Tại sao có nhiều loại tiền ảo

Biểu tượng tiền ảo Monero - Ảnh: Coindesk

Theo Tạp chí kinh tế Capital [Pháp], đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin chỉ là một trong khoảng 1.380 loại tiền ảo đang lưu hành trên mạng ngoài phạm vi điều chỉnh của các ngân hàng trung ương. 

Trong những tháng cuối năm 2017, báo chí quốc tế liên tục nói về "ngôi sao cô đơn" Bitcoin khi giá đồng tiền ảo này nhảy điệu lambada sôi động và bỏ sót các loại tiền ảo khác trong khi các loại tiền ảo kia còn tăng trưởng ngoạn mục hơn cả Bitcoin.

Ripple tăng trưởng dẫn đầu, bitcoin hạng 14

Trang web CoinMarketCap đã lập danh mục 10 loại tiền ảo tăng trưởng tốt hơn hết trong năm 2017 như sau: Ripple [tỉ lệ tăng trưởng 36.018%], NEM [29.842%], ardor [16.809%], stellar [14.441%], dash [9.265%], ethereum [9.162%], golem [8.434%], binance coin [8.061%], litecoin [5.046%], omiseGO [3.315%].

Trong danh mục này hoàn toàn không có bitcoin. Bitcoin chỉ đứng hạng 14 trong bảng tổng sắp năm 2017 với tỉ lệ tăng trưởng 1.318%.

Loại tiền ảo tăng giá "kinh hoàng" hơn cả bitcoin là Ripple. Bitcoin tăng giá 1.318% [có lúc lên đến 20.000 USD/bitcoin hồi tháng 12-2017] trong khi ripple tăng giá đến 36.018% [từ 0,0064 USD tăng lên 2,34 USD].

Nếu tính đến mức vốn hóa, đến ngày 3-1-2018, mức vốn hóa của toàn bộ các đồng tiền ảo đã vượt trên 700 tỉ USD, tăng 20 lần so với đầu năm 2017 và tăng gấp đôi so với đầu tháng 12-2017.

Trong tổng mức vốn hóa nêu trên, bitcoin có mức vốn hóa đứng đầu với gần 250 tỉ USD, chiếm khoảng 35%. Ripple với mức vốn hóa 107 tỉ USD đã qua mặt tiền ảo ethereum để giành ngôi vị thứ hai sau Bitcoin.

Đây là một cách đầu cơ thực sự ngốc nguếch của những người luôn tin tưởng rằng cây rồi sẽ mọc lên đến trời"

Ông David Stockman - nguyên giám đốc Văn phòng Quản lý và ngân sách dưới thời Tổng thống Reagan nói về những người đầu tư vào Bitcoin

Xe quảng bá tiền ảo Ripple - Ảnh: ripplecoinnews.com

Một trong những nguyên nhân đầy tiền ảo Ripple tăng giá kỷ lục là do các nhà đầu tư châu Á.

Ông Alexey Ivanov - tổng giám đốc Công ty Polynom Crypto Capital ở Nga [chuyên quản lý vốn đầu tư tiền ảo] đã khẳng định với tạp chí Forbes: "Dân châu Á đang điên lên với đồng Ripple".

Vào thời điểm cuối tháng 12-2017, đến 25% khối lượng giao dịch đồng Ripple diễn ra ở Hàn Quốc và 10% khối lượng đến từ đặc khu hành chính Hong Kong.

Một nguyên nhân khác nữa là Công ty Ripple Labs tung tin một nhóm các ngân hàng Nhật và Hàn Quốc đã quyết định áp dụng hệ thống thanh toán bằng Ripple.

Năm 2018 có thể của tiền ảo Ripple

Ripple Labs là một công ty khởi nghiệp start-up ở bang California [Mỹ]. Bốn năm sau khi bitcoin ra đời, vào năm 2012 Công ty Ripple Labs đã tạo ra tiền ảo Ripple nhằm mục đích sử dụng công nghệ chuỗi khối [blockchain] để đơn giản hóa giao dịch liên ngân hàng xuyên biên giới.


Ripple nổi tiếng với giao thức thanh toán kỹ thuật số gọi là giao thức Ripple. Đã có hơn 100 tổ chức tài chính trên thế giới như Công ty dịch vụ tài chính UBS [Thụy Sĩ], ngân hàng UniCredit [Ý], Công ty tin học SAP [Đức] đã áp dụng giao thức này.

Các tổ chức tài chính chuộng giao thức Ripple vì giao dịch liên ngân hàng hoàn thành gần như ngay tức khắc và phí giao dịch rất thấp.

Văn phòng Công ty Ripple Labs ở San Francisco [Mỹ] - Ảnh: officelovin.com

Trong khi đó, các nhà đầu tư dần dần chia tay với Bitcoin bởi lẽ công nghệ blockchain của Bitcoin bắt đầu lộ ra nhiều cái dở như thời gian xác nhận một giao dịch và phí giao dịch đã tăng gấp bội trong vài tháng nay do ngày càng có nhiều người sử dụng dẫn đến nghẽn.

Tương tự như Bitcoin, tiền ảo Ripple mang đặc điểm phân quyền và không thuộc ngân hàng trung ương nào. Song khác với các loại tiền ảo khác, tính bấp bênh của Ripple thấp hơn vì Công ty Ripple Labs sở hữu 2/3 mức vốn hóa gần 100 tỉ USD của Ripple.

Tạp chí Forbes đánh giá năm 2018 sẽ là năm của Ripple. Nay có tin đồn sàn giao dịch tiền ảo nổi tiếng Coinbase [hội sở ở San Francisco] sắp đưa ripple vào danh mục giao dịch bổ sung thêm vào danh mục ba loại tiền ảo bitcoin, ethereum và litecoin.

Bọn tội phạm cũng không còn thích Bitcoin

Cách đây ba tháng, lần đầu tiên Tổ chức Cảnh sát châu Âu [Europol] báo động bọn tội phạm đang chú ý đến các loại tiền ảo monero, ether và zcash. Trong số này monero là loại tiền ảo được chuộng nhất. Lý do bọn tội phạm thích các loại tiền ảo monero, ether và zcash vì khó phát hiện nguồn gốc giao dịch và giá tăng nhanh hơn Bitcoin.

Công ty an ninh mạng Wordfence ghi nhận vào ngày 18-12-2017, tin tặc đã tấn công đến 190.000 trang web mạng Web WordPress mỗi giờ và đòi trả bằng tiền ảo monero mới buông tha.

Khi giao dịch bitcoin, công nghệ blockchain lưu lại địa chỉ gửi và nhận, thời gian, số tiền, vì vậy chỉ cần khai thác sâu sẽ biết tiền biến mất chỗ này và xuất hiện nơi khác. Trong khi đó tiền ảo monero sử dụng công nghệ khác, mã hóa địa chỉ người nhận, biến hóa thành nhiều địa chỉ giả để giấu danh tính người gửi và số tiền gửi, vì vậy độ bảo mật cao hơn.

HOÀNG DUY LONG

Ảnh minh họa. [Nguồn: en.cryptonomist.ch]

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và internet đã kéo theo sự xuất hiện của các loại tài sản mới, hình thức giao dịch mới trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ như tiền ảo, tiền kỹ thuật số hay tiền điện tử...

Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh của các hình thức này cũng tạo ra những khoảng trống về mặt pháp lý cần có sự điều chỉnh để giảm bớt hệ lụy cho các nhà đầu tư cũng như nền kinh tế.

Xoay quanh chủ đề này, phóng viên TTXVN đã thực hiện chùm 5 bài "Tiền ảo, hệ lụy thật" nhằm cung cấp cho độc giả cái nhìn rõ hơn về hình thức giao dịch mới này, cũng như cảnh báo về các hệ lụy có thể xảy ra, từ đó góp tiếng nói để hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý loại tiền này.

Trong khuôn khổ của chùm bài, các bài viết đề cập đến các loại tiền ảo và một số biến tướng của tiền kỹ thuật số với khái niệm sử dụng chung là tiền ảo.

Bài 1: Sức hút của tiền ảo

Với hàng nghìn loại tiền ảo khác nhau đang lưu hành trên thế giới cũng như tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của công nghệ internet, việc tham gia đầu tư vào tiền ảo đang nhận được sự quan tâm của nhiều người. Ngày càng nhiều người lao vào đầu tư tiền ảo với các mức siêu lợi nhuận đang tạo nên cơn sốt không chỉ trên toàn cầu mà ngay tại Việt Nam.

Cơn "sốt" tiền ảo

Ngày 14/4 đánh dấu mốc lịch sử của đồng tiền điện tử "đình đám" trên thế giới - đồng Bitcoin đã gần chạm ngưỡng 64.000 USD/Bitcoin. Như vậy, chỉ trong vòng 1 năm, giá đồng Bitcoin tăng gấp khoảng 9 lần, một mức lợi nhuận vượt xa tất cả những kênh đầu tư truyền thống như cổ phiếu hay vàng.

Không chỉ Bitcoin mà nhiều tiền ảo do các sàn giao dịch phát hành cũng tăng giá mạnh trước thềm vụ lên sàn của Coinbase. Giá đồng tiền kỹ thuật số lớn thứ nhì thế giới là Ethereum cũng thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức 2.295 USD trong ngày 14/4. Các đồng tiền khác như Houbi Token và KuCoin Token đồng loạt đi lên.

Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác đang được quan tâm hàng đầu trong danh mục đầu tư. Nhiều chuyên gia đã so sánh rằng, giới đầu tư lao vào các loại tiền kỹ thuật số hiện nay như các cơn sốt vàng của thế kỷ 19, với các giá trị tăng vọt khi mối quan tâm đối với chúng tăng lên trên toàn cầu.

[Liệu Bitcoin có thể trở thành công cụ trú ẩn rủi ro hay không?]

Tiền kỹ thuật số, tiền ảo đã thâm nhập vào các hoạt động thương mại với sự dẫn đầu của Bitcoin bắt đầu được lưu hành từ năm 2009. Chúng được kỳ vọng là một công cụ thanh toán không cần các ngân hàng trung ương hay các tổ chức tài chính quản lý mà sẽ được giám sát bằng phần mềm với các quy định gần như không thể thay thế.

Cùng với tiền kỹ thuật số là hàng hoạt nền tảng thanh toán kết hợp công cụ chuyển đổi tiền tệ được phát triển để tạo điều kiện thuận lợi, cho phép khách hàng thanh toán hàng hóa và dịch vụ bằng tiền điện tử.

Đến nay, danh sách các hãng chấp nhận thanh toán bằng tiền kỹ thuật số ngày càng dài hơn, từ chuỗi cà phê Starbucks, đồ ăn nhanh KFC, "người khổng lồ" công nghệ Microsoft, đến công ty công nghệ và thanh toán toàn cầu Mastercard cùng ngân hàng lâu đời nhất nước Mỹ BNY Mellon.

Trước sự sôi động trên thế giới, thị trường tiền ảo, tiền kỹ thuật số tại Việt Nam cũng sôi động không kém khi các nhà đầu tư nhận thấy đồng tiền này có tiềm năng đầy hứa hẹn.

Theo nghiên cứu thị trường Statista, Việt Nam có tỷ lệ sử dụng tiền điện tử cao thứ hai thế giới, chỉ sau Nigeria với hàng triệu đô la được giao dịch mỗi tháng.

Tại Việt Nam, nhiều diễn đàn, nhóm kín về tiền ảo với cả hàng chục ngàn, thậm chí cả trăm nghìn người tham gia ngày càng nhiều. Hoạt động giao dịch tiền ảo thời gian qua thu hút nhiều cá nhân tham gia mua bán, đầu tư; trong đó nổi bật nhất là Bitcoin.

Cùng với đó, sự xuất hiện Pi, một đơn vị tiền điện tử mới và các đơn vị tiền ảo khác trong đầu năm 2021 đã thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư mới tham gia. Tuy nhiên hầu hết các giao dịch tiền ảo chủ yếu là mua đi-bán lại trên sàn giao dịch tiền ảo nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Mặc dù vậy, bất chấp những lợi ích như tiện lợi, nhanh chóng và với chi phí rẻ hơn giao dịch thông thường, nhiều chuyên gia cảnh báo tiền kỹ thuật số vẫn khó có thể được sử dụng rộng rãi như một công cụ thanh toán. Nguyên nhân là bởi mức độ biến động giá của chúng quá lớn và rất dễ lợi dụng biến tướng.

Nhận xét về loại hình đầu tư này, Luật sư Phạm Duy Khương, Giám đốc điều hành Công ty Luật ASL cho biết, mặc dù luôn được cảnh báo về những rủi ro tiềm tàng, song điều khiến tiền ảo vẫn hấp dẫn giới đầu tư chính là lợi nhuận quá lớn. Nhưng mặt trái của việc phát triển đồng tiền này đã thực sự tạo ra loạt những rủi ro của các kênh đầu tư tiền ảo "rác" đang xuất hiện ngày càng nhiều.

Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn.

Đáng lo ngại, tiền ảo "rác" có xu hướng tăng mạnh và đang "hút máu" các nhà đầu tư. Cụ thể, với lời mời chào hấp dẫn về lợi nhuận lớn từ các sàn tiền ảo, các nhà đầu tư ồ ạt đổ tiền vào các sàn tiền ảo "rác" để rồi sau một khoảng thời gian ngắn bỗng dưng sàn bị sập, lúc đó nhà đầu tư mới ngã ngửa là bị lừa.

Tinh vi hơn, khi nhiều sàn giao dịch tiền ảo đã "dụ" các nhà đầu tư mua những tiền ảo thật, sau đó dùng các tiền ảo này để mua lại tiền ảo "rác" nhằm kiếm lợi nhuận cao để rồi các nhà đầu tư mất trắng số tiền đầu tư của họ.

Trước sự hấp dẫn của tiền ảo, nhiều nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm mới chỉ được nghe kể về những câu chuyện làm giàu từ đồng tiền kỹ thuật số và nghĩ rằng họ cũng có thể trở nên giàu có như vậy.

Ngày càng có nhiều vụ lừa đảo người sở hữu tiền điện tử nhập tên và mật khẩu đăng nhập của họ trên các trang web hay ứng dụng giả mạo để đánh cắp thông tin và tài khoản của họ.

Bên cạnh đó là các hành vi chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư thông qua các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số trái phép hay mô hình đa cấp Ponzi - một kiểu vay tiền của người này để trả nợ người khác và các hình thức gian lận khác.

Hiểu sao về khái niệm?

Tiền điện tử, tiền kỹ thuật số, tiền ảo, tiền thuật toán hay tiền mật mã là những khái niệm cực kỳ phổ biến, được tìm kiếm rất nhiều trong thời gian gần đây và đang tạo thành cơn sốt hiện nay.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu được ý nghĩa chính xác của tiền điện tử, tiền ảo hay tiền kỹ thuật số là gì?

Theo tiến sỹ Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, tiền điện tử đã được xác định và phân biệt rõ ràng với các loại tiền khác thông qua 4 đặc điểm chính. Trước hết, tiền điện tử phải là tiền pháp định [legal tender].

Theo đó, tiền điện tử có đầy đủ 3 chức năng của tiền là dự trữ [store value], trao đổi [medium of exchange] và hạch toán [unit of account]. Đồng thời, tiền điện tử cũng luôn được thể hiện dưới dạng giá trị của tiền pháp định của một quốc gia như VND, USD, SGD.... Bên cạnh đó, tiền điện tử cũng được Ngân hàng Trung ương bảo đảm.

Trong khi đó, tiền kỹ thuật số hay tiền mã hóa [crytocurrency]: được tạo ra bởi các thuật toán mã hóa phức tạp, được giao dịch, trao đổi hoàn toàn trên môi trường Internet và hiện nay chưa chịu sự quản lý của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào [trừ khi được Ngân hàng Trung ương trực tiếp phát hành]. Thí dụ điển hình của tiền kỹ thuật số là Bitcoin, Ethereum....

Có thể xác định gốc của tiền mã hóa là tiền ảo nhưng đang phát triển để có nhiều đặc điểm của tiền điện tử như khả năng chuyển đổi thành tiền pháp định, khả năng thanh toán, còn khả năng tích trữ giá trị thì ít hơn [do luôn biến động nhiều]...

Đối với tiền ảo [virtual currency], ECB định nghĩa như sau: "Đồng tiền ảo là một loại tiền kỹ thuật số không chịu sự quản lý, được phát hành bởi những người phát triển phần mềm [developers] thường đồng thời là người kiểm soát hệ thống; được sử dụng và chấp nhận thanh toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định."

Ví dụ, tiền ảo Pokecoins trong trò chơi Pokemon GO hoặc khoản tiền Facebook được sử dụng cho quảng cáo hay các trò chơi trên app Facebook...

Có thể thấy tiền ảo và tiền điện tử rất khác nhau. Tiền ảo không phải là tiền pháp định nên không gắn với quyền mặc định được chuyển đổi sang tiền pháp định và được Ngân hàng Trung ương đảm bảo. Các tổ chức phát hành tiền ảo cũng không chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Trung ương.

Đồng thời, phạm vi hoạt động của tiền ảo thường khá hẹp chỉ trong một cộng đồng và sử dụng cho mục đích nhất định, thí dụ như game online. Nói cách khác, tiền ảo mang nhiều đặc điểm của hàng hóa trao đổi hơn là một đồng tiền.

Đặc điểm của thị trường tiền ảo đang lộ rõ hơn bao giờ hết. Sự bất định xuất phát từ cái gốc của nguyên nhân là do nó chưa có những quy định, chế tài quản lý rõ ràng; cũng chưa có các chuẩn mực về phát ngôn, thông tin trên thị trường, cho nên ai muốn nói về nó thế nào cũng được, thậm chí một cách vô tội vạ nhưng vẫn… vô tội.

Lao vào cuộc chơi tiền ảo, đồng nghĩa phải chấp nhận rủi ro lớn, đúng hơn là sự may rủi, thậm chí là cạm bẫy. Bởi hoàn toàn có khả năng, một loại tiền ảo nào đó, một sàn giao dịch tiền số nào đó, trong một ngày đẹp trời hoàn toàn ngừng hoạt động, tất cả vốn liếng của nhà đầu tư tiêu tan./.

Quốc Huy [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề