Xôi nếp hương là gì

Nếu ai đã từng một lần đặt chân đến Tây Bắc, có lẽ sẽ không khỏi vỡ òa trước cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, bao la. Từ những rừng cây cheo leo, đến những đồi mơ, đồi mận, từ những mái nhà vương khói lam chiều trong thung lũng cho đến những thửa ruộng bậc lấp lánh ánh vàng mùa lúa chín. Tất cả như được bàn tay người họa sĩ tài năng vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Tuy nhiên, thật là thiếu sót nếu chúng ta chỉ mải ngắm cảnh mà quên mất ẩm thực nơi đây, đặc biệt là những "hạt ngọc" được sản sinh ra từ những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp đó.

Gạo Séng Cù

Gạo Séng Cù

Nổi tiếng nhất trong 6 loại trên có lẽ là gạo Séng Cù. Sở dĩ gạo Séng Cù được xếp số 1 không chỉ bởi vì ưu điểm càng nhai càng ngọt, cơm để nguội ăn vẫn thơm, vẫn dẻo mà mà còn bởi hàm lượng dinh dưỡng mà loại gạo này mang lại. Được biết, gạo Séng Cù có hàm lượng dinh dưỡng cao gấp 4 lần so với gạo thường. Chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khoẻ.

Hạt gạo Séng Cù chuẩn màu không trắng bóng như gạo thường, hạt dài và còn phù bụi cám [do phương thức xay xát truyền thống của bà con dân tộc]. Hạt cơm nở to, đều và tơi tuy có thể không trắng tinh như gạo thường.

Séng Cù được canh tác trong điều kiện thời tiết mát mẻ, ngày nắng ít, đêm sương nhiều, nguồn tưới chính là từ nước khe suối và sương đêm nên loại gạo này cứng hơn gạo tẻ thường, mùi thơm nhẹ chứ không như các loại gạo tẻ thơm khác. Bởi vậy, người đã ăn gạo Séng Cù rồi thương không muốn đổi sang ăn loại gạo khác nữa.

Gạo nếp Tú Lệ

Gạo nếp Tú Lệ

Được nhiều người biết đến không kém gạo Séng Cù đó chính là gạo nếp Tú Lệ. Sở dĩ có cái tên này là bởi loại gạo nếp này chỉ được trồng duy nhất ở thung lũng xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Nếp Tú Lệ được xếp vào một trong những loại nếp ngon nhất nước ta. Khi đồ lên thành xôi thì có vị thơm ngọt và dẻo, rời từng hạt chứ không dính chặt lấy nhau như các loại nếp thường khác.

Gạo nếp Tú Lệ là loại gạo có hạt mẩy, hương thơm và vị ngọt đậm đà. Gạo khi đồ chín cho hạt xôi trắng, căng bóng rất hấp dẫn, xôi vẫn dẻo dù để nguội. Khi nấu xôi nếp Tú Lệ không cần phải thêm đỗ, thêm dừa cho đậm đà mùi vị, chỉ đồ xôi gạo không thôi mới thấy hết sự mộc mạc của núi rừng, sự tinh túy của trời đất. Nếp Tú Lệ khi nấu có mùi thơm mát, nồng nàn, cơm để nguội vẫn giữ được độ dẻo và mùi thơm khi trước.

Không chỉ vậy, gạo nếp Tú Lệ có hàm lượng tinh bột, đạm, protein và chất xơ cao, giúp bổ sung năng lượng tuyệt đối cho cơ thể. Ngoài ra, loại gạo nếp này còn chứa hàm lượng rất cao chất chống oxy hóa anthocyanin - một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác.

Nếp nương Điện Biên

Gạo nếp nương Điện Biên

Nếp nương Điện Biên cũng là một loại gạo dẻo thơm níu chân bất cứ du khách nào đến đây du ngoạn. Gạo được trồng trên nương, uống nước núi rừng nên không phải chỉ khi nấu mới có mùi thơm. Mà từ khi còn là hạt gạo, nếp nương Điện Biên đã mang trong mình một mùi hương thoang thoảng. Hạt nếp thơm, mềm dẻo, ngọt, là loại gạo nếp ngon nhất nhì. Đó chính là đặc sản có một không hai của Điện Biên, của núi rừng Tây Bắc.

Gạo nếp nương ở đây đặc biệt bởi gạo mẩy, thon dài, màu trắng sữa còn các loại gạo nếp khác vốn hạt hơi tròn, mập. Khi nấu, gạo nếp nương không kết dính nhiều như các loại gạo nếp thông thường nhưng khi vừa ăn, sẽ thấy ngay được hương vị thơm ngon khác lạ mà không loại gạo nếp nào có được và dù cơm có nguội cũng ăn không hề bị cứng.

Vào dịp lễ Tết, người dân Điện Biên thuờng dùng loại gạo này để nấu bánh chưng hay xôi ngũ sắc,… để dùng cúng bái tổ tiên. Nấu xôi nếp nương mà ăn chung với thịt nướng, cá nướng chấm chẩm chéo thì đúng là ngon "quên lối về".

Gạo lứt đỏ Điện Biên

Gạo lứt đỏ Điện Biên

Một sản vật nổi tiếng nữa không thể không nhắc đến đó chính là gạo lứt đỏ Điện Biên với những hạt gạo màu màu đỏ nâu, ruột trắng.

Giống lúa lứt Điện Biên thường được trồng tại cánh đồng Mường Thanh – Điện Biên. Nhờ có đất đai màu mỡ và khí hậu thích hợp nên gạo lứt ở đây có đặc tính là rất thơm ngon, dẻo ngọt và giàu giá trị dinh dưỡng. Đây là loại gạo chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như các loại vitamin và nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe của con người.

Gạo lứt đỏ Điện Biên hạt ngắn, tròn béo bề ngang nhìn giống gạo nếp. Gạo có lẫn hạt trắng và đỏ nhìn rất thích mắt. Gạo khi nấu thành cơm rất thơm và ngậy. Khi ăn có vị bùi càng nhai càng có vị ngọt và béo.

Gạo nếp cẩm

Gạo nếp cẩm

Hai loại gạo đặc sản được đánh giáo cao cuối cùng của vùng đất Tây bắc đó là gạo nếp cẩm và gạo tẻ dâu. Nếu như hạt gạo nếp cẩm có màu đen bóng, hạt càng bóng thì càng giàu chất dinh dưỡng thì hạt gạo tẻ dâu lại nhỏ, thon dài và mùi thơm tự nhiên.

Không phải nơi nào cũng có thể trồng được gạo nếp cẩm. Chỉ có chất đất nơi núi cao Tây Bắc [chủ yếu là Lai Châu, Điện Biên] mới có thể trồng gạo cẩm và cho ra loại gạo ngon nhất, chất lượng gạo cao nhất. Dân gian còn gọi gạo nếp cẩm là Bổ huyết mễ [có giá trị như một thang thuốc] vì loại gạo này có giá trị dinh dưỡng rất cao. Lượng sắt trong gạo nếp cẩm rất cao thích hợp đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Thường xuyên ăn gạo nếp cẩm sẽ giúp bổ máu. 

Gạo tẻ dâu

Gạo tẻ dâu

Gạo tẻ dâu khi nấu chín cho hạt cơm dài gấp đôi so với hạt cơm bình thường, hạt tròn, mẩy, dẻo và ngọt như cơm nếp. Chính hương vị đậm đà của cơm tẻ dâu khiến những người chỉ cần thưởng thức một lần là nhớ mãi và có thể dễ dàng phân biệt với bất kỳ loại gạo nào.

Gạo Tây Bắc thơm ngon là vậy không khỏi hấp dẫn người dân Hà thành. Nhiều người, đặc biệt là những người thích du lịch khám phá không thể cưỡng lại vẻ đẹp và hương vị ẩm thực Tây Bắc đã tìm đến tận nơi để thưởng thức những đặc sản độc đáo này. Với những người chưa có cơ hội đến tận nơi thưởng thức thì giờ đây, những loại gạo đặc sản này cũng đã được người Điện Biên mang xuống Thủ đô phục vụ tận nơi. Tuy nhiên, để mua được đúng những loại gạo đặc sản chuẩn Tây Bắc bạn nên tìm đến những địa chỉ, cửa hàng uy tín, có thương hiệu, được nhiều người truyền tai nhau.

Hiện nay, ở Hà Nội, Tổng kho Tây Bắc Việt là địa chỉ mà bạn tin tưởng khi mua các sản phẩm gạo "chính gốc" vùng Tây Bắc. Ở đây, ngoài các loại gạo nổi tiếng còn có hàng loạt sản vật khác nổi tiếng vùng Tây Bắc và do chính người dân bản địa sản xuất như: Thịt trâu gác bếp, thịt lợn gác bếp, thịt lợn 1 nắng...

TỔNG KHO TÂY BẮC VIỆT

Đặc sản Tây Bắc chính hiệu - thực phẩm sạch an toàn

- Địa chỉ: Số 208H Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

- Kênh bán hàng trực tuyến: //taybacviet.vn

- Điện thoại: 0368.355.388 hoặc 0356.367.886

Đức Duy - Như Ca

Thủ tướng Chính phủ đồng ý hỗ trợ gạo cứu đói cho người dân bị ảnh hưởng sau bão số 10.

Đặc tính: Hạt gạo to tròn, màu trắng đục, dẻo nhiều, có độ dính.  Khi nấu có mùi thơm, cơm để nguội vẫn giữ được độ dẻo và mùi thơm.

Bảo quản: Để gạo ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh các loại động vật. 

Không để gạo ở những nơi có nhiệt độ cao, có ánh sáng trực tiếp.

Cách nấu: Gạo có độ dính cao, sử dụng để nấu xôi, cơm nếp...


Gạo có hàm lượng tinh bột cao, chứa nhiều dinh dưỡng.

Những hạt nếp nương Điện Biên căng tròn, khi nấu lên có độ sáng bóng, vị ngọt, thơm, mềm dẻo. Ai đã từng được thưởng thức món xôi nếp nương thơm ngon do chính đồng bào các dân tộc chế biến sẽ cảm nhận được hương vị rất đặc biệt, khác hoàn toàn với những loại xôi khác đã từng thưởng thức trước đó.

Ảnh: dulichdienbienphu.com

Cách đồ xôi nếp nương khá công phu. Phải ngâm nếp trong nhiều giờ liền thì khi đồ xôi mới không bị sượng. Xôi phải được đồ trong chõ gỗ đặc biệt của đồng bào dân tộc Thái; xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng không dính tay. Xôi được đồ rất kỳ công, phải qua hai lần đồ thì xôi mới dẻo thơm. Lần đồ thứ nhất, sau khi xôi tỏa hương thơm, vừa chín tới thì đem đổ ra một rá rồi lấy đũa trải ra cho đều, để một lúc sau thì đổ tiếp vào chõ và tiếp tục đồ cho xôi chín đều. Màu sắc của xôi phụ thuộc vào nguyên liệu tạo màu là các loại lá, quả, củ, với các màu, đỏ, tím, vàng, xanh trông rất đẹp mắt.

Màu sắc của xôi phụ thuộc vào nguyên liệu tạo màu là các loại lá, quả, củ. Ảnh: amthuc365.vn

Vào những ngày lạnh, khách du lịch khi ghé Điện Biên thường mua những cóong xôi nóng hổi của người dân tộc để mang đi đường ăn cho ấm bụng. Trong cái se se lạnh của vùng núi Tây Bắc, khách sẽ khó lòng quên được hương vị dẻo thơm, hấp dẫn của xôi nếp nương. Thích thú vô cùng khi được vo tròn từng nắm xôi trong tay, nhẩn nha thưởng thức và khi xòe lòng bàn tay ra vẫn cảm thấy bàn tay mình sạch trơn, không có cảm giác bết dính.

Video liên quan

Chủ Đề