Bệnh đại tràng co thắt là gì

Viêm đại tràng và bệnh đại tràng co thắt đều có những triệu chứng chung là đau bụng, đi ngoài… Vì vậy, nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai bệnh lý này, dẫn tới việc điều trị không đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt hai căn bệnh này, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

Đại tràng hay còn được gọi là ruột già, là phần cuối của ống tiêu hoá. Nó có nhiệm vụ hấp thụ nước, muối khoáng từ thức ăn và phân huỷ cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân. Khi đủ lượng, đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động ruột và bài tiết phân qua trực tràng.

Bệnh viêm đại tràng là bệnh tiêu hóa thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc đại tràng khu trú một vùng hoặc lan tỏa. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hoá cấp tính do ruột bị nhiễm khuẩn qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để. 

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do chế độ ăn uống không hợp vệ sinh, sinh hoạt không điều độ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường…

TÌm hiểu bệnh viêm đại tràng là gì

Tham khảo: Bệnh viêm đại tràng nên ăn gì? Kiêng gì?

2. Bệnh viêm đại tràng co thắt là gì? 

Viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, hội chứng đại tràng kích thích, bệnh đại tràng chức năng… Đây là một rối loạn chức năng của đại tràng, tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh không gây tổn thương thực thể về giải phẫu, tổ chức học cũng như sinh hoá ở ruột, không gây tổn thương niêm mạc đại tràng. 

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do tâm lý, chế độ ăn uống, sinh hoạt và do vi khuẩn trú ngụ trong ruột gây viêm ruột.

3. Điểm giống như giữa viêm đại tràng và bệnh đại tràng co thắt 

Về cơ bản, bệnh viêm đại tràngđại tràng co thắt đều là bệnh lý đường tiêu hoá. Do đó, chúng biểu hiện các triệu chứng giống nhau trên đường tiêu hoá như: 

  • Có những cơn đau bụng, đau quặn bụng và buồn đi ngoài. 
  • Sôi bụng. 
  • Đầy bụng, chướng hơi, khó chịu. 
  • Người bệnh tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ các đợt tiêu chảy và táo bón. 
  • Cơn đau giảm đi sau khi đi ngoài. 
  • Đi không hết phân.

Điểm giống nhau giữa bệnh viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt

4. Phân biệt bệnh đại tràng co thắt và viêm đại tràng

Mặc dù có những triệu chứng giống nhau nhưng hai bệnh lý cũng có những biểu hiện khác nhau mà bạn có thể nhận biết được như: 

a. Đau bụng

Viêm đại tràng co thắt thường đau dữ dội, đau quặn, có thể đau âm ỉ nhưng không nhiều. Thỉnh thoảng có thể sờ thấy những cục rắn nổi lên dọc khung đại tràng. 

Còn bệnh viêm đại tràng thường biểu hiện đau âm ỉ, đau thường cố định một chỗ ở hố chậu trái hoặc phải. Người bệnh có cảm giác sôi sục trong ruột và muốn đi đại tiện ngay lập tức.

b. Đi ngoài 

Người bị hội chứng ruột kích thích đi ngoài có thể táo và lỏng hoặc hỗn hợp kiểu đầu rắn đuôi nát, đi ngoài phân thường nhỏ dẹt như phân mèo. Khi đi ngoài xong vẫn có cảm giác muốn đi tiếp, hay ăn xong có cảm giác muốn đi đại tiện ngay. Tính chất phân thường không lẫn máu. 

Ngược lại, người bị bệnh viêm đại tràng đi đại tiện táo hoặc lỏng, phân có mùi hôi tanh kèm chất nhầy hoặc máu. Người bệnh đi đại tiện có cảm giác đau rát hậu môn, đi ngoài xong cảm thấy dễ chịu. 

Dấu hiệu phân biệt bệnh viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt

c. Yếu tố thần kinh

Người bị đại tràng co thắt bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thần kinh như lo lắng, căng thẳng, stress khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn. 

Còn trong viêm đại tràng, người bệnh ít bị tác động bởi các yếu tố thần kinh. 

d. Các triệu chứng khác 

Bệnh đại tràng co thắt không chỉ có triệu chứng ở hệ tiêu hoá như viêm đại tràng mà còn có một số triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, tim đập nhanh, hồi hộp…

Xem thêm: Viêm đại tràng co thắt - Giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả

5. Phương pháp điều trị 

Hiện nay, điều trị bệnh đại tràng co thắt chưa có phương pháp điều trị triệt để. Điều trị chủ yếu là thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hoặc kiểm soát tốt tâm lý, đôi khi thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc cải thiện triệu chứng như: 

  • Thuốc điều trị táo bón
  • Thuốc cầm tiêu chảy 
  • Thuốc chống co thắt 
  • Thuốc chống trầm cảm 

Với bệnh viêm đại tràng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc trong phác đồ điều trị như: 

  • Thuốc chống viêm
  • Thuốc điều trị táo bón 
  • Thuốc giảm đau và chống co thắt 
  • Thuốc cầm tiêu chảy 
  • Thuốc corticoid.

Bệnh viêm đại tràng nếu chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ rất khó điều trị, người bệnh cần kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh. Tuỳ vào tình trạng tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm các thuốc ngăn ngừa và điều trị biến chứng.

Điều trị viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt

Qua đay ta có thể thấy rõ ràng những đặc trưng khác nhau tiêu biểu của 2 bệnh lý viêm đại tràng và bệnh đại tràng co thắt. Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, do đó bạn nên đi gặp bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường. Các bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra kết luận chính xác nhất. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

ISOFHCARE tự hào là đơn vị kết nối uy tín hàng đầu giữa hệ thống bác sĩ đầu ngành cùng hệ thống phòng khám, bệnh viện chất lượng cao tới người dân. Chúng tôi luôn mang đến trải nghiệm khám bệnh tốt nhất cho người dân. Hãy liên hệ ngay với ISOFHCARE ngay hôm nay để nhận được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất từ đội ngũ nhân viên. Hotline:

1900 638 367

Viêm đại tràng co thắt là bệnh tiêu hoá lành tính nhưng lại gây khó chịu cho người bệnh bởi những cơn đau quặn bụng, đi ngoài liên tục, ăn uống khó tiêu,… Khi không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư đại tràng.

Bệnh viêm đại tràng co thắt là tình trạng rối loạn chức năng ở đại tràng khiến nhu động ruột co bóp thất thường gây đau đớn dữ dội, thậm chí có thể sờ thấy cục nổi lên dọc theo khung đại tràng. Bệnh còn có tên gọi khác là hội chứng ruột kích thích, bệnh đại tràng chức năng,…

Viêm đại tràng co thắt là bệnh gì?

Bệnh thường gặp ở những người hay phải đối mặt với căng thẳng, stress, thói quen ăn uống thất thường,… Khi nội soi không tìm thấy tổn thương thực thể ở đường ruột, nhưng các triệu chứng vẫn xuất hiện thường xuyên, điển hình là những cơn đau quặn bụng kèm theo hiện tượng rối loạn đại tiện.

: Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Biểu hiện viêm đại tràng co thắt giống với một số bệnh về đường tiêu hóa, do đó, rất nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên, tính chất rối loạn cơ năng đã tạo nên những triệu chứng đặc trưng, cụ thể:

Đây là nỗi ám ảnh của bệnh nhân bị viêm đại tràng co thắt với các biểu hiện:

  • Xuất hiện cơn đau ở vùng bụng dưới rốn và hai bên mạn sườn.
  • Đôi khi, người bệnh có thể sờ thấy nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái.
  • Mức độ đau thay đổi từ âm ỉ đến quặn thắt, kèm theo hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi…
  • Người bệnh có thể đau sau khi ăn thực phẩm lạ, đồ chua, cay, tái sống, hải sản…
  • Khi căng thẳng, lo âu thì cơn đau xuất hiện nhiều hơn.

Hầu hết các cơn đau bụng sẽ giảm sau khi xì hơi hoặc đi đại tiện, nhưng cũng có trường hợp người bệnh vừa đi ngoài xong đã xuất hiện cơn đau quặn bụng khác.

Đau bụng do đại tràng co thắt

Đi ngoài nhiều lần trong ngày, tiêu chảy xen kẽ với táo bón. Phân thường có dấu hiệu đầu rắn, đuôi nát, lẫn chất nhầy kèm theo mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh có cảm giác đi ngoài không hết phân, đi xong vẫn muốn đi tiếp.

Người bệnh thường có triệu chứng căng bụng, chướng hơi, ợ hơi, nhưng không có dấu hiệu đặc biệt khi thăm khám. Những biểu hiện này hay bị nhầm lẫn với bệnh dạ dày.

Viêm đại tràng co thắt kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Người bệnh có biểu hiện xanh xao, suy nhược, mệt mỏi, đau nhức đầu… Ngoài ra, khi đại tràng co thắt mạnh có thể kèm theo cảm giác hồi hộp, khó thở, căng thẳng, mất ngủ, tim đập nhanh…

Người bệnh nội soi hay làm xét nghiệm nhưng đều không thấy bất kỳ tổn thương thực thể hoặc cấu trúc bất thường ở thành niêm mạc, chỉ có hình ảnh rối loạn nhu động co bóp của đại tràng.

Hiện nay, vẫn chưa xác định nguyên nhân viêm đại tràng co thắt. Nhưng theo các chuyên gia, rối loạn nhu động ruột và tăng tính nhạy cảm của đại tràng là yếu tố hình thành căn bệnh này.

Thức ăn được vận chuyển và tiêu hóa là nhờ sự co bóp nhịp nhàng của nhu động ruột. Đối với người mắc bệnh viêm đại tràng co thắt, thời gian cũng như cường độ co bóp bị thay đổi, dẫn đến các triệu chứng như:

– Các cơn co thắt diễn ra mạnh và kéo dài: Hệ thống tiêu hóa không đủ thời gian để hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ thức ăn. Lúc này, nhu động ruột co bóp liên tục để tống phân ra ngoài, dẫn đến tình trạng tiêu chảy, phân sống, lỏng nát…

– Các cơn co thắt nhẹ và ngắn: Chất thải bị lưu lại ở đại tràng quá lâu do ruột giảm co bóp, phần lớn lượng nước được tái hấp thụ khiến phân trở nên cứng và khô, gây nên táo bón.

Sự nhạy cảm quá mức của hệ thống thần kinh ruột già cũng có thể dẫn đến hội chứng viêm đại tràng co thắt. Đối với người bị hội chứng ruột kích thích, tính nhạy cảm của thần kinh ruột luôn ở mức độ cao. Lúc này, chỉ cần một tác động nhỏ ở ổ bụng hay ăn phải đồ lạ, căng thẳng, thời tiết… cũng có thể gây hiện tượng rối loạn tiêu hóa như: đi ngoài, đau bụng, đầy hơi…

Mặc dù tình trạng căng thẳng, lo lắng không trực tiếp gây viêm đại tràng co thắt nhưng đối với những trường hợp thường xuyên bị áp lực công việc, thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, lo âu… thì các triệu chứng bệnh trở nên rõ ràng hơn.

Làm việc căng thẳng dẫn đến đau bụng đại tràng

Một số thực phẩm nếu thường xuyên sử dụng sẽ gây ra phản ứng kích thích nhu động ruột như:

  • Thức ăn có chứa vi khuẩn thương hàn, lỵ;
  • Đồ uống chứa cồn [rượu, bia…],
  • Chất kích thích [cà phê, thuốc lá…],
  • Nước ngọt có ga, đồ ăn nhanh [khoai tây chiên, xúc xích, lạp xưởng…],
  • Đồ chiên xào…

Bên cạnh đó, thói quen ăn uống không đúng cách: ăn quá nhanh, vừa ăn vừa nói chuyện, bỏ bữa… cũng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ruột. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết cơ thể cũng có thể ảnh hưởng tới tình trạng bệnh. Nhiều bệnh nhân là nữ giới cũng cho biết, bệnh đại tràng co thắt trở nên nghiêm trọng hơn trong chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu thuộc trong những đối tượng này, bạn có khả năng cao mắc bệnh viêm đại tràng co thắt:

  • Độ tuổi: Bệnh thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi.
  • Giới tính: Theo nghiên cứu thì nữ có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới gấp 2 lần. Nguyên nhân là bắt nguồn từ estrogen trước và sau kỳ mãn kinh sinh ra.
  • Gia đình: Nếu thành viên nào trong gia đình mắc bệnh đường ruột thì nguy cơ cao bạn cũng bị bệnh.
  • Chế độ ăn uống: Những người có thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học dễ bị bệnh.
  • Tâm lý: Người thường xuyên lo âu, căng thẳng, áp lực công việc… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Để tránh nguy cơ mắc bệnh, bạn nên tìm hiểu kĩ nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp phòng tránh hiệu quả.

Tùy vào biểu hiện cụ thể của từng người cùng với điều kiện trang thiết bị y tế, bác sĩ sẽ có chỉ định khác nhau để chẩn đoán bệnh.

  • Bệnh nhân có thể được chỉ định xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn, giun, sán… nếu nghi ngờ bị loạn khuẩn.
  • Chụp khung đại tràng có thuốc cản quang.
  • Nội soi đại tràng nếu bệnh nhân nghi ngờ bị viêm đại tràng.

Viêm đại tràng co thắt có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người. Hiện nay, chưa có phương pháp chữa bệnh khỏi hoàn toàn. Người bệnh chỉ có thể cải thiện các cơn đau bằng cách duy trì chế độ sinh hoạt khoa học kết hợp sử dụng các loại thuốc giúp giảm triệu chứng của bệnh. Vậy người bị viêm đại tràng co thắt dùng thuốc gì?

Sau khi thăm khám, xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một hay nhiều loại thuốc Tây y chữa viêm đại tràng co thắt khác nhau. Mục đích của việc sử dụng thuốc tây là nhằm giảm các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt cấp tính. Một số thuốc thường được sử dụng như:

  • Các thuốc giảm đau như Paracetamol, Aspirin…
  • Thuốc chống co thắt đại tràng: Nhóm thuốc này cũng có tác dụng giảm đau bụng nhờ cơ chế làm thư giãn các cơ trong đường tiêu hóa, giảm co thắt đại tràng.
  • Thuốc cầm tiêu chảy: Actapulgite, Loperamid …
  • Thuốc giúp nhuận tràng, điều hòa nhu động ruột, chống táo bón.
  • Thuốc chống trầm cảm với những trường hợp thường xuyên lo lắng căng thẳng.

Việc sử dụng thuốc tây mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ đối với cơ thể, gây suy thận, tăng huyết áp, đau dạ dày… Đặc biệt, đối với trường hợp viêm đại tràng co thắt ở trẻ em thì phải thận trọng trong việc sử dụng kháng sinh. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống.

Bài thuốc Tứ quân tử thang

Tứ quân tử thang là bài thuốc cổ phương nổi tiếng, được ghi trong cuốn “Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương” có từ đời nhà Tống. Bài thuốc gồm 4 thành phần thảo dược chính là: Nhân sâm [Đảng sâm], Bạch truật, Phục linh, Cam thảo. Mỗi thành phần của bài thuốc này đều có công dụng riêng, thường dùng để chữa chứng tỳ vị khí hư, cụ thể:

Vị thuốc Công dụng
✅ Nhân sâm [hoặc Đảng sâm] Tính ngọt ôn.

Kiện tỳ [một ngũ tạng theo Y học cổ truyền có chức năng tiêu hóa, hấp thu, vận chuyển nước, đồ ăn, ích dưỡng].

Là vị chủ dược trong bài thuốc.

✅ Bạch truật Vị đắng, tính ôn.

Kiện tỳ táo thấp [bồi bổ hệ tiêu hóa, giúp điều trị các triệu chứng: nhạt miệng, kém ăn, đầy bụng, ỉa chảy…]

✅ Bạch linh Vị ngọt nhạt.

Kết hợp với Bạch truật có tác dụng kiện tỳ thẩm thấp, tăng cường chức năng vận hóa của tỳ vị.

✅ Cam thảo Vị ngọt, tính ôn.

Giúp bổ trung hòa vị

>> Tham khảo ngay! Cách xử lý viêm đại tràng an toàn, hiệu quả

Chủ Đề