Trí nhớ ngắt quãng vì sao

Những ngày thi cuối kỳ, học sinh ôm sách giáo khoa dày cộp; mặt khó đăm đăm để gạo bài là hình ảnh quen thuộc. Ngay cả chúng ta đôi khi vẫn phải học một số lượng lớn thông tin trong khoảng thời gian rất ngắn. Hầu hết chúng ta đều sử dụng kỹ thuật cũ và phổ biến là đọc tài liệu nhiều lần với mong muốn ghi nhớ những thông tin cần thiết.

Tuy nhiên, kỹ thuật này tẻ nhạt và hiệu quả không cao. Việc học thuộc lòng không phù hợp với cách não hoạt động để ghi nhớ. May mắn thay, nhờ vào rất nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra một phương pháp giúp ghi nhớ hiệu quả, vô cùng thú vị cho quá trình học thuộc lòng này. Phương pháp mà TTGĐ đang nói đến là Spaced Repetition [Lặp lại ngắt quãng]. Phương pháp lặp lại ngắt quãng hỗ trợ tốt việc học một ngôn ngữ mới; ghi nhớ các đoạn văn, số liệu, nội dung phổ quát… hay hỗ trợ cho các bạn học sinh; sinh viên trước các kỳ thi lớn. Bạn cũng có thể dạy cho các bé nhà mình phương pháp Lặp lại ngắt quãng; để bé hình thành thói quen ghi nhớ tốt sau này.

Làm sao để con trẻ thực sự ghi nhớ kiến thức, chứ không phải nhồi nhét gạo bài? Phương pháp Lặp lại ngắt quãng là giải pháp để trẻ học sâu, nhớ lâu.

Phương pháp Lặp lại ngắt quãng là gì?

Spaced Repetition [Lặp lại ngắt quãng] là một kỹ thuật học tập; sử dụng sự lặp lại các kiến thức cần học; nhằm tận dụng đặc điểm về tâm lý và trí nhớ của con người. Các tên khác của Phương pháp Lặp lại ngắt quãng bao gồm Spaced Rehearsal, Expanding Rehearsal, Spaced Retrieval…

Một cách đơn giản để áp dụng phương pháp Lặp lại ngắt quãng là sử dụng flash cards đựng trong một hộp. Chẳng hạn khi học từ vựng hay các công thức; bạn ghi vào từng tờ giấy. Sắp xếp bỏ giấy vào một chiếc hộp. Bạn cứ lần lượt lấy từng tờ giấy ra đọc và ghi nhớ. Nếu từ nào đã nhớ rồi; bạn cho vào khu vực card không sử dụng nhiều. Còn nếu từ nào sai; hãy cất vào khu vực card sẽ thường xuyên sử dụng để ghi nhớ trong thời gian sắp tới.

Hiểu về bộ não

Hoạt động của bộ não thật sự rất khó mô tả theo nghĩa đen. Nhiều nhà khoa học cho rằng: Não bộ hoạt động tương tự một chiếc máy tính hữu cơ. Tuy nhiên, sẽ có những khác biệt căn bản về cách bộ não và máy tính xử lý; lưu trữ thông tin. Máy tính lưu trữ bất cứ thông tin nào được yêu cầu. Bộ não lại không hoạt động theo cách chúng ta muốn, chúng ta ép.

Vì vậy, bạn không thể kiểm soát trực tiếp việc mình có thể nhớ bao nhiều cuốn sách; bao nhiêu thông tin. Sự khác biệt lớn thứ hai giữa não và máy tính là cách xử lý thông tin. Nhiều người nghĩ rằng trí nhớ của chúng ta lưu trữ thông tin dưới dạng các tập tin rời rạc; rồi cất ở đâu đó trong não.

Khi nhớ đến một sự kiện nào đó đã xảy trong cuộc sống, đó là lúc chúng ta “mở” tập tin được lưu. Các nhà khoa học cho biết điều này là không đúng. Khi chúng ta học một điều mới; kiến thức không được lưu trữ ở một nơi duy nhất; nhưng ngay lập tức rải rác nhiều vùng khác nhau của bộ não. Nhưng não có những hạn chế, so với máy tính đó là: chúng ta chỉ có thể nhớ 5–7 thông tin mới mỗi lần.

Hacking não bộ

Bất kỳ cách học nào nếu muốn hiệu quả thì cần phải phát triển dựa trên những thông tin đã có trong bộ não của con người. Nếu đã biết rằng não không thể lưu trữ nhiều thông tin trong một khoảng thời gian ngắn; thì “nhồi nhét” là phương thức học tập thảm họa. Việc học một khối lượng lớn kiến thức hoàn toàn mới trong một khoảng thời gian ngắn là điều không thể. Bạn chỉ dành thời gian một vài hôm để ôn lại kiến thức thì không vấn đề gì.

Tương tự như vậy; não chỉ lưu giữ thông tin được cho là quan trọng. Rồi não tiếp tục tăng cường và củng cố những thông tin ấy nếu nó gặp thường xuyên và liên tục. Vì vậy, cách lặp đi lặp lại – xem lại thông tin thường xuyên ở các khoảng thời gian nhất định – là cách học vô cùng hiệu quả. Chẳng hạn; với việc học từ mới bằng flash card, bạn học thuộc rồi; sau đó vài ngày, vài tháng hãy lặp lại việc tiếp xúc với flash card ấy để não củng cố và duy trì trí nhớ về thông tin.

Sự lặp đi lặp lại rất đơn giản nhưng hiệu quả; vì Phương pháp Lặp lại ngắt quãng này cố tình làm sai cách thức bộ não hoạt động. Giống như việc luyện cơ bắp cần thường xuyên và đều đặn thì việc lặp lại thông tin một cách ngắt quãng đều đặn cũng giúp kích thích não; từ đó tăng cường các kết nối giữa các tế bào thần kinh. Sự lặp lại này tạo ra sự duy trì lâu dài các kiến ​​thức trong não.

Bài: UYÊN HỒ

Tiếp Thị Gia Đình

Ghi nhớ nhiều hơn những gì bạn học bằng ‘Spaced Repetition’: Phương pháp lặp lại ngắt quãng. Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung về phương pháp học tập siêu tốc dưới đây nhé

1. Spaᴄed Repetition là gì?

Spaᴄed Repetition là phương pháp tạo ra các khoảng ngắt quãng trong quá trình học, và là kỹ thuật mạnh mẽ nhất trong cáᴄ cáᴄh để cải thiện khả năng ghi nhớ của người học. Phương pháp nàу trái ngược với cách học “nhồi” truуền thống mà mọi người thường ѕử dụng mỗi lần ôn thi.

Khi học theo kiểu “nhồi” [ѕcram] ta ѕẽ nhớ hầu hết trong 1 thời gian ngắn, nhưng ѕẽ quên ѕạch trong ᴠài ngàу ѕau đó. Đâу là lý do vì ѕao nhiều bạn họᴄ rất ᴄhăm ᴄhỉ nhưng lại luôn trong trạng thái “não cá vàng” nhớ nhớ quên quên. Hiện tượng nàу đã được nghiên cứu vào những năm 1880, bởi một nhà tâm lý họᴄ người Đứᴄ tên là Hermann Ebbinghauѕ.

2. Phương pháp này hoạt động như thế nào?

Lấy ví dụ để giải thích cho việc học tập bằng cách lặp đi lặp lại như sau:

Bạn có thể nghĩ đến việc học như là một kiểu xây dựng một bức tường gạch; nếu bạn chồng gạch lên quá nhanh mà không để vữa giữa mỗi lớp cho chúng liên kết và cứng lại, bạn sẽ không xây dựng được một bức tường kiên cố được. Do đó, kĩ thuật này cho phép thời gian để làm cho “vữa tinh thần” của bạn khô và liên kết vững chắc cho những gì bạn đã học.

Trên thực tế, bất kỳ loại kiến thức và thông tin nào cũng có hiệu quả theo cách này – đó là điều đã được chứng minh bởi khoa khoa học trí nhớ ra đời cách đây 130 năm.

Trở lại vào cuối những năm 1880, một nhà tâm lý học tên là Herman Ebbinghaus đã trở thành người đầu tiên giải quyết vấn đề bộ nhớ một cách có hệ thống và ông đã làm điều này bằng cách dùng cả năm để nghiên cứu tỉ mỉ và ghi lại những kết quả của mình – Ebbinghaus đã có thể sắp xếp và phân tích quá trình “lãng quên” theo thời gian mà được trình bày qua một đồ thị gọi tạm dịch là “Đồ thị đường cong lãng quên”.

Theo như biểu đồ trên thì việc lặp lại ngắt quãng theo thời gian sẽ giúp chúng ta ghi nhớ tốt hơn, hiệu quả hơn so với việc học mà không lặp lại. Điều này cũng có thể được hiểu là bạn hãy học theo cách chia nhỏ thời gian ra. Bạn sẽ học 2 giờ không nghỉ hay chia khoảng thời gian đó ra trong suốt 1 ngày? Tất nhiên chia ra là tốt nhất rồi.

Nên chia thời gian trong toàn bộ 1 ngày, tốt nhất là nghe 30 phút vào buổi sáng, 30 phút trên xe buýt hoặc trên đường đi học, đi làm, 30 phút từ trường, chỗ làm về nhà, 30 phút trước khi đi ngủ. Theo thuyết Forgetting Curve củaHermann Ebbinghausthì chúng ta sẽ nhớ tốt hơn khi được lặp lại, ôn lại nên thay vì học nhồi nhét, bạn nên học theo hình thức mưa dầm thấm lâu.

Cũng theo Ebbinghaus, việc học theo cách Space Repetition giải quyết cho chúng ta 2 vấn đề:

Thứ nhất, Chúng ta quên các thông tin mới một cách cực kỳ nhanh chóng

Theo một nghiên cứu năm 1885 của nhà tâm lý học Hermann Ebbinghaus, chúng ta có thể quên một thông tin mới gần như ngay lập tức, và sau 30 phút, gần như 80% các thông tin đã bị lãng quên. Tuy bài nghiên cứu này được thực hiện chỉ trên bản thân nhà tâm lý học này, nó là nền tảng cho nhiều bài nghiên cứu khác. Và tất cả đều đồng ý là trung bình 80% thông tin sẽ bị quên sau 24 giờ.

Thứ hai,Nó giúp chúng ta lưu giữ và nhuần nhuyễn kiến thức lâu dài

Spaced Repetition hoàn toàn vô nghiệm được khả năng lãng quên này, khi nó được thiết kế để các thông tin tái hiện ngay tại các thời điểm mà não bộ sắp quên chúng. Dần dần, các thông tin sẽ được đẩy vào hệ thống trí nhớ lâu dài.

3.Nội dung của phương pháp spaced repetition

Nội dung của phương pháp spaced repetition

Phương pháp spaced repetition hay còn gọi là kỹ thuật lặp lại ngắt quãng có nội dung như sau. Phương pháp học lặp lại ngắt quãng được áp dụng dựa trên hiệu ứng tâm lý ngắt quãng. Bằng cách gia tăng khoảng cách thời gian giữa những lần ôn tập lượng thông tin cần ghi nhớ. Mục đích hướng đến là cải thiện và năng cao khả năng ghi nhớ thông tin. Có thể ghi nhớ một khối lượng thông tin lớn, trong khoảng thời gian dài.

Phương pháp spaced repetition có thể được áp dụng và đạt hiệu quả trong nhiều trường hợp và hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, nó có thể đạt được những kết quả tốt và có tác động hiệu quả nhất là khi sử dụng để học tập cũng như rèn luyện những bộ môn về ngôn ngữ. Ví dụ như học ngôn ngữ thứ 2, hay cụ thể là học từ vựng trong khi học ngôn ngữ thứ 2.

4. Áp dụng phương pháp Spaced Repetition như thế nào?

Học từ vựng bằng flashcardscó lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Hôm nay, Edu2Review sẽ hướng dẫn bạn kết hợp flashcards với phương pháp Spaced Repetition để mang lại hiệu quả tối ưu.

Đầu tiên, hãy tạo một bộ flashcards cho riêng mình. Bạn có thể mua, tự viết hoặc sử dụng những ứng dụng trên điện thoại như Quizlet. Một lưu ý nhỏ là bạn nên hạn chế viết từ đơn lẻ, hãy kết hợp với ngữ cảnh và nghĩa tiếng Anh.

Ví dụ, bạn cần học từ “to apprehend” và từ này có nghĩa theo ngữ cảnh sau: “Two individuals were apprehended following a search of property on the Oaks road”. Bản thân từ “apprehend” có rất nhiều nghĩa, nhưng ở tình huống trong câu trên, nó có nghĩa tương đương với “arrest” [bắt lại]. Nên khi bạn ghi chú vào tấm flashcards, hãy thêm phần định nghĩa “two individuals were arrested”.

Sau đó, bạn cần đặt số lượng từ phải học mỗi ngày. Ví dụ, hôm nay, mục tiêu là 5 từ, ôn lại 5 từ của ngày hôm trước và cứ lặp lại như vậy. Nếu muốn trở thành một người thành thạo tiếng Anh, người học nên thực hành nói và luyện dây thanh quản để phát âm chính xác. Sẽ không bao giờ đủ nếu bạn chỉ nhớ từ vựng mà không sử dụng chúng trong giao tiếp. Vì thế, hãy luyện tập nhiều nhất có thể và tận dụng những khoảng thời gian hạn hẹp trong ngày nhé!

Nếu bạn muốn đẩy nhanh tiến độ cũng như ghi nhớ được nhiều từ hơn thì hãy liên tục thêm thẻ flashcards mỗi ngày. Tuy nhiên, việc ôn tập lại những từ vựng trước cũng rất cần thiết. Số lượng thẻ sẽ tăng lên nên số từ vựng cần được xem lại cũng tăng lên. Đến khi số lượng từ trở nên quá nhiều thì hãy tạm dừng việc học bộ flashcards này và bắt đầu bộ mới. Tuy nhiên, để tránh tình trạng quên từ vựng, bạn nên thỉnh thoảng lấy những từ vựng cũ để ôn lại.

Sử dụng Space repetition với phương pháp Leitner

Bạn đã biết sự kì diệu của Space repetition rồi. Vậy cụ thể thực hành việc này như thế nào? Hãy bắt đầu với một tấm hình sau:

Bạn có một bộ flashcard tầm 100 từ, bạn chọn mỗi ngày học 5 từ và ôn lại 5 từ của ngày trước đó. Khi đó sẽ có trường hợp bạn nhớ hoặc không nhớ từ cũ. Ví dụ, ở ngày 1 bạn trả lời đúng được 3/5 từ thì 3 từ đúng sẽ được cho vào hộp 2 còn 2 từ sai vẫn ở lại hộp 1. Sang ngày thứ 2, bạn xem lại 2 từ trong hộp 1. Nếu trả lời đúng, bạn cho nó vào hộp 2. Rồi với 3 từ có sẵn trong hộp 2 từ trước, bạn xem lại chúng. Đúng, cho vào hộp 3 còn sai để lại hộp 2. Cứ lặp lại trình tự như vậy trong vòng 5 ngày và tăng cường số lượng từ vựng dần dần.

Đây chắc chắn là một cách học từ vựng ngoại ngữ cực tốt mà bạn có lẽ sẽ không muốn bỏ qua và bạn cần lưu ý những điểm chính sau về nội dung thẻ flashcard của bạn.

Thứ nhất: luôn học và ôn luyện với sự lặp lại ngắt quãng trong quá trình học của bạn. Thứ hai là: chú ý tới hình ảnh, vì khi học một từ vựng, liên tưởng nó tới một câu chuyện hay hình ảnh nào đó, việc này sẽ giúp bạn ghi nhớ từ dễ dàng hơn. Thứ ba: cần liên hệ đến những điều quen thuộc mà bạn quan tâm để ghi nhớ tốt hơn, ví dụ nếu bạn quan tâm đến thể thao, hãy liên tưởng các từ mới về hình dáng, tính cách con người tới các cầu thủ bóng đá. Hoặc nếu bạn yêu thời trang, hãy hình dung về quần áo của những người nổi tiếng khi bạn học từ vựng tiếng Anh về thời trang…

Cách học nhanh nhất

Bằng cách thêm mỗi ngày một số lượng flashcard mới liên tục [ví dụ 10 thẻ mới mỗi ngày] bạn sẽ đạt được khả năng học nhanh nhất có thể dự đoán được. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lặp lại các thẻ flashcard mà bạn đã học được trước đây – và kể từ khi bạn tiếp tục thêm thẻ mới mỗi ngày, tổng số thẻ flashcard sẽ được lặp đi lặp lại đang gia tăng đáng kể. Nó thường được xác định trung bình khoảng 3-4 lần số thẻ flash bạn thêm hàng ngày. Vì vậy, nếu bạn thêm 10 thẻ một ngày bạn cũng sẽ phải lặp lại khoảng 30-40 thẻ mỗi ngày thêm. Những con số này là trung bình để thêm một số thẻ liên tục trong khoảng hai tháng. Đối với khoảng thời gian dài hơn những con số này sẽ tăng lên, vì thẻ flash bạn đã học được một vài tháng trở lại sẽ hiển thị lại và cũng phải được lặp lại. Do đó các yếu tố tăng từ 3-4 đến khoảng 5-6, đó là 50-60 thẻ để lặp lại khi học 10 thẻ mới mỗi ngày.

Nếu bạn tiếp tục học cách đó bạn sẽ có thể dự đoán chính xác bao nhiêu ngày hoặc các phiên học nó sẽ đưa bạn để tìm hiểu tất cả các thẻ trong cơ sở dữ liệu của bạn. Tuy nhiên, bạn không thể dự đoán chính xác bao nhiêu thời gian bạn sẽ cần để lặp lại flashcard vào bất kỳ ngày nào. Mặc dù con số trung bình khoảng 3-4 lần số thẻ flash mỗi ngày mới được bổ sung [5-6 lần trong thời gian học tập dài hơn] có thể phát sinh đỉnh điểm khi bạn thực sự phải lặp lại nhiều flashcard hơn thế.

Tuy nhiên, bạn sẽ thấy rằng trung bình thời gian học tập và lặp đi lặp lại của bạn luôn ở mức không đổi, một khi quá trình học tập và lặp lại đã được giải quyết. Đó chỉ là cho bất kỳ buổi học cụ thể nào, bạn sẽ không thể biết chính xác nó sẽ mất bao lâu . Điều này sẽ làm cho thời gian lập kế hoạch một ngày nhất định trong tương lai gần khó khăn. Bạn sẽ phải “nghỉ mát” để sử dụng ước tính giới hạn trên cho phiên học tập của bạn.

Video liên quan

Chủ Đề