Công ty vnvc là ai

Lô vaccine Covid-19 đầu tiên được hệ thống tiêm chủng VNVC nhập về đã có mặt tại Việt Nam sáng ngày 25/12.

Đây là vaccine Covid-19 của hãng dược phẩm nổi tiếng toàn cầu AstraZeneca phối hợp với đại học Oxford [Vương quốc Anh] nghiên cứu và sản xuất, được đưa về Việt Nam theo hợp đồng giữa hệ thống tiêm chủng VNVC và Tập đoàn AstraZeneca đã ký từ tháng 11 năm 2020.

Lô đầu tiên này gồm 117.600 liều trong tổng số 30 triệu liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca được hệ thống tiêm chủng VNVC đặt mua trong năm 2021.

Lô vaccine Covid-19 được đưa về kho của hệ thống tiêm chủng VNVC [ảnh VNVC]

Lỗ/lãi của hệ thống tiêm chủng VNVC, đơn vị tiên phong tại Việt Nam nhập vaccine Covid-19

Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam [VNVC] thành lập ngày 11/11/2016 bởi doanh nghiệp Ngô Chí Dũng. Trung tâm tiêm chủng đầu tiên của VNVC đi vào hoạt động vào tháng 6/2017, trong bối cảnh thế giới đang phải đương đầu với tình trạng biến đổi phức tạp của các chủng vi khuẩn gây bệnh cũng như sự thiếu hụt vaccine tại Việt Nam như hiện nay.

Đến nay, gần 4 năm, hệ thống tiêm chủng VNVC của doanh nhân Ngô Chí Dũng hiện đã là hệ thống tiêm chủng tư nhân số 1 với 49 trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc, hơn 5.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế.

Trong năm 2019, VNVC - công ty sở hữu hệ thống tiêm chủng này ghi nhận doanh thu thuần 2.334 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so với năm trước đó. Về kết quả lợi nhuận, sau khi báo lỗ trong 3 năm đầu tiên với mức lỗ thuần lần lượt là 1 triệu đồng năm 2016, lỗ 7,5 tỷ đồng năm 2017 và lỗ 39 tỷ đồng năm 2018. Năm 2019, lợi nhuận thuần VNVC dương 79,5 tỷ.

Điều đáng nói, chỉ số ROE đạt đến 108,55% trong năm 2019, nghĩa là với 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra, VNVC của ông Ngô Chí Dũng thu về gần 1,09 đồng lợi nhuận thuần.

Đến tháng 12/2019, tổng tài sản của VNVC đạt 789 tỷ đồng. Theo thời gian, vốn điều lệ của VNVC tăng dần, đạt mức 80 tỷ đồng. Đến tháng 7/2020, vốn của VNVC tiếp tục tăng lên 140 tỷ đồng, trong khi cuối năm 2019 đạt 113 tỷ đồng.

Chân dung ông chủ Hệ thống tiêm chủng VNVC Ngô Chí Dũng

Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam, không phải là cái tên quá xa lạ đối với giới truyền thông báo chí. Ông Ngô Chí Dũng sinh năm 1974 được biết đến với vai trò sáng lập và điều hành CTCP Dược phẩm Eco [Eco Pharma] - một tên tuổi lớn trong lĩnh vực nhập khẩu, phân phối thực phẩm chức năng.

Ông Ngô Chí Dũng, "ông chủ" hệ thống tiêm chủng VNVC

Trên các phương tiện truyền thông, Eco Pharma gắn liền với các sản phẩm chức năng quen thuộc thường xuất hiện trên khung giờ vàng của VTV như Sâm Alipas Platinum, Jex Max, Otiv, Qik Hair, Sâm Angela Gold,...

Được biết, EcoPharma có sở hữu riêng cho mình hệ thống nhà thuốc ECO, một sàn thương mại Ecogreen vận hành từ tháng 1/2017.

Dưới sự điều hành của ông Ngô Chí Dũng, doanh thu của EcoPharma đạt lần lượt gần 1.503 tỷ đồng và 1.681 tỷ đồng trong năm 2018 và năm 2019, biên lãi gộp duy trì ở mức 33%. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng của công ty này lại bốc hơi một nửa sau mỗi năm. Trong 2019 chỉ còn 12,4 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực bệnh viện, gia đình ông Ngô Chí Dũng sở hữu Bệnh viên Đa khoa Tâm Anh tại Long Biên - Hà Nội, thông qua nắm giữ cổ phần chi phối trong CTCP Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Năm 2019, doanh thu của bệnh viện này đạt 661 tỷ đồng, lãi ròng 1 tỷ đồng.

Trước khi là ông chủ của hệ sinh thái nêu trên, ông Ngô Chí Dũng là Tổng Giám đốc BV Pharma, với nghi án tiêu cực của cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang vào năm 2011. Vụ việc từng gây bão trên truyền thông và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.

Sống ở nước tư bản già cỗi nơi vắc xin được chính quyền Anh trực tiếp đặt hàng về tiêm miễn phí cho dân, tôi sửng sốt khi thấy một công ty tư nhân ở Việt Nam quảng cáo bán vắc-xin Covid-19.

Anh Quốc cho tới nay đã đặt tổng cộng hơn 400 triệu liều vắc-xin các loại, đủ dùng cho 200 triệu người trong khi dân số chỉ có 66 triệu, tính cả trẻ dưới 16, vốn không thuộc diện được tiêm vắc-xin.

Và tất cả mọi người đều được chích ngừa miễn phí. Tính tới hết tháng Hai, hơn 20 triệu người Anh đã được tiêm mũi vắc-xin đầu tiên.

Sau khi có tin lô vắc-xin AstraZeneca của Anh đầu tiên về tới Việt Nam hồi cuối tháng Hai, tôi tìm hiểu thêm và thấy nhiều thông tin lạ lùng quanh việc mua và phân phối vắc-xin ở Việt Nam, ít nhất là theo những thông tin có trên mạng và mạng xã hội.

Thứ nhất, Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn, gọi tắt là VNVC, chính là công ty tư nhân nhập hàng chục triệu liều vắc-xin AstraZeneca. Không rõ chính phủ Việt Nam sẽ mua lại vắc-xin của công ty này với giá nào, có chênh lệch không và vì sao VNVC lại được hợp đồng kinh doanh này thay vì chính phủ nhập trực tiếp.

Từ đầu tháng Hai, VNVC đã quảng cáo bán vắc-xin chống Covid-19. Trong một bài đăng trên Facebook hôm 3/2, VNVC viết: “[T]rong buổi sáng khai trương [trung tâm Long Biên của VNVC], rất nhiều Quý khách hàng đã thành công đăng ký vắc xin phòng COVID-19, trở thành một trong những vị khách đầu tiên sở hữu “tấm vé vàng” chặn đứng nguy cơ lây nhiễm của dịch bệnh.”

Trong một bài khác đăng trên Facebook trong cùng ngày, VNVC cũng hướng dẫn khách hàng bốn cách để đặt “vắc-xin cả thế giới mong chờ”.

Các thông tin này của VNVC cũng xuất hiện tại nhiều trang Facebook nhắm tới người dân tại một số địa phương và được số lượng tương tác vô cùng lớn.

Tin đăng trên trang Bình Dương 24h có 11.000 phản ứng các loại, 2.900 bình luận và 2.600 chia sẻ. Trang này cũng khuyến khích người dân mua thẻ quà tặng có mệnh giá cao nhất là 25 triệu đồng để mua tặng vắc-xin Covid-19.

Ngay dưới bài đăng này có bình luận của Chung Truong: “[S]ao nhà nước không nhập vacxin tiêm chủng cho dân mình đỡ chi phí ta. Lại cho tư nhân nhập rồi [tiêm] cho dân như vậy chi phí sẽ cao hơn.”

Một người khác, Kieu Trinh, liền bào chữa: “Mình nghĩ sau đại dịch này thì nhà nước cũng đã tốn rất nhiều tiền của rùi, giờ mất tiền cũng [được] miễn là có thuốc để [được] chích ngừa.”

Trang fanpage Hải Phòng hồi cuối tháng Một cũng quảng cáo bán vắc-xin cho VNVC trong bài được 1.700 lượt phản ứng và trên 140 bình luận. Trên trang fanpage Người Đồng Nai, số lượng tương tác trên quảng cáo tương tự hồi đầu tháng Hai đạt tới 9.400 phản ứng, 2.000 bình luận và 1.400 lượt chia sẻ.

Bài trên trang này viết: “Mọi người ở Đồng Nai có thể đăng ký vacxin "Cô vy 19" ngay từ hôm nay tại các trung tâm VNVC cùng toàn dân khống chế đại dịch, khôi phục nền kinh tế và ổn định cuộc sống.”

Tuy nhiên vào cuối tháng Hai VNVC đã không còn nhận đăng ký vắc-xin Covid-19 dù trước đó họ ra sức khuyến khích người dân mua thẻ với đủ loại mệnh giá để có vắc-xin, kể cả vắc-xin chống Covid-19.

Trong khi đó báo Việt Nam đưa tin người có vai trò lớn trong việc nhập vắc-xin Covid-19 về tiêm cho người dân chính là doanh nhân Ngô Chí Dũng.

Trang Nhà đầu tư viết: “[Công ty cổ phần] Vacxin Việt Nam [tên viết tắt VNVC] được thành lập vào tháng 11/2016, đăng ký hoạt động chính trong lĩnh vực y tế dự phòng với số vốn điều lệ ban đầu ở mức 10 tỷ đồng, thành phần cổ đông sáng lập bao gồm: Ông Ngô Chí Dũng [40% VĐL], bà Nguyễn Thị Hà [30% VĐL] và bà Nguyễn Thị Xuân [30% VĐL].

“Tại đây, ông Ngô Chí Dũng đảm nhiệm chức Chủ tịch [Hội đồng quản trị] kiêm Tổng Giám đốc và Người đại diện pháp luật. Cập nhật ở lần thay đổi gần nhất [10/7/2020], vốn điều lệ công ty này đạt mức 140 tỷ đồng.”

Điều đáng nói là Việt Nam kiên quyết theo đuổi đường lối xã hội chủ nghĩa vì cho rằng nó có lợi cho người dân. Nhưng trong khi tư bản Anh dùng tiền ngân sách nhập vắc-xin về tiêm miễn phí cho dân thì Việt Nam lại để cho công ty tư nhân đứng ra mua vắc-xin nhằm ăn chênh lệch. Quả là không nên nghe ai nói mà hãy nhìn những gì họ làm.

Ông chủ VNVC Ngô Chí Dũng. Ảnh: Internet.

Bộ Y tế mới đây đã chính thức cấp phép lưu hành vaccine phòng COVID-19 do hãng dược AstraZeneca sản xuất [vaccine AstraZeneca] tại Việt Nam.

Theo đó, có 30 triệu liều COVID-19 vaccine AstraZeneca được cung cấp cho Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021, thay vì kéo dài đến hết năm như dự kiến ban đầu. Các lô vaccine sẽ được CTCP Vacxin Việt Nam nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam.

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, CTCP Vacxin Việt Nam [tên viết tắt VNVC] được thành lập vào tháng 11/2016, đăng ký hoạt động chính trong lĩnh vực y tế dự phòng với số vốn điều lệ ban đầu ở mức 10 tỷ đồng, thành phần cổ đông sáng lập bao gồm: Ông Ngô Chí Dũng [40% VĐL], bà Nguyễn Thị Hà [30% VĐL] và bà Nguyễn Thị Xuân [30% VĐL]. Tại đây, ông Ngô Chí Dũng đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc và Người đại diện pháp luật. Cập nhật ở lần thay đổi gần nhất [10/7/2020], vốn điều lệ công ty này đạt mức 140 tỷ đồng.

Ở diễn biến đáng chú ý, mới đây, ngày 21/12/2020, ông Ngô Chí Dũng và phu nhân Hà Thu Nga đã thực hiện thế chấp hơn 12,6 triệu cổ phần của VNVC tại MBBank.

Lưu ý rằng, trước khi có sự xuất hiện của VNVC, doanh nhân sinh năm 1974 Ngô Chí Dũng cũng đã được biết đến nhiều với vai trò sáng lập và điều hành CTCP Dược phẩm Eco [Eco Pharma] - một tên tuổi lớn trong lĩnh vực nhập khẩu, phân phối thực phẩm chức năng. 

Theo đó, Eco Pharma được thành lập đầu năm 2008 và là pháp nhân lõi trong hệ sinh thái của ông Ngô Chí Dũng.

Trên website công ty [ecopharma.com.vn], Eco Pharma giới thiệu hoạt động trong 3 lĩnh vực: Nhà nhập khẩu chuyên nghiệp; Mạng lưới phân phối rộng khắp; và hệ thống bán lẻ đạt chuẩn. Trong khi website thương mại điện tử ecogreen.com.vn cũng của doanh nghiệp này thì giới thiệu: “Công ty Dược phẩm ECO là đơn vị chuyên phân phối độc quyền các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc xuất xứ tại Mỹ, hiện đang là công ty dược phẩm hàng đầu của Việt Nam với sứ mệnh mang đến những sản phẩm chất lượng nhất, an toàn nhất dành cho người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng có thể chăm sóc sức khỏe của mình một cách tốt nhất".

Bên cạnh VNVC hay Eco Pharma, trong lĩnh vực bệnh viện, gia đình ông Ngô Chí Dũng cũng sở hữu Bệnh viên Đa khoa Tâm Anh tại 108 Hoàng Như Tiếp, P. Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội, thông qua nắm giữ cổ phần chi phối trong CTCP Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Bệnh viện này có quy mô hơn 10.000 m2 đi vào hoạt động tháng 9/2016, dù doanh nghiệp dự án được thành lập từ trước đó khá lâu - năm 2007. Cập nhật vào ngày 1/12/2016, Công ty Tâm Anh có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, trong đó ông Ngô Chí Dũng trực tiếp nắm 50%, 30% khác thuộc về CTCP Đầu tư Tài chính Thành Phát - một pháp nhân có cùng địa chỉ với ông Dũng tại phố Đào Tấn, P. Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội.

Mảnh ghép cho bức tranh ngành dược của doanh nhân Ngô Chí Dũng còn có CTCP Eplus Research và CTCP Dinh dưỡng NutriHome. Trong đó NutriHome ra đời vào cuối tháng 7/2019 với ngành nghề kinh doanh chính là “Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa - mã ngành 8620". Ban đầu, vốn điều lệ của NutriHome là 10 tỷ đồng, trong đó ông Dũng chiếm chi phối 60%, vợ ông là bà Hà Thu Nga cùng một người thân là bà Nguyễn Thị Tập chia nhau nắm giữ 40% còn lại. Đến tháng 8/2020 vốn điều lệ công ty này tăng lên mức 60 tỷ đồng.

 

VNVC làm ăn ra sao?

Trở lại với VNVC, sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, VNVC hiện đã sở hữu hệ thống tiêm chủng hiện đại, có quy mô lớn nhất tại Việt Nam với gần 50 trung tâm trên khắp cả nước, 2.000 bác sĩ, gần 3.000 điều dưỡng viên. Điều này cũng phần nào lý giải cho sự tăng trưởng mạnh cả về doanh thu, lợi nhuận của VNVC.

Theo đó, liên tiếp trong 2 năm 2017-2018, VNVC liên tục báo lỗ thuần, riêng năm 2018 lỗ thuần 39 tỷ đồng. Tuy nhiên, sang năm 2019, VNVC gây ấn tượng mạnh với doanh thu đạt 2.333 tỷ đồng, tăng gấp 5,2 lần so với năm 2018. Trừ đi các chi phí, lợi nhuận thuần VNVC còn 79,5 tỷ. 

Mặt khác, hiệu quả kinh doanh của VNVC trong năm 2019 cũng rất lớn khi chỉ số ROE đạt đến 108,55%. Nghĩa là với 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra, VNVC thu về gần 1,09 đồng lợi nhuận thuần.

 

Là pháp nhân lõi của cả hệ sinh thái, Eco Pharma cũng đem đến doanh thu không hề kém cạnh cho doanh nhân Ngô Chí Dũng.

Giai đoạn 2017 – 2019, Eco Pharma liên tục ghi nhận doanh thu ở mức nghìn tỷ, cao gấp nhiều lần so với quy mô vốn chủ sở hữu. Năm 2019, công ty này ghi nhận doanh thu đạt 1.681 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2018. Tuy nhiên, công ty này chỉ báo lãi 12,4 tỷ đồng trong năm 2019 – tương ứng với biên lợi nhuận khiêm tốn 0,73%.

Về phần mình, trong giai đoạn 2017 – 2019, doanh thu thuần của CTCP Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cũng liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số. Năm 2019, công ty này ghi nhận doanh thu đạt 660,6 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2018, song chỉ báo lãi 1,1 tỷ đồng, giảm tới 97,3% so với năm trước.

Video liên quan

Chủ Đề