Tại sao nơi chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng lừng lẫy năm châu

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 66 NĂM NGÀY CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ [7-5-1954 - 7-5-2020]

Cập nhật: 10:46, 06/05/2020 [GMT+7]

66 năm đã qua, chúng ta thành kính tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, Người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Chúng ta tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng Tư lệnh Quân đội, trực tiếp là Chỉ huy trưởng, Bí thư Đảng ủy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chúng ta mãi mãi khắc ghi công ơn to lớn của các tướng lĩnh, cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, quân và dân cả nước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng họp cuối năm 1953 tại Việt Bắc, quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một bản anh hùng ca bất hủ, bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc ta, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân và ý chí quyết tâm chiến đấu vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc của quân và dân ta.

QUYẾT ĐỊNH MỞ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc, gần biên giới Lào - Việt, nằm trên ngã ba nhiều đường lớn và đường nhỏ quan trọng. Đối với đế quốc Pháp - Mỹ, Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, là một vị trí chiến lược cơ động ở giữa miền Bắc Việt Nam, Thượng Lào và miền Tây Nam Trung Quốc, có thể trở thành một căn cứ lục quân và không quân rất lợi hại trong âm mưu xâm lược của chúng ở vùng Đông Nam châu Á. Thấy rõ vị trí quan trọng đó của Điện Biên Phủ, ngày 20-11-1953, thực dân Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ và xây dựng ở đây một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.

Nắm chắc mọi âm mưu, hành động của địch, phân tích, đánh giá tình hình một cách khoa học, đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân ủy. Chủ tịch Hồ Chí Minh Chỉ thị: Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế.

Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Trung ương Đảng quyết định thành lập Đảng ủy và Bộ Chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ, do đồng chí Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng trực tiếp làm Bí thư Đảng ủy và Chỉ huy trưởng mặt trận. Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn dò Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi Đại tướng ra mặt trận: Phải đánh thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh.

Trong chiến dịch lịch sử này, Trung ương Đảng, Chính phủ, Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh đã tổ chức, động viên một lực lượng to lớn sức người, sức của của nhân dân Việt Bắc, Tây Bắc, đồng bằng và Trung du Bắc bộ, Liên khu Bốn đóng góp cho mặt trận.

Hàng vạn người đã vượt qua muôn vàn gian khó, ngày đêm bạt rừng xẻ núi, mở hàng ngàn km đường giao thông cho bộ đội, dân công chuyển quân, kéo pháo, vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, lập nên biết bao kỳ tích.

Trên khắp các chiến trường, từ Bắc tới Nam, cả ở các vùng địch còn tạm chiếm, quân và dân ta đã liên tục tiến công, hợp đồng tác chiến với Điện Biên Phủ, không cho địch tập trung binh lực tiếp viện, giải cứu cho Điện Biên Phủ.

TÊN TUỔI ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP GẮN LIỀN VỚI ĐIỆN BIÊN PHỦ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” diễn ra cách đây đã 66 năm, nhưng “Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp” luôn là cụm từ được người dân cất lên với lòng tự hào, kính trọng mỗi khi nhắc tới sự kiện lịch sử trọng đại này.

Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ huy cả 8 chiến dịch lớn, trong đó Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất. Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa và tầm vóc vượt xa các chiến dịch trước về nhiều mặt, càng khẳng định tài thao lược xuất chúng của vị Tổng Tư lệnh.

Sau này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết trong Hồi ký: “Anh Thái báo cáo phương án đánh Điện Biên Phủ đã được chuẩn bị, chờ tôi lên để thông qua. Đây sẽ là lần đầu bộ đội ta mở một cuộc tiến công quy mô lớn vào một tập đoàn cứ điểm với một vạn quân. Cán bộ, chiến sĩ ta đã được chuẩn bị đánh tập đoàn cứ điểm... Trận đánh sắp tới sẽ là một thử thách lớn chưa từng có đối với ta trong chiến tranh. Ta đã chọn chiến trường rừng núi là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để tiêu diệt địch. Nhưng Điện Biên Phủ không hoàn toàn là rừng núi. Ở đây có cánh đồng lớn nhất Tây Bắc. Rất nhiều cứ điểm nằm trên cánh đồng… Tôi đã thuộc từng trung đoàn, từng tiểu đoàn, từng đại đội chủ công, biết những cán bộ đại đội, trung đội, chiến sĩ đã lập công xuất sắc. Đã thấy rõ mọi người lên đường lần này đều sẵn sàng hy sinh để giành chiến thắng. Nhưng nhiệm vụ của chiến dịch không chỉ là giành chiến thắng, mà còn phải giữ được những vốn quý cho cuộc chiến lâu dài...”.

Ngày 5-1-1954, trước khi lên đường ra trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến chào Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc. Bác hỏi: Chú đi xa như vậy, chỉ đạo các chiến trường có gì trở ngại không?”. Đại tướng trả lời: “Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng và cấp thiết khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị”. Bác động viên: “Tổng Tư lệnh mặt trận, “tướng quân tại ngoại”! Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định, rồi báo cáo sau”. Khi chia tay, Người dặn dò Đại tướng: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”.

Triển khai kế hoạch “đánh chắc, tiến chắc”, với lực lượng dân công trên 260.000 người, bằng đủ loại phương tiện chuyên chở và quyết tâm cao hơn núi, ta đã khắc phục được khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được, đảm bảo cung cấp đủ vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men cho 50.000 bộ đội và hàng vạn dân công tại mặt trận, mở hàng chục km đường để đưa pháo vào tận trận địa.

Bước vào trận chiến, với 3 đợt tiến công, bộ đội đã phá tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt, làm bị thương và bắt sống toàn bộ hơn 16.000 quân địch đồn trú tại đây, đánh bại hình thức phòng ngự cao nhất của thực dân Pháp, đánh sụp ý chí tiếp tục chiến tranh của đối phương, buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 21-7-1954, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Đông Dương.

Trải qua hơn 100 ngày ở mặt trận Điện Biên Phủ, cùng với toàn quân lập nên chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp không những đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trước toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, mà còn để lại cho cán bộ và chiến sĩ nhiều thế hệ mai sau những bài học sâu sắc về tư duy quân sự, ý chí tiến công và phong cách người làm tướng, trong đó có việc xử lý khéo léo, kiên quyết, chính xác mối quan hệ của người đứng đầu chiến dịch với tập thể lãnh đạo mặt trận, để lựa chọn cách đánh hiệu quả nhất cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.

HỒNG LÊ [tổng hợp]

Thứ năm, 06/05/2021 - 08:00 AM

Vẫn còn đó trên vùng chiến địa 67 năm trước ở cánh đồng Mường Thanh là những phế tích chiến tranh với vài mâm pháo, cánh động cơ máy bay... Cách đó không xa, hầm De Castries, căn hầm chỉ huy của tướng De Castries cùng Bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ giờ vẫn y nguyên như nó vốn có giữa trung tâm lòng chảo Điện Biên…

Bên trong căn hầm chỉ huy của tướng De Castries cùng Bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chiếc bàn sắt nơi làm việc của tướng Đờ Cát và tùy tùng. Bức phù điêu khắc họa viên tướng bại trận De Castrie tại Hầm chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ [khu hầm tướng De Castrie]. Bức phù điêu dựng bên cầu sắt Mường Thanh bắc qua sông Nậm Rốm, nơi từng là một công trình quân sự nằm trong phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ năm xưa. … Đây cũng là cây cầu dã chiến được sản xuất tại Pháp và mang sang lắp ghép tại Điện Biên giờ là một điểm tham quan du lịch thu hút rất nhiều du khách khi đến Điện Biên. Trên đồi A1, nơi diễn ra những trận đánh mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ 67 năm trước vẫn còn đó xác chiếc xe tăng Bazeille bị Đại đội 674, Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316 hạ gục vào sáng 1/4/1954.

Bản thân thành phố Điện Biên Phủ như một bảo tàng khổng lồ với hàng loạt những chứng tích lịch sử như đồi A1, C1, D1, E1, Độc Lập, Him Lam… 67 năm trước, các thế hệ cha anh đã cùng những đồng đội của mình sát cánh bên nhau trong chiến dịch đồi A1, trận đánh quan trọng, nơi ta và địch giành nhau từng tấc đất, mở màn cho giai đoạn 2 và 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ. Đồi A1 giờ là nghĩa trang liệt sĩ, nơi thờ phụng anh linh của những chiến sĩ đã anh dũng hy sinh cho chiến thắng Điện Biên Phủ.

Hệ thống giao thông hào chằng chịt và hố bộc phá do các chiến sĩ Nguyễn Phú Xuyên Khung, Nguyễn Diệt, Nguyễn Văn Bạch giật nổ vào 20h30 ngày 6-5-1954 Trên đồi A1. Nghĩa trang Liệt sĩ A1, nơi yên nghỉ của 644 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là nơi mỗi dịp kỷ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, nhiều cựu chiến binh đã trở lại chiến trường năm xưa để cùng ôn lại những kỷ niệm của một thời hoa lửa hào hùng. Cụm tượng đài tái hiện hình ảnh chiến sĩ Điện Biên năm xưa mặc chiếc áo trấn thủ tại đài tưởng niệm Khu nghĩa trang liệt sỹ A1. Cách hầm Đờ Cát khoảng 200m, khu tưởng niệm lính Pháp chết trận tại chiến trường Điện Biên Phủ, nơi người dân quen gọi là "mộ tây". Nhiều tấm bia mang biểu tượng của các lực lượng quân đội, các hội cựu chiến binh Pháp và lính lê dương được đặt dưới chân đài tưởng niệm.

Cách Điện Biên không xa là Di tích đường kéo pháo và trận địa pháo của bộ đội trong chiến dịch, là Cụm tượng đài công viên chiến thắng Mường Phăng… những di tích được làm từ đá, đứng hiên ngang, hòa mình vào màu xanh núi rừng. Các di tích này đến nay vẫn được gìn giữ như những chứng nhân lịch sử, trở thành tài nguyên du lịch lịch sử vô giá, mỗi năm thu hút hàng vạn du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Những bản làng trù phú ở Điện Biên Phủ, nơi 67 năm trước từng một chiến trường xưa đổ nát được nhìn từ ô cửa sổ chuyến bay Hà Nội - Điện Biên. Cách trung tâm Tp. Điện Biên Phủ chừng 7km về phía bắc, bản văn hóa Phiêng Lơi là điểm đến với nhiều hộ gia đình người dân tộc Thái làm dịch vụ “home stay” và tổ chức những hoạt động văn hóa cộng đồng ven sông Nậm Rốm.

Lên Điện Biên một lần, đặc biệt trong những ngày tháng 5 lịch sử để tự hào về cuộc thư hùng bi tráng của cả dân tộc cách đây 67 năm.

Video liên quan

Chủ Đề