Tên hiệu của thầy đồ nguyễn bỉnh khiêm là gì

Mục lục

  • Giới thiệu về Nguyễn Bỉnh Khiêm – Tác giả của bài thơ Nhàn
  • 1. Tiểu sử Nguyễn Bỉnh Khiêm
    • – Nguyễn Bỉnh Khiêm là người tài cao, học rộng
    • – Ông là thầy của nhiều học trò lỗi lạc
  • 2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Giới thiệu về Nguyễn Bỉnh Khiêm – Tác giả của bài thơ Nhàn

Hướng dẫn

Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ, nhà văn hóa, nhà sấm truyền nổi tiếng của Việt Nam. Bài giơi thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêmsẽ cung cấp thêm những thông tin thú vị về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ này, các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

1. Tiểu sử Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm [1491 – 1585], là một nhà triết học vĩ đại, một nhà thơ lớn của Đại Việt trong thế kỉ XVI. Xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương [nay thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng].

– Nguyễn Bỉnh Khiêm là người tài cao, học rộng

Nguyễn Bỉnh Khiêm có tài cao, học rộng nhưng sống giữa thời loạn lạc nên phải nuôi chí chờ thời, tới năm 43 tuổi ông mới đi thi, năm 1535 ông đỗ Trạng Nguyên, làm đại quan dưới triều nhà Mạc. Sau khi làm quan được tám năm thì ông dâng sớ xin vua Mạc Phúc Hải chém mười tám kẻ lộng thần nhưng không được chấp nhận. Sau đó ông đã xin về trí sĩ ở quê nhà, tự đặt cho mình tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ, dựng một chiếc am Bạch Vân, lập quán Trung Tân mà mở trường dạy học.

– Ông là thầy của nhiều học trò lỗi lạc

Ông là bậc thầy của nhiều học trò lỗi lạc như: Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ,…. Các tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm có các tập thơ tiêu biểu như: tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập [trên dưới 1000 bài], tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi [khoảng 200 bài], tập sấm kí Trình Quốc Công sấm kí,…

2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu suy tư, triết lí và thể hiện một quan niệm nhân sinh coi trọng nhàn tâm, xa lánh chốn bon chen công danh lợi lộc, đặc biệt là giàu tình ưu ái. Những bài thơ chứ Hán của ông mang tính hàm súc, từ ngữ rất điêu luyện và cao khiết, còn các bài thơ bằng chữ Nôm lại bình dị, hồn nhiên và đậm đà phong vị dân gian quen thuộc. Một số những bài thơ, bài văn tiêu biểu của ông còn được người đời truyền tụng như: “Hữu cảm”, “Trung Tân ngụ hứng”, “Tăng thử”, “Nhàn”,…Trong đó bài thơ “Nhàn” là bài thơ tiêu biểu nhất cho triết lí nhân sinh nhàn tâm của ông.

Nguyễn Bỉnh Khiêm được người đời ngưỡi mộ và xướng danh là “Tuyết Giang phu tử”, xứng đáng là “Như nhật trung thiên” [Mặt trời giữa bầu trời].

Theo Vanmautuyenchon.com

Xem thêm:  Biểu cảm về loài cây em yêu

About The Author

1. Tiểu sử - Cuộc đời

- Nguyễn Bỉnh Khiêm [1491-1585] quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.

- Năm 1535, ông đỗ Trạng nguyên và làm quan dưới triều Mạc.

- Khi làm quan, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng vua không nghe.

- Sau đó, ông cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu Bạch Vân Cư Sĩ.

- Ông dạy học, học trò có nhiều người nổi tiếng nên ông được đời suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử [Người thầy sông Tuyết].

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm. Vua Mạc cũng như các chúa Trịnh, Nguyễn có việc hệ trọng đều hỏi ý kiến ông và ông đều có cách mách bảo kín đáo, nhằm hạn chế chiến tranh, chết chóc.

- Mặc dù về ở ẩn, ông vẫn tham vấn cho triều Mạc. Ông được phong tước Trình Tuyết hầu, Trình Quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính:

* Thơ chữ Hán

- Về thơ chữ Hán, ông có Bạch Vân am thi tập, theo ông cho biết là có khoảng một nghìn bài, nay còn lại khoảng 800 bài.

- Trong lời đề tựa cho tập thơ chữ Hán của mình, ông đã viết: "... Tuy nhiên cái bệnh yêu thơ lâu ngày tích lại chưa chữa được khỏi vậy. Mỗi khi được thư thả lại dậy hứng mà ngâm vịnh, hoặc là ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thủy, hoặc là tô vẽ nét thanh tú của hoa trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụ ý, hoặc là tức sự mà tự thuật, thảy thảy đều ghi lại thành thơ nói về chí, được tất cả nghìn bài, biên tập thành sách, tự đặt tên là Tập thơ am Bạch Vân" [Bạch Vân am thi tập tiền tự].

* Thơ chữ Nôm

- Về thơ chữ Nôm, ông có Bạch Vân quốc ngữ thi tập [còn gọi là Trình quốc công Bạch Vân quốc ngữ thi tập], chính ông ghi rõ sáng tác từ khi về nghỉ ở quê nhà, nhưng không cho biết có bao nhiêu bài, hiện còn lại khoảng 180 bài.

- Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm làm theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn nhưng ông thường không đặt tiêu đề cụ thể cho từng bài mà việc đó được thực hiện bởi những nhà biên soạn sau này. Theo Phả ký [Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký] của Vũ Khâm Lân, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có bài phú bằng quốc âm nhưng nay đã bị thất lạc.

* Các thể loại khác

- Ngoài di sản văn học với hơn 800 bài thơ [cả chữ Hán và chữ Nôm] còn lưu lại đến ngày nay, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng để lại nhiều bài văn bia [bi ký] nổi tiếng như Trung Tân quán bi ký, Thạch khánh ký, Tam giáo tượng bi minh... Hầu hết bia đá ông cho khắc lúc sinh thời đã bị thất lạc hay hư hại qua hàng thế kỷ nhưng nhiều bài văn bia nhờ được người đương thời chép lại mà còn lưu đến hôm nay. Một số văn bia do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn và cho khắc đá đã được tìm thấy vào năm 2000 tại huyện Quỳnh Phụ của tỉnh Thái Bình[nằm giáp với huyện Vĩnh Bảo của Hải Phòng qua sông Hóa].

- Trong dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng. Các tập sấm ký Nôm thường mang tên Trạng Trình [Sấm Trạng Trình] và phần lớn viết theo thể lục bát như Trình quốc công sấm ký, Trình tiên sinh quốc ngữ. Sấm Trạng Trình là một hiện tượng văn học cần phải được tìm hiểu và xác minh thêm.

b. Giá trị văn hóa và tư tưởng

- Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhìn nhận là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc.

- Ông là một chính khách có uy tín, bậc hiền triết, nhà tiên tri... Nhưng ông cũng đồng thời là một tác gia lớn có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của văn học dân tộc.

- Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm phong phú, gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn, không chỉ của thế kỷ XVI.

- Tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu rộng, tác động tích cực vào đời sống tinh thần của nhân dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiến trình văn học dân tộc.

- Nguyễn Bỉnh Khiêm được xem là người xứng đáng kế thừa và phát triển truyền thống thi ca dân tộc kể từ sau thời Nguyễn Trãi, góp phần giúp nó đạt đến mức độ hoàn thiện cao dưới thời Nguyễn Du, đồng thời bổ sung vào đó đậm đặc hơn, chất triết lý, suy tưởng và giáo huấn, để thơ trở thành một công cụ hữu ích, phục vụ con người, phản ánh hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng một cách sâu sắc, với cái nhìn khái quát của một triết gia, trong đó có những chiêm nghiệm từng trải của cá nhân ông. Giàu chất trí tuệ, thơ ông là những khát vọng muốn khám phá những quy luật của thiên nhiên, xã hội và của cả con người, nhằm tự vượt thoát ra khỏi những bế tắc của một thời và có ảnh hưởng sâu sắc tới tận ngày hôm nay, cả về tư tưởng và nghệ thuật của thơ, cả về tầm vóc văn hóa và nhân cách của một nhà thơ, được thể hiện rõ nét nhất qua Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các học giả như GS. Nguyễn Huệ Chi [Viện Văn học] và PGS.TS. Trần Nguyên Việt [Viện Triết học] có chung quan điểm khi cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là người mở đầu cho tư duy biện chứng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam dưới cái nhìn mang đậm tính triết học thể hiện qua thơ văn của ông.

- Ngoài những sáng tác thơ ca còn lưu truyền, những văn bia do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn và cho khắc đá không chỉ có giá trị về mặt lịch sử hay khảo cổ mà còn chứa đựng nhiều giá trị về mặt tư tưởng cũng như nhân sinh quan của ông.

Loigiaihay.com

Chủ Đề