Răn đe hạt nhân là gì

Phát biểu trước bộ trưởng quốc phòng và tổng tham mưu quân đội Nga, ông Putin tuyên bố lực lượng răn đe hạt nhân - bao gồm vũ khí hạt nhân - sẽ được đặt trong tình trạng sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu đặc biệt.

Nga sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ hai thế giới và nhiều tên lửa đạn đạo tạo thành xương sống của lực lượng răn đe hạt nhân nước này.

Cùng ngày 27-2, người đứng đầu TP Kharkiv - Ukraine Oleg Sinegubov tuyên bố các lực lượng Nga đang "từ bỏ phương tiện" và có 5 người đã "đầu hàng quân đội Ukraine".

Hình ảnh vệ tinh chụp quang cảnh dọc đường Soborna, ngoại ô TP Kharkiv sau trận pháo kích. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, trên ứng dụng nhắn tin Telegram, ông Sinegubov viết: "Ukraine đã kiểm soát hoàn toàn TP Kharkiv ở phía Đông Bắc. Lực lượng vũ trang, cảnh sát và lực lượng phòng vệ Ukraine đang hoạt động. Kẻ địch đang bị quét sạch ra khỏi thành phố". 

Ông Sinegubov cũng cho biết các lực lượng Nga đã "từ bỏ phương tiện", "mất tinh thần" và có 5 người "đầu hàng quân đội Ukraine". Trước đó, sáng 27-2, ông Sinegubov thông báo xe quân sự hạng nhẹ của Nga tiến vào TP Kharkiv và giao tranh với lực lượng Ukraine trên đường phố.

"Hàng chục binh sĩ Nga đã đầu hàng. Họ nói bị kiệt sức, không có mối liên hệ nào với bộ chỉ huy trung ương, không hiểu và không biết phải làm gì tiếp theo. Kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công vào Ukraine, họ không nhận được thức ăn và nước uống" - ông Sinegubov nói thêm. 

Trong khi đó, truyền thông Nga đưa tin Ukraine đã đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán với Nga tại Belarus dù Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng từ chối yêu cầu đàm phán tại Belarus của Điện Kremlin. 

Hãng tin Interfax tiết lộ phái đoàn đàm phán của Ukraine sẽ đến TP Gomel - Belarus để gặp gỡ phái đoàn Nga. Động thái này theo sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và ông Zelensky. 

Trước đó, ông Putin ngày 27-2 chỉ trích Kiev "lãng phí cơ hội đàm phán với Moscow tại Belarus". Trò chuyện với Thủ tướng Israel Naftali Bennett, ông Putin "tóm tắt quá trình Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt để bảo vệ vùng Donbas ở miền Đông Ukraine". Văn phòng Thủ tướng Bennett cho biết hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về tình hình giữa Nga và Ukraine.

Ngày 25-2, ông Zelensky kêu gọi Israel đóng vai trò hòa giải sau cuộc tấn công quân sự của Nga khi điện đàm với ông Bennett.

TPO - Mỹ đang viết lại một học thuyết răn đe hạt nhân mới và cần thêm người làm việc về cách ngăn chặn chiến tranh hạt nhân trong bối cảnh đồng thời phải đối mặt các mối đe doạ từ Nga và Trung Quốc, chỉ huy hàng đầu của kho vũ khí hạt nhân Mỹ cho biết.

Các quan chức tại Bộ Tư lệnh Chiến lược [STRATCOM] quân đội Mỹ đã phản ứng với cách thức các mối đe dọa từ Mátxcơva và Bắc Kinh thay đổi trong năm nay, Tư lệnh STRATCOM, Đô đốc Hải quân Mỹ Chas Richard, cho biết.

Khi các lực lượng Nga bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, Richard đã đưa ra tài liệu đánh giá đầu tiên về những gì Mỹ cần thực hiện để tránh một cuộc chiến tranh hạt nhân sau này. Nhưng những nhận định về Trung Quốc đã khiến Richard đưa ra một yêu cầu bất thường với các chuyên gia được tập hợp tại Hội nghị chuyên đề phòng thủ tên lửa và không gian ở Huntsville, Alabama ngày 11/8.

“Chúng ta phải tính đến các mối đe dọa ba bên”, Richard nói. “Đó là điều chưa từng có trong lịch sử của quốc gia này [Mỹ]. Chúng ta chưa bao giờ phải đối mặt hai đối thủ có khả năng hạt nhân ngang hàng cùng một lúc, những lực lượng phải được ngăn chặn theo cách khác nhau”.

Sự cần thiết của một học thuyết răn đe mới được đưa ra khi chuyên môn thể chế của Mỹ về tránh chiến tranh hạt nhân đã bị suy giảm, Richard nói.

“Vì vậy, chúng ta cần viết lại học thuyết răn đe, tôi sẽ nói với bạn rằng chúng tôi đang làm điều đó tại STRATCOM một cách hết sức mạnh mẽ”, Richard nói.

Sau khi Nga mở màn chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Mỹ đã thành lập các đội chỉ huy hạt nhân trên máy bay E-6 Mercury “Looking Glass”, thực chất là những chiếc Boeing 707 được quân sự hóa, trong các hoạt động trên không kéo dài. Các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ cũng đã làm việc để đưa các bộ chỉ huy chiến đấu khác của mình hoạt động tương tự khi cố gắng kiềm chế Nga.

STRATCOM cũng đã thực hiện các bước đi để phát triển vượt qua học thuyết răn đe hạt nhân truyền thống về “sự đảm bảo hủy diệt lẫn nhau”, cho rằng bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nào cũng sẽ dẫn đến việc sử dụng trả đũa và tiêu diệt hoàn toàn tất cả các bên.

Đó là bởi vì ngay từ khi bắt dầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cho rằng Mátxcơva có thể đáp trả bằng vũ khí hạt nhân trước bất kỳ sự can thiệp nào của phương Tây vào tình hình Ukraine. Các quan chức Mỹ lo ngại, điều đó có thể có nghĩa là Nga có thể sử dụng các đầu đạn nhỏ hơn với số lượng hạn chế vào các mục tiêu cụ thể, thay vì phát động cuộc chiến nhiệt hạch toàn cầu.

Tên lửa Minuteman III của Mỹ được phóng đi trong buổi thử nghiệm ngày 11/08/2021. Ảnh: Lực lượng Không gian Mỹ.

Các mối đe dọa đã thúc đẩy STRATCOM phản ứng

“Chúng tôi đã có một số thứ tốt hơn cho hai bên mà thực sự hoạt động khá tốt trong cuộc khủng hoảng hiện nay”, Richard nói. “Phi tuyến tính, liên kết, hành vi hỗn loạn, không có khả năng dự đoán - tất cả các thuộc tính không xuất hiện trong lý thuyết răn đe cổ điển”.

“Nhưng đó là phiên bản hai bên”, Richard nói. Và không tính đến những diễn biến đáng lo ngại trong năng lực siêu vượt âm có thể mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc, lập trường của nước này đối với Đài Loan [Trung Quốc], những bài học mà Bắc Kinh đang rút ra từ phản ứng của phương Tây đối với Ukraine, hoặc khả năng Trung Quốc và Nga có thể thấy thuận lợi khi kết hợp tham vọng của họ và buộc Mỹ phải đối mặt với các mối đe dọa hạt nhân đồng thời.

“Nga và Trung Quốc có khả năng đơn phương, bất cứ khi nào họ quyết định, để có thể leo thang đến bất kỳ mức độ bạo lực nào trong bất kỳ lĩnh vực nào. Họ có thể làm điều đó trên toàn thế giới và họ có thể làm điều đó với bất kỳ công cụ quyền lực quốc gia nào. Chúng tôi chỉ không quen với việc đối phó với các cuộc cạnh tranh và đối đầu như vậy”, Richard nói.

02/08/2022

09/07/2022

Chủ Đề