Làm sao biết kiếp trước mình là ai

  1. 1

    Chuẩn bị phòng. Đảm bảo nhiệt độ trong phòng không quá nóng hoặc quá lạnh. Kéo màn cửa xuống, tắt ti vi hoặc radio, tắt điện thoại, và nếu có máy tạo âm thanh, bạn có thể mở vừa đủ để át tiếng động bên ngoài. Thử một trong những âm thanh nền sau:

    • Âm thanh trắng. Âm thanh này nghe như tiếng ồn của ti vi khi không có kênh.
    • Âm thanh nâu. Âm thanh này nghe như tiếng sóng biển vỗ từ xa.

  2. 2

    Thư giãn tâm trí và tìm một nơi thanh tịnh. Ngồi hoặc dựa vào một vật trong căn phòng tối và yên tĩnh, tách khỏi bạn bè và người thân. Chọn thời điểm bạn tỉnh táo, cơ thể và tâm trí thư giãn. Nếu bạn đang đói, đang suy nghĩ lan man hoặc nếu bạn để một bài hát nào đó văng vẳng trong đầu thì bạn sẽ rất khó tập trung.

  3. 3

    Thả lỏng cơ thể. Nằm thoải mái trên giường hoặc bất cứ nơi nào mà bạn đã chọn để tự thôi miên, và chỉ cần thả lỏng vài phút để sẵn sàng cho cuộc hành trình.

  4. 4

    Chuẩn bị sẵn sàng. Nhắm mắt và thư giãn. Nằm ngửa, hai tay để hai bên sườn và tắm mình trong ánh sáng bảo vệ:

    • Tưởng tượng một luồng ánh sáng trắng bao bọc xung quanh bạn. Hình dung ánh sáng đó trong con mắt của tâm trí bạn, soi lên bàn chân, chân, đầu gối, đùi, thân trên, cánh tay, cổ, mặt và đầu. Ánh sáng này che chở bạn khỏi những tác động tiêu cực. Nó tượng trưng cho tình yêu, sự ấm áp và soi sáng trong màn sương tráng lệ quanh bạn, bao bọc bạn trong sự rực rỡ của nó, bảo vệ bạn khỏi những điều xấu xa.
    • Hình dung ánh sáng trong tâm trí bạn. Cảm nhận sự ấm áp của ánh sáng đó và để nó bao trùm lên bạn. Lặp đi lặp lại bằng lời nói hoặc bằng suy nghĩ, "Tôi đang thở trong nguồn năng lượng bảo vệ mạnh mẽ. Nguồn năng lượng này tạo thành vầng hào quang bao bọc xung quanh tôi. Vầng hào quang đó bảo vệ tôi mọi lúc và bằng mọi cách."
    • Nói điều này năm lần hoặc nhẩm năm lần khi hít vào. Sau đó bạn chỉ cần tập trung vào việc tưởng tượng và cảm nhận nguồn năng lượng, làm cho ánh sáng trở nên rực rỡ và mạnh mẽ hơn. Cảm nhận một sắc màu khác xuất hiện trong tâm trí bạn, lặp đi lặp lại cho đến khi bạn sẵn sàng chuyển sang bước kế tiếp.

  5. 5

    Khởi đầu cuộc hành trình. Tưởng tượng bạn đang đứng trong một hành lang dài, cuối hành lang có một cánh cửa. Quan sát hành lang một cách chi tiết hết sức có thể với bất cứ hình ảnh gì hiện lên trong đầu.

    • Hành lang mà bạn đang hình dung có thể dát toàn vàng bạc, hoặc có kiến trúc kiểu Gothic như một nhà thờ lớn được xây từ đá quý, hoặc là một thảm thực vật với những vòm lá đan trên đầu. Lựa chọn là của bạn.
    • Dù hành lang trong đầu bạn có cấu trúc là gì, bạn hãy sử dụng nó mỗi khi bạn đi tìm cuộc sống ở kiếp trước. Hãy thả cho trí tưởng tượng đi xa với kỳ vọng rằng khi bạn đến cuối hành lang, chạm vào cánh cửa lớn và xoay tay nắm cửa, bạn sẽ phát hiện ra cuộc sống của mình ở kiếp trước.

  6. 6

    Hãy bước xuống hành lang. Đi từng bước, từng bước với sự chú tâm. Nhìn đôi bàn chân chạm đất, mường tượng mọi khía cạnh của cuộc hành trình khi bạn tiến đến cánh cửa lớn – mùi hương trong phòng, âm thanh xung quanh, sắc màu của ánh sáng, thậm chí “mùi” của không khí quanh bạn.

    • Sau cùng, bạn sẽ đến cuối hành lang – khi bạn cảm thấy mình đã sẵn sàng và không còn trong khoảnh khắc trước đó – hãy đặt tay lên nắm cửa. Quan sát từng cử chỉ của bạn, cảm nhận chất liệu của tay nắm, âm thanh của kim khí khi bạn xoay tay nắm cửa. Khi chốt cửa bật ra, bạn hãy hít một hơi và nhẹ nhàng đẩy cánh cửa.

  7. 7

    Đón chào cuộc sống ở kiếp trước. Chấp nhận thứ đầu tiên bạn nhìn thấy ở bên kia cánh cửa là những gì hiện hữu trên những chuyến bay trước đây.

    • Đó có thể là một điều trừu tượng như sắc vàng, hoặc rõ ràng và sống động như một đứa bé được ấp iu trong vòng tay bạn. Lấy bất cứ thứ gì bạn nhìn thấy để làm nền tảng. Hãy xây dựng trên đó. Cảm nhận nó. Giữ lại hình ảnh trong tâm trí bạn và mở nó ra, đón nhận bất cứ thứ gì hiện ra trong đầu bạn.
    • Bạn có thể nhận thấy “sắc vàng” biến thành một tấm thảm. Khi bước sâu hơn vào trí tưởng tượng của mình, bạn có thể khám phá ra màu vàng đó là ánh nắng mặt trời chảy tràn trên thảm. Có lẽ đột nhiên bạn nhận ra tấm thảm đó đang ở trong một ngôi nhà London…
    • Đến lúc này có thể bạn hoài nghi bản thân mình, nhưng hãy an tâm, bạn đang nhớ lại cuộc sống ở kiếp trước.

  8. 8

    Kiên nhẫn. Nếu không nhìn thấy gì, bạn hãy thử suy nghĩ về một điều gì đó mà bạn luôn hứng thú, một sở thích, một kỹ năng hoặc một địa điểm du lịch. Bạn có thể tự hỏi mình, “Vì sao mình thích điều này? Nó có liên quan gì đế cuộc sống của mình ở kiếp trước không?”

    • Nếu vẫn chưa nhìn thấy gì, bạn hãy thử dùng phương pháp đôi giày: nhìn xuống chân, tưởng tượng đôi giày bạn đang đi. Bạn sẽ thấy trang phục mình đang mặc, và hãy bắt đầu từ đó. Bạn có thể nhìn thấy một đôi xăng-đan và chợt nhận ra bạn đang mặc một bộ áo chẽn. Bạn cũng có thể nhìn thấy mình đi đôi giày gót nhọn và mặc váy lụa dạ hội.
    • Nếu bạn thấy mình đang ở trong một ngôi nhà lộng lẫy với cô vợ xinh đẹp và tự hỏi vì sao mình có thể đến được nơi này, vậy là bạn vừa bước vào một bài hát của ban nhạc Talking Heads. Hãy mỉm cười và tiếp tục khám phá.
    • Một khi bạn nhớ về một điều gì đó – thậm chí chỉ là một đôi giày – và nếu bạn khá chắc chắn rằng trong đó có một chút sự thực, bạn có thể bắt đầu suy ngẫm từ đó. Luôn bắt đầu từng đoạn với những gì bạn đã nhìn thấy. Luôn luôn bắt đầu từ cái đã biết đi đến cái chưa biết.

  9. 9

    Chấp nhận thứ mà bạn nhìn thấy. Những hình ảnh đó sẽ có vẻ như được bạn tạo dựng nên. Đôi khi đúng là thế, và bạn phải chấp nhận điều đó như một phần trong quá trình nỗ lực nhớ lại cuộc sống tiền kiếp.

    • Hầu như luôn luôn có một chút sự thực ẩn sâu trong những hình ảnh đó. Bạn sẽ chỉ biết chắc chắn khi đã trải qua nhiều lần suy ngẫm về cuộc sống ở kiếp trước, và bạn bắt đầu thấy được các kiểu hình và các chi tiết lặp đi lặp lại.
    • Trong lúc đó bạn phải tin vào những gì mình nhìn thấy là thật; nếu không, bạn sẽ không bao giờ đi đến đích. Tư duy phân tích của bạn sẽ chỉ dập tắt mọi hình ảnh như một sản phẩm của trí tưởng tượng quá phấn khích.

  10. 10

    Trở về hiện tại. Trừ khi bạn cần phải đưa mình ra khỏi một ký ức không mấy dễ chịu, thông thường ngọn lửa nhiệt tình trong bạn sẽ dần nguội bớt. Những hình ảnh không còn xuất hiện trong đầu nữa, hoặc tư duy phân tích của bạn được đánh thức một cách tình cờ vì một thứ gì đó mà bạn nhìn thấy… và thế là bạn đã hoàn thành. Bạn không còn lựa chọn nào khác là mở mắt ra.

    • Nếu điều đó không xảy ra và bạn đang sẵn sàng quay trở về cuộc sống hiện tại, bạn chỉ cần tưởng tượng lối đi nơi bạn đã bắt đầu. Mở cánh cửa ra và bước xuống hành lang đá quý đó – hoặc bất cứ thứ gì bạn đã tưởng tượng – và tự nhủ rằng khi đã đạt đến điểm khởi đầu, bạn sẽ thấy khỏe khoắn trở lại, và bạn sẽ nhớ lại cuộc sống ở kiếp trước của mình với từng chi tiết rõ ràng đến mức hoàn hảo.

Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau. Chỉ có những người tu tập thiền định, đi sâu vào nội tâm, chứng được các tầng thiền, hoặc có thiên nhãn thông, túc mạng thông thì mới thấy được kiếp sống quá khứ và vị lai.

Khám phá luân hồi nhận ra tiền kiếp

Đa số con người đều rơi vào hai loại chấp:

1. Chấp thường: tin rằng sau khi chết thì linh hồn còn hoài, hoặc xuống địa ngục bị trừng phạt đời đời, hoặc lên thiên đàng hưởng phước đời đời. Trong trường hợp này họ vô tình chấp nhận là có kiếp sau.

2. Chấp đoạn: tin rằng sau khi chết là hết, không còn gì hết.

Đối với hai hạng người chấp như trên thì rất khó nói cho họ hiểu, bởi vì trong tâm của họ đã đóng khung và tin chắc như vậy rồi, giống như một cái ly úp ngược thì dù cố gắng đổ bao nhiêu nước cũng không vào được.

Chuyện tin có kiếp trước là một chuyện hiển nhiên đối với dân Tây Tạng, bởi vì các Lạt ma cao cấp, sau khi chết và tái sinh các ngài đều nhớ được kiếp trước của mình, đã từng là ai, ở đâu, sống trong tu viện nào, và nhận diện ra các đệ tử cũ của mình.

Kiếp là gì?

Vì không có thiên nhãn hay thần nhãn nên chúng ta có thể tạm dùng lý trí mà suy luận ra. Hãy lấy thí dụ, làm sao biết được có vi trùng, vi khuẩn? Mắt thường làm sao thấy được? Nếu mắt không thấy thì làm sao lại tin là có? Đa số đều tin có vi trùng, kể cả những trẻ nhỏ mới biết đọc biết viết. Người thường như chúng ta không trông thấy vi trùng nhưng các bác sĩ, bác học với kính hiển vi họ thấy vi trùng một cách rõ ràng và đối với họ, có vi trùng là một sự thật hiển nhiên chứ không còn là một niềm tin nữa. Khi chúng ta bị bệnh đi nhà thương nghe bác sĩ nói ta bị nhiễm vi trùng này,vi trùng kia là chúng ta tin liền. Tại sao không thấy mà tin? Bởi vì do suy luận hợp lý mà tin. Ta tin bác sĩ là người có học thức đàng hoàng, khổ nhọc nghiên cứu học hỏi trên dưới 10 năm mới ra trường. Hơn nữa ông ta hơi đâu mà đi lừa ta làm gì? Ông ta nói vi trùng nào cũng được, miễn sao cho ta thuốc uống hết bệnh là được rồi.

Tại sao mắt ta không thấy vi trùng mà vẫn tin? Tại sao ta không biết trong thuốc có những hóa chất gì mà lại tin là uống vào sẽ hết bệnh? Nếu ta muốn thấy tận mắt vi trùng thì phải vào các phòng thí nghiệm dí mắt vào ống kính hiển vi. Nếu ta muốn biết những hóa chất của thuốc tây thì phải chịu khó vào đại học vài năm để học y khoa hay dược khoa thì mới biết được những hoá chất hay dược liệu đó là gì, có công năng gì, do những phản ứng hóa học nào tạo ra...

Khoa học ngày nay cho biết là con người mới chỉ sử dụng được 10% bộ óc của mình mà thôi, còn lại 90% kia chưa được khai thác và biết đến.

'Dấu vết' để lại trong vòng xoay kiếp luân hồi

Cũng vậy, nếu muốn thấy được kiếp trước hay kiếp sau thì ta cũng phải chịu khó tu tập thiền định để chứng được thiên nhãn thông hoặc túc mạng thông. Đức Phật nhờ tu hành đắc đạo nên có thiên nhãn thông, túc mạng thông thấy được vô số kiếp quá khứ của mình và của người khác giống như người có máy video thâu được hình ảnh của mình và người. Điều cần nhấn mạnh là những đệ tử của ngài cũng chứng được và thấy được kiếp trước của mình. Đức Phật là bậc giác ngộ, đệ tử của ngài là những bậc thánh tăng A la Hán, không còn phiền não ô nhiểm, đều chứng được thiên nhãn thông và túc mạng thông. Là Phật tử, tuy nhục nhãn còn bị che lấp bởi vô minh phiền não nhưng chúng ta vẫn có thể tin lời các ngài là có kiếp trước kiếp sau, giống như chúng ta đang tin bác sĩ nói có vi trùng vậy.

Tại sao chúng ta không thấy được ngày hôm qua mà lại tin là có ngày hôm qua? Ta biết được có ngày hôm qua là nhờ ký ức. Qua một đêm ngủ thời gian không đủ dài để xóa mờ trí nhớ nên ta mới nhớ lại được. Nhưng làm sao ta nhớ lại được chính xác ta đã làm gì, nói gì, đi đâu với ai, chỗ nào 10, 20 năm về trước? Nếu không nhớ nổi việc cũ ngay trong kiếp này thì qua một lần chết và tái sinh, trải qua một thân ngũ uẩn khác [ví như một màn sương mù dày đặc] làm sao ta có thể nhớ lại được kiếp trước? Một người bị mổ tim hay mổ óc, bị chích thuốc mê, sau khi tỉnh dậy nhiều khi phải mất vài ngày mới hoàn hồn nhớ lại được mình là ai, đang ở đâu. Chưa kể những người bị bệnh Alzheimer hoàn toàn mất hết trí nhớ, đối với những người này thì ngày hôm qua còn không có huống chi năm trước hay kiếp trước.

Chúng ta không thấy và không biết được có kiếp trước chỉ vì tâm thức của chúng ta chưa được học hỏi, tu tập và phát triển.

Muôn kiếp nhân sinh: Cái nhìn mới về thế giới, luân hồi và nhân quả

Với kỹ thuật văn minh hiện đại, chúng ta có thể chụp hình với máy ảnh hoặc thu hình với máy video. Những gì chúng ta đã chụp hoặc thu hình từ mười năm trước, hôm nay tuy không thấy, không nhớ, nhưng nếu cần thì chúng ta vẫn có thể lấy ra xem lại được vì tất cả hình ảnh đã được thâu vào băng video. Cũng vậy tất cả những gì chúng ta đã làm, đã sống đều được thu vào tâm thức. Tâm thức là một kho tàng chứa tất cả những kiếp sống của ta, trong Duy thức Học gọi là Tàng thức hay A lại Da [Alaya] thức. Người nào có khả năng đi vào vùng sâu thẳm của tâm [tức Tàng thức] thì có thể thấy lại hết những kiếp sống quá khứ của mình. Muốn đạt được khả năng này thì phải tu tập thiền định, hoặc ngày nay với phương pháp thôi miên [hypnotisme] người ta có thể trở lui về quá khứ hoặc kiếp này, hoặc nhiều lắm là một vài kiếp trước như trường hợp của ông Edgar Cayce. Chuyện tin có kiếp trước là một chuyện hiển nhiên đối với dân Tây Tạng, bởi vì các Lạt ma cao cấp, sau khi chết và tái sinh các ngài đều nhớ được kiếp trước của mình, đã từng là ai, ở đâu, sống trong tu viện nào, và nhận diện ra các đệ tử cũ của mình.

Chúng ta không thấy và không biết được có kiếp trước chỉ vì tâm thức của chúng ta chưa được học hỏi, tu tập và phát triển. Khoa học ngày nay cho biết là con người mới chỉ sử dụng được 10% bộ óc của mình mà thôi, còn lại 90% kia chưa được khai thác và biết đến. Vì vậy một người thông minh nên có tinh thần cởi mở để học hỏi và khám phá ra những điều mới lạ, thay vì cố chấp khép tâm lại, chỉ tin những gì mắt thấy tai, nghe, tay sờ mó được.

> Xem thêm video: "Vong linh trong quan niệm Phật giáo":

Video liên quan

Chủ Đề