Tên lửa rơi ở đâu

Tên lửa rơi ở đâu

Tên lửa Long March 5B được phóng vào quỹ đạo vào ngày 24-7-2022 - Ảnh: CNSA

Đến nay các cơ quan chuyên môn vẫn chưa dự đoán được vị trí chính xác nơi phần thân lõi của tên lửa rơi, theo trang Gizmodo.

Aerospace Corporation cho biết phần thân lõi tên lửa có khả năng quay lại một nơi nào đó giữa 41 độ vĩ bắc và 41 độ vĩ nam. Tuy nhiên "vẫn còn quá sớm để xác định dấu vết các mảnh vỡ của lõi tên lửa", Aerospace Corporation nêu và cho hay sẽ cập nhật thông tin theo từng thời gian.

Không phải tất cả lõi tên lửa sẽ bốc cháy trong bầu khí quyển, tức sẽ có cái gì đó rơi xuống Trái đất. "Quy tắc chung là 20-40% khối lượng của lõi tên lửa sẽ chạm tới mặt đất - con số chính xác phụ thuộc vào thiết kế của vật thể - trong trường hợp này chúng tôi dự kiến sẽ có khoảng 5-9 tấn (rơi xuống)" - Trung tâm Nghiên cứu mảnh vỡ và quay lại quỹ đạo của Tập đoàn Hàng không vũ trụ (CORDS) cho hay.

Tên lửa Long March 5B được phóng vào vũ trụ ngày 24-7 từ bãi phóng không gian Văn Xương ở đảo Hải Nam (Trung Quốc). Tên lửa này đã đưa thành công phòng thí nghiệm Wentien đến quỹ đạo thấp của Trái đất và khoảng 13 giờ sau đó nó kết nối vào Trạm vũ trụ Tiangong của Trung Quốc.

Phần thân lõi 25 tấn của tên lửa Long March 5B đã trở lại trong quỹ đạo Trái đất, tình trạng nhanh chóng xấu đi và mất kiểm soát.

Đây là lần thứ ba phần thân lõi của Long March 5B đi vào quỹ đạo sau khi phóng và rơi trở lại Trái đất một cách mất kiểm soát. Dường như đây là một đặc điểm của tên lửa này, chứ không phải bị lỗi.

Hai năm trước, các mảnh vỡ từ phần thân lõi cũng mất kiểm soát và rơi xuống một khu vực có người sinh sống dọc bờ biển phía tây của châu Phi.

Năm 2021, các mảnh vỡ của Long March 5B cũng rơi xuống Ấn Độ Dương gần Maldives.

Không ai bị thương trong cả hai trường hợp trên. Tuy nhiên các nhà khoa học gần đây đã lo ngại rằng một ngày nào đó sẽ có người bị thương nặng hoặc thậm chí thiệt mạng.

Để theo dõi và dự đoán việc tên lửa quay lại Trái đất, CORDS sử dụng các tập dữ liệu công khai được tạo ra khi một tên lửa thuộc diện đang theo dõi đi qua một trong số các bộ cảm biến của mạng lưới giám sát không gian.

Mạng lưới giám sát này theo dõi các vật thể trong không gian bằng cách sử dụng radar và cảm biến quang học tại nhiều địa điểm trên hành tinh. Các cảm biến có thể quan sát và theo dõi những vật thể lớn hơn quả bóng mềm ở quỹ đạo Trái đất thấp, cũng như các vật thể có kích thước bằng quả bóng rổ hoặc lớn hơn trong một quỹ đạo không đồng bộ địa lý.

Chúng có thể xác định quỹ đạo của các vật thể, từ đó giúp các nhà khoa học tính toán và dự đoán xác suất xảy ra va chạm.


Tên lửa rơi ở đâu
Tên lửa vác vai Trung Quốc rơi vào tay 17 nhóm vũ trang

GIA MINH

Tầng lõi 22,5 tấn của tên lửa Long March 5B (Trường Chinh) được Trung Quốc phóng không gian trước đó rơi mất kiểm soát xuống Trái Đất hôm 30/7, lao qua khí quyển trên Ấn Độ Dương. Phần lớn bộ phận này bốc cháy trong quá trình rơi, nhưng ước tính vài mảnh vỡ chiếm khoảng 20 - 40% trọng lượng tên lửa còn sót lại sau hành trình hồi quyển.

Space dẫn lại báo cáo của chuyên gia theo dõi vệ tinh Jonathan McDowell ở Trung tâm vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian cho biết, một số người ở Kalimantan (Indonesia) và Sarawak (Malaysia) phát hiện ra các mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B trên đảo Borneo nằm rải rác ở nhiều địa điểm dọc theo đường bay của tầng lõi.

Tên lửa rơi ở đâu

Vị trí một số vật thể được cho là mảnh vỡ từ tên lửa đẩy Trung Quốc rơi trở lại Trái Đất hôm 30/7. (Ảnh: The Ekliptika Institute)

Theo lời các nhân chứng một số mảnh vỡ tên lửa đủ lớn để gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc thương tích nếu rơi trúng thành phố hoặc làng mạc. Cho đến nay vẫn chưa ghi nhận thiệt hại về người và tài sản nào từ các mảnh vỡ của tên lửa Trung Quốc.

Trước đó, một tài khoản Twitter tên Nazri Sulaiman may mắn quay lại được đoạn video dài 27 giây ghi lại cảnh giai đoạn đầu tiên của tên lửa vỡ tung trên bầu trời Kuching, Malaysia. Sulaiman và những người khác ban đầu nhầm lẫn đây là trận mưa sao băng, mãi cho đến khi các nhà thiên văn học xác định chính xác các mảnh vỡ đó là phần còn lại của một tên lửa Trung Quốc.

Trước đó, ngày 30/7, Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ xác nhận tên lửa đẩy Trường Chinh của Trung Quốc quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất lúc 12h45 tối (theo giờ ET).

Còn theo Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA), hầu hết các mảnh vỡ của tên lửa đã bốc cháy khi "tái nhập cảnh" tại khu vực biển Sulu giữa Philippines và Malaysia. Không giống như nhiều tên lửa hiện đại, gồm cả SpaceX Falcon 9, Trường Chinh 5B không thể kích hoạt lại động cơ của nó để hoàn thành việc tái nhập bầu khí quyển một cách có kiểm soát.

Tên lửa Trường Chinh 5B phóng vào ngày 24/7, đưa modul thí nghiệm Vấn Thiên lên trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc. Tầng lõi của tên lửa lên tới quỹ đạo cùng với modul, sau đó quay trở lại Trái Đất bởi lực kéo khí quyển trong 6 ngày sau đó.

Tên lửa rơi ở đâu

Cấu tạo của tên lửa đẩy Trường Chinh 5B. (Ảnh: BBC)

Thông thường, tầng lõi lớn thường được điều khiển để tự hủy an toàn bên trên đại dương hoặc khu vực không có người ở.

Phương pháp loại bỏ tầng lõi ở trường hợp tên lửa Trường Chinh 5B gây tranh cãi do nguy cơ gây thương tích hoặc thiệt hại sau mỗi lần phóng. Cục vũ trụ quốc gia Trung Quốc vấp phải chỉ trích do để tầng lõi tên lửa Trường Chinh 5B trở thành khối rác vũ trụ lớn trong cả 3 nhiệm vụ tính đến nay.

Trung Quốc có kế hoạch tiếp tục phóng tên lửa Trường Chinh 5B ít nhất một lần nữa vào tháng 10, tên lửa này sẽ mang theo modul thứ 3 cho trạm vũ trụ Thiên Cung. Qua năm 2023, Trường Chinh 5B cũng sẽ được sử dụng để phóng kính viễn vọng không gian Tuần Thiên do Trung Quốc tự phát triển lên không gian.

Trà Khánh(Theo Space)

Tên lửa rơi ở đâu

Một tên lửa đẩy của Trung Quốc (Ảnh: CGTN).

Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ cảnh báo, phần còn lại của tên lửa khổng lồ mà Trung Quốc phóng đi cuối tuần trước có thể rơi xuống trái đất vào đầu tuần tới.

Trung Quốc đã sử dụng tên lửa Trường chinh 5B để đưa mô-đun phòng thí nghiệm Wentian lên trạm vũ trụ của nước này hôm 14h22 ngày 24/7 (theo giờ địa phương) từ đảo Hải Nam.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tên lửa này đã lao xuống hướng tới bầu khí quyển của Trái đất một cách mất kiểm soát và không rõ nó sẽ rơi ở đâu. Đây là lần thứ 3 Trung Quốc bị cáo buộc không xử lý đúng cách các mảnh vỡ không gian từ tên lửa của họ.

"Đó là một vật thể kim loại nặng 20 tấn. Mặc dù nó sẽ vỡ ra khi đi vào bầu khí quyển, nhưng nhiều mảnh - một số khá lớn - có thể sẽ rơi xuống mặt đất", Michael Byers, giáo sư tại Đại học British Columbia, nhận định.

Ông Byers giải thích rằng, các mảnh vỡ từ không gian gây ra rủi ro thấp đối với con người, nhưng vẫn có khả năng những mảnh lớn hơn có thể gây ra thiệt hại nếu nó rơi xuống các khu vực có người sinh sống.

Ông cho biết: "Rủi ro này hoàn toàn có thể tránh được vì hiện nay đã tồn tại các công nghệ cho phép kiểm soát việc rơi trở lại của tên lửa (thường xuống các khu vực đại dương xa xôi) thay vì để nó rơi không kiểm soát".

Holger Krag, quan chức của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, cho biết thông lệ quốc tế tốt nhất là cho tên lửa rơi trở lại trái đất có kiểm soát, xuống phần xa xôi của đại dương. Ông nói thêm rằng khu vực tái nhập của tên lửa được giới hạn về mặt địa lý trong khoảng vĩ độ 41 độ Nam và 41 độ Bắc của đường xích đạo.

Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ cho biết họ sẽ theo dõi mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc rơi xuống trái đất.

Người phát ngôn của cơ quan trên cho biết: "Dựa trên các điều kiện khác nhau, điểm rơi của tên lửa vào bầu khí quyển của Trái đất không thể xác định chính xác cho đến thời điểm vài giờ trước khi nó quay trở lại".

Mỹ ước tính tên lửa trên sẽ rơi xuống khí quyển vào ngày 1/8.

Trung Quốc từng bị chỉ trích trong thời gian qua vì cách họ xử lý mảnh vỡ vũ trụ. Năm ngoái, mảnh vỡ tên lửa của nước này từng rơi xuống Ấn Độ Dương gần Maldives 10 ngày sau khi được phóng đi. NASA cáo buộc Trung Quốc đã thất bại "trong việc đảm bảo các tiêu chuẩn về trách nhiệm".

Bộ chỉ huy không gian Mỹ ngày 30.7 xác nhận phần còn lại của tên lửa đẩy Trường Chinh 5B của Trung Quốc đã quay trở lại bầu khí quyển trái đất trên Ấn Độ Dương một cách không kiểm soát vào khoảng 10 giờ 45 ngày 30.7 giờ MDT (23 giờ 45, ngày 30.7, giờ Việt Nam).

Tên lửa rơi ở đâu

Tên lửa đẩy Trường Chinh 5B được Trung Quốc phóng từ Hải Nam ngày 24.7

Theo AFP, bộ chỉ huy của Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc công bố thêm thông tin về vụ tái nhập của tên lửa như các mảnh vỡ và vị trí ảnh hưởng.

Trong khi đó, cơ quan hàng không vũ trụ của Trung Quốc thông báo phần còn lại của tên lửa quay lại trái đất trên bầu trời khu vực phía tây nam Philippines và phần lớn các mảnh vỡ bị cháy khi quay lại bầu khí quyển.

Tên lửa Trường Chinh 5B được Trung Quốc dùng để phóng mô đun Vấn Thiên lên không gian để xây trạm không gian Thiên Cung vào hôm 24.7.

Lãnh đạo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson chỉ trích Trung Quốc vì việc không chia sẻ thông tin tên lửa rơi là hành vi vô trách nhiệm và gây nguy cơ.

“Toàn bộ các nước có hoạt động di chuyển trong không gian nên tuân thủ những các hoạt động tốt nhất đã được thiết lập và thực hiện trách nhiệm chia sẻ dạng thông tin này trước để cho phép dự đoán nguy cơ tác động tiềm tàng từ mảnh vỡ một cách tin cậy, đặc biệt là với các phương tiện phóng hạng nặng như Trường Chinh 5B, loại có nguy cơ lớn gây tổn thất nhân mạng và tài sản”, ông Nelson viết trên Twitter.

Trạm không gian Thiên Cung là dự án tham vọng của Trung Quốc trong đó hai mô đun đầu tiên đã được đưa lên và kết nối thành công. Mô đun thứ ba và cũng là phần cuối cùng của trạm không gian này dự kiến sẽ được phóng lên trong năm nay.

Giới chuyên gia hàng không đã bày tỏ lo ngại về việc phần còn lại của tên lửa đẩy rơi tự do xuống trái đất và có thể gây thiệt hại về người và của. Bloomberg dẫn một số chuyên gia cho hay hầu hết mảnh vỡ đều bị cháy khi quay lại bầu khí quyển nhưng một số mảnh lớn, có thể có kích thước 40% của tên lửa, có thể vẫn còn và rơi xuống đại dương hoặc lục địa.

Đây là lần thứ ba tên lửa đẩy của Trung Quốc rơi một cách không kiểm soát xuống Trái Đất. Trong lần vào tháng 5.2021, các mảnh vỡ rơi xuống Ấn Độ Dương nhưng trước đó khiến cả thế giới nín thở vì lo ngại phía Trung Quốc đã mất kiểm soát và mảnh vỡ có thể rơi trúng khu dân cư.

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc bác bỏ những lo ngại và chỉ trích phương Tây thổi phồng nguy cơ với ý đồ xấu.