Tết trùng dương là gì

Tết Trùng Cửu hay còn gọi là tết Trùng Dương diễn ra vào 9/9 âm lịch hàng năm là một trong những ngày lễ truyền thống và trọng đại của người dân Trung Quốc. Cùng Tự học tiếng Trung tìm hiểu về tết trùng cửu Trung Quốc nha!

Con số 9 được coi là số dương, sự lặp lại hai lần số 9 nên gọi Trùng Cửu, Trùng Dương là vì vậy. Tên tiếng Trung tết Trùng Cửu là 重九, tên tiếng Trung tết Trùng Dương là 重阳 . Năm 2021, ngày tết diễn ra vào ngày thứ năm, 14/10 dương lịch.


Năm 221 trước Công nguyên, sau khi thống nhất đất nước Trung Hoa, nhà Tần đã tổ chức hoạt động cúng tế chúc mừng mùa màng bội thu vào tháng 9 âm lịch hằng năm trên khắp cả nước. Ngày mùng 9 tháng 9 được xem là ngày rất tốt lành và tết Trùng Cửu ra đời từ đó, mang ý nghĩa chúc mừng mùa màng bội thu.

Tuy nhiên lịch sử đã đem đến cho tết Trùng Cửu thêm nhiều ý nghĩa khác. Như:

1/ Tích kể rằng, đời Hậu Hán [25-250] có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm Trường Phòng bảo Cảnh: ” Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn. Vậy đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du [một loại tiêu], uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi tai nạn”. Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về thì thấy gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết.

Kỹ thuật may túi thơm và chế tác hồ lô đựng hạt thù du[một loại hạt có độc tính nhẹ, có thể xua đuổi côn trùng] vẫn tồn tại đến nay, tập tục đeo túi thơm đựng hạt thù du cũng còn được giữ gìn ở một số nơi. Ngoài ra phong tục uống rượu hoa cúc vẫn được bảo tồn cho đến nay ở khu vực tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

2/ Sách “Phong Thổ Ký” lại chép: Cuối đời nhà Hạ , vua Kiệt dâm bạo tàn ác, Thượng Đế muốn răn nhà vua nên giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó nhằm ngày mồng 9 tháng 9. Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều đua nhau quảy thực phẩm lên núi cao để lánh nạn… Tục ấy thành lệ.

3/ Còn có sách viết, đến đời Hán Văn Đế, vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 9, nhà vua cùng vương hậu, vương tử, cung phi đem nhau lên đài ở cho qua hết ngày ấy. Sau đến đời nhà Đường [618-907], ngày mồng 9 tháng 9 thành ngày lễ tết gọi là Trùng Cửu. Các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh.

Việc còn được biết đến và lưu truyền rộng rãi nhất vào tết Trùng Cửu chình là leo núi.

Tết Trùng Cửu còn có một cách nói khác là ‘Từ thanh’, chính là ‘tạm biệt thảm cỏ xanh’. Sau ngày Trùng Cửu là mùa đông, cây cối không có sức sống, không thích hợp để đi chơi ở vùng ngoại ô. Vì thế, tết Trùng Cửu là cơ hội đi chơi sau cùng của mọi người khi thời tiết sang đông.

Hằng năm, vào tết Trùng Cửu thành phố Thái An của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc nằm ở chân núi Thái Sơn thường tổ chức cuộc thi leo núi, thu hút nhiều người đến tham gia.

Ngày nay, người dân Trung Quốc đã gửi gắm một ý nghĩa mới cho ngày tết Trùng Cửu. Năm 1989, Trung Quốc xem tết Trùng Cửu là tết của người già. Như vậy, ngày 9 tháng 9 vừa bao gồm ý nghĩa vốn có của ngày tết Trùng Cửu truyền thống vừa biểu đạt lòng tôn kính người già của mọi người, chúc các cụ mạnh khỏe, sống lâu.

Xem thêm: Những ngày Tết của Trung Quốc

Vào dịp tết Trùng Cửu, người ta còn làm loại bánh mang tên ‘bánh Trùng Cửu’. Loại bánh này bắt nguồn từ những nơi không có núi. Trong tiếng Hán, bánh điểm tâm[糕点] có cách đọc gần giống với  “cao điểm” – trong đó, “cao” nghĩa là bánh. Chữ ‘cao’ này phát âm trùng với chữ “cao” trong từ “đăng cao”, có nghĩa là lên cao. Vì vậy, mọi người cho rằng, ăn bánh Trùng Cửu còn có thể thay thế cho việc lên núi cao.

Ở nhiều khu vực không có núi non, việc chế biến bánh Trùng Cửu đã kết hợp hài hòa với thói quen ẩm thực các vùng, miền, làm xuất hiện nhiều dạng bánh. Không chỉ nguyên liệu sử dụng khác nhau mà ngay cách chế biến cũng khác nhau và vì thế, mùi vị của bánh sẽ khác nhau.

Bạn thấy đó, văn hóa của người Trung Quốc cũng thật thú vị đúng không, học tiếng Trung Quốc muốn đỡ chán thì bạn nên tìm hiểu những câu chuyện hay để tạo động lực cho mình nhé!

Tiết Trùng Dương – tết Trùng Dương, là lễ tết truyền thống của Trung Quốc, theo phong tục của người Trung Quốc, tết này vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm. Số “chín” trong Dịch Kinh (易经)được coi là con số dương, “cửu cửu” [九:Chín)hai con số dương trùng nhau, gọi là “trùng dương” (重阳). Bởi do ngày và tháng đều lặp lại con số “chín”, nên còn có một tên gọi khác là “Trùng Cửu” (重九). Cửu cửu quy chân, nhất nguyên triệu thủy (九九归真,一元肇始:Số chín gặp nhau, một năm bắt đầu. Cổ nhân cho rằng, cửu cửu trùng dương là ngày ngày lành tháng tốt, là ngày may mắn. Thời xưa mỗi khi tết trùng dương đến, trong dân gian thường có tục lệ lên cao cầu phúc, thưởng thu ngắm cúc, lấy thù du cho vào túi thơm đeo lên người [nhằm tránh tà đuổi quỷ]. Không chỉ vậy, trong ngày này còn có tập tục bái thần tế tổ, đãi yến cầu phúc. Đến nay, lên cao ngắm thu và cảm tạ kính lão là hai hoạt động chính trong tết trùng dương. 

Tết Trùng Dương

Tiết Trùng Dương có nguồn gốc từ việc sùng bái thiên tượng, bắt nguồn từ thời thượng cổ, phổ cập từ thời Tây Hán và hưng thịnh vào sau thời Đường. Theo ghi chép lịch sử, vào thời thượng cổ thường hay cử hành lễ tế trời, tế tổ vào quý thu. Trong [Lữ Thị Xuân Thu. Quý Thu Kỷ ] (吕氏春秋.季秋纪)có ghi lại, người xưa vào mỗi phùng tháng chín nông lịch đều cử hành những hoạt động như lễ tế tạ thu, tế thiên đế, tế tổ, dĩ tạ thiên đế cùng với những ân đức to lớn của tổ tiên. Đây là hình thức tế bái ban đầu được tồn tại trong tiết trùng dương. Tiết Trùng Dương, Trù Tịch, Thanh Minh cùng với tiết Vu Lan được coi là tứ đại lễ tế của văn hóa Trung Quốc truyền thống.

Dân gian quan niệm, số “chín” là số to nhất trong tất cả các con số đếm, có hàm ý trường thọ trường cửu, gửi gắm những lời chúc mạnh khỏe, trường thọ của mọi người đến với người già trong gia đình. Ngày 20 tháng năm năm 2006, tiết Trùng Dương được Quốc vụ viện Trung Quốc liệt vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. 

Năm 2012, hội thường ủy thông qua “Luật bảo vệ người già tuổi nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa” quy định, vào ngày 9 tháng 9 âm lịch hàng năm được đặt làm tết người già.

Tên tiếng Việt: Tiết Trùng Dương

Tên tiếng Trung: 重阳节

Tên tiếng Anh: Double Ninth Festival

Tên gọi khác: Tết người già, tiết Trùng Cửu, tiết Đăng Cao, tiết Tế Tổ, tiết Song Cửu…

Thời gian: Mùng 9 tháng 9 âm lịch

Cử hành bởi: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và các khu phố người hoa trên thế giới.

Hoạt động ngày tết: Leo núi ngắm thu, mở tiệc kính lão, thưởng cúc,…

Đồ ăn ngày tết: Bánh Trùng Dương, rượu Hoa Cúc…

Ý nghĩa ngày tết: Kính lão đức thọ, đãi tiệc cầu phúc,…

Bắt nguồn: Thời kỳ thượng cổ

Ngụ ý: Nhất nguyên triệu thủy, trường cửu trường thọ

Nguồn gốc tết Trùng Dương

Dân gian lưu truyền rất nhiều điển tích về ngày tết Trùng Dương này.

>

Tương truyền vào đời Hậu Hán, ở sông Nhữ xuất hiện một loại bệnh dịch. Có một vị thanh niên trẻ tuổi tên Hằng Cảnh, chỉ vì ổ dịch tả đó mà đã cướp đi sinh mạng của cha mẹ Cảnh, đến ngay cả anh cũng suýt mất mạng vì căn bệnh này. Sau khi khỏi bệnh, Cảnh từ biệt người yêu và bà con láng giềng, quyết tâm theo học đạo tiên, vì dân trừ hại, tiêu diệt ôn dịch. Đi nghe ngóng khắp nơi, cuối cùng anh cũng tìm được phía trên dãy Đông Phương có một ngọn núi cổ, trên núi có một đạo trưởng pháp thuật vô biên tên Phí Trường Phòng. Sự quyết tâm của Hằng Cảnh đã khiến đạo trưởng vô cùng cảm động, cuối cùng cũng giữ lại Cảnh và chỉ dạy kiếm thuật trừ yêu cho anh. Hằng Cảnh  ngày đêm quên ăn quên ngủ, chỉ để luyện ra một võ nghệ phi phàm. Một hôm, đạo trưởng bảo Cảnh: “Ngày mai là ngày mùng chín tháng chín, ôn dịch sẽ lại ra ngoài tác quái, bản lĩnh của ngươi đã học thành, ngươi nên trở về trừ hại cho dân rồi!”. Nói xong, đạo trưởng liền đưa túi đựng hột thù du cùng với rượu hoa cúc và truyền lại cách tránh tà, cho Cảnh cưỡi tiên Hạc trở về. 

Sau khi trở về quê hương, vào buổi sáng ngày mùng chín tháng chín,  Hằng Cảnh dẫn bà con lên núi lánh nạn, theo lời đạo trưởng phát cho mỗi người một hột thù du, một ngụm rượu cúc hoa. Đến giữa trưa, ôn dịch xông ra sông Nhữ, đột nhiên ngửi thấy mùi rượu hoa cúc cùng với mùi hương thù du kỳ lạ, bèn không dám đến gần nữa. Lúc này, Hằng Cảnh tay cầm thanh kiếm trừ yêu đuổi theo dưới tận chân núi, đánh được mấy hồi liền hạ gục được ôn dịch. Vì để kỷ niệm tích trên, cứ đến ngày mùng 9 tháng chín, người ta lại bỏ nhà lên núi, lâu đời thành tục gọi là tết Trùng Cửu. Sau dần thay đổi tính chất, cứ mỗi phùng tết đến, các tao nhân mặc khách lại lên núi uống rượu làm thơ. 

>

Đến thời kỳ Ngụy Tấn – Nam Bắc Triều, tiết Trùng Dương đã được hội nập vào dân gian. Trong “Phong Thổ Kỷ” (风土记) có ghi chép:

 “Dĩ trùng dương tương hội     

   Đăng sơn ẩm tửu

   Vị đăng cao hội

   Hữu danh thù du hội”

[以重阳相会,登山饮酒,谓登高会,又名茱萸会)

“Gặp ngày trùng cửu đăng cao, lên núi uống rượu, say sưa ngâm vịnh, có tên hội thù du”

Cuối đời nhà Hạ, vua Kiệt dâm bạo tàn ác, Thượng đế vì muốn răn đe nhà vua nên đã vào ngày mùng chín tháng chín giáng trận thủy tai xuống hạ giới, nhà cửa khắp nơi chìm ngập biển nước, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Vì lo sợ, cứ mỗi năm đến ngày này, nhân dân già trẻ trai gái đều đua nhau lên núi tránh nạn. Từ đó, vào ngày này hàng năm, người người leo núi, đã sớm thành lệ. 

Ăn bánh Trùng Dương

Theo ghi chép lịch sử, bánh Trùng Dương còn được gọi bánh hoa(花糕), bánh cúc(菊糕), bánh ngũ sắc(五色糕). Cách làm bánh này có nhiều kiểu, có chút tùy ý. Vào mỗi buổi sáng của mùng chín tháng chín, cha mẹ lấy miếng bánh dính lên trán con cái, trong miệng lẩm bẩm niệm “Nguyện chúc con cái vạn sự thuận buồm xuôi gió”. Đây chính là ý nghĩa chính của bánh trùng dương! 

Bánh trùng dương chính tông thường được làm thành chín lớp, giống như một tòa bảo tháp, bên trên có khắc hai con dê (羊:dương), nhằm phù hợp với ý nghĩa trùng dương. Còn có loại bánh trùng dương phía trên được đặt một tấm giấy đỏ [ thay thế cho hột thù du ]. Hiện nay, bánh trùng dương được làm theo nhiều kiểu, đều không cố định. Vào dịp tết này, khắp nơi chỉ cần có loại bánh mềm mịn, đều có thể gọi nó là “bánh trùng dương”.

“Cửu Nguyệt Cửu Nhật Ức Sơn Đông Huynh Đệ – Vương Duy”

Độc tại dị hương vi dị khách

Mỗi phùng giai tết bội tư nhân

Diêu tri huynh đệ đăng cao xứ

Thiên tháp thù xu thiểu nhất nhân!

九月九日忆山东兄弟 – 王维

独在异乡为异客

每逢佳节倍思亲

遥知兄弟登高处

偏插茱萸少一人

Dịch nghĩa: 

Mùng chín tháng chín nhớ anh em ở phía đông núi

Ta một mình ở nơi đất lạ làm khách

Mỗi lần gặp tết là lại nhớ người thân

Rõ biết ở nơi xa xôi kia, anh em đang đăng cao ngày lễ

Thân đeo thù du lên áo, chỉ thiếu mỗi ta đoàn tụ!

  • Đăng ký học tiếng Trung online
  • Theo dõi mình trên Facebook

Video liên quan

Chủ Đề