Cây xà cừ trồng bao lâu thì sẽ chết

Bạn đang đọc: Cây xà cừ là cây gì trồng lấy gỗ ra sao giá bao nhiêu

108Views

5/5 – [ 1 bầu chọn ]

Cây xà cừ là loại cây trồng cho các công trình trọng điểm như trường học, cơ quan, bệnh viện,..Chúng được trồng chủ yếu để lấy bóng che, tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường.

Một số vùng quê, loài thực vật này được trồng để lấy gỗ sản xuất những đồ vật hằng ngày. Ngày nay, cây xà cừ được biết đến với nhiều quyền lợi về kinh tế tài chính trong đời sống .

Đặc điểm

Cây xà cừ còn được dân gian gọi quen với tên sọ khỉ, trong khoa học chúng là Khaya senegalensis. Loài thực vật này thuộc họ với Xoan và mọc nhiều ở Berlin Đức . Số khác còn được tìm thấy đa phần là ở Sudan hay những nước Trung Phi . Vì thuộc họ thân gỗ nên thân của chúng cực kỳ trưởng thành và chắc như đinh. Chiều cao của mỗi cây trưởng thành trung bình sẽ là khoảng chừng 25-45 m .

Trong đó, phần thân đường kính sẽ vào khoảng chừng từ 1-2 m, so với loài mọc lâu năm hoặc trong rừng. Thân của chúng được phân hóa thành nhiều cành và nhánh khác nhau tỏa ra xung quanh .

Vỏ cây xà cừ trưởng thành sẽ có màu xám hơi pha đen, khá sần sùi. Lớp sần này lâu ngày sẽ bị bong tróc ra khỏi thân như dạng tế bào chết . Gỗ của cây có màu hồng hơi đỏ tựa như màu của gỗ bạch dương khi đốn tươi . Lá của chúng khi mọc sẽ đối xứng hai bên, là dạng lá kép hình khá giống lông chim, xanh bóng. Đến mùa hoa, hoa của cây sẽ được mọc ra từ nách lá và thường sẽ có 2-3 bông một chùm . Chúng Open hoa hầu hết là từ khoảng chừng tháng 4 – 6 trong năm . Cây xà cừ thuộc loài ưa sáng, tán vươn cao để đón ánh nắng mặt trời. Khi trồng nhanh cho cây trưởng thành, hoàn toàn có thể tăng trưởng cả trong công trường thi công bê tông .

Nếu chọn một nơi tương thích với loài cây này thì chắc như đinh đó là miền trung. Bởi cây hoàn toàn có thể tăng trưởng tốt kể cả trong đất cát ở ven biển nghèo chất dinh dưỡng .

Công dụng

Nhắc đến công dụng cây xà cừ, người ta nghĩ ngay đến việc lấy bóng mát. Có thể nói, hầu hết các công trình quan trọng đều xuất hiện loài cây này.

Xem thêm: Cây xuyến chi một loại rau dại xào tỏi ăn cực ngon

Chúng không chỉ giúp thành phố xanh hơn, sạch hơn mà còn là nơi tạo bóng mát. Giá thành của chúng không quá đắt, nên chúng thông dụng hơn 1 số ít loài thực vật khu công trình khác . Ngoài ra, gỗ từ loài thực vật này cũng đem lại nhiều giá trị kinh tế tài chính cao. Vì gỗ của chúng có màu đỏ nên được dùng để làm bàn và ghế, đóng tủ, … Một số được sử dụng để làm nhà hoặc làm ván để đóng thuyền .

Trong dân gian, cây xà cừ là bài thuốc được truyền tai nhau khá nhiều để chữa bệnh :

Đầu tiên là ghẻ lở, vỏ của loài cây này đem đi đập nát và giã nhuyễn để nấu lấy nước tắm. Chúng có năng lực trị viêm nhiễm và làm lành vết thương nhanh gọn . Kiên trì sử dụng để có được tác dụng hiệu suất cao nhất thay cho thuốc tây . Vỏ xà cừ hoàn toàn có thể chữa được bệnh ho khan lâu ngày nhờ bài thuốc : Cạo lớp vàng trên vỏ, thêm một chút ít mật ong và quất [ cam ] sau đó chưng lên . Uống liên tục vào sáng và tối hằng ngày, kiên trì trong 1 tuần để giảm ho .

Nếu bị những triệu chứng sưng thì hoàn toàn có thể giã lá của loài thực vật này, thêm chút muối hột đắp lên. Bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng quả của cây ép sau lấy nước rồi cho chút muối thoa lên vùng sưng tím .

Kỹ thuật trồng cây

Cây xà cừ vốn không cần phải nhu yếu kỹ thuật trồng quá nhiều bởi chúng dễ thích nghi. Chúng hoàn toàn có thể tăng trưởng ở nhiều điều kiện kèm theo khí hậu cũng như đất trồng . Loài thực vật này được nhân giống hầu hết nhờ chiêu thức chiết hoặc giâm. Nhiều trang trại cây cũng vận dụng hình thức gieo hạt nhưng thời hạn lâu hơn . Trước khi trồng nên quan tâm những điều kiện kèm theo sinh trưởng : · Ánh sáng : Nên lựa chỗ đất trồng có vừa đủ ánh nắng mặt trời để cây tăng cường quang hợp . · Đất trồng : Nên chọn đất có nhiệt độ vừa phải, vì cây hoàn toàn có thể sống được trong cả thiên nhiên và môi trường đất cát .

· Nhiệt độ : Chúng hoàn toàn có thể sống trong môi trường tự nhiên có mức nhiệt xấp xỉ trong khoảng chừng từ 25-30 độ C .

Nên sẵn sàng chuẩn bị một hố nhỏ vừa đủ rộng để cây tăng trưởng, sau đó triển khai đổ phân chuồng. Cũng như sử dụng kèm mùn cưa hoặc trấu để tạo sự tơi xốp cho đất, giúp mầm dễ lớn .
Ngoài ra, nên sử dụng phân chuồng thay cho phân hóa học trong 1 tháng tiên phong. Muốn bộ rễ của cây nhanh tăng trưởng, nên phân phối nước 1 lần / ngày. Sau quy trình tiến độ đầu, bạn không cần phải tưới nước quá nhiều chúng vẫn sẽ tăng trưởng .

Kỹ thuật chăm sóc cây

Cây xà cừ có rất ít sâu bệnh gây hại vì thân gỗ và khá cứng chắc. Tuy nhiên, chúng vẫn có một số ít loại sâu bệnh hại cần được khắc phục như : Hypsipyla robusta hay Xanthomonas khaye . Điều này sẽ khiến chúng dễ bị chảy nhựa ở thân hoặc cành và dễ Open những cục u. Trong tiến trình đầu bạn nên sử dụng thuốc để phòng ngừa ở những cây non. Bởi đây là quá trình rất dễ nhiễm sâu bệnh vì cây còn yếu chưa trưởng thành .

Thường xuyên quan tâm để phần lá của cây, để chúng không Open những bệnh lá và mối mọt .

Chú ý chăm nom thật kỹ vào quy trình tiến độ từ khoảng chừng 2-3 tháng đầu [ quy trình tiến độ lên mầm ]. Tiếp đó là quá trình từ khoảng chừng tháng 8-9 để cây bước vào thời kỳ sinh cành và nhánh . Nước nên tưới vào buổi sáng hoặc buổi chiều, tuyệt đối không nên tưới vào buổi trưa. Cây trưởng thành hoàn toàn có thể tưới hai ngày một lần, cây vẫn sẽ không bị héo . Chú ý độ pH cho đất trồng nên khoảng chừng ở mức 6, không nên quá nhiều H + hoặc quá nhiều OH – .

Nên chăm tỉa cảnh để cây vươn cao hơn cũng như vô hiệu mầm bệnh sâu hại cho cây .

Xem thêm: 1 Cây, 10 Cây, 100 Cây vàng giá bao nhiêu tiền hôm nay?

Kết luận

Cây xà cừ vốn là loài thực vật được trồng nhiều để tạo cảnh sắc và tạo bóng mát. Ngoài ra, chúng còn dùng làm rừng chắn phòng hộ, chống xói mòn đất . Cây như máy lọc khí, tạo sự trong lành cho môi trường tự nhiên đô thị ô nhiễm Thêm vào đó, chúng còn được ứng dụng nhiều trong y học chữa bệnh thường thì .

Đó cũng chính là nguyên do, những trường học, bệnh viện, khu đô thị đều trồng chúng. Bạn hoàn toàn có thể tìm mua cây tại những trang trại cây cối khu công trình .

Source: //dolatrees.com
Category: Cây

Chặt ngọn, cưa cành, cắt rễ, đổ nước muối, đóng đinh, và phổ biến nhất là lột hết vỏ quanh gốc cây là những cách mà một số người đang “đối xử” với cây xanh ở thành phố Kon Tum. Nhiều cây đã bị “bức tử” bởi những cách như vậy...

Hiểm và độc

Ngày 20/10, cùng các cán bộ Công ty CP Môi trường đô thị Kon Tum đi kiểm tra, khảo sát thực trạng hệ thống cây xanh đô thị Kon Tum trên một số tuyến phố chính, tôi không khỏi xót xa khi phải chứng kiến những cây xanh đang chết dần chết mòn vì những hành vi phá hoại hiểm và độc của một số người.

Phổ biến nhất hiện nay là hành vi lột bỏ hoàn toàn phần vỏ dưới gốc cây, khiến cây cứ thế chết dần chết mòn.

Một cây xanh chết khô trên đường Bà Triệu do bị cưa gốc bóc vỏ. Ảnh: T.H

Trên đường Phan Chu Trinh, trước số nhà 33, có 1 cây bằng lăng đường kính hơn 30cm bị lột vỏ, bắt đầu rụng lá; trước nhà số 676 đường Phan Đình Phùng có một cây xà cừ đường kính gốc lên tới 80cm, cao 16m bị bóc vỏ quanh gốc, nguy cơ chết là rất cao; trên đường Nguyễn Sinh Sắc có 2 cây xà cừ và 1 cây muống hoa đào, đường Bắc Kạn có 1 cây phượng vàng, đường Bà Triệu có 1 cây hoàng yến, đường Nguyễn Viết Xuân có 1 cây sấu, đường Hoàng Thị Loan có tới 3 cây xà cừ bị hại bởi phương thức này...

Hiểm độc hơn, có người còn nghĩ ra phương thức triệt hạ cây xanh “quái đản” là khoét lỗ nhỏ rồi bơm a-xít, dầu nhớt vào thân cây khiến chỉ vài tuần sau cây héo rũ mà chết; dùng muối chôn xuống gốc cây để cây chết dần chết mòn.

Sáng 20/10, chúng tôi phát hiện ở trước nhà số 363, đường Trần Hưng Đạo có một cây xà cừ cao 12m, đường kính gốc tới 60cm lá héo rũ và có dấu hiệu chết dần.

Theo một người dân, cây xà cừ này đã hơn 10 tuổi, vốn có sức sống khá tốt, không dễ dàng chết một cách lạ lùng như vậy. Kiểm tra thực tế thì giật mình khi thấy cây có hiện tượng thối gốc, thì ra xung quanh bị người ta khoan nhiều lỗ và đổ hóa chất vào cho cây chết từ từ, tránh sự phát hiện, xử lý của cơ quan chức năng. Nhìn mà xót vô cùng.

Một gốc cây bị đổ hóa chất. Ảnh: T.H

Tương tự, trên đường Nguyễn Viết Xuân, đoạn gần ngã ba Phan Chu Trinh - Nguyễn Viết Xuân có một cây sao đen đang phát triển bình thường bỗng dưng héo dần, rụng hết lá rồi... chết khô. Theo những công nhân chăm sóc cây xanh có kinh nghiệm, thì cây này đã chết vì bị tưới... nước muối lâu ngày.

Chỉ kiểm đếm sơ bộ ở 6-7 tuyến đường trong ngày 20/10, chúng tôi đã phát hiện hàng chục cây xanh bị “bức tử” bởi những chiêu như vậy. Nếu kiểm đếm hết toàn bộ các tuyến đường ở nội thành thành phố, tôi tin rằng số lượng cây xanh đường phố bị hại sẽ lớn hơn.

Qua tìm hiểu được biết, việc phá hoại cây xanh thường vì các lý do: cây xanh ảnh hưởng đến lối ra vào, tán cây che mặt tiền kinh doanh, che khuất bảng hiệu, bảng quảng cáo, thậm chí là vì không tốt về mặt phong thủy, muốn thay cây khác… Như trên đường Trần Phú, đoạn đối diện Tòa án nhân dân tỉnh vốn có 2 cây sao đen đường kính gốc khoảng 25-30cm, bị người dân cưa gốc cây lột vỏ cho chết khô, rồi trồng thay thế bằng 2 cây lộc vừng.

Chưa ai bị phạt nên... không sợ

Ông Nguyễn Đình Chương - Giám đốc Công ty CP Môi trường đô thị Kon Tum bức xúc: Phải mất hàng chục năm với bao sức người sức của mới có thể nuôi sống và giữ gìn một cây xanh che mát và điều hòa không khí cho đường phố đô thị, thế nhưng chỉ vì lợi ích cá nhân, một số người dân đã phá hoại một cách không thương tiếc…

Đây rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật và không thể chấp nhận được, cần xử lý nghiêm, tránh tạo ra tiền lệ xấu. Tuy nhiên, do mức chế tài hiện nay đối với hành vi xâm hại cây xanh còn quá nhẹ, không đủ mức răn đe, mặt khác, có lẽ là do vì chưa có ai bị phạt cả, nên người ta không sợ.

Còn ông Phạm Hoàng Đăng - cán bộ Công ty CP Môi trường đô thị cho biết: Mỗi khi phát hiện vụ việc chúng tôi đều báo với phường, đơn vị quản lý đô thị để phối hợp cùng giải quyết, vì chúng tôi không có chức năng xử phạt mà chỉ phối hợp kiểm tra. Nhưng từ trước đến nay, chưa ghi nhận được đối tượng nào bị xử phạt, do các hành vi này thường diễn ra vào ban đêm, âm thầm và lén lút nên dù phát hiện cây chết cũng không phạt được vì thiếu chứng cứ.

Nói về việc xử phạt các hành vi “bức tử” cây xanh, bà Trần Thảo Linh Tuyền - cán bộ Phòng Quản lý đô thị thành phố Kon Tum, người trực tiếp tham gia kiểm tra tình trạng 2 cây xà cừ trước số nhà 363 đường Trần Hưng Đạo và số nhà 676 đường Phan Đình Phùng thông tin rằng hành vi này vi phạm Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị và các quy định của tỉnh về quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa trên địa bàn.

Vỉa hè trồng cây xanh là đất công, kinh phí đầu tư cho việc trồng, chăm sóc, bảo quản cây xanh từ nguồn ngân sách nhà nước. Do vậy, việc phá hoại hàng loạt cây xanh đường phố như trên Hoàng Thị Loan hay Phan Chu Trinh không đơn thuần là hành vi vi phạm hành chính, mà phải xem đó là hành vi phá hoại tài sản Nhà nước, hủy hoại môi trường. Việc xâm hại cây xanh không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế, mà còn làm ảnh hưởng đến vấn đề môi sinh.

Tuy nhiên, bà Tuyền cũng cho hay, việc bảo vệ cây xanh rất khó vì các đối tượng phá hoại ra tay vào ban đêm, hoặc làm cây chết từ từ, dù biết chính xác người vi phạm nhưng đối tượng phủ nhận hoàn toàn sự việc mình làm thì cơ quan chức năng cũng chịu bởi không có căn cứ gì để xử lý do không bắt được quả tang.

Theo ông Chương, để có thể bảo vệ cây xanh đường phố tốt hơn, các cơ quan có thẩm quyền nên xem xét, quy định các mức chế tài cụ thể và thật nặng đối với các hành vi xâm hại, chặt phá cây xanh, thậm chí có thể xử lý hình sự đối tượng này thì mới đủ sức răn đe. Mặt khác, cũng nên quy định trách nhiệm quản lý cây xanh trước mặt tiền của các hộ dân, cơ quan đơn vị và buộc họ có trách nhiệm  bảo vệ cây xanh.

Đồng thời, thông qua các kênh truyền thông là các tổ chức xã hội ở địa phương tích cực tuyên truyền cho người dân về ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường; lập quỹ khen thưởng đối với cá nhân phát hiện, thông báo kịp thời về các hành vi xâm hại, chặt cây xanh để khuyến khích việc bảo vệ cây xanh. Có như vậy chúng ta mới bảo vệ được lá phổi xanh của thành phố - ông Chương kiến nghị.

Thành Hưng

Video liên quan

Chủ Đề