Tại sao tiêu hóa ở ruột non quan trọng nhất

- Ở ruột non có chứa rất nhiều loại dịch tiêu hóa khác nhau như: dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. Trong ruột non cũng có chứa nhiều loại men tiêu hóa với hoạt tính cao giúp phân hủy thức ăn thành những chất đơn giản để hấp thụ được. - Thành phần niêm mạc của ruột non cũng được cấu tạo đặc biệt để giúp cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách chọn lọc và chủ động từ những phản ứng sinh học và phức tạp của quá trình phân hủy thức ăn.

Nguyễn Thị Thu Thảo
Giáo viên Sinh học – Trường Quốc tế Á Châu

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Đào Minh Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Hệ tiêu hóa ở người gồm nhiều cơ quan cấu tạo thành, trong đó có ruột non và ruột già. Dù hoạt động cùng nhau trong hệ đường ruột nhưng giữa ruột non và ruột già vẫn có sự khác biệt nhất định khi thực hiện quá trình xử lý thức ăn.

Ruột non và ruột già là hai cơ quan thuộc hệ tiêu hóa ở người. Mỗi cơ quan đều thực hiện hoạt động tiêu hóa cơ họctiêu hóa hóa học để xử lý thức ăn.

  • Ruột non được chia thành tá tràng, hổng tràng và hồi tràng. Cấu tạo gồm 4 lớp chính: lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ và thanh mạc. Đây là cơ quan hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
  • Ruột già được cấu thành từ manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang,đại tràng xuống, đại tràng xích ma [sigma] và trực tràng. Ruột già là nơi hấp thụ lại các chất còn sót từ thức ăn và tích trữ phân cho đến khi phân được tống thoát.

Muốn thực hiện quá trình tiêu hóa ở ruột non cần có 4 hoạt động tiêu hóa cơ học, bao gồm: co thắt, cử động quả lắc, nhu động và phản nhu động.

  • Co thắt: Là hoạt động giúp chia các nhũ trấp [thức ăn đã vào ruột non] ra thành từng mẩu ngắn để dễ ngấm vào dịch tiêu hóa.
  • Cử động quả lắc: Có trách nhiệm trộn đều nhũ trấp với dịch tiêu hóa nhằm tăng nhanh tốc độ tiêu hóa ở ruột non
  • Nhu động: Là chuyển động có hình dáng giống những làn sóng co bóp qua lại, lan từ đầu cho đến cuối phần ruột non, chuyển động này có nhiệm vụ giúp đẩy thức ăn di chuyển trong ruột. Nếu bị tắc ruột do các bệnh lý như khối u, giun, xoắn ruột... thì việc đẩy được các nhũ trấp đi qua được chỗ tắc là vô cùng khó khăn. Để đi qua cần nhu động phải tăng mạnh chuyển động, gây ra triệu chứng đau bụng từng cơn và xuất hiện dấu hiệu rắn bò [dấu Koenig]. Đây là một trong các dấu hiệu để chẩn đoán ra tình trạng tắc ruột.
  • Phản nhu động: Giống với nhu động nhưng ngược chiều, xuất hiện thưa và yếu hơn. Phản nhu động có nhiệm vụ phối hợp với nhu động để làm chậm lại sự di chuyển của nhũ trấp. Mục đích của việc này là để quá trình tiêu hóa và hấp thu diễn ra triệt để hơn.

Trong khi đó, quá trình tiêu hóa ở ruột già cần thực hiện 4 hoạt động tiêu hóa cơ học bao gồm: cử động phân đoạn, nhu động, cử động toàn thể và sự tống thoát phân.

  • Cử động phân đoạn: Chia ruột già thành các đoạn gần giống với các túi [haustra] và thực hiện trộn các dưỡng trấp qua lại, cũng như thay đổi mặt tiếp xúc với niêm mạc. Nhờ cử động này mà khoảng 1000ml dưỡng trấp thì chỉ có từ 80 - 150ml là không thể hấp thu và được đưa theo phân ra ngoài.
  • Nhu động: Ở ruột già cũng có nhu động lượn sóng giống như nhu động của ruột non, giúp đưa dưỡng trấp di chuyển theo ruột già với tốc độ chậm [5cm/giờ]. Thông thường, dưỡng trấp mất khoảng 48 tiếng để đi qua hết đoạn ruột già.
  • Cử động toàn thể: Thường xảy ra khoảng 3 - 4 lần trong một ngày, có tác dụng hỗ trợ đưa nhanh những dưỡng trấp ở đại tràng về phía trực tràng.
  • Sự tống thoát phân: Xảy ra khi phân được đẩy nhanh vào trực tràng, gây ra phản xạ co thắt và giãn cơ hậu môn. Khi phân di chuyển đến làm căng thành trực tràng, các tín hiệu sẽ được phát đi làm co thắt đại tràng sigma, đại tràng xuống và trực tràng. Đồng thời, khi nhu động tiến về phía hậu môn thì cơ thắt hậu môn sẽ giãn ra và tạo cảm giác muốn đại tiện. Ngoài ra, một số hành động như hít vào sâu, co cơ hô hấp, đóng nắp thanh môn và cơ thành bụng cũng làm tăng áp suất trong ổ bụng,... giúp thoát phân ra ngoài.

Tiêu hóa ở ruột già cần thực hiện theo các hoạt động cơ học

Về tiêu hóa hóa học, ruột già sẽ bài tiết một chất nhầy kiềm tính bôi trơn để phân dễ dàng di chuyển ra ngoài. Ruột già không thật sự quan trọng đối với việc hấp thu vì khi xuống đến ruột già, thức ăn đã được hấp thu dưỡng chất gần hết ở ruột non. Vì vậy, đến giai đoạn này thức ăn gần như không còn chất dinh dưỡng nào.

Riêng ruột non, dịch tiêu hóa ở của cơ quan này phong phú hơn ở ruột già vì nhận từ 3 nơi tiết ra là: tụy, mật và ruột non. Về việc hấp thu, ruột non đóng vai trò khá quan trọng để khai thác các nguồn dinh dưỡng từ thức ăn. Tại giai đoạn này, hầu hết các chất mà cơ thể cần phải hấp thu [sản phẩm tiêu hóa, nước, điện giải, thuốc] thì đều được ruột non hấp thụ một cách triệt để.

2.3. Sự khác nhau về chức năng tiêu hóa giữa ruột non và ruột già

Quá trình tiêu hóa ở ruột non có chức năng chính là thực hiện các hoạt động tiêu hóa cơ họctiêu hóa hóa học để tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn. Đồng thời, ruột non sau khi hấp thu chất dinh dưỡng cũng sẽ chuyển hóa và vận chuyển dưỡng chất này đến các cơ quan khác để nuôi sống cơ thể.

Quá trình tiêu hóa ở ruột già cũng gồm các hoạt động tiêu hóa cơ học tiêu hóa hóa học. Tuy nhiên, chức năng chính của quá trình này lại là hấp thu nước và các điện giải còn sót lại từ thức ăn, cũng như hỗ trợ thực hiện tống thoát phân ra ngoài.

Tóm lại, quá trình tiêu hóa ở ruột non và ruột già có vài phần giống và khác nhau ở cơ chế tiêu hóa cơ học, hóa học và chức năng mà cơ quan đó đảm nhiệm. Dù có sự khác biệt nhất định, nhưng điều này không gây ảnh hưởng gì đến quá trình tiêu hóa mà còn góp phần giúp cơ thể hoạt động tốt hơn.

Có thể thấy quá trình tiêu hóa ở ruột non và ruột già đều có những đặc điểm khác biệt và giữ vai trò riêng. Bất kỳ một bệnh lý nào trên ruột non hay ruột già đều có thể ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và hấp thu dưỡng chất của cơ thể.

Các bệnh lý thường gặp của ruột ron và ruột già là: viêm ruột, u ruột non, tắc ruột non, lao ruột, hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, ung thư đại tràng, polyp đại tràng, túi thừa đại tràng ...

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu cả nước, được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Khách hàng lựa chọn khám bệnh tại Vinmec sẽ tận hưởng những ưu điểm như:

  • Các bác sĩ dày dạn kinh nghiệm điều trị bệnh đường tiêu hóa.
  • Các phương tiện trang thiết bị hiện đại, đạt hiệu quả điều trị cao: Hệ thống máy nội soi ống soi mềm Olympus CV 190 có chức năng muộm màu điện tử hiện đại nhất [NBI] cho hình ảnh rõ nét chính xác, dễ sử dụng, phát hiện sớm các ung thư đường tiêu hóa.
  • Các thiết bị dụng cụ tiêu hao trong mổ được qua các quy trình kiểm tra tiệt khuẩn nghiêm ngặt, Vinmec chỉ sử dụng sản phẩm chất lượng cao và đặc biệt là chỉ sử dụng 1 lần để đảm bảo vô trùng và mang đến đến kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.
  • Dịch vụ chuyên nghiệp: Hệ thống phòng bệnh văn minh hiện đại, mỗi bệnh nhân một phòng bệnh được phục vụ toàn diện từ theo dõi các thông số bệnh, các bữa ăn, chế độ nghỉ ngơi, tập luyện, giáo dục sức khỏe, mỗi phòng bệnh được trang bị tiện nghi giống một căn hộ khách sạn 5 sao, thông tin bệnh nhân được bảo mật.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Thức ăn sau khi qua miệng, thực quản, dạ dày sẽ đi xuống ruột non. Tại đây, quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non diễn ra, hấp thu hầu hết các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Cuối cùng, chất thải được đưa xuống ruột già và đưa ra ngoài cơ thể.

Hệ tiêu hóa được tạo thành từ đường tiêu hóa và gan, tuyến tụy và túi mật. Đường tiêu hóa là các cơ quan rỗng nối trong một ống dài, từ miệng tới hậu môn. Các cơ quan rỗng của đường tiêu hóa là miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn. Gan, tuyến tụy và túi mật là những cơ quan đặc biệt của hệ tiêu hóa.

Tiêu hóa rất quan trọng bởi cơ thể chúng ta cần chất dinh dưỡng từ thức ăn và đồ uống để hoạt động tốt, khỏe mạnh hơn. Protein, chất béo, carbohydrate, nước, vitamin và khoáng chất là các chất dinh dưỡng. Hệ tiêu hóa chia các chất dinh dưỡng này thành các phần nhỏ để cơ thể hấp thu và sử dụng năng lượng, phát triển và tái tạo các tế bào.

  • Protein phân hủy thành các axit amin;
  • Chất béo phân hủy thành axit béo và glycerol;
  • Carbohydrate phân hủy thành đường đơn.

Bạn có thể tìm hiểu quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non như sau:

Mỗi bộ phận của hệ tiêu hóa đều làm nhiệm vụ di chuyển thức ăn và chất lỏng qua đường tiêu hóa, chia thức ăn và chất lỏng thành các phần nhỏ hơn. Khi thức ăn được chia nhỏ, cơ thể bạn có thể hấp thụ, chuyển các chất dinh dưỡng tới các nơi cần thiết, các dây thần kinh và hormone giúp kiểm soát quá trình tiêu hóa. Ruột già hấp thụ nước và biến các chất thải của quá trình tiêu hóa thành phân.

Về quy trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non, đầu tiên thức ăn được nhai nuốt tại miệng, đưa xuống thực quản, qua cơ vòng thực quản dưới xuống dạ dày. Sau khi thức ăn đi vào dạ dày, các cơ dạ dày trộn thức ăn và chất lỏng với dịch tiêu hóa. Dạ dày từ từ đổ thức ăn đã được xay nhuyễn [vị trấp] vào ruột non.

Trước khi tiêu hóa thức ăn ở ruột non sẽ diễn ra ở thực quản trước

Đầu tiên tuyến tụy sản xuất dịch tụy có các enzyme tiêu hóa chất đạm, tinh bột và chất béo. Dịch tụy được tiết vào tá tràng của ruột non qua nhú tá tràng [ống tụy Vater]. Trong tá tràng, chất nhờn, dịch tụy và mật từ gan được trộn lẫn. Dịch chua từ dạ dày cũng được trung hòa bởi môi trường kiềm của tá tràng. Thức ăn có thể được tiêu hóa ở đây với một lượng nhỏ. Các enzyme mật của tuyến tụy kết thúc quá trình phân hủy hóa học của các thành phần axit trong dạ dày.

Mật được tạo ra từ trong gan, khi tiêu thụ thức ăn có chất béo, cơ thể sẽ giải phóng mật vào ruột non để tiêu hóa chất béo. Nó thực hiện điều này bằng cách nhũ hóa chất béo, phá vỡ các hạt chất béo lớn thành các giọt nhỏ hơn, có thể tiêu hóa dễ dàng hơn.

Từ tá tràng, hỗn hợp thức ăn được chuyển vào đoạn tiếp theo của ruột non, gọi là hỗng tràng, sau đó đến hồi tràng. Diện tích bề mặt bên trong của hỗng tràng và hồi tràng được tăng lên bởi các nếp gấp, nhung mao và vi nhung mao. Các nhung mao làm tăng diện tích bề mặt bên trong của hỗng tràng và hồi tràng, tạo diện tích lớn hơn để hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Quá trình tiêu hóa thức ăn được hoàn thành trong phần này của ruột non. Chất béo và các chất dinh dưỡng khác như glucose và axit amin được hấp thụ ở đây qua thành ruột, vào máu và đưa tới gan.

Hỗng tràng có diện tích bề mặt lớn hơn hồi tràng. Có khoảng 90% quá trình tiêu hóa và hấp thụ diễn ra tại đây. Tuy nhiên, nếu hỗng tràng bị tổn thương hoặc bị cắt bỏ thì hồi tràng có thể đảm nhiệm vai trò của hỗng tràng. Hồi tràng là nơi cơ thể hấp thụ vitamin B12.

Thức ăn không được tiêu hóa như chất xơ sẽ được chuyển qua van hồi tràng đến ruột già. Sau đó, ruột già hấp thụ lại nước và các chất dinh dưỡng, đẩy phần chất thải ra ngoài cơ thể.

Tại ruột non, hầu hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn đều được cơ thể hấp thụ. Để quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non diễn ra trơn tru nói riêng và các cơ quan trong hệ tiêu hóa nói chung, mỗi người cần chú ý duy trì thói quen cùng chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn chậm, nhai kỹ, giữ tâm lý thoải mái khi ăn,...

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: .niddk.nih.gov, webmd.com, mydr.com.au

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề