Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích Cung oán ngâm khúc

SoanBai123 » Văn Mẫu » Văn mẫu lớp 10 » Phân tích Nỗi sầu oán của người cung nữ trích Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều

Đề bài:

Anh chị hãy phân tích Nỗi sầu oán của người cung nữ trích Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều.

Bài làm:
Tục tuyển cung nữ là thực trạng tội ác của vua chúa phong kiến kéo dài hàng nghìn năm. Ngày xưa, các bậc vua chúa tự đặt ra quyền được có: Ba trăm mĩ nữ, sáu mươi cung tần phục vụ. Hàng trăm thiếu nữ trẻ đẹp được tuyển vào cung. Người trúng tuyển phải ở “tiêu phòng” cho đến già, đoạn tuyệt với gia đình, làng xóm, không được liên lạc với mọi sinh hoạt của xã hội bên ngoài.

Số phận bất hạnh của những người cung nữ đã làm động lòng nhiều nhà văn, nhà thơ nhất là dưới thời vua Lê, chúa Trịnh. Có một số tác phẩm viết về họ nhưng không tác phẩm nào có được tiếng nói tố cáo sâu sắc như Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều.

Cung oán ngâm là khúc ca ai oán, uất hận của người cung nữ tài sắc lúc đầu được vua yêu chuộng, nhưng chẳng bao lâu đã bị bỏ rơi giữa tuổi thanh xuân. Nỗi hờn tủi cứ theo ngày tháng mà dâng lên tràn ngập tâm hồn, giày vò, day dứt nàng khôn nguôi, ở trong cung cấm, nàng xót thương cho thân phận mình và oán trách nhà vua phụ bạc. Qua khúc ngâm, tác giả phản ánh tâm trạng đau khổ của người cung nữ phải sống trong cảnh đợi chờ đến tuyệt vọng; đồng thời thể hiện quan niệm của mình trước cuộc đời bạc bẽo, phù du.

Đoạn trích gồm 36 câu [từ câu 209 đến câu 244], diễn tả tâm trạng đau khổ của người cung nữ bị thất sủng. Nàng sống cô đơn giữa bốn bức tường lạnh giá, xót xa cho tuổi xuân trôi qua hoài phí và uất ức than thở về những bất công dành cho thân phận mình.
Có thể chia đoạn trích làm hai đoạn nhỏ:

Đoạn 1. Bốn khổ thơ đầu: cảnh cung cấm xa hoa tráng lệ và cuộc sống lẻ loi, buồn tủi của người cung nữ bị thất sủng.

Đoạn 2. Năm khổ thơ tiếp theo : Cảnh sống đày đọa kéo dài với nỗi thất vọng nặng nề mà cung nữ phải gánh chịu.

Mở đầu đoạn trích, hình ảnh cô đơn của người cung nữ hiện lên rất rõ nét: Trong cung quế âm thầm chiếc bóng Đêm năm canh trông ngóng lần lần.
Sự đối lập giữa khung cảnh xa hoa, tráng lệ với cuộc sống tối tăm u uất nơi cung cấm làm nổi bật bóng dáng nhỏ bé đến tội nghiệp. Nhà thơ đã chọn thời gian ban đêm để nhân vật trữ tình dễ dàng bộc lộ tâm sự của mình. Bị nhà vua bỏ rơi trong tòa nhà lộng lẫy, mênh mông, người cung nữ suốt năm canh đứng tủi ngồi sầu, khắc khoải trông ngóng lần lần và chờ mong vô vọng.

Trong tình cảnh ấy, nàng ý thức rất rõ về thân phận mình và nhận biết rất rõ kẻ đã gây ra tai họa khủng khiếp cho đời mình. Nàng là người đã bị giết chết không phải bằng gươm sắc mà bằng cách Kéo dài cuộc sống buồn bã không lối thoát trong cảnh chăn gối lẻ loi, lạnh lẽo.

Qua lời thở than oán trách của người cung nữ, hình ảnh nhà vua hiện lên đúng với bộ mặt của kẻ bạc tình:

Khoảnh làm chi bấy chúa xuân!
Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.

Khoảnh có nghĩa là chơi khăm, chơi ác. Nỗi cô đơn giày vò, giằng xé tâm hồn người cung nữ, khiến nàng phải cất lên lời oán trách gay gắt. Nàng nhớ lại những ngày được vua sủng ái, còn giờ đây, nàng như bị nhấn chìm trong sự hờ hững, lãng quên.

Ở những khổ thơ tiếp theo, tác giả miêu tả khung cảnh xa hoa tráng lệ nơi cung cấm, đối lập với nỗi cô đơn lẻ loi của người cung nữ:

Lầu đãi nguyệt / đứng ngồi dạ vũ, Gác thừa lương / thức ngủ thu phong. Phòng tiêu / lạnh ngắt như đông,

Gương loan / bẻ nửa, dải đồng / xé đôi.

Nơi nàng sống thật đẹp đẽ và đầy đủ tiện nghi, nhưng tất cả đều trở nên vô nghĩa, trớ trêu, chí gợi thêm nỗi sầu, nỗi thảm trong lòng nàng mà thôi.
Tiếp theo là những câu thơ miêu tả nỗi thất vọng nặng nề của người cung nữ, là lời thở than và đúng hơn là tiếng kêu đứt ruột. Dù buồn bã hay oán trách, không một cảm xúc nào của nàng ở mức độ trung bình, vừa phải mà tất cả đều gay gắt, mãnh liệt:

Chiều ủ dột giấc mai khuya sớm, Vẻ bàng khuâng hồn bướm vẩn vơ. Thâm khuê vắng ngắt như tờ, Cửa châu gió lọt, rèm ngà sương gieo. Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ, Dấu dương xa đám cỏ quanh co. Lầu Tần, chiều nhạt vẻ thu,

Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông.

Năm khổ thơ tiếp theo miêu tả cuộc đày ải kéo dài với những thất vọng nặng nề trong cảnh ngày ngóng đêm trông, đau đáu chờ đợi nhà vua của người cung nữ. Nỗi sầu có lúc lên đến đỉnh điểm, biến thành tâm trạng u uất, bức bối tưởng như nghẹt thở:

Lạnh lùng thay giấc cô miên,
Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u.

Giấc ngủ cô đơn lạnh lùng đáng thương biết mấy! Nén hương đốt lên để cho không khí trong tiêu phòng ấm áp, thơm tho nhưng chỉ đem lại cho người cung nữ cảm giác vắng lặng, tịch mịch đáng sợ. Bóng đèn thắp lên cốt để ánh sáng xua đỡ bóng đêm nhưng chí gây cho nàng cảm giác âm u, tăm tối. Cảm giác tịch mịch, thâm u không phải được tạo ra bởi mùi hương hay bóng đèn, mà chính là từ nỗi buồn chán, tuyệt vọng của người cung nữ.

Đêm nào nàng cũng chỉ sống với cái bóng của mình:

Tranh biếng ngắm trong đồ tố nữ, Mặt buồn trông trên cửa nghiêm lâu. Một mình đứng tủi ngồi sầu,

Đã than với nguyệt lại rầu với hoa!

Đoạn thơ cứ nhắc đi nhắc lại cái hình dáng cô độc, buồn tủi đáng thương của người cung nữ. Nỗi đau đớn, khắc khoải khiến nàng mệt mỏi, rã rời cả thân xác lẫn tâm hồn.

Trong nôi buồn dai dẳng ấy chứa đựng sự quằn quại, tức tối:

Buồn mọi nỗi lòng đã khắc khoải, Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ. Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng.

Lời oán trách không nhẹ nhàng như của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm:

Trên trướng gấm thấu hay chăng nhẽ? mà đay nghiến, uất ức, hằn học: Giết nhau chẳng cái Lưu cầu,

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!

Cay đắng trước sự thật phũ phàng, người cung nữ đã phải buông lời chì chiết: Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!Câu thơ vừa như một tiếng nghiến răng căm giận, vừa là lời tố cáo đanh thép sự tàn ác của chế độ đa thê, chế độ cung tần mĩ nữ tàn bạo thời phong kiến bởi nó đã cướp đi quyền sống tự do, cướp đi hạnh phúc của bao nhiêu cô gái trẻ đẹp. Chúng không giết những người cung nữ bằng dao, bằng kiếm mà bằng cách để cho nỗi cô đơn hủy hoại tâm hồn và cuộc sống của họ. Người xưa dùng câu giết người không dao để chí những hành động giết người tinh vi nhất, tàn bạo nhất.

Chính những thú ăn chơi trác táng cùng thói vô tình đến tàn nhẫn của vua chúa phong kiến đã đẩy hàng ngàn người cung nữ tội nghiệp vào bi kịch “dở sống, dở chết” đó.

Người phụ nữ trong xã hội xưa thường ít khi trực tiếp thể hiện tâm sự, nhưng nỗi đau xót và sự tủi hờn cao độ đã khiến người cung nữ phải thốt ra tâm sự sâu kín nhất, kể cả ý muốn bứt phá để thoát khỏi cảnh sống giam hãm, đọa đày. Đang tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống mà phải chờ đợi mỏi mòn trong tuyệt vọng nên người cung nữ uất ức cất lời than thở, oán trách. Từ lòng xót thương thực sự, tác giả đã đồng cảm và sẻ chia tâm sự đau đớn ấy. Sức sống dồi dào, khát khao hạnh phúc càng mãnh liệt bao nhiêu thì nỗi giận hờn và uất hận càng ngút cao bấy nhiêu trong lòng người cung nữ:

Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ! Xe thế này có dở dang không? Dang tay muốn đứt tơ hồng,

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!

Chất trữ tình trong đoạn trích được tạo nên từ hai cảm xúc trái ngược nhau. Một là cảm xúc buồn chán nặng nề do bị sống lâu ngày trong cảnh tù túng, nghạt thở; hai là cảm xúc khao khát hạnh phúc đời thường không nguôi thôi thúc, ám ảnh. Nỗi chán nản đến mức tuyệt vọng và nỗi khao khát cháy bỏng cộng hưởng tạo thành những làn sóng trữ tình dào dạt.

Người cung nữ dường như đang cố vẫy vùng để thoát khỏi nỗi cô đơn, nhưng nàng càng cố gắng thì càng tuyệt vọng. Sợi dây oan nghiệt đã thắt chặt lấy thân phận của người cung nữ như một thứ định mệnh khó bề thoát nổi.

Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí sắc sảo, điêu luyện kết hợp với cách lựa chọn từ ngữ giàu khả năng gợi tả, gợi cảm, tác giả đã thể hiện thành công tâm trạng phức tạp của người cung nữ. Sự đồng cảm chân thành của nhà thơ đã tạo nên giọng điệu réo rắt, sầu khổ oán hờn của đoạn trích nói riêng và cả tác phẩm Cung oán ngâm nói chung.

Nỗi sầu oán của người cung nữ đã cất lên tiếng nói tố cáo chế độ đa thê, chế độ cung tần mĩ nữ tàn bạo của các vua chúa thời phong kiến. Đồng thời, đoạn trích cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của tác giả, người đã thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với số phận oan nghiệt của những cô gái đầy khát vọng sống nhưng không may bị biến thành trò mua vui cho vua chúa và bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ bị vứt bỏ, bị lãng quên trong cung cấm thâm u. Đoạn trích là tiếng nói tha thiết đòi quyền sống, đòi quyền được hạnh phủc của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ngày xưa.

Hướng dẫn những bài văn phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” dưới đây mà Tophaynhat.com sẽ mang đến cho các em có rất nhiều kiến thức bổ ích cho bài văn. Hãy cùng tham khảo để có thể có được những bài văn hay, hấp dẫn nhất cho riêng mình.

Phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” sẽ là một trong những đề bài hay và lý thú cho các em học sinh. Thế nhưng không phải học sinh nào cũng có thể có được nhiều kiến thức để phân tích bài văn này thật sâu sắc và đúng. Dưới đây sẽ mang đến cho các em biết cách viết một bài viết phân tích bổ ích.

Phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” – Bài làm 1

Tập tuyển cung nữ là thực trạng tội ác của vua chúa phong kiến kéo dài hàng nghìn năm. Ngày xưa, các bậc vua chúa tự đặt ra cho minh quyền được có: Ba trăm mĩ nữ, sáu mươi cung tần. Hàng trăm thiếu nữ trẻ đẹp được tuyển vào cung. Người trúng tuyển phải ở “tiêu phòng” cho đến già, đoạn tuyệt với gia đình, làng xóm, không được liên lạc với mọi sinh hoạt của xã hội bôn ngoài, số phận bất hạnh của những người cung nữ đã làm động lòng nhiều nhà văn, nhà thơ nhất là dưới thời vua Lê, chúa Trịnh. Có một số tác phẩm viết về họ nhưng không tác phẩm nào có được tiếng nói tố cáo sâu sắc như Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiểu.

Cung oán ngâm là khúc ca ai oán, uất hận của người cung nữ tài sắc lúc đầu được vua yêu chuộng, nhưng chẳng bao lâu đã bị bỏ rơi giữa tuổi thanh xuân. Nỗi hờn tủi cứ theo ngày tháng mà dâng lên tràn ngập tâm hồn, giày vò, day dứt nàng khôn nguôi, ở trong cung cấm, nàng xót thương cho thân phận minh và oán trách nhà vua phụ bạc. Qua khúc ngâm, tác giả phản ánh tâm trạng đau khổ của người cung nữ phải sống trong cảnh đợi chờ đến tuyệt vọng; đồng thời thể hiện quan niệm của mình trước cuộc đời bạc bẽo. phù du.

Đoạn trích gồm 36 câu [từ câu 209 đến câu 244], diễn tả tâm trạng đau khổ của người cung nữ bị thất sủng. Nàng sống cô đơn giữa bốn bức tưởng lạnh giá, xót xa cho tuổi xuân trôi qua hoài phí và uất ức than thở về những bất công dành cho thân phận minh.

Có thể chia đoạn trích làm hai đoạn nhỏ:

Đoạn 1: Bón khổ thơ đẩu: cảnh cung cấm xa hoa tráng lệ và cuộc sống lẻ loi, buồn tủi của người cung nữ bị thất sủng.

Đoạn 2: Năm khổ thơ tiếp theo: Cảnh sống đày đọa kéo dài với nỗi thất vọng nặng nề mà người cung nữ phải gánh chịu.

Mở đầu đoạn trích, hình ảnh cô đơn của người cung nữ hiện lên rất rõ nót: Trong cung quế ảm thầm chiếc bóng Đêm năm canh trồng ngóng lần lần. Sự đối lập giữa khung cảnh xa hoa, tráng lệ với cuộc sống tối tăm u uất nơi cung cấm làm nổi bật bóng dáng nhỏ bé đến tội nghiệp. Nhà thơ đã chọn thời gian ban đêm để nhân vật trữ tinh dễ dàng bộc lộ tâm sự của mình. Bị nhà vua bỏ rơi trong toà nhà lộng lẫy, mênh mông, người cung nữ suốt năm canh đứng tủi ngồi sầu, khắc khoải trông ngóng lần lần và chờ mong vô vọng.

Trong tình cảnh ấy, nàng ý thức sâu sắc về thân phận éo le và nhận biết rất rõ kẻ đã gây ra nỗi bất hạnh cho đời minh. Nàng bị giết chết không phải bằng gươm sắc mà bằng cuộc sống giam hãm, tù túng và tuyệt vọng trong cảnh chăn gối lẻ loi, lạnh lẽo. Qua lời thở than oán trách của người cung nữ, hình ảnh nhà vua hiện lên đúng là một kẻ bạc tình:

Khoảnh làm chi bấy chúa xuân

Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi

Khoảnh có nghĩa là chơi khăm, chơi ác. Nỗi cô đơn giày vỏ, giằng xé tâm hổn người cung khiến nàng phải cất lên lời oán trách gay gắt. Nàng nhở lại những ngày đầu được vua sủng ái; còn giờ đây, nàng như bị nhấn chim trong sự hờ hững, lãng quên. Ở những khổ thơ tiếp theo, tác giả miêu tả khung cảnh xa hoa tráng lệ nơi cung cấm, đối lập với nỗi cô đơn đáng sợ của người cung nữ:

Lầu đãi nguyệt / đứng ngồi dạ vũ

Gác tựa lương / thức ngủ thu phong.

Phòng tiêu / lạnh ngắt như đồng

Gương loan / bẻ nửa, dải đổng / xẻ đôi.

Nơi nàng sống thật đẹp đẽ và đáy đủ tiện nghi, nhưng tất cả đều trở nên vô nghĩa, trớ trêu, chỉ gợi thêm nỗi sầu, nỗi thảm trong lòng nàng mà thôi.

Tiếp theo những câu thơ miêu tả nỗi thất vọng nặng nề của người cung nữ là lời thở than, là tiếng kêu đứt ruột. Dù buồn bã hay oán trách, không một cảm xúc nào của nàng ở mức độ bình thường mà tất cả đều gay gắt, mãnh liệt:

Chiều ủ dột giấc mai khuya sớm,

Vẻ bâng khuâng hổn bướm vẩn vơ

Thâm khuê vắng ngắt nhu tờ

Của châu gió lọt, rèm ngà sương gieo.

Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ

Dấu dương xa đám cỏ quanh co

Lầu Tẩn, chiều nhạt vẻ thu

Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông.

Năm khổ thơ tiếp theo miêu tả cuộc đày ải kéo dài với những thất vọng nặng nề trong cảnh ngày ngóng đêm trông, đau đáu chờ đợi nhà vua của người cung nữ. Nỗi sầu có lúc lên đến điểm đỉnh, biến thành tâm trạng u uất, bức bối tưởng như nghẹt thở:

Lạnh lùng thay giấc cô miên,

Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u.

Giấc ngủ cô đơn lạnh lùng đáng thương biết mấy! Nón hương đốt lên để cho không khí trong tiêu phòng ấm áp, thơm tho nhưng chỉ đem lại cho người cung nữ cảm giác vắng lặng, tịch mịch. Bóng đèn thắp lên cót để ánh sáng xua bớt bóng đêm nhưng chỉ gây cho nàng cảm giác thâm u, tăm tối. Cảm giác tịch mịch, thâm u không phải dược tạo ra bởi mùi hương hay bóng đồn mà chính là từ nỗi buồn chán, tuyệt vọng của người cung nữ. Đêm nào nàng cũng chỉ sổng với cái bóng của minh:

Tranh biếng ngắm trong đó tố nữ

Mặt buồn trông trên cửa nghiễm lâu.

Một mình đứng tủi ngồi sầu

Đã than với nguyệt lại rầu với hoa!

Đoạn thơ cứ nhắc đi nhắc lại cái bóng dáng cô độc, lủi thủi đáng thương của người cung nữ. Nỗi đau đớn, khắc khoải khiến nàng mệt mỏi, rã rời cả thể xác lẫn tâm hổn. Trong nỗi buồn dai dẳng ấy chứa đựng sự hờn trách, tức tói và uất hận:

Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải,

Ngán trâm chiểu, bước lại ngẩn ngơ.

Hoa này bướm nỡ thờ 0,

Để gầy bông thắm, đổ xơ nhụy vàng.

Lời oán trách không nhẹ nhàng như của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm: Trên trướng gấm thấu hay chẳng nhẽ mà đay nghiến và hằn học:

Giết nhau chẳng cái lưu cầu,

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!

Cay đắng trước sự thật phũ phàng, người cung nữ đã phải buông lời chỉ chiết: Giết nhau bàng cái u sầu, độc chưa. Câu thơ vừa như một tiếng nghiến răng căm giận, vừa là lời tố cáo đanh thép sự tàn ác của chế độ da thê, chế độ cung tần mĩ nữ tàn bạo thời phong kiến bởi nó đã cướp đi quyền sống tự do, cướp đi hạnh phúc của bao nhiêu cô gái trẻ dẹp. Chúng không giết những người cung nữ bằng dao, bằng kiếm mà bằng cách để cho nỗi cô đơn huỷ hoại tâm hồn và cuộc sống của họ. Người xưa dùng thành ngữ Ễ’ giết người không dao [lể chỉ những hành động giết người tinh vi nhất, tàn bạo nhất. Chính những thú ăn chơi trác táng cùng thói vô tinh đến tàn nhẫn của vua chúa phong kiến đã đẩy hàng ngàn người cung nữ tội nghiệp vào bi kịch “dở sống, dở chết” đó. Người phụ nữ trong xã hội xưa thường ít khi trực tiếp thể hiện lòng minh, nhưng nỗi đau xót và sự tủi hờn cao độ đã khiến người cung nữ phải thốt ra tâm sự sâu kín nhất, kể cả ý muốn bứt phá để thoát khỏi cảnh sống giam hãm: đọa đày. Đang tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống mà phải chờ đợi mỏi mòn trong tuyệt vọng nên người cung nữ uất ức cất lời than thở, oán trách. Từ lòng xót thương thực sự, tác giả đã đổng cảm và sẻ chia tâm sự đau đớn ấy. Sức sống dồi dào, khát khao hạnh phúc càng mãnh liệt bao nhiêu thì nỗi giận hờn và uất hận càng ngút cao bấy nhiêu trong lòng người cung nữ:

Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ!

Xe thế này có dở dang không?

Dang tay muốn dứt tơ hổng,

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!

Chất trữ tinh trong đoạn trích được tạo nên từ hai cảm xúc trái ngược nhau. Một là cảm xúc buồn chán nặng nể do bị giam hãm lâu ngày trong cảnh tù túng ; hai là cảm xúc khao khát hạnh phúc đời thường không nguôi thôi thúc, ám ảnh. Nỗi chán nản đến mức tuyệt vọng và nỗi khao khát cháy bỏng cộng hưởng tạo thành những làn sóng trữ tinh dào dạt. Người cung nữ dường như đang cố vẫy vùng dể thoát khỏi nỗi cô đơn, nhưng nàng càng cô’ gắng thì càng tuyệt vọng. Sợi dây oan nghiệt dã thắt chặt lấy thân phận của người cung nữ như một thứ định mệnh khó bể thoát khỏi.

Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí sắc sảo, điêu luyện kết hợp với cách lựa chọn từ ngữ giàu khả năng gợi tả, gợi cảm, tác giả đã thể hiện thành công tâm trạng phức tạp của người cung nữ. Sự đồng cảm chân thành của nhà thơ đã tạo nên giọng điệu réo rắt, sầu khổ oán hờn của đoạn trích nói riêng và cả tác phẩm Cung oán ngâm nói chung. Nỗi sầu oán của người cung nữ đã cất lên tiếng nói tố cáo chế độ đa thê, chế độ cung tần mĩ nữ tàn bạo của các vua chúa thời phong kiến. Đổng thời, đoạn trích cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của tác giả, người đã thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với số phận oan nghiệt của những cô gái đầy khát vọng sống nhưng không may bị biến thành trò mua vui cho vua chúa và bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ bị vứt bỏ, bị lãng quên trong cung cấm thâm u. Đoạn trích là tiếng nói tha thiết đòi quyển sống, đòi quyển được hạnh phúc của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ngày xưa.

Phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” – Bài làm 2

Những người con gái trong thời phong kiến luôn chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, khi họ sinh ra trong một xã hội trọng nam khinh nữ. Một chế độ đa thê, vua chúa, những người con gái chỉ là vật mua vui cho người con trai mà thôi.

Chính vì vậy tác giả Nguyễn Gia Thiều đã viết lên bài thơ Cung oán ngâm, để thể hiện sự ai oán của những người con gái trẻ đẹp được vua sủng hạnh một thời gian rồi bị bỏ rơi không thương tiếc. Cuộc sống lạnh lẽo trong cung cấm, cô đơn lẻ loi khi sống đời cá chậu chim lồng không lối thoát.

Đoạn trích “Nỗi sâu oán của người cung nữ” chính là đoạn thơ hay nhất của Cung oán ngâm. Nó đã lột tả được tâm trạng của người con gái khi tuổi xuân phơi phới nhưng lại phải chịu cảnh cô liêu, lẻ bóng trong lầu son gác tía.

Những câu thơ thể hiện sự da diết, ai oán của người con gái khi có một thời được nhà vua nâng niu, yêu mến nhưng những ngày vui thật ngắn ngủi, giờ đây cô bị bỏ rơi không thương tiếc, như bông hoa bị ong bướm hút hết mùi hương, giờ chẳng có gì để chúng lưu luyến. Những con ong bướm đó đang vui vẻ bên bông hoa mới, khiến cô gái cảm thấy cay đắng bẽ bàng cho kiếp hồng nhan của mình.

Ngày sáu khắc, tin mong nhạn vắng,

Đêm năm canh, tiếng lắng chuông rền.

Lạnh lùng thay giấc cô miên,

Mùi hương tĩnh mịch, bóng đèn thâm u

Những câu thơ thể hiện sự cô liêu, của người con gái trong không gian của bốn bức tường lầu son, thời gian như dài đằng đẵng. Người cung nữ đã đếm từng nhịp của tiếng chuông thời gian trôi đi chậm chạp, mỗi giờ mỗi khắc như dài hơn khi người con gái đang mong tin nhạn. Tin vui từ nhà vua, sự mong chờ nhà vua tới thăm mình, nhớ tới mình dù chỉ một chốc lát thôi, khiến người con gái cảm thấy ngày tháng thật như dài hơn.

Người cung nữ ăn không ngon, ngủ cũng không yên giấc, giấc ngủ như chập chờn, bởi sự hoang hoải trong tâm hồn người cung nữ bị thất sủng. Giật mình trong tiếng chuông đêm làm cho cô cảm thấy nỗi buồn trong lòng mình càng thê lương hơn bao giờ hết.

Tranh biếng ngắm trong đồ tố nữ,

Mặt buồn trông trên cửa nghiêm lâu.

Một mình đứng tủi, ngồi sầu

Đã than với nguyệt, lại rầu với hoa

Trong những câu thơ này thể hiện sự khắc khoải trong chờ bóng người xưa trong nỗi buồn tới mức tuyệt vọng. Tâm trạng của người cung nữ như ngổn ngang trăm mối, cảm thấy nỗi sầu trong lòng mình càng lúc càng nhiều hơn bởi sự chờ mong không mang lại kết quả như mong muốn, mà càng lúc càng tuyệt vọng hơn.

Sự buồn phiền trong lòng làm cho cô gái tủi phận, đứng cũng buồn, ngồi cũng buồn, nhìn phong cảnh xung quanh những bông hoa như héo tàn, theo thời gian, cảnh vật yên ắng tĩnh lặng khiến cho người cung nữ càng thêm hiu hắt.

Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải,

Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ

Người cũng nữ cảm thấy xót xa thương cho thân phận của mình, khi xưa cô xinh đẹp biết bao người ước ao, ngưỡng mộ. Bản thân cô đã từng được nhà vua yêu mến sủng ái, nhưng nay thì sao khi nhan sắc tàn phai, người xưa quên lời hẹn ước, quên những phút ái ân mặn nồng để cô một mình vò võ ngày nhớ đêm mong quanh bốn bức tường.

Xem thêm:  Top 10 bài văn thuyết minh về Nguyễn Du và “Truyện Kiều” mới nhất

Nàng thương cho mình. Nhan sắc phai tàn. Tuổi xuân phai nhạt. Nàng cảm thấy bất hạnh và vô duyên:

Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm, để xơ nhị vàng

Trong câu thơ này, thể hiện sự ai oán, bẽ bàng của người cung nữ. Cô gái ví mình như một bông hoa đã hết hương sắc, còn người con trai cô yêu nhà vua như một con ong chỉ chuyên đi hút mật những bông hoa đẹp.

Sau khi đã thỏa mãn rồi thì con ong đó lại đi tìm bông hoa khác để tiếp tục công việc hút mật của mình, bỏ lại bông hoa kia với sự bẽ bàng, ai oán…

Câu thơ như những lời trách than, ai oán của người con gái với thói vô tâm phụ tình của người con trai. của nhà vua khi đã thỏa mãn lòng tham của mình, thì bỏ rơi không thương tiếc.

Những câu thơ vô cùng thấm thía, thể hiện nỗi buồn rung động lòng người, thể hiện sự nhân văn cao cả của tác giả Nguyễn Gia Thiều khi nhìn thấy cảnh lẻ loi, cô đơn của người cung nữ một thời nổi tiếng.

Đêm năm canh lần nương vách quế,

Cái buồn này ơi để giết nhau.

Giết nhau chẳng cái lưu cầu,

Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa!

Trong bốn bức vách kia chỉ có nỗi buồn bủa vây lấy người cung nữ. Một nỗi buồn thê lương, không lời nào tả hết. Nàng mong sao có thể chết đi cho nhẹ lòng còn hơn là bị giết chết dần chết mòn bởi nỗi sầu, nỗi cô đơn yên lặng của không gian tĩnh lặng này.

Người con gái oán trách người xưa đã giết cô trong nỗi buồn, trong sự u sầu, chờ đợi đằng đẵng. Cái chết này còn đau đớn hơn nghìn lần khi bị ban rượu độc, hay một dải lụa trắng để tự kết liễu. Sự cô đơn, u sầu, này có thể làm con người ta chết chết đau đớn, dần mòn, tàn úa..theo thời gian.

“Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ,

Xe thế này có dở dang không ?

Đang tay muốn rứt tơ hồng,

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra ! ”

Người cung nữ trách ông tơ, bà nguyệt đã xe duyên nhầm cho cuộc đời nàng để giờ đây cuộc sống của nàng bị dở dang, muốn rứt đứt sợi tơ hồng được xe duyên, muốn đạp bốn bức tường vô cảm kia để thoát ra ngoài sống kiếp tự do nhưng không được nữa.

Nàng như con chim bị giam trong lồng son gác tía, dù được sống đầy đủ lá ngọc cành vàng ăn uống đủ món nhưng mãi mãi cô đơn, lẻ loi một bóng sẽ chết dần vì u ám buồn chán.

Bài thơ lên án tục tuyển cung nữ được diễn ra hàng năm để mang vào cung vua, giúp nhà vua tiêu khiển, mua vui. Tục lệ này đã làm cho nhiều cô gái đánh mất tự do tuổi thanh xuân của mình trong cung cấm. Sống đời cô đơn lẻ bóng, chết dần chết mòn trong lãnh cũng lạnh lẽo.

Phần lớn những cung nữ này đều phải chôn vùi tuổi trẻ nhan sắc của mình một cách uổng phí, chờ khi già yếu, sắp chết thì được triều đình cho về quê hương an nghỉ tuổi già và chết. Nhưng họ đều sống cô quả, không có được phép lập gia đình hay kết hôn có cuộc sống hạnh phúc như người bình thường, đó chính là sự thiệt thòi của người cung nữ thời xưa.

Bài thơ thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả Nguyễn Gia Thiều với những số phận những người con gái trẻ đẹp thời xưa bị ép vào cung làm cung nữ rồi chết dần chết mòn trong đó.

Bài thơ thể hiện bút pháp nghệ thuật tinh tế đặc sắc của tác giả. Với thể thơ song thất lục bát tác giả đã phác họa bức tranh lạnh lẽo của người con gái khi bị thất sủng, chôn vùi tuổi xuân trong lồng son gác tía .

Nỗi sầu oán của người cung nữ

Phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” – Bài làm 3

Thời phong kiến có tục tuyển cung nữ cho vua chúa trong cung. Tục lệ này được kéo dài hàng trăm năm trong chế độ phong kiến của nước ta thật sự là một tội ác với người phụ nữ trong xã hội cũ, bởi số phận của họ khi sinh ra chỉ là một người mua vui cho những vua chúa.

Nếu may mắn được vua để ý sủng hạnh thì được người khác hầu hạ nếu không thì họ sẽ phải chịu cảnh ghẻ lạnh sống trong cung vua cho tới khi già thì đưa về quê để chờ chết.

Số phận bất hạnh của những người con gái đó đã làm động lòng nhiều tác giả có cái nhìn nhân văn, nhân đạo với những số phận con người bị cuộc đời ghẻ lạnh như tác giả Nguyễn Gia Thiều.

Tác phẩm “Cung oán ngâm” của tác giả Nguyễn Gia Thiều chính là để tố cáo tội ác của những vua chúa thời Lê, Trịnh, một xã hội tàn nhẫn chà đạp lên số phận của những người phụ nữ khốn khổ, để họ phải chôn vùi tuổi xuân của mình trong bốn bức tường cung cấm lạnh lẽo, hết ngày này tới ngày khác.

Trong đó trích đoạn “Nỗi sau oán của người cung nữ” chính là đoạn trích nói lên sự ai oán, nghẹn ngào uất hận của người cung nữ tài sắc nhưng chẳng được hưởng hạnh phúc bao lâu đã bị cuộc đời, bị nhà vua bỏ rơi giữa cung vua lạnh lẽo trong khi tuổi xuân vẫn đang phơi phới. Tâm trạng buồn chán, xót xa cho số phận của mình và oán than cho cuộc đời nhiều phụ bạc, nhiều cay đắng được tác giả thể hiện qua những câu thơ nhiều cay đắng.

Qua tác phẩm tác giả phản ánh tâm buồn tủi, người con gái sống trong những ngày tháng chờ đợi mòn mỏi, càng chờ càng cảm thấy tuyệt vọng bế tắc trong cuộc sống. Nàng sống cô đơn, u ám quanh bốn bức tường lạnh tựa băng tuyết, tuyệt vọng cho số phận mình hẩm hiu, tuyệt vọng cho thói đời bạc bẽo.

Khoảnh làm chi bấy chúa xuân!

Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.

“Khoảnh” có nghĩa chỉ sự chơi ác, thể hiện sự trớ trêu của số phận khi nỗi cô đơn dày vò người thiếu nữ. Người con gái nhớ lại những ngày tháng còn được nhà vua sủng hạnh, còn giờ đây nàng như bông hoa đã bị hút hết hương thơm bị bỏ lại một mình cho thân tàn, nhụy héo. Nơi nàng sống là một lầu son có nhiều tiện nghi nhưng lại thiếu hơi người, tất cả đều nhìn quanh một mình nàng khiến cho nỗi sầu trong lòng nàng càng thêm xót xa, ai oán.

Trong những câu thơ tiếp theo tác giả Nguyễn Gia Thiều đã nói lên sự thất vọng, bất lực của người con gái, những lời than thở một mình như đứt từng khúc ruột, nỗi buồn bủa vây không gian hiu quanh thể hiện sự tàn úa trong tâm trạng người con gái bị vua thất sủng.

“Chiều ủ dột giấc mai khuya sớm,

Vẻ bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ.

Thâm khuê vắng ngắt như tờ,

Cửa châu gió lọt, rèm ngà sương gieo.

Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ,

Dấu dương xa đám cỏ quanh co.

Lầu Tần, chiều nhạt vẻ thu,

Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông.

” Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” trong tâm trạng chán chường cực độ người con gái nhìn đâu cũng thấy hình bóng mình cô liêu một mình nên tâm trạng càng thêm u uất, mệt mỏi. Cô gái nhìn xung quanh quạnh quẽ gối chăn đóng băng giá lạnh thiếu hơi ấm của người đàn ông đầu ấp má kề.

Nàng cảm thấy sự bạc bẽo của con người thật đáng khinh bỉ, mới hôm qua còn thề non hẹn biển còn đầu ấp má kề, nhưng hôm nay người ta đã vui vẻ với người mới bỏ lại nàng một mình cô đơn một bóng, vò võ sống kiếp lạnh lùng hết ngày này qua tháng khác. Cuộc chiến chốn hậu cung là một cuộc chiến vô cùng tàn nhẫn và khốc liệt “Chém cha cái kiếp chồng chung. Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”. Tình yêu khi phải chung chạ, thì nó thật sự là một tấm chăn hẹp nếu người này kéo thì người kia sẽ bị lạnh. Không thể cùng hạnh phúc cho tất cả mọi người được.

Trên trướng gấm thấu hay chăng nhẽ?

mà đay nghiến, uất ức, hằn học:

Giết nhau chẳng cái Lưu cầu,

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!

Trong sự cay đắng tủi hờn người con gái đã buông lời oán trách, chì chiết kẻ đàn ông bạc tình kia rằng giết nhau bằng cái u sầu. Một cái giết không gươm đao, không thuốc độc nhưng lại khiến con người ta buồn mà chết, chết tàn chết héo trong chốn lạnh lẽo u uất này. Đó chính là tội ác của chế độ phong kiến khi chỉ phục vụ vua chúa mà cướp đi hạnh phúc của rất nhiều cô gái trẻ.

Những câu thơ cũng tố cáo tội ác ăn chơi sa đọa của những vua chúa thời xưa, chỉ biết hưởng thụ vinh hoa phú quý, nhục dục xác thịt mà không biết rằng những người dân khốn khổ nghèo đói, biết bao người phụ nữ, lầm than, héo hắt hoa tàn nhị héo trong cung cấm.

Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ!

Xe thế này có dở dang không?

Dang tay muốn dứt tơ hồng,

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!

Trong khổ thơ này thể hiện những trái ngược trong cảm xúc. Một là cảm xúc nặng nề chán nản cuộc sống bị ghẻ lạnh, bị lãng quên của người con gái nơi hậu cung lạnh lẽo. Hai là cảm xúc khát khao muốn có hạnh phúc đời thường của người con gái đang tuổi xuân sắc.

“Nguyệt lão” chính là người làm mai mối trong nhân gian với những đôi uyên ương đã xe duyên cho người con gái nhưng lại khiến nàng dở dang một đời. Nàng oán hận số phận oán hận người xe duyên, oán hận kẻ bạc tình, đã quất ngựa truy phong vui bên duyên mới quên nàng nơi đây lạnh lẽo.

Hình ảnh muốn dứt tơ hồng thể hiện sự vùng vẫy của người con gái muốn chấm dứt cuộc sống bi ai, uất hận này nhưng chế độ xã hội quyền lực của xã hội phong kiến không cho nàng được làm thế. Nàng mãi mãi bị kìm kẹt cho tới chết ở chốn cung vua này.

Tác giả Nguyễn Gia Thiều bằng ngòi bút tinh tế, sâu sắc của mình đã lột tả được bộ mặt thật của xã hội phong kiến, tố cáo tội ác của vua chúa ngày xưa ăn chơi xa đọa, khiến nhiều người phụ nữ chịu cảnh ghẻ lạnh, bạc bẽo nơi hậu cung

Bài thơ này còn tố cáo kiếp đa thê của xã hội phong kiến, khiến nhiều người phụ nữ xưa phải chia sẻ chồng mình với người khác. Đoạn trích cũng thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác giả dành cho số phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ.

Phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” – Bài làm 4

Có thể nói rằng chính những tục tuyển cung nữ là thực trạng tội ác của vua chúa phong kiến dường như cũng đã kéo dài hàng nghìn năm. Đã có biết bao nhiêu những thiếu nữ được tuyển vào cung. Và những người trúng tuyển phải ở “tiêu phòng” cho đến già họ đã phải chịu nỗi đau khổ vầ tinh thần đó chính là phải đoạn tuyệt với gia đình, làng xóm và họ như không được liên lạc với mọi sinh hoạt của xã hội bên ngoài.

Có thể thấy được chính số phận bất hạnh của những người cung nữ đã làm động lòng biết bao nhiêu các nhà văn, nhà thơ nhất là dưới thời vua Lê, chúa Trịnh. Có lẽ cũng chính vì thế mà cho đến nay một số tác phẩm viết về họ nhưng không tác phẩm nào có được tiếng nói tố cáo sâu sắc cũng như đanh thép như “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều.

“Cung oán ngâm” được ví như chính là khúc ca ai oán, uất hận của người cung nữ tài sắc lúc đầu thì được vua yêu chuộng hết mực. Và để rồi sau đóhọ lại như đã bị   bỏ rơi thạt nhẫn tâm ở giữa tuổi thanh xuân. Và chính những nỗi hờn tủi như cứ theo ngày tháng mà dường như cũng đã dâng lên tràn ngập tâm hồn, giày vò, day dứt nàng khôn nguôi, ở trong cung cấm, quả thật lúc này nàng xót thương cho thân phận mình và oán trách nhà vua phụ bạc. Và thông qua khúc ngâm, tác giả phản cũng đã như phản ánh tâm trạng đau khổ của người cung nữ khi họ đã phải sống trong cảnh đợi chờ đến tuyệt vọng. Hơn nữa tác giả còn đồng thời thể hiện quan niệm của mình trước cuộc đời bạc bẽo, phù du.

Có thể thấy trong đoạn trich đó chính là những sự đối lập giữa khung cảnh xa hoa, tráng lệ ngay cả chính với cuộc sống tối tăm u uất nơi cung cấm làm nổi bật bóng dáng nhỏ bé đáng thương và cho đến tội nghiệp. Ta cũng như đã thấy được nhà thơ đã chọn thời gian ban đêm để nhân vật trữ tình dễ dàng bộc lộ tâm sự của mình. Mực dù bị nhà vua bỏ rơi trong tòa nhà lộng lẫy tráng lệ đẹp đẽ mênh mông nhưng người cung nữ như phải chịu một nỗi tủi hờn đó là quanh năm suốt tháng phải sống trong sự cô đơn mà thôi.

Khi bị đặt trong tình cảnh ấy, thì nhân vật- nàng ý thức rất rõ về thân phận mình và nhận biết rất rõ kẻ đã gây ra tai họa khủng khiếp cho đời mình. Nàng được biết đến là người đã bị giết chết không phải bằng gươm sắc nơi chiến trường mà bằng cách éo dài cuộc sống buồn bã, cảnh bị lạc long không ai có thể chia sẻ được niềm vui hay nỗi buồn. Mà trong tình cảnh đó thì lấy đâu ra những tâm trạng đa chiều khi nó đã được bao phủ bằng sự cô đơn quanh năm sầu khổ suốt tháng.

Chỉ với việc thông qua lời thở than oán trách của người cung nữ, hình ảnh nhà vua hiện lên đúng với bộ mặt của kẻ bạc tình đến oán hận.

Khoảnh làm chi bấy chúa xuân!

Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.

“Khoảnh” trong câu thơ có nghĩa là chơi khăm, chơi ác. Có thể thấy được trong chính nỗi cô đơn giày vò, như đã  giằng xé tâm hồn người cung nữ, khiến nàng phải cất lên lời oán trách gay gắt. Nàng lúc này cũng như đã nhớ lại những ngày được vua sủng ái, còn giờ đây, nàng như bị nhấn chìm trong sự hờ hững, lãng quên. Có thể thấy được chính nơi nàng sống thật đẹp đẽ và đầy đủ tiện nghi, nhưng tất cả đều trở nên vô nghĩa, trớ trêu, chí gợi thêm nỗi sầu, nỗi thảm trong lòng nàng mà thôi.

Tiếp theo đó chính là những câu thơ miêu tả nỗi thất vọng nặng nề của người cung nữ, là lời thở than và đúng hơn đó chính là những tiếng kêu đứt ruột. Mặc cho dù buồn bã hay oán trách, nhưng ta như thấy không một cảm xúc nào của nàng ở mức độ trung bình, vừa phải mà tất cả đều gay gắt, mãnh liệt:

Chiều ủ dột giấc mai khuya sớm,

Vẻ bàng khuâng hồn bướm vẩn vơ.

Thâm khuê vắng ngắt như tờ,

Cửa châu gió lọt, rèm ngà sương gieo.

Ngấn phượng liễn chòm rêu lỗ chỗ,

Dấu dương xa đám cỏ quanh co.

Lầu Tần, chiều nhạt vẻ thu,

Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông.

Và chính với năm khổ thơ tiếp theo miêu tả cuộc đày ải kéo dài với những thất vọng nặng nề trong cảnh ngày ngóng đêm trông, những nỗi nhớ như cứ đau đáu chờ đợi nhà vua của người cung nữ. Ta như thấy được chính những nỗi sầu có lúc lên đến đỉnh điểm, biến thành tâm trạng u uất, bức bối tưởng như nghẹt thở:

Lạnh lùng thay giấc cô miên

Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u.

Có lẽ rằng chính giấc ngủ cô đơn lạnh lùng đáng thương biết mấy. Và nén hương đốt lên để cho không khí trong tiêu phòng ấm áp hơn và cũng như để chó thơm tho nhưng chỉ đem lại cho người cung nữ cảm giác vắng lặng, và cũng như rất tịch mịch đáng sợ. Hình ảnh bóng đèn thắp lên cốt để ánh sáng xua đỡ bóng đêm nhưng chí gây cho nàng cảm giác âm u, tăm tối. Đó chính là một cảm giác tịch mịch, thâm u không phải được tạo ra bởi mùi hương hay bóng đèn, mà chính là từ nỗi buồn chán, tuyệt vọng của người cung nữ.

Dường như đêm nào nàng cũng chỉ sống với cái bóng của mình:

Tranh biếng ngắm trong đồ tố nữ

Mặt buồn trông trên cửa nghiêm lâu

Một mình đứng tủi ngồi sầu

Đã than với nguyệt lại rầu với hoa!

Đoạn thơ trên như cứ nhắc đi nhắc lại cái hình dáng cô độc, cái hình dáng buồn tủi đáng thương của người cung nữ. Ta như thấy được chính những nỗi đau đớn, khắc khoải khiến nàng mệt mỏi, rã rời cả thân xác lẫn tâm hồn.

Ta có thể nhân thấy trong nỗi buồn như càng trở nên nuồn dai dẳng ấy chứa đựng sự quằn quại, tức tối:

Buồn mọi nỗi lòng đã khắc khoải

Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ

Hoa này bướm nỡ thờ ơ

Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng.

Đó chính là lời oán trách không nhẹ nhàng như của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm:

Trên trướng gấm thấu hay chăng nhẽ?

mà đay nghiến, uất ức, hằn học:

Giết nhau chẳng cái Lưu cầu,

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!

Có thể thấy được chính sự cay đắng trước sự thật phũ phàng, người cung nữ đã phải buông lời chì chiết. Nếu như con người nơi xa trường chết vì gươm kiếm nhưng những người cung nữ sẽ chết bằng những sự buồn tủi cô đơn. Có thể thấy được những thú vui ăn chơi của vua chúa đã đẩy cho những người con gai, những cung nữ như nàng đã phải chịu cảnh bị khóa xuân trong khi họ còn rất trẻ

Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ!

Xe thế này có dở dang không?

Dang tay muốn đứt tơ hồng,

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!

Ta như cũng nhận thấy chất trữ tình trong đoạn trích được tạo nên từ hai cảm xúc trái ngược nhau. Đó chính là một là cảm xúc buồn chán nặng nề do bị sống lâu ngày trong cảnh tù túng, nghạt thở, và thêm một điều thứ hai là cảm xúc khao khát hạnh phúc đời thường không nguôi thôi thúc, ám ảnh. Ta như đã có thể thấy chính nỗi chán nản đến mức tuyệt vọng và dường như đó chính là những nỗi khao khát cháy bỏng cộng hưởng tạo thành những làn sóng trữ tình dào dạt. Càng cô đơn càng tuyệt vọng.

“ cũng như  đã cất lên tiếng nói tố cáo chế độ đa thê, chế độ cung tần mĩ nữ tàn bạo của các vua chúa thời phong kiến. Đồng thời, thông qua đoạn trích dường như cũng thể hiện được chính tấm lòng nhân đạo cao cả của tác giả. Chính tác giả như cũng đã thấu hiểu được nỗi lòng và tâm trạng của những người cung nữ. Tác phẩm quả thực là một tác phẩm hay gợi lại được rất nhiều những tình cảm suy nghĩ cho người đọc.

Phân tích đoạn trích “Nỗi thương mình”

Phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” – Bài làm 5

Tự bào giờ đến bây giờ, thơ ca vẫn luôn có sức đồng cảm mãnh liệt, là niềm an ủi cho con người trong mọi hoàn cảnh. Từ ca dao – dân ca của dân gian tiếng lòng của người bình dân như lúa lâu ngày chịu hạn nay gặp mưa rào, văn học trung đại phát triển phong phú và toàn diện để đáp ứng nhu cầu giãi bày của con người. Trong đó có sự xuất hiện của thể loại ngâm với thơ song thất lục bát. Một trong những khúc ngâm được biết đến nhiều nhất chính là “Cung oán ngâm” của Ngyễn Gia Thiều.

Đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” là một trong những trích đoạn tiêu biểu. Tác phẩm “Cung oán ngâm” ra đời vào cuối thế kỉ XIX, khi xã hội Việt Nam đang đi vào suy thoái với lối sống hưởng thụ, ăn chơi xa đọa của vua chúa và sự lầm than của sinh linh trong nhân gian. Những số phận bất hạnh không chỉ có người nông dân mà còn có những cung nữ. Chế độ cung nữ là sản phẩm tội ác của vua chúa hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến. Vua chúa tự đặt ra quyền tuyển hàng trăm, hàng ngàn thiếu nữ vào cung. Tuổi xuân của người con gái, hạnh phúc của cả một đời người khi vào cung bỗng hóa phù du, mong manh, khó nắm bắt. Cất lên từ thể thơ song thất lục bát, Nguyễn Gia Thiều đã nói hộ nỗi niềm của bao người phụ nữ bất hạnh ấy.

Đầu tiên là những câu thơ về tình cảnh lẻ loi, buồn tủi của người cung nữ được vẽ đối lập với cuộc sống xa hoa, tráng lệ nơi cung cấm.

“Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,

Đêm năm canh trông ngóng lần lần.

Khoảnh làm chi bấy chúa xuân,

Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.

Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ,

Gác thừa lương thức ngủ thu phong.

Phòng tiêu lạnh ngắt như đồng,

Gương loan bẻ nửa, dải đồng xé đôi.”

Không gian sống của họ là “cung quế” cách biệt với thế giới bên ngoài, thời gian: đêm khuya. Đây là khoảng thời gian để nhân vật xuất hiện, nhắc người cung nữ nhớ về những gì đã có, cả những ám ảnh về niềm hi vọng, đợi chờ rồi sự thất vọng trong tình cảnh đơn chiếc. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với “âm thầm chiếc bóng”- cô đơn lặng lẽ, với “trông ngóng lần lần”- chờ đợi một cái gì xa xôi, biết là xa vời nhưng vẫn không thôi ngóng đợi. Câu thơ đã cụ thể hóa sự ngóng đợi hết đêm này đến đêm khác, không dứt. Để rồi, một lúc nàng cũng phải cất lời oán trách “Khoảnh làm chi bấy chúa xuân”. Lời thơ đọc lên có âm điệu đay nghiến, hơn hết là xót xa của nhân vật trữ tình trong tình cảnh thê thảm của mình. Cuộc sống của họ được tận hưởng những vật chất sang trọng, sa hoa: “đãi nguyệt, gác thừa lương, gương loan, …”. Đặt các từ Hán Việt sang trọng trên với những từ nôm na: “đứng ngồi, thức ngủ, bẻ nửa, xé đôi” như làm nổi bật sự đối lập giữa cuộc sống lộng lẫy, đủ đầy với sự lạnh lẽo, tồi tàn, buốt giá trong tâm hồn con người. Người cung nữ vò võ một mình chỉ biết làm bạn với gió trăng.

Và những dòng sau là tâm trạng của người chinh phụ. Nỗi niềm hiện lên trực tiếp qua những từ “ủ dột, bâng khuâng, buồn bã, ủ ê” và gián tiếp qua những điển cố “hồn bướm, giấc mai”. Đó là trạng thái vơ vẩn, ngẩn ngơ, mơ màng vì những tàn phá của nỗi đau tinh thần. Đặc biệt là phép tiểu đối: “ngấn phượng liễu”- ‘dấu dương xa” gợi về quá khứ đầm ấm, hạnh phúc mà người cung nữ từng được yêu chiều, sủng ái- nay chỉ còn trong mộng tưởng, vừa nhớ mà vừa đau; “Chòm rêu lỗ chỗ- đám cỏ quanh co”: dấu hiệu của hạnh phúc đã bị rêu phong phủ lốithực tại phũ phàng mà người cung nữ đã bị bỏ quên. Hình ảnh ước lệ xen với tượng trưng: “gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông”: gối hạnh phúc có cảnh tuyết đóng, chăn đắp cho ấm mà vẫn giá băng. Bởi cái lạnh dấy lên từ tận đáy lòng, cô đơn dù chăn ấm nệm êm thì vẫn không thể hạnh phúc. Tâm trạng con người diễn biến theo chiều bi kịch, càng lúc càng nặng nề.

Giọng văn réo rắt phù hợp với nỗi oán hờn. Dòng tâm trạng của người cung nữ tiếp tục trong nỗi buồn tủi, nỗi oán trông chờ đợi. Cũng là lời than oán nhưng khác với người chinh phụ, giọng của người cung nữ mới thật gay gắt và quyết liệt. Mỗi khổ thơ diễn tả những nỗi buồn tủi khác nhau:

“Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng,

Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền.

Lạnh lùng thay giấc cô miên,

Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u.”

“Ngày sáu khắc, đêm năm canh” như muốn nhấn mạnh lại mực

Độ chờ đợi, khắc khoải. Mong tin nhắn mà vắng, ngóng tiếng xa mà chỉ có tiếng chuông chùa- nghịch cảnh nhức nhối tâm can, khắc sâu thêm nỗi cô đơn, rợn ngợp. Đèn đốt lên cho sáng mà lại càng cô đơn, hương thắp lên cho ấm mà càng âm u. Cái u ám, lạnh lẽo trong lòng lan ra cả cảnh vật. Rồi những từ ngữ tiếp: “biếng, tủi, sầu, …” biểu hiện tâm trạng chán chường, buồn tủi, nhấn mạnh thực tế phũ phàng: trăng trong, tranh đẹp- tất cả đều vô nghĩa trong chờ đợi vô vọng. Buồn, khắc khoải, ngẩn ngơ là hành trình phát triển của tâm trạng theo chiều tiêu cực, băn khoăn, thao thức đến mất hết ý chí, tinh thần. Bên cạnh lời than trách còn có nỗi lo âu:

“Hoa này bướm nỡ thờ ơ

Để gầy bông thắm để xơ nhụy vàng”

Lo một ngày nhan sắc tàn phai, hi vọng trở lại với hạnh phúc không còn nữa. Ba khổ thơ khắc họa đầy tinh tế sự thất vọng nặng nề, cô đơn sầu tủi và sầu oán gay gắt trong cảnh chờ đợi. Nỗi oán giận từ tâm trí phát ra phản ứng quyết liệt:

“Đêm năm canh lần nương vách quế,

Cái buồn này ai dễ giết nhau.

Giết nhau chẳng cái lưu cầu,

Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa !

Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ,

Xe thế này có dở dang không ?

Đang tay muốn dứt tơ hồng,

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra !”

Thời gian nghệ thuật lặp lại: “Đêm năm canh …” – cảm giác giằng giặc không thể kết thúc. Điệp ngữ “giết nhau” gây ấn tượng mạnh về sự tàn bạo, độc ác. Người ta giết nhau bằng dao kiếm tưởng như đã là tận cùng của nỗi đau nhưng vẫn chỉ là thuần túy về thể xác. Giết nhau bằng nỗi u sầu, tự đày đọa trong cảnh chăn đơn gối chiếc khiến người ta chết dần chết mòn- đó mới là sự tàn phá kinh hoàng, là nỗi đau không thể hàn gắn. Câu thơ như lời trách móc nhẹ nhàng mà hằn học, khiến lời thơ đọc lên mà nhức nhối tâm can. “Độc chưa” là lời than hay là câu hỏi? Câu hỏi tu từ “Xe thế này có dở dang không ?” như lời trách, bực mình, phẫn nộ- tâm lí của người bị đẩy vào đường cùng ngõ hẹp.

Như vậy, nếu người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm” lẻ loi vì nhớ chồng, có nỗi thất vọng nhưng chưa bị đẩy đến bi thảm bởi vẫn nuôi niềm hi vọng chồng trở về, vẫn tin tưởng vào hạnh phúc lứa đôi thì ở đây, người cung nữ bị vua ruồng bỏ, ngày đêm đứng tủi ngồi sầu, muốn bứt phá mà không thể được còn đáng thương hơn nhiều. Người cung nữ từ mất niềm tin đến sầu oán mạnh mẽ, quyết liệt. Nếu người chinh phụ còn mơ hồ về kẻ thì gây bất hạnh cho gia đình mình thì người cung nữ đã ý thức rất rõ về người đó, nhưng vẫn không thể làm gì được. Qua đó, có thể thấy sự đồng cảm, bênh vực của Nguyễn Gia Thiều với khát vọng tự do vừa đáng thương, vừa đáng trân trọng; từ đó gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến vô nhân đạo đã tước đi quyền được sống, được hạnh phúc của con người. Cái tâm của người nghệ sĩ đi liền với cái tài: tài năng tả tâm trạng nhân vật bậc thầy. Mỗi khổ thơ là một tâm trạng, mỗi tâm trạng là một từ ngữ biểu cảm, so sánh, ước lệ khác nhau. Những câu thơ mà

“Thiên bách, bách luyện, ngữ ngữ kinh nhân”.

Những câu thơ có giá trị là những câu thơ sống mãi trong lòng người dù dòng thơ đã kết thúc, là để lại cho người đọc những ám ảnh, những day dứt khôn nguôi. “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều đã làm được điều đó.

Phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” – Bài làm 6

Nếu như nhắc đến Nguyễn Du người ta nhớ ngay đến Truyện kiều, nhắc đến Nguyễn Khuyến người ta đọc chùm thơ thu thì nhắc đến Nguyễn Gia Thiều là nhắc tới Cung oán ngâm. Đây là một tác phẩm lớn và giàu giá trị nghệ thuật của Nguyễn Gia Thiều. Đặc biệt đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ là một đoạn trích tiêu biểu cho số phận bi thương của người cung nữ. Không chỉ thế, đoạn trích cũng gợi mở cho người đọc những giá trị hiện thực khác ngoài số phận người con gái.

Về tác giả Nguyễn Gia Thiều, ông sinh ra tại mảnh đất Kinh Bắc với nhiều làng nghề nổi tiếng và đậm đà khúc hát dân ca. Không những thế, ông còn xuất thân từ một gia đình quý tộc quyền quý. Từ ông nội, bà nội cho đến cha mẹ, vợ đều là những người xuất thân từ bậc cao quý. Nguyễn Gia Thiều là người học rộng tài cao, thông hiểu nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên ông sinh ra trong một thời đại đầy biến động, sau khi vua Quang Trung lên làm vua thì nhà thơ cũng trở về quê sống cuộc sống bình dị đến cuối đời.

Cung oán ngâm khúc là một tác phẩm lớn của Nguyễn Gia Thiều kể về nỗi bất hạnh, cô đơn của những người cung nữ bị nhà vua bỏ rơi. Tác phẩm được viết bằng thể thơ song thất lục bát, nghệ thuật miêu tả tâm trạng sinh động, tinh tế, ngôn ngữ tài hoa đài các. Đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ từ câu 209 đến câu 244.

Xem thêm:  Phương pháp Phonics và hướng dẫn cách phát âm tiếng Anh chuẩn

Ngoài việc phản ánh số phận đau đớn, tủi nhục của người cung nữ nơi cấm cung lầu nghiêm xa hoa đài các thì đoạn trích còn phán ảnh hiện thực xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Đó là hiện thực, nam nhi có thể nam thê bảy thiếp còn phận gái thì chỉ trọn vẹn một đời chồng. Bình thường nếu người chồng chẳng may không còn nữa thì người con gái đó cũng phải ở vậy thủ tiết suốt đời. Đó điều bất công cho số phận của người con gái. Phận nam nhi, vua chúa thì nay đến với người này mai đến với người nọ. Hết yêu, hết sủng ái thì người con gái đó trở thành “hoa rữa nhụy dần”:

“Khoảnh làm chi bấy chúa xuân,

Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.”

Cung quế, lầu gác nguyệt kia giống như một cái nhà tù đẹp nhưng khó thoát cầm tù người con gái suốt cả cuộc đời. Đặc biệt thông qua đoạn trích ta cũng có thể hiểu ra một sự thật những cung nữ, phi tần không hề vui vẻ là mấy. Người vua chúa ngày đêm lo việc triều chính mà lại có tần ấy người đẹp bên cạnh thì làm sao có thể lo việc nước nhà.

Không chỉ vậy, đoạn trích cũng thể hiện rõ cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của bọn vua chúa phong kiến:

“Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ,

Gác thừa lương thức ngủ thu phong.

Phòng tiêu lạnh ngắt như đồng,

Gương loan bẻ nửa, dải đồng xé đôi.

Chiều ủ dột giấc mai khuya sớm,

Vẻ bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ.

Thâm khuê vắng ngắt như tờ,

Cửa châu gió lọt, rèm ngà sương gieo”

Vua chúa thời xưa sống trong cảnh lầu đãi nguyệt, gác thừa lương, phòng tiêu và sử dụng toàn những đồ đạc quý giá như gương loan, dải đồng, cửa châu, rèm ngà, gối loan, chăn cù. Đó đều là những hình ảnh sự vật quý giá. Vậy đã có bao giờ chúng tự hỏi rằng cung quế, gác nguyệt kia ở đâu ra không, rồi cửa châu, rèm ngà ai đã làm ra. Chúng sống xa hoa tráng lệ bao nhiêu thì nhân dân càng khổ cực bấy nhiêu. Để làm nên một cung quế, một gác nguyêt như thế người dân không những mất tiền mất bạc với vua chúa phong kiến mà còn phải mất sức nữa.

Bên cạnh những phản ảnh hiện thực xã hội đương thời, Nguyễn Gia thiều còn muốn thể hiện quan niệm về cuộc đời bạc bẽo phù du. Con người đến với nhau bởi tình yêu bởi sự quý mến và sống với nhau bằng tình nghĩa thủy chung. Thế nhưng ở đây cuộc đời bạc bẽo phù du ấy khiến cho người cung nữ trở thành người có chồng mà cũng như không. Để rồi buồn, rồi đứng ngồi không yên, ra ngẩn vào ngơ:

“Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải,

Ngán trăm chiều bước lại ngẩn ngơ.

Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm để xơ nhụy vàng.”

Chức tước phi tần, cung nữa kia, nơi ở lầu son gác tía kia hay đũa vàng chén ngọc cũng những món cao lương mỹ vị trên đời kia chỉ là phù du mà thôi. Con người có một phần xã hội, tức là cần được giao tiếp, cần được yêu thương. Thế nhưng cuộc đời quá đỗi phù du bạc bẽo, tưởng chừng yêu lấy một người thì người đó sẽ yêu lại mình, thế nhưng vua chúa đã chán chường bạc bẽo thì phận nữ nhi chỉ biết ngậm ngùi ngóng chờ rồi lại thất vọng nặng nề.

Đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ không chỉ bó gọn nội dung vào phạm vi kể về số phận đau đớn tủi nhục của người cung nữ bị ruồng bỏ mà sau nó còn là một hiện thực xã hội phong kiến bạc bẽo, tàn ác, xa đọa. Trong đoạn trích nhà thơ cũng sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật mà tiêu biểu là nghệ thuật miêu tả tâm lý sinh động và nghệ thuật đối lập để truyền tải nội dung đến người đọc.

Phân tích “Nỗi sầu oán của người cung nữ”

Phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” – Bài làm 7

Trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII nửa đầu thế kĩ XIX, nhân vật phụ nữ có một vị trí đặc biệt, với nhiều vấn đề về tình cảnh và số phận của họ. Đã có một người chinh phụ với tình cảnh lẻ loi và niềm khao khát hanh phúc trong Chinh phụ ngâm, một Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du với số phận bi kịch suốt 15 năm lưu lạc, rồi còn nhiều nữa những Ngọc Hoa, Cúc Hoa trong truyện Nôm… Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều góp thêm một tiếng nói manh mẽ tố cáo chế độ phong kiến đày ải, giam hãm những người phụ nữ mỏi mòn trong thân phận cung nữ.

Chế độ cung nữ của các vua chúa phong kiến là một hiện tượng hết sức độc ác, vô lí đã tồn tại hàng ngàn năm dưới các triều đại phong kiến. Hiện tượng ấy cũng đã trở thành đề tài của nhiều tác phẩm văn chương trong thời trung đại, nhưng phải đến Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều thì tình cảnh bị bỏ rơi, giam hãm của những cung nữ và niềm oán hận của họ mới được thể hiện một cách hết sức mạnh mẽ, vừa đau đớn, vừa chua xót. Đoạn thơ trích Nỗi sầu oán của người cung nữ [từ câu 209 đến câu 244 Cung oán ngâm] thể hiện tập trung tình cảnh cô quạnh, bị bỏ rơi và niềm bi phẫn của người cung nữ.

Đoạn thơ mở ra bằng hình ảnh người cung nữ một mình lẻ loi, cô đơn giữa cảnh lộng lẫy vàng son nơi cung cấm. Giữa không gian của những cung quế, lầu đãi nguyệt, gác thừa lương đầy vẻ xa hoa, tráng lệ lại chỉ thấy bóng dáng lẻ loi, âm thầm buồn bã của người cung nữ.

Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,

Đêm năm canh trông ngóng lần lần.

Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ,

Gác thừa lương thức ngủ thu phong

Nếu những danh từ Hán – Việt ở đầu các câu thơ trên gợi ra vẻ sang trọng, đài các ở nơi cung cấm, thì động từ – thường là từ thuần Việt, nôm na, lại vẽ ra bóng dáng lẻ loi và tâm trạng khắc khoải, mòn mỏi trong sự đợi chờ vô vọng của người cung nữ. Những cặp động từ “trông ngóng, đứng ngồi, thức ngủ” đã diễn tả không chỉ những hành động lặp đi lặp lại mà còn biểu hiện tính tê tâm trạng khắc khoải, bồn chồn của người cung nữ.

Ở những câu thơ tiếp theo, không gian thu hẹp lại trong căn phòng nơi cung cấm. Không gian ấy vẫn còn vẻ xa hoa với những phòng tiêu, gương loan, cửa châu, rèm ngà, nhưng vẫn không che lấp được sự trống trải, cô quạnh của người cung nữ. Tất cả vẫn chỉ là sự lạnh lẽo: “Phòng tiêu lạnh ngắt như đồng”, “Cửa châu gió lọt, rèm ngà sương gieo”. “Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá, đông”. Không gian đã vậy, còn thời gian của sự đợi chờ vô vọng lại càng dằng dặc, lê thê:

Ngày sáu khắc, tin mong nhạn vắng

Đêm năm canh, tiếng lắng chuông rền.

Trong những đêm dài lạnh lẽo với những giấc cô miên chập chờn, người cung nữ cố gượng đốt hương để mong có hơi ấm và mùi hương thơm xua bớt đi sự lạnh lẽo, nhưng mùi hương chỉ làm tăng thêm sự tịch mịch [mùi hương tịch mịch]-, thắp ngọn đèn lên thì chỉ làm rõ không gian thâm u của căn phòng [bóng đèn thâm u].

Trở lên trên là doạn thơ 20 câu vẽ ra hình ảnh cô quạnh của người cung nữ trong không gian tráng lệ nhưng cô tịch, lạnh lẽo nơi cung cấm. 16 câu thơ tiếp theo của đoạn trích đi sâu hơn diễn tả tâm trạng của người cung nữ đối với nỗi sầu tủi, oán hận ngày càng thấm thìa, gay gắt.

Mọi tư thế, động tác của nhân vật trữ tình người cung nữ điều thể hiện sự buồn chán, trễ nải: Tranh biếng ngắm, mặt buồn trông, đứng tủi, ngồi sầu. Muôn giải bày lòng mình cũng chỉ biết “đã than với nguyệt lại rầu với hoa”. Nỗi buồn rầu, chán ngán kéo dài hết ngày nọ sang ngày kia, tưởng đã đến cực điểm: “Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải / Ngán trăm chiều, bước lại ngẩn ngơ”.

Đến đây, từ nỗi sầu thương, tâm trạng người cung nữ chuyển sang nỗi oán hận. Mới đầu chỉ là lời oán trách về sự thờ ơ của vua, để nhan sắc của mình phôi pha, hoài phí với thời gian:

Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng!

Ở đoạn trên, cung nữ đã một lần oán trách: “Khoảnh làm chi bấy chúa xuân / Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi”.

Không dừng lại ở đó, sự oán trách đã thành oán hận, thành lời lên án gay gắt với nhà vua:

Giết nhau chẳng cái lưu cầu,

Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!

Trong những bài thơ về đề tài cung nữ cũng thường có những lời oán thán về việc họ bị bỏ rơi, chẳng được vua chúa đoái hoài. Nhiều trường hợp đó chỉ là cách nói ẩn dụ của một công thần bị thất sủng mượn người cung nữ để nói lên lời than trách với vị quân vương. Đến Cung oán ngâm, có lẽ đây là lần đầu tiên trong văn chương thời trung đại có một người lên án trực tiếp và gay gắt thứ tội ác này của vua chúa. Giam hãm bao nhiêu cung nữ trong hậu cung, để những người phụ nữ đẹp ấy phải chết dần chết mòn trong nỗi u sầu, cô độc. Đó chẳng phải là một tội ác sát nhân hay sao? Hơn nữa, cái cách giết người ở đây mới thật thâm hiểm và ác độc, không cần dùng đến gươm sắc, chỉ bằng “cái u sầu”, mà phải là những người trong cuộc – những nạn nhân của chế độ cung nữ như ở đây mới thật sự thấm thìa: “Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa”. Lời thơ đến câu này không còn giọng thở than sầu thảm như ở đoạn trên mà chuyển thành giọng oán hận gay gắt. Lên án sự ác độc của vua chúa, người cung nữ còn oán trách cả ông trời, mà cụ thể là việc xe duyên của Nguyệt Lão:

Tay Nguyệt Lão chẳng xe thì chớ!

Xe thế này có dở dang không?

Truy tìm nguồn cội của tấn bi kịch đời mình, người cung nữ chỉ biết oán trách sô’ phận trớ trêu trong tay tạo hóa, điều ấy cũng là lẽ thường trong quan niệm nhân sinh của thời xưa – con người khi không thể tự chủ cuộc đời mình và không thể cắt nghĩa nổi những nguyên cớ dẫn đến sô” phận của mình, thì thường chỉ biết oán trách. Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm cũng từng cất lên lời oán trách trời xanh: “Xanh kia thăm thẳm tầng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này”. Lời của người chinh phụ vẫn trong chừng mực của một lời than thở, trách cứ nhẹ nhàng. Đến người cung nữ thì lời oán trách đã mạnh mẽ hơn nhiều. Còn trong Truyện Kiều, trước tình cảnh Thúy kiều mấy lần bị đẩy vào vòng ô nhục, đã cố giãy giụa mà vẫn không sao thoát được, thì Nguyễn Du phải thốt lên tiếng chửi đầy tức giận:

Chém cha cái số ba đào

Cởi ra rồi lại buộc vào như chơi

Nghĩ đời mà ngán cho đời,

Tài tình chi lắm cho trời đất ghen.

Người cung nữ của Nguyễn Gia Thiều không dừng lại ở sự oán trách số phận của mình, mà sự giận dữ đã chuyển thành ý muôn hành động tung phá để thoát khỏi tình cảnh bị giam hãm mãi mãi trong cô đơn, u buồn ở chốn nội cung:

Đang tay muốn bứt tơ hồng

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra!

Cố nhiên, từ ý nghĩ đến hành động còn là một khoảng cách không phải dễ gì vượt được. Người cung nữ vẫn còn mong mỏi đến một ngày nào đó lại được đấng quân vương đoái hoài tới và nhờ thế mà chấm dứt được cảnh sông cô quạnh, u buồn của mình. Nhân vật cung nữ của Nguyễn Gia Thiều chứa đựng nhiều mâu thuẫn, phức tạp, phản ánh phần nào những mâu thuẫn trong tư tưởng của chính tác giả.

Đoạn Nỗi sầu oán của người cung nữ là đoạn thơ khá tiêu biểu cho giá trị tư tưởng và nghệ thuật của Cung oán ngâm. Đoạn thơ đã diễn tả sâu sắc và đầy sức ám ảnh về tình cảnh mỏi mòn, u sầu của người cung nữ, qua đó cho thấy bộ mặt tráo trở và sự độc ác của vua chúa. Không gian nơi nội cung, ngoài thì lộng lẫy, xa hoa, nhưng thực chất chỉ là một không gian tù hãm, thâm u, chỉ là nơi giam cầm những cung nữ trong kiếp đọa đày. Nỗi u sầu và sự oán hận của người cung nữ đã được biểu hiện với tất cả sự thấm thìa, mạnh mẽ, gay gắt và bằng sự cảm thông sâu sắc của tác giả. Đó chính là giá trị nhân đạo của đoạn thơ này cũng như của cả khúc ngâm. Với Cung oán ngâm, thêm một lần nữa trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII, những khát vọng tự nhiên chính đáng của con người, đặc biệt là người phụ nữ, đã được nói lên một cách thành thực và mạnh mẽ.

Đoạn thơ cũng cho thấy thành công xuất sắc của Nguyễn Gia Thiều trong nghệ thuật sáng tạo ngôn ngữ và sử dụng thể thơ song thất lục bát. Lớp từ ngữ Hán – Việt và lớp từ Nôm thuần Việt đã được tác giả phối hợp một cách tài tình, đầy sáng tạo, vừa tạo nên vẻ sang trọng, đài các của nơi cung cấm, lại vừa biểu hiện được trực tiếp, gợi cảm những tâm trạng, cảm xúc đến độ gay gắt mạnh mẽ của nhân vật trữ tình người cung nữ. Nhiều động từ và tính từ, chủ yếu là thuần Việt được đặt ở trọng tâm các câu thơ, tạo ấn tượng rất mạnh mẽ đến sự tiếp nhận của người đọc:

Ghơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.

Phòng tiêu lạnh ngắt như đồng,

Gương loan bẻ nửa, dải đồng xé đôi.

Hoa này bướm nỡ thờ ơ,

Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng!

Thể thơ song thất lục bát đã xuất hiện từ hàng thế kỉ trước, nhưng đến Cung oán ngâm mới thật sự đạt đến sự hoàn chỉnh chặt chẽ trong cấu trúc của từng khổ thơ, trong cách gieo vần ở chữ thứ 5 của câu thất và đối về thanh điệu của cặp câu 7 chữ. Thể song thất lục bát qua Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm đã cho thấy nó rất thích hợp với những khúc ngâm bởi khả năng thể hiện những tâm trạng lớn, trải ra trong một thời gian dài mà mỗi khổ thơ là một con sóng, hết đợt sóng này đến đợt sóng khác tiếp nối để tạo nên một tác phẩm trữ tình trường niên.

Những bài văn mẫu về Phân tích đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ” trên đây cũng sẽ mang đến cho các em có được một bài văn hay và sâu sắc. Các em hãy cùng theo dõi những bài viết trên đây.

Minh Nguyệt

Video liên quan

Chủ Đề