanh khoản thị trường chứng khoán là gì năm 2024
RoboF sẽ đề xuất danh mục thông minh dựa trên phân tích các chỉ số thị trường.

Vậy để hạn chế các rủi ro này, NĐT nên làm gì?

Như đã đề cập, tình hình phát triển chung của thị trường kết hợp cùng các yếu tố nội tại trong hoạt động của một doanh nghiệp sẽ tác động đến các sản phẩm đầu tư tài chính như chứng khoán.

Vậy nên để có thể giảm thiểu tối đa các rủi ro, NĐT nên có sự xem xét và đánh giá kỹ càng về khả năng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian lâu dài. Có sự quan sát lâu dài NĐT sẽ dễ dàng hơn trong việc nhận định các xu hướng biến động của thị trường, nhất là lĩnh vực mà NĐT đang đầu tư.

Ngoài ra, một giải pháp hiệu quả được NĐT sử dụng là nên có một kế hoạch phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp sao cho hợp lý nhất, tránh trường hợp đầu tư vào duy nhất một danh mục tài sản và gặp tình trạng thua lỗ.

Tại sao chứng khoán có khả năng thanh khoản cao?

Chứng khoán có tính thanh khoản cao là chứng khoán đã có sẵn trên thị trường, nên việc trao đổi mua - bán trở nên dễ dàng, giá cả ổn định theo thời gian, có khả năng phục hồi nguồn vốn đầu tư ban đầu tương đối cao. Chứng khoán có tính thanh khoản càng cao, thị trường đó càng năng động và hiệu quả.

Rủi ro trên thị trường chứng khoán là gì?

Có thể hiểu một cách khái quát rằn, rủi ro trong đầu tư chứng khoán là khả năng giá trị khoản đầu tư giảm, khiến nhà đầu tư bị thua lỗ. Có khá nhiều góc nhìn về rủi ro trong chứng khoán đến từ phía các nhà đầu tư lừng danh. Trên đây là các rủi ro khi đầu tư chứng khoán mà nhà đầu tư có thể gặp phải.

Tính thanh khoản là gì?

Thanh khoản thể hiện mức độ mà một tài sản có thể được mua hoặc bán nhanh chóng trên thị trường với mức giá phản ánh giá trị nội tại của tài sản. Tiền mặt được coi là tài sản có tính thanh khoản cao nhất vì nó có thể được chuyển đổi thành các tài sản khác một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.

Thanh khoản nhanh là gì?

Tỷ số thanh khoản nhanh (hay Hệ số khả năng thanh toán nhanh, Hệ số khả năng thanh toán tức thời, Hệ số thanh toán tức thời, Hệ số thử axit) là một tỷ số tài chính dùng nhằm đo khả năng huy động tài sản lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này.