Tại sao nói châu Âu là châu lục có dân số già

Các nhà hoạch định chính sách đang đau đầu tìm cách đối phó với dân số già của thế giới. Nhóm người trên 60 tuổi đang phát triển nhanh hơn các nhóm tuổi trẻ hơn, do tuổi thọ của con người ngày càng cao hơn, cuộc sống tốt hơn và tỷ lệ sinh giảm ở nhiều quốc gia. Đây là một vấn đề đáng lo ngại bởi nó gây ra nhiều hậu quả kinh tế xã hội - như tăng trưởng kinh tế thấp hơn, gánh nặng nợ công cao, căng thẳng giữa các thế hệ, chi phí chăm sóc sức khỏe và lương hưu cao hơn. Và nếu đi sâu vào dữ liệu khu vực, Châu Âu đang dẫn đầu về sự thay đổi nhân khẩu học này. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, lục địa này có thể biến điều đó thành cơ hội.

Châu Âu là nơi có dân số già nhất thế giới, với 1/4 dân số trên 60 tuổi.  Ảnh: CNN

Dân số giảm

Theo dữ liệu dân số của LHQ, Châu Âu là nơi cư trú của những người sống lâu nhất thế giới, nơi 1/4 người dân từ 60 tuổi trở lên. Tỷ lệ sinh của Liên minh Châu Âu [EU] là 1,6 thấp hơn nhiều so với mức sinh trung bình 2,1 con trên mỗi phụ nữ, mức cần thiết để duy trì dân số từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo.

Theo Umberto Cattaneo, một nhà kinh tế tại Tổ chức Lao động Quốc tế [ILO], sự gia tăng các hợp đồng lao động ngắn hạn, khoảng cách về giới và việc thiếu người chăm sóc trẻ em giá cả phải chăng là một số lý do khiến nhiều cặp vợ chồng ở Châu Âu không muốn có con. Phụ nữ có thể phải đối mặt với gánh nặng chăm sóc người già nếu các nhà hoạch định chính sách không cung cấp các chương trình dài hạn cho người già.  Dân số già đi đang rở thành xu hướng ở Châu Âu, khu vực duy nhất trên thế giới có dân số đang giảm. Trong 30 năm tới, LHQ dự đoán, dân số toàn cầu sẽ đạt gần 10 tỷ người, nhưng dân số Châu Âu sẽ giảm tới 26 triệu vào năm 2050. Theo dự báo của LHQ, từ năm 2015 đến 2017, các quốc gia ở Đông Âu chứng kiến sự sụt giảm dân số lớn nhất, với Bulgaria, Latvia, Ukraine, Ba Lan và Hungary giảm nhiều nhất.

"Tình hình trở nên rất thảm khốc ở Đông Âu", bà Brienna Perelli-Harris, giảng viên nhân khẩu học tại Đại học Southampton, cho biết, nói thêm rằng, xu hướng này bắt đầu sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu - với tỷ lệ sinh giảm xuống 1,3 hoặc thêm chí thấp hơn nữa. "Các nước Đông Âu chịu thêm gánh nặng di cư, bởi mọi người đang chuyển đến các quốc gia Châu Âu giàu có hơn để làm việc", bà Perelli-Harris cho biết.

Cơ hội hay thách thức

Các khuyến khích tài chính và các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng không được người dân hưởng ứng. Một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng của chính phủ Ba Lan, kêu gọi các cặp vợ chồng sinh con đã bị chỉ trích rộng rãi ở nước này. Trong khi chính sách năm 2007 của Nga, cung cấp số vốn thai sản lên tới 10.000 USD cho các bà mẹ sinh con thứ hai, lại dẫn đến các giao dịch trên thị trường đen. "Nhiều người trong số các cặp vợ chồng chỉ muốn tiền mặt", bà Perelli Harris nói. Nhập cư được xem là cách để giải quyết vấn đề giảm dân số, nhưng nó đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi đối với chính phủ nhiều nước trong những năm gần đây. "Đức cho phép người tị nạn một phần vì họ nhận thức, cần có nhiều công nhân hơn và lực lượng lao động phải nhiều hơn", bà Perelli-Harris nói, nhưng động thái này vấp phải sự phản ứng dữ dội từ đảng cựu hữu AfD.

Ông Lars Sondergaard, lãnh đạo chương trình về giáo dục, y tế và việc làm của các quốc gia thành viên EU thuộc Ngân hàng Thế giới,  cho rằng, dân số già không nên là nguyên nhân dẫn đến bi quan. Thay vào đó, đó là một "cơ hội". "Bạn phải làm cho các cá nhân có năng suất lao động cao hơn để bù đắp cho sự già đi của dân số", ông nói. ILO ước tính, việc tăng gấp đôi đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc của các nước Châu Âu và Trung Á sẽ sinh lời. "Nó sẽ tạo ra 83 triệu việc làm, trong đó có 70 triệu trong lĩnh vực chăm sóc và 30 triệu việc làm gián tiếp vào năm 2030", nhà kinh tế Cattaneo của ILO cho biết. "Nhưng họ cần bắt đầu đầu tư ngay bây giờ", ông Cattaneo nói.

Theo ông Sondergaard, một cách tiếp cận toàn diện là cần thiết cho nhu cầu của một quốc gia. Các giải pháp có thể bao gồm việc giữ dân số già trong lực lượng lao động, giải quyết vấn đề bất bình đẳng lương hưu, và tăng tuổi nghỉ hưu.

AN BÌNH

Phân tích hình 54.2 để thấy: So với thế giới, châu Âu có dân số già và vẫn đang có xu hướng già đi.

Đề bài

Phân tích hình 54.2 để thấy:

- So với thế giới, châu Âu là một châu lục có dân số già.

- Dân số châu Âu vẫn đang có xu hướng già đi.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

- So với thế giới, châu Âu có dân số già

+ Tỉ lệ người trong và trên độ tuổi lao động của châu Âu cao hơn nhiều.

+ Tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động của châu Âu thấp hơn nhiều.

- Dân số châu Âu vẫn đang có xu hướng già đi, thể hiện ở:

+ Tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động của châu Âu có xu hướng giảm nhanh.

+ Tỉ lệ dân số trong và trên độ tuổi lao động của châu Âu đang có xu hướng tăng lên, nhất là tỉ lệ người già trong cơ cấu dân số tăng lên nhanh chóng.

Loigiaihay.com

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 54: Dân cư xã hội châu Âu giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

– Châu Âu có các nhóm ngôn ngữ: Giéc-man, La-tinh, Xla-vơ, Hi Lạp,…

– Tên các nước thuộc từng nhóm:

      + Ngôn ngữ La-tinh: Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, I-ta-li-a, Ru-ma-ni, Hung – ga – ri, E – xto – ni – a.

      + Ngôn ngữ Giéc-man: Thụy Sĩ, Hà Lan, Ai – xơ – len , Anh, Bỉ, Đức, Áo, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển.

      + Ngôn ngữ Xla-vơ: Nga, Xlô-va-ki-a, Xec-bi, Môn – tê – nê – gro, Crô-a-ti-a, Xlô-vê-ni-a, Bôn – xni – a, Hec – xe – go – vi – a, Bun-ga-ri, Ư-crai-na, Bê-la-rút, Ba Lan, Séc.

Nhận xét sự thay đối kết cấu dân số theo độ tuổi của châu Âu và của thế giới trong giai đoạn 1960 — 2000.

– Dân số dưới độ tuổi lao động của châu Âu giảm dần từ năm 1960 đến năm 2000. Trong khi dân số dưới độ tuổi lao động của thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.

– Dân số trong độ tuổi của châu Âu tăng chậm từ năm 1960 đến năm 1980 và giảm dần từ năm 1980 đến năm 2000. Trong khi đó, dân số trong độ tuổi của thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.

– Dân số trên độ tuổi lao động của châu Âu tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000. Trong khi đó, dân số trên độ tuổi lao động của thế giới cũng tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000, nhưng chỉ chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tháp tuổi. -Nhận xét tổng quát về sự thay đổi hình dạng tháp tuổi: hình dạng tháp tuổi của châu Âu từ năm 1960 đến năm 2000 chuyển dần từ tháp tuổi trẻ sang tháp tuổi già [từ đáy rộng sang đáy hẹp] – trong khi đó, hình dạng tháp tuổi của thế giới vẫn là tháp tuổi trẻ [đáy rộng, đỉnh hẹp].

– Các vùng có mật độ dân số cao [trên 125 người/km2].

– Các vùng có mật độ dân số thấp [dưới 25 người/km2].

– Trên phần lớn lãnh thổ châu Âu, mật độ dân số từ 25 đến 125 người/km2.

– Các vùng có mật độ dân số cao [trên 125 người/km2]: ở ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.

– Các vùng có mật độ dân số thấp [dưới 25 người/km2]: ở bán đảo Xcăng-đi-na-vi và phía bắc đồng bằng Đông Âu.

Châu Âu đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo thể hiện ở các điểm sau:

– Có các tôn giáo chính: Thiên Chúa, Tin Lành và Chính Thống, đạo Hồi [một bộ phận nhỏ].

– Nhiều dân tộc sống đan xen vào nhau, có ngôn ngữ riêng và nền văn hóa riêng. Các dân tộc này tồn tại bên nhau và giữ nét đặc thù văn hóa của mình, đồng thời vẫn tiếp thu văn hóa của dân tộc khác trong cùng quốc gia. 

– Có 3 nhóm ngôn ngữ chính: La-tinh, Giéc-man và Xla-vơ. Các nhóm này chia ra rất nhiều ngôn ngữ nhỏ, chưa kể đến các nhóm ngôn ngữ địa phương.

– So với thế giới, châu Âu là một châu lục có dân số già.

– Dân số châu Âu vẫn đang có xu hướng già đi.

Phân tích hình 54.2:

– So với thế giới, châu Âu là một châu lục có dân số già:

      + Dân số dưới độ tuổi lao động của châu Âu giảm dần từ năm 1960 đến năm 2000. Trong khi dân số dưới độ tuổi lao động của thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.

      + Dân số trong độ tuổi của châu Âu tăng chậm từ năm 1960 đến năm 1980 và giảm dần từ năm 1980 đến năm 2000. Trong khi đó, dân số trong độ tuổi của thế giới tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000.

      + Dân số trên độ tuổi lao động của châu Âu tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000. Trong khi đó, dân số trên độ tuổi lao động của thế giới cũng tăng liên tục từ năm 1960 đến năm 2000, nhưng chỉ chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tháp tuổi. – Dân số châu Âu vẫn đang có xu hướng già đi, vì hình dạng tháp tuổi của châu Âu đã chuyển từ tháp tuổi trẻ [đáy rộng, đỉnh hẹp] năm 1960 sang tháp tuổi giả [đáy không rộng, đỉnh không hẹp].

Video liên quan

Chủ Đề