Tại sao làm bánh bị đắng

Bánh bông lan là món bánh khá phổ biến và rất dễ làm. Tuy nhiên, nhiều chị em nội trợ cũng gặp không ít thất bại khi làm loại bánh này. Vậy để chuyên mục Vào bếp của Điện máy XANH tiết lộ cho bạn về những thất bại đó là gì và cách khắc phục như thế nào nhé!

Nguyên nhân:

  • Do bạn đánh trứng chưa đúng cách và trứng không đủ bông để làm cho bánh nở được.
  • Lúc trộn trứng với bột bạn trộn mạnh tay, khuấy quậy nhiều dẫn đến những bọt khí bên trong lòng trắng trứng đánh bông bị vỡ, dẫn đến khi nướng bánh không thể nở được.
  • Để bột bánh ở ngoài quá lâu không đem nướng ngay cũng là một nguyên nhân làm bánh không nở được.

Cách khắc phục:

  • Khi đánh trứng làm bánh phải đảm bảo độ bông của trứng, khi bạn nhấc que đánh trứng lên thấy tạo thành chóp là đạt.
  • Hạn chế trộn bột quá nhiều, quá lâu. Khi trộn bột với lòng trắng trứng đánh bông phải trộn thật nhẹ nhàng, dứt khoát.
  • Sau khi trộn bột xong phải đem nướng ngay, tránh để bột bên ngoài quá lâu ảnh hưởng tới chất lượng của bánh cũng như bánh không nở được.

2. Bánh bị xẹp, lõm đáy

Nguyên nhân:

  • Nhiệt độ trong lò nướng quá cao, dẫn đến bánh nở nhanh nhưng bên trong chưa kịp chín, thành bánh còn yếu dẫn đến bánh xẹp ngay trong lò hoặc xẹp sau khi lấy ra khỏi lò.
  • Bánh nướng chưa đủ thời gian dẫn đến bị xẹp sau khi lấy ra khỏi lò.

Cách khắc phục:

  • Để bánh ở rãnh thấp nhất của lò nướng, nên có một chiếc nhiệt kế lò nướng [có thể mua ở các tiệm bán đồ làm bánh] để canh chỉnh nhiệt độ cho chính xác.
  • Nướng bánh đảm bảo đủ thời gian theo công thức, có thể thử bánh chín bằng cách xiên tăm qua bánh, rút tăm ra mà tăm khô là bánh đã chín.

3. Bánh bị chai cứng, không bông xốp

Nguyên nhân:

  • Do trộn bột quá nhiều, dẫn đến bánh nở kém, chai cứng không bông xốp.
  • Chất lượng bột nở quá kém [công thức bánh có dùng bột nở].
  • Nướng quá thời gian quy định.

Cách khắc phục:

  • Trộn bột theo 1 chiều và không trộn quá kỹ.
  • Sử dụng bột nở còn hạn sử dụng, mua ở những cửa hàng uy tín, có nhãn hiệu rõ ràng.
  • Nướng bánh đúng thời gian quy định, tránh nướng bánh quá lâu.

4. Bánh còn sống, bột còn ướt

Nguyên nhân:

  • Nhiệt độ nướng bánh không đủ, nhiệt độ quá thấp do không làm nóng lò nướng trước khi nướng.
  • Nướng bánh chưa đủ thời gian, lấy bánh ra quá sớm.
  • Công thức có quá nhiều chất lỏng như sữa, nước cam... dẫn tới nướng bánh không nở và bị bết dính, ẩm ướt bên trong.

Cách khắc phục:

  • Luôn làm nóng lò nướng trước khi nướng khoảng 10 - 15 phút, để lò đạt đúng nhiệt độ yêu cầu.
  • Nướng bánh đúng thời gian quy định, hạn chế mở của lò nướng nhiều lần.
  • Cân đo đúng nguyên liệu trước khi làm bánh, hạn chế tình trạng nhắm chừng rất dễ thất bại.

5. Bánh bị cháy, mặt bánh bị nứt

Nguyên nhân:

  • Nhiệt độ lò nướng quá cao, làm cho bề mặt của bánh nhanh chóng bị nướng chín. Trong khi đó, ruột bánh vẫn chưa chín và tiếp tục nở, nên nó sẽ làm nứt phần mặt bánh và làm cho mặt bánh dễ bị cháy khét.
  • Khuôn bánh không được đặt ở rãnh giữa lò.
  • Khuôn bánh màu quá sậm dẫn đến hấp thụ nhiệt nhiều dẫn đến cháy bánh.

Cách khắc phục:

  • Tốt nhất là nên có 1 chiếc đồng hồ đo nhiệt độ đặt vào chính giữa lò, nhìn đồng hồ là biết lò đã đạt nhiệt độ chưa, bởi vì những lò nướng thông dụng phổ biến trong gia đình thường bị một vấn đề là nhiệt độ thực tế cao hoặc thấp hơn mức nhiệt chuẩn.
  • Luôn đặt khay bánh đúng vị trí giữa lò, trừ một số loại bánh yêu cầu để phía gần lửa trên... Khi bánh nở quá cao có thể dùng một tấm giấy bạc che phía trên mặt bánh để hạn chế bánh bị cháy đen.
  • Hạn chế dùng khuôn quá sẫm màu để nướng bánh.

Như vậy, Điện máy XANH đã bật mí xong cho bạn những lỗi thường hay gặp phải khi làm bánh bông lan và cách khắc phục các lỗi ấy ra sao rồi đấy!

Biên tập bởi Võ Văn Sĩ • 01/10/2018

Hãy là người đầu tiên đánh giá Những "thất bại thảm hại" khi làm bánh bông lan và cách khắc phục

Đôi khi làm bánh, bạn đang cảm thấy bối rối vì làm đúng công thức, nhưng bánh vẫn cháy, bột bị vón cục hay kem bị tách nước… Nướng bánh không khó nhưng đôi khi chỉ một sai sót nhỏ khiến chiếc bánh mang bao công sức của bạn hạ cánh “vào thùng rác”. Với 10 chỉ dẫn bên dưới có thể sẽ giúp bạn khắc phục những thất bại trên và cho ra những mẻ bánh đúng mong đợi của bạn.

Nhiệt độ lò nướng quá cao, làm cho bề mặt của bánh nhanh chóng bị nướng chín. Trong khi đó, ruột bánh vẫn chưa chín và tiếp tục nở, nên nó sẽ làm nứt phần mặt bánh.

Khuôn bánh không được đặt ở rãnh giữa lò.

Cách khắc phục

Chú ý trong các công thức bánh luôn có bước thực hiện đầu tiên, đó là: làm nóng lò nướng ở nhiệt độ x0C. Đây là bước đầu tiên trước các bước khác, bởi vì bột bánh phải cho vào lò khi lò đã đạt nhiệt độ nướng yêu cầu.

Tốt nhất là nên có 1 chiếc đồng hồ đo nhiệt độ đặt vào chính giữa lò, nhìn đồng hồ là biết lò đã đạt nhiệt độ chưa, bởi vì những lò nướng thông dụng phổ biến trong gia đình thường bị một vấn đề là nhiệt độ thực tế cao hoặc thấp hơn mức nhiệt chuẩn.

Luôn đặt khay bánh đúng vị trí giữa lò, trừ một số loại bánh yêu cầu nhiệt khác nhau.

2. Hỗn hợp bột bị vón cục

Nguyên nhân

Nguyên liệu không được để ở nhiệt độ phòng trước khi sử dụng.

Bơ và đường không được đánh bông đủ độ trước khi cho trứng vào.

Trứng cho vào quá nhanh.

Trộn không đều.

Cách khắc phục

Lấy nguyên liệu ra ngoài tủ mát trước 2 tiếng hoặc rã đông bằng lò vi sóng trước khi dùng.

Bơ và đường được đong vừa với định lượng và đánh bông 1 chiều.

Đổ trứng từ từ vào hỗn hợp.

Luôn rây bột, baking soda [bột nở], baking powder [bột nổi] và các hương liệu khác nếu có, để tránh bột bị vón lại.

3. Kem tươi bị tách nước

Nguyên nhân

Do đánh quá kỹ làm cho kem bị tách nước, chảy lỏng ra [hỗn hợp kem lổn nhổn, lợn cợn, hay gọi là bị “ốc trâu”].

Cách khắc phục

Tiếp tục đánh thêm cho kem tách nước hẳn, đủ để gạn được nước một bên, kem vón cục một bên ra 2 cái tô riêng. Sau đó đánh phần kem lổn nhổn cho cứng lại rồi sau đó chắt từ từ từng tí một nước vào cho quyện dần… Làm thế kem tươi tuy không mịn bằng lúc trước nhưng vẫn dùng được mà không bị phí nguyên liệu.

4. Bánh nở không đều

Nguyên nhân

Bột không được trộn đều vào hỗn hợp chính.

Nhiệt độ trong lò quá cao.

Hỗn hợp bột hoặc lòng trắng trứng đã đánh bông với nguyên liệu còn lại được trộn quá lâu, quá kĩ cũng có thể làm vỡ nhiều bọt khí, dẫn đến việc bánh nở kém hoặc không nở được.

Cách khắc phục

Điều chỉnh nhiệt độ lò thích hợp

Dùng đúng cỡ khuôn để bánh không bị tràn. Chỉ nên cho hỗn hợp bột tới 2/3 khuôn nướng.

Lưu ý

Bánh gatô nở ít hơn so với gatô Hông Kông, vì thế nếu làm cùng khuôn và muốn độ cao tương đương gatô Hông Kông thì phải tăng lượng trứng lên.

5. Khó trộn bột

Nguyên nhân

Do tỷ lệ định lượng nguyên liệu không đồng đều.

Sai kỹ thuật trộn.

Cách khắc phục

Nên kiểm tra lại định lượng nguyên liệu trước khi bắt đầu trộn.

Lưu ý

Khi làm bánh Ga tô thường thì khâu trộn bột hơi khó hòa tan hơn một chút nên trộn bột máy đánh trứng với tốc độ chậm nhất. Như vậy sẽ dễ dàng hòa đều hỗn hợp hơn.

Nếu bột xuất hiện lợn cợn, cách khắc phục là cho nguyên liệu lỏng [trứng , sữa…] chậm & từ từ vào hỗn hợp hoặc cho thêm 1 – 2 thìa bột vào đánh tiếp cho đến khi bột mịn. Khi ngâm âu trộn bột vào nước ấm có thể làm tan lớp lợn cợn. Tuy nhiên, tránh trộn bột quá lâu dễ làm bánh bị chai, không nở khi nướng.

6. Mặt bánh có 1 số chấm trắng [với sponge cake]

Nguyên nhân

Đường chưa tan hết.

Cách khắc phục

Khi trộn đường với bột bánh nên cho rất từ từ từng chút một, đánh cho đường tan rồi mới cho thêm.

Hoặc bạn có thể cắt phần bề mặt bánh và sử dụng phần còn lại để làm cốt bánh kem, mousse…

7. Bánh bị cháy mặt – Phần cốt bánh sậm màu và cứng

Nguyên nhân

Nhiệt độ lò quá cao.

Cách khắc phục

Kiểm tra hoạt động lò và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp.

Nếu dây đốt phía trên quá lớn có thể khắc phục bằng cách đậy 1 tờ giấy bạc lên mặt bánh sau khoảng 1/3 – 1/2 thời gian nướng.

8. Mặt bánh lõm trong quá trình nướng

Nguyên nhân

Nhiệt độ lò nướng quá thấp hoặc quá cao

Trộn bột quá nhiều

Quá nhiều bột nở [bánh sẽ nở rất nhanh, tuy nhiên sau khoảng ½ thời gian nướng thì xẹp cũng rất nhanh]

Cách khắc phục

Tránh di chuyển bánh trong khi nướng.

Cân chỉnh nhiệt độ lò thích hợp, thường xuyên theo dõi hoạt động lò.

Kiểm tra định lượng, hoặc sử dụng cân nhỏ để xác định định lượng nguyên liệu cho vào.

9. Hạt hoặc quả khô trôi xuống đáy bánh

Nguyên nhân

Do hạt hoặc quả khô quá to và nặng.

Nhiệt độ lò quá thấp.

Bột bánh quá lỏng, không giữ được hạt.

Cách khắc phục

Nên rửa hạt sơ qua lớp đường hoặc si rô bọc ngoài hạt.

Ngoài ra hạt nên được phủ một lớp bột khô trước khi trộn với hỗn hợp bột bánh. Việc bao bột cho quả khô sẽ giúp các loại quả và hạt này không bị chìm xuống dưới đáy khi nướng bánh.

10. Bánh quá khô

Nguyên nhân

Quá nhiều bột hoặc bột nở [baking powder], muối nở [baking soda]

Quá ít chất béo hoặc đường

Bánh nướng quá lâu hoặc nhiệt độ lò nướng quá cao

Cách khắc phục

Kiểm tra liều lượng khi trộn bột.

Giảm thời gian hoặc nhiệt độ lò nướng

Lò nướng Kangaroo KG5201 52 lít

2.360.000₫ 3.200.000₫ -26%

Lò nướng thùng Sanaky 25 lít VH259S2D

1.440.000₫ 1.599.000₫ -9%

Lò nướng thùng Electrolux 38 lít EOT38MXC

1.921.000₫ 2.390.000₫ -19%

Lò nướng thùng Kangaroo 40 lít KG4001

2.114.000₫ 2.830.000₫ -25%

Lò nướng thùng Sharp 32 lít EO-A323RCSV-ST

2.158.000₫ 2.290.000₫ -5%

Lò nướng thùng Electrolux 30 lít EOT30MXC

1.665.000₫ 2.090.000₫ -20%

Lò nướng thùng Sunhouse 50 lít SHD4250S

2.036.000₫ 2.906.000₫ -29%

Lò nướng thùng Sanaky 50 lít VH5099S2D

2.493.000₫ 2.769.000₫ -9%

Lò nướng thùng Sanaky 35 lít VH3599S2D

1.960.000₫ 2.299.000₫ -14%

Lò nướng thùng Bluestone 38 lít EOB-7548

1.764.000₫ 2.199.000₫ -19%

Tự làm bánh không khó tuy nhiên để bạn làm được một mẻ bánh thơm ngon và chất lượng thì đến những đầu bếp kinh nghiệm cũng phải mất một thời gian dài và trải qua nhiều thất bại mới có thể thành công. Nếu bạn có những kinh nghiệm khi làm bánh, hãy cùng chia sẽ với Điện máy XANH để tránh mắc phải những sai lầm tương tự.

Biên tập bởi Đoàn Trâm Anh • 10/08/2014

Video liên quan

Chủ Đề