Trong sự tích hồ gươm ai là nhân vật chính

Qua bài học về tác giả, tác phẩm Sự tích Hồ Gươm Ngữ văn lớp 6 Cánh diều gồm nội dung chính về tác giả, bố cục, tóm tắt tác phẩm, dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phương thức biểu đạt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Sự tích Hồ Gươm.

I. Truyền thuyết

1. Khái niệm: 

-   Là loại truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử, thông qua sự tưởng tượng, hư cấu.

2. Một số yếu tố của truyền thuyết

- Truyền thuyết thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.

- Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính [có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian]. Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thể; chiến công phi thường; kết cục.

- Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đồng.

- Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.

- Yếu tố kì ảo [lạ và không có thật] xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hóa nhân vật và chiến công của họ.

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Truyện truyền thuyết 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Theo Nguyễn Đổng Chi, Ngữ văn 6, tập I, 2017

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba 

5. Tóm tắt: 

Thời giặc Minh đô hộ, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn được Đức Long Quân cho mượn thanh gươm thần giết giặc. Người đánh cá Lê Thận ba lần kéo lưới đều được một lưỡi gươm. Ít lâu sau, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng thấy cây gươm nạm ngọc, tra vào lưỡi gươm nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Nhờ có gươm thần, nghĩa quân đánh thắng quân xâm lược. Một năm sau, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

6. Bố cục: 

Gồm 2 phần: 

- Phần 1 [từ đầu đến “một tên giặc nào trên đất nước”]: Lạc Long Quân cho Lê Lợi và nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc

- Phần 2 [còn lại]: Lê Lợi trả gươm

7. Giá trị nội dung: 

Truyện “Sự tích Hồ Gươm” ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc

8. Giá trị nghệ thuật: 

Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, giàu ý nghĩa

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Lạc Long Quân cho Lê Lợi và nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc

- Hoàn cảnh:

   + Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, coi dân ta như cỏ rác

   + Nghĩa quân Lam Sơn thế lực còn yếu nên nhiều lần bị thua

→ Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần

- Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm:

   + Lê Lợi: chủ tướng, nhặt được chuôi gươm ở trên ngọn cây đa trong một khu rừng

   + Lê Thận: người dân đánh cá, nhặt được lưỡi gươm

→ Trên lưỡi gươm có hai chữ “Thuận Thiên” nghĩa là theo ý Trời, qua đó khẳng đinh tính chất chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn. Đồng thời, việc Lê Lợi nhặt được chuôi gươm và Lê Thận nhặt được lưỡi gươm cho chúng ta thấy đây là cuộc khởi nghĩa mang tính chất toàn dân

- Kết quả:

   + Nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng

   + Họ xông xáo đi tìm giặc chứ không phải trốn tránh như trước

   + Gươm thần mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, đến lúc không còn bóng giặc nào trên đất nước nữa

2. Lê Lợi trả gươm

- Thời gian: một năm sau khi đuổi giặc Minh

- Địa điểm: hồ Tả Vọng

- Nhân vật đòi gươm: Rùa Vàng – sứ giả của Đức Long Quân

- Hoàn cảnh đất nước:

   + Đất nước ta đã đánh tan giặc Minh xâm lược

   + Chủ tướng Lê Lợi lên ngôi vua

→ Ca ngợi tính chất toàn dân, chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa. Đồng thời, lí giải tên gọi hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm hiện nay.

1. Thể loại: Truyền thuyết

2. Tóm tắt truyện


Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược. Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần.

Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hoá. Cả ba lần kéo lưới đều bắt được thanh sắt, nhìn kĩ lại dưới mồi lửa mới nhận ra thanh gươm. Một hôm Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thanh gươm tự nhiên sáng rực lên, trên đó có khắc hai chữ “Thuận Thiên”, nhưng không ai biết đó là báu vật. Một lần bị giặc đuổi, Lê Lợi chạy vào rừng, bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, nhớ đến lưỡi gươm của Lê Thận, ông giắt lưng mang về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp mọi người và kể lại câu chuyện. Ông đem tra vào lưỡi gươm của Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm, Lê Lợi  cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một lớn mạnh, chiến thắng liên tiếp, quân xâm lược sạch bóng trên lãnh thổ nước ta. 

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Nghe Rùa vàng nói vua hiểu ý, rút gươm trả cho rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Từ đóm hồ mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

3. Bố cục

Truyện chia làm hai phần:

  • Phần 1 [từ đầu đến "đất nước"]: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.
  • Phần 2 [còn lại]: Long Quân đòi gươm sau khi đất nước hết giặc.

NỘI DUNG [edit]

1. Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần

        - Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều tàn bạo khiến nhân dân lầm than, khốn khổ, hận thù chúng đến tận xương tủy.

        - Thế lực của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vẫn còn yếu.

        - Đức Long Quân muốn cho nghĩa quân đánh thắng giặc để đem lại sự yên ổn cho nhân dân.

        - Trao cho lưỡi gươm có khắc chữ "Thuận Thiên" qua một người đánh cá tên Lê Thận, lúc đó không ai biết là báu vật.

        - Trao chuôi gươm nạm ngọc cho Lê Lợi khi ông bị giặc đuổi trốn vào trong rừng.

        - Tra lưỡi gươm và chuôi gươm lại với nhau thì vừa in.

  • Ý nghĩa cách Long Quân cho mượn gươm

        - Sức mạnh của thanh gươm thần là sức mạnh tập hợp từ hai yếu tố đất và nước [thổ và thủy], từ sông nước đến rừng núi, từ miền xuôi đến miền ngược.

        - Mỗi bộ phận của gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại vừa như in cho thấy sự thống nhất về nguyện vọng, ý chí chống giặc của toàn dân tộc.

        - Chữ "Thuận Thiên" trên lưỡi gươm nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, hợp lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.

2. Đức Long Quân đòi lại gươm và cách thức trả gươm

  • Hoàn cảnh Long Quân đòi gươm:

        - Đất nước, nhân dân đã đánh đuổi được giặc Minh.

        - Chủ tướng Lê Lợi đã lên ngôi vua và nhà Lê đã dời đô về Thăng Long.

  • Cảnh đòi gươm và trao lại gươm thần

        - Nhà vua ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm.

        - Khi Rùa Vàng nhô lên, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người động đậy. Rùa lên tiếng: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân" thì nhà vua nâng gươm hướng về phía Rùa, Rùa Vàng đớp lấy và lặn xuống nước.

        - Việc Long Quân cho Rùa Vàng đòi lại gươm thần và vua Lê trả gươm đã để lại cho hồ Tả Vọng cái tên có ý nghĩa lịch sử: hồ Hoàn Kiếm [hồ trả gươm].

Ý NGHĨA CỦA TRUYỆN [edit]

  • Nhờ có sự chính nghĩa, sự ủng hộ đồng lòng của mọi người, mọi miền mà cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã thắng lợi hoàn toàn.
  • Truyện ca ngợi, đề cao vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã được Long Quân ủng hộ, được nghĩa quân suy tôn, đã có công đánh thắng giặc, đem lại hòa bình ổn định cho dân tộc.
  • Truyện nói lên nguyện vọng của nhân dân: không phải dùng đến vũ khí chiến tranh, mong muốn sự hòa bình, hạnh phúc.
  • Truyện giải thích tên gọi của hồ Hoàn Kiếm:

        - Tên hồ đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn đối với giặc Minh.

        - Phản ánh tư tưởng, tình cảm yêu hòa bình đã thành truyền thống của dân tộc ta. Khi có giặc, cần phải cầm gươm đánh giặc, khi hòa bình không cần cầm gươm nữa.

        - Cảnh giác, răn đe đối với những kẻ có ý dòm ngó nước ta. "Trả gươm" cũng có ý nghĩa là gươm vẫn còn đó.

MỞ RỘNG [edit]

Một vài hình ảnh về hồ Hoàn Kiếm:

 

Một vài hình ảnh về Rùa ở hồ Hoàn Kiếm:


[Tiêu bản cụ rùa hồ Gươm [chết đầu năm 2016] đã được đưa từ Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam [Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam] về đền Ngọc Sơn [quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội] để trưng bày và lưu giữ]

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Video liên quan

Chủ Đề