Thức ăn tồn tại trong dạ dày bao lâu

Mất bao lâu để tiêu hoá thức ăn?

Thời gian tiêu hoá thức ăn sẽ khác nhau giữa từng người, giữa nam giới và nữ giới. Sau khi ăn, sẽ mất khoảng từ 6 - 8 tiếng để thực phẩm đi từ dạ dày tới ruột non. Phần còn lại của thức ăn sau đó sẽ đi vào ruột già để được tiêu hoá, hấp thu nước và một số vi chất, cuối cùng là loại bỏ các chất cặn bã. Thời gian thức ăn ở lại ruột già là khoảng hơn 1 ngày để được phân giải thành các phân tử nhỏ hơn.

Thông thường, thời gian di chuyển của thức ăn như sau: di chuyển qua dạ dày [2-5 tiếng], di chuyển qua ruột non [2-6 tiếng], di chuyển qua ruột già [10-59 tiếng] và tổng thời gian di chuyển qua toàn bộ hệ tiêu hoá [10-73 tiếng]. Tính tổng thời gian, kể từ khi bạn nuốt thức ăn đến khi bã thức ăn đó được tống ra ngoài dưới dạng phân, sẽ mất khoảng từ 2-5 ngày.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian và tốc độ tiêu hoá thức ăn bao gồm lượng thực phẩm và loại thực phẩm đã ăn, giới tính, quá trình trao đổi chất và các bệnh về hệ tiêu hoá.

Thời gian tiêu hoá các loại thực phẩm

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định thời gian và mức độ tiêu hoá chính là loại thực phẩm mà bạn ăn vào. Sau đây là thời gian tiêu hoá cụ thể của một số loại thực phẩm:

  • Nhóm thực phẩm cung cấp tinh bột: Các thực phẩm giàu tinh bột mất khoảng 5 tiếng để tiêu hoá. Các thực phẩm chứa chủ yếu là đường đơn hoặc đường đôi sẽ có thời gian tiêu hoá nhanh hơn các thực phẩm có chứa đường đa do có cấu trúc đơn giản hơn.
  • Nhóm thực phẩm cung cấp đạm: thịt đỏ và cá có thể mất tới 12-24 tiếng để được tiêu hoá hoàn toàn. Chất đạm và các chất béo có trong các loại thực phẩm này là các phân tử rất phức tạp và cơ thể cần có thời gian dài hơn để hấp thu được toàn bộ.
  • Nhóm cung cấp chất xơ: trái cây và rau xanh – rất giàu chất xơ, có thể di chuyển qua hệ tiêu hoá chỉ trong vòng dưới 1 ngày, cụ thể: trái cây tươi hoặc khô sẽ mất khoảng 2-5 tiếng để tiêu hoá. Do đó, trên thực tế, đây vẫn được coi là các thực phẩm nhuận tràng.
  • Ngoài ra, sữa và các chế phẩm từ sữa: có thể mất khoảng 12 tiếng để tiêu hoá. Các loại nước trái cây: chỉ mất 15 phút.
  • Nhóm cung cấp chất béo: tổng thời gian từ khi ăn đến khi chất béo được loại bỏ ra ngoài khá dài, trung bình mất khoảng 40 tiếng [dao động từ 33 đến 47 tiếng]

Những thực phẩm được tiêu hoá nhanh nhất là những loại đồ ăn vặt nhiều đường, ví dụ như kẹo. Cơ thể sẽ phân giải kẹo chỉ trong vòng 20-30 phút và do đó, bạn sẽ lại nhanh chóng cảm thấy đói.

Mất bao lâu để tiêu hoá mì ăn liền?

Như vậy, có thể thấy, còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết về thời gian tiêu hoá thực phẩm. Nhiều loại thực phẩm tưởng chừng dễ tiêu hoá và vô cùng phổ biến như thịt lợn lại mất kha khá thời gian để tiêu hoá [khoảng 5 tiếng], trong khi đó, nhiều loại thực phẩm tưởng chừng khó tiêu nhưng lại không khó tiêu như nhiều người vẫn nghĩ, ví dụ như mì ăn liền.

Một gói mì ăn liền loại thông dụng [75g] chứa chủ yếu là chất bột đường [khoảng 40g-50g], khoảng 10-13g chất béo và khoảng 6,8g chất đạm. Về bản chất, mì ăn liền có thành phần chính là tinh bột. Do đó, thời gian tiêu hoá mì ăn liền cũng tương tự như thời gian tiêu hoá các loại thực phẩm giàu đường bột khác như cơm, bún, phở. Khi ăn mì ăn liền, một phần tinh bột có trong sợi mì sẽ  được tiêu hóa ngay tại khoang miệng, sau đó chuyển xuống dạ dày và được lưu giữ khoảng 3-4 giờ. Và theo cơ chế tiêu hóa như vậy, việc mì ăn liền tồn tại sau 2 giờ, thậm chí 3-4 giờ để tiêu hóa trong dạ dày là điều bình thường. Khoảng thời gian này cũng không phải là quá dài so với nhiều loại thực phẩm khác.

Các mẹo để quá trình tiêu hoá nhanh hơn, giúp tiêu hoá tốt hơn

Để giúp thực phẩm di chuyển trơn tru qua hệ tiêu hoá và dự phòng các tình trạng như tiêu chảy và khó tiêu, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:

  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên cám
  • Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ và các thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chế biến sẵn
  • Bổ sung probiotic
  • Tập thể dục thể thao hàng ngày
  • Ngủ đủ giấc
  • Kiểm soát căng thẳng

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Quá trình tiêu hóa thực phẩm diễn ra như thế nào?

Bạn có biết các cơ quan trong hệ tiêu hóa phối hợp với nhau như thế nào?

Tại sao cơ thể cần tiêu hóa thức ăn?

Quá trình tiêu hóa cho phép bạn chia thức ăn thành những phân tử đơn giản hơn mà cơ thể có thể hấp thu vào máu, từ đó sử dụng chúng làm năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Nếu không phá vỡ các phân tử thức ăn, cơ thể sẽ không thể hấp thu được các dưỡng chất cần thiết.

Vậy điều gì sẽ xảy ra với thực phẩm sau khi bạn ăn?

Sau khi bạn nhai, nuốt thức ăn, chúng sẽ đi qua thực quản rồi vào dạ dày. Tại đây, thức ăn sẽ được hòa trộn cùng với dịch tiêu hóa từ tuyến tụy, gan và túi mật và bị phá vỡ thành những phân tử nhỏ hơn. Khi đi qua ruột non, các dưỡng chất và nước sẽ được hấp thụ vào cơ thể để chuyển tới các cơ quan khác.

Trong khi đó, những thành phần không tiêu hóa được sẽ được di chuyển tới ruột già và trở thành phân. Chúng sẽ được loại bỏ ra khỏi cơ thể sau từ 1 - 3 ngày.

Quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra từ khi ăn tới khi thức ăn vào dạ dày, ruột...

Mất bao lâu để tiêu hóa thức ăn?

Thời gian cần thiết để tiêu hóa thức ăn sẽ khác nhau tùy theo từng người và tùy vào loại thực phẩm bạn ăn. Thông thường, dạ dày sẽ cần khoảng 3 tiếng để co bóp, phân hủy thức ăn. Quá trình tiêu hóa sẽ kết thúc khi phần còn lại của thức ăn tới được ruột già, tức là khoảng 6 tiếng sau khi ăn.

Quá trình tiêu hóa không chỉ diễn ra ở dạ dày

Có một lầm tưởng mà khá nhiều người vẫn hay mắc phải, đó là cho rằng quá trình tiêu hóa thức ăn chỉ diễn ra trong dạ dày. Dạ dày là cơ quan chính giúp phá vỡ thức ăn thành các phân tử nhỏ hơn, nhưng quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm lại diễn ra tại ruột non và ruột già.

Với quá trình tiêu hóa, không ít người lầm tưởng rằng hoạt động này không cần năng lượng. Thực tế không phải vậy, cơ thể cũng dành một phần năng lượng không nhỏ trong hoạt động hàng ngày cho hấp thu chất dinh dưỡng. 

Tại sao nhiều người có thói quen đi đại tiện sau khi ăn?

Nhiều người hay thấy buồn đi đại tiện ngay sau khi ăn và lo mình mắc các bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là một phản xạ bình thường của dạ dày - ruột nhằm tạo thêm chỗ chứa cho lượng thực phẩm bạn mới ăn vào.

Phản xạ này sẽ kích thích ruột già co thắt để tống, đẩy chất thải ra ngoài. Thông thường, đây sẽ là chất thải từ những bữa ăn bạn đã ăn trước đó 1 - 3 ngày.

Làm sao giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh?

Cách đơn giản nhất để giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả là có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Tốt hơn hết, bạn nên ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc; Tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt… nhiều chất bảo quản, chất béo không tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, uống nhiều nước và hoạt động thể chất thường xuyên cũng là những cách giúp bạn cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

Khi lên khẩu phần ăn uống dinh dưỡng, bạn hẳn có nhiều thắc mắc về vấn đề này để biết cách phân bổ thời gian. Thức ăn tiêu hóa trong bao lâu thì được hấp thụ? Mỗi loại thức ăn cần thời gian bao lâu? Bài viết này sẽ trả lời cho bạn.

Những bệnh nhân mắc phải nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày thì việc sở hữu một khẩu phần ăn uống hợp lý với những sản phẩm dễ tiêu hóa là điều hết sức quan trọng. Thức ăn tiêu hóa trong bao lâu là một kiến thức sức khỏe cần thiết để bạn lên chế độ dinh dưỡng phù hợp. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin để giải đáp câu hỏi trên.

1. Diễn biến quá trình tiêu hóa thức ăn ở người

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở người diễn ra như thế nào?

Trước khi biết được đáp án của câu hỏi thông thường thức ăn được lưu giữ ở dạ dày trong bao lâu hay thức ăn tiêu hóa trong bao lâu, bạn hãy tìm hiểu xem quá trình tiêu hóa ở người diễn ra như thế nào.

Khi thức ăn được đưa vào khoang miệng, nước bọt sẽ được tiết ra nhằm giúp làm mềm thức ăn, miệng bắt đầu nhai để xé nhỏ thức ăn. Lúc ấy, các enzym tiêu hóa nằm trong nước bọt sẽ kích hoạt quá trình chuyển hóa tinh bột trong thực phẩm. Sau khi thức ăn đã được nhai và trải qua quá trình tiêu hóa tinh bột sẽ được đưa xuống dạ dày dưới dạng bột nhuyễn theo đường từ thực quản xuống với hành động nuốt.

Khi đã xuống dạ dày, thức ăn sẽ được trộn và dạ dày sẽ căng ra, co bóp. Khi ấy, dịch vị dạ dày và thức ăn sẽ trộn lẫn vào nhau, quá trình phân rã những phân tử protein trong thức ăn bắt đầu trước khi chúng được chuyển xuống ruột non và ruột già. Tại ruột non, những chất béo, protein còn dư thừa trong thức ăn sau quá trình diễn ra ở dạ dày sẽ được tiếp tục hấp thụ nốt. Cuối cùng, khi thức ăn chỉ còn một ít nước thì được chuyển xuống ruột già và bị nén lại thành những chân bã rồi bài tiết ra ngoài cơ thể tạo thành phân.

2. Thức ăn tiêu hóa trong bao lâu?

Thức ăn tiêu hóa trong bao lâu?

Thời thời gian quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra, thời gian thông thường thức ăn được lưu giữ ở dạ dày trong bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như số lượng, loại thực phẩm mà bạn đã ăn, giới tính của bạn, quá trình trao đổi chất, vấn đề tiêu hóa bạn gặp phải có gây ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa hay không. Nhìn chung, quá trình này sẽ mất khoảng từ 24 đến 72 giờ đồng hồ để di chuyển thức ăn qua toàn bộ đường ống tiêu hóa.

Vậy cụ thể thì thức ăn tiêu hóa trong bao lâu? Theo báo cáo nghiên cứu thì trong cùng điều kiện về sức khỏe và thức ăn, nam giới có tốc độ tiêu hóa nhanh hơn so với phái nữ. Trung bình, phái mạnh sẽ mất tổng cộng 33 giờ đồng hồ để tiêu hóa thức ăn trong khi nữ giới mất đến 47 giờ đồng hồ.

Mất bao lâu để tiêu hóa thức ăn? Thời gian đầu, thức ăn được di chuyển tương đối nhanh chóng qua hệ thống tiêu hóa. Trong khoảng từ 6 đến 8 giờ, thức ăn đã chuyển qua dạ dày, ruột non và ruột già. Lượng thức ăn được tiêu hóa trong bữa ăn có thể nằm tại ruột già hơn 1 ngày và tiếp tục được hấp thu, phân giải. Diễn biến thời gian vận chuyển bình thường của thức ăn khi đi qua toàn bộ ruột như sau: mất 2 đến 5 giờ đi qua dạ dày, 2 đến 6 giờ đi qua ruột non, 10 đến 59 giờ đi đến qua đại tràng [ruột già] và 10 đến 73 giờ vận chuyển toàn bộ ruột.

Tốc độ tiêu hóa thức ăn nhanh hay chậm cũng còn phụ thuộc vào bản chất của chúng. Chẳng hạn như thịt và cá có thể mất đến 2 ngày để tiêu hóa hoàn toàn do thành phần protein và chất béo có trong những loại thực phẩm này là các phân tử phức tạp nên cơ thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để phân giải.

3. Thức ăn tiêu hóa nhanh và thức ăn tiêu hóa chậm

Nên tránh ăn các thức ăn tiêu hóa nhanh ngay sau khi vừa mới ăn thức ăn tiêu hóa chậm

  • Thức ăn tiêu hóa nhanh: Nếu ăn nhiều loại thực phẩm này, bạn sẽ dễ dàng tiêu thụ với số lượng nhiều nhưng lại nhanh bị đói hơn. Những loại thức ăn này có tác dụng giúp bạn tăng cường mức năng lượng nhanh chóng, tương tự với mức glucose. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn bị thừa hàm lượng glucose và không sử dụng hết thì phần còn dư đó sẽ bị chuyển thành chất béo.
  • Thức ăn tiêu hóa chậm sẽ làm lượng đường trong máu bạn tăng chậm hơn tạo thành mức năng lượng ổn định và cân bằng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ ăn phần thức ăn tiêu hóa chậm có thể làm cho hệ thống tiêu hóa của bạn sẽ hỏa động tối đa khiến cho cơ thể của bạn trở nên quá tải.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bạn nên tránh ăn các thức ăn tiêu hóa nhanh ngay sau khi vừa mới ăn thức ăn tiêu hóa chậm. Nguyên nhân là quá trình tiêu hóa lúc này vẫn chưa kết thúc và dạ dày có thể bị quá tải nếu như bạn ăn quá nhiều.

4. Một số loại thức ăn tiêu hóa trong bao lâu?

Cá sẽ có thời gian tiêu hóa từ 45 đến 60 phút

Như đã giải thích ở phần trên, mỗi loại thức ăn và đồ uống khác nhau sẽ có thời gian tồn tại và tiêu hóa không giống nhau. Cụ thể thì:

  • Nước sẽ được tiêu hóa ngay lập tức sau khi được đưa vào cơ thể.
  • Những loại nước hoa quả hay nước ép rau củ sẽ mất 15 đến 20 phút để tiêu hóa.
  • Các loại rau củ quả tươi sẽ mất từ 30 đến 40 phút để tiêu hóa toàn bộ.
  • Những loại rau đã qua quá trình chế biến để tiêu hóa hết sẽ mất 40 phút.
  • Cá sẽ có thời gian tiêu hóa từ 45 đến 60 phút.
  • Những loại rau củ nhiều tinh bột sẽ mất khoảng 1.5 đến 2 tiếng để tiêu hóa.
  • Những loại salad trộn dầu sẽ cần 1 tiếng đồng hồ để tiêu hóa.
  • Ngũ cốc các loại sẽ cần khoảng 2 tiếng để tiêu hóa toàn bộ.
  • Các loại thực phẩm được làm từ sữa sẽ mất khoảng 2 giờ đồng hồ để tiêu hóa.
  • Các loại hạt có thời gian tiêu hóa là 3 giờ đồng hồ.
  • Thịt gà mất từ 1.5 đến 2 tiếng đồng hồ để tiêu hóa hết.
  • Thịt lợn cần 5 giờ đồng hồ để tiêu hóa toàn bộ.
  • Thịt bò cần khoảng 3 tiếng đồng hồ để tiêu hoàn toàn.
  • Thịt cừu sẽ mất 4 giờ đồng hồ để tiêu hóa sạch sẽ.
  • Thời gian tiêu hóa hoàn toàn của mì ăn liền cũng tương tự với thời gian tiêu hóa những thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bún, phở, cơm. Sau khi ăn, mì ăn liền sẽ được chuyển xuống dạ dày và lưu giữ tại đó từ 3 đến 4 giờ. 
  • Bánh mì tiêu hóa trong bao lâu? Cơm tiêu hoá trong bao lâu? Những thực phẩm giàu tinh bột chẳng hạn như bánh mì sẽ mất khoảng 5 tiếng để tiêu hóa hoàn toàn. Thực phẩm có chứa đường đơn hoặc đường đôi là chủ yếu sẽ tiêu hóa nhanh hơn so với những thực phẩm có chứa đường đa vì chúng có cấu trúc đơn giản hơn.
  • Sữa tiêu hóa trong bao lâu? Tùy thuộc vào thể trạng của từng người mà thời gian tiêu hóa thực phẩm cũng sẽ khác nhau. Trung bình, cơ thể sẽ mất từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ để hấp thụ hết lượng sữa. Khi bạn uống sữa, cơ thể bạn sẽ phải hấp thu toàn bộ dưỡng chất trong đó chứ không phải chỉ riêng protein hay một chất bất kỳ nào khác. Trong đó, chất Lactose trong sữa cùng là một thành phần khó nhai với cơ thể.

5. Những vấn đề về tiêu hóa có thể xảy ra với cơ thể bạn

Hiện tượng trào ngược axit khiến bạn ợ nóng

Không phải ai cũng có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Một số người sẽ mắc phải một vài loại bệnh lý khiến cho việc tiêu hóa bị gián đoạn kèm theo những triệu chứng khó chịu như đầy hơi, ợ nóng, tiêu chảy hoặc táo bón. Cụ thể là:

  • Hiện tượng trào ngược axit xảy ra khi bạn bị suy yếu cơ thắt thực quản dưới, các axit từ dạ dày sẽ đi lên thực quản dẫn đến triệu chứng ợ nóng.
  • Bệnh celiac có liên quan đến hệ thống miễn dịch của người bệnh. Nếu bạn ăn phải thức ăn có chứa thành phần gluten thì chúng sẽ tấn công và làm hỏng ruột.
  • Táo bón: Hiện tượng này xảy ra khi nhu động ruột ít hơn bình thường khiến cho phân cứng và khó ra ngoài hơn bình thường khi đi đại tiện. Một số dấu hiệu kèm theo táo bón chính là đau bụng và đầy hơi.
  • Bệnh viêm ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Những bệnh lý này sẽ khiến bạn mắc phải tình trạng viêm mạn tính trong ruột gây giảm cân, loét, đau, suy dinh dưỡng, đi ngoài ra máu và tăng nguy cơ bị ung thư ruột kết.
  • Hội chứng ruột kích thích với những triệu chứng cảm giác khó chịu như tiêu chảy, đầy hơi, táo bón. Tuy nhiên những hiện tượng này không liên quan đến ung thư hoặc các bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng khác. Nếu cơ thể không dung nạp Lactose, bạn sẽ bị thiếu enzyme cần thiết để phá vỡ đường có trong các sản phẩm sữa. Khi uống sữa, bệnh nhân sẽ xuất hiện những tình trạng như tiêu chảy, đầy hơi.

6. Những điều cần chú ý để giúp dạ dày bạn khỏe mạnh

Ăn nhiều rau xanh sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa

Nhằm giúp cho hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày của bạn luôn được mạnh khỏe, hạn chế tối đa những tình trạng như tiêu chảy, táo bón hay nặng hơn là nhiều bệnh lý như đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày thì bạn cần chú ý một số lời khuyên sau:

  • Tiêu thụ nhiều loại trái cây, rau xanh hay ngũ cốc nguyên hạt nhằm giúp bổ sung thêm những loại chất xơ và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ hay sử dụng thức ăn đã qua chế biến. Nguyên nhân là các loại thịt có thời gian tiêu hóa khá lâu còn đồ ăn đã chế biến sẵn có thể khiến dạ dày của bạn bị ảnh hưởng bởi các chất hóa học có trong thức ăn.
  • Ăn bổ sung cho đường ruột những lợi khuẩn có ích đối với hệ tiêu hóa như chất probiotic. Chất này có thể được tìm thấy rất nhiều trong các loại sữa chua.
  • Ngủ đủ giấc và tránh thức khuya.
  • Luôn giữ cho đầu óc của bạn được thư giãn và hạn chế việc căng thẳng.
  • Bạn cần áp dụng một chế độ tập luyện thể thao, ăn uống lành mạnh để giữ gìn sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.

Mỗi loại thức ăn đều có một khoảng thời gian tiêu hóa khác nhau, bạn hãy tìm hiểu kỹ để có kế hoạch ăn uống hợp lý. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về vấn đề thức ăn tiêu hóa trong bao lâu cũng như thời gian tiêu hóa của một số loại thức ăn cụ thể. Chúc bạn luôn có thật nhiều sức khỏe và luôn vui vẻ trong cuộc sống.


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Khi thức ăn được đưa vào khoang miệng, nước bọt sẽ được tiết ra nhằm giúp làm mềm thức ăn, miệng bắt đầu nhai để xé nhỏ thức ăn. Lúc ấy, các enzym tiêu hóa nằm trong nước bọt sẽ kích hoạt quá trình chuyển hóa tinh bột trong thực phẩm. Sau khi thức ăn đã được nhai và trải qua quá trình tiêu hóa tinh bột sẽ được đưa xuống dạ dày dưới dạng bột nhuyễn theo đường từ thực quản xuống với hành động nuốt. Khi đã xuống dạ dày, thức ăn sẽ được trộn và dạ dày sẽ căng ra, co bóp. Khi ấy, dịch vị dạ dày và thức ăn sẽ trộn lẫn vào nhau, quá trình phân rã những phân tử protein trong thức ăn bắt đầu trước khi chúng được chuyển xuống ruột non và ruột già. Tại ruột non, những chất béo, protein còn dư thừa trong thức ăn sau quá trình diễn ra ở dạ dày sẽ được tiếp tục hấp thụ nốt. Cuối cùng, khi thức ăn chỉ còn một ít nước thì được chuyển xuống ruột già và bị nén lại thành những chân bã rồi bài tiết ra ngoài cơ thể tạo thành phân.

Tthời gian thông thường thức ăn được lưu giữ ở dạ dày trong bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nhìn chung, quá trình này sẽ mất khoảng từ 24 đến 72 giờ đồng hồ để di chuyển thức ăn qua toàn bộ đường ống tiêu hóa.

Những thực phẩm giàu tinh bột chẳng hạn như bánh mì sẽ mất khoảng 5 tiếng để tiêu hóa hoàn toàn. Thực phẩm có chứa đường đơn hoặc đường đôi là chủ yếu sẽ tiêu hóa nhanh hơn so với những thực phẩm có chứa đường đa vì chúng có cấu trúc đơn giản hơn

Tùy thuộc vào thể trạng của từng người mà thời gian tiêu hóa thực phẩm cũng sẽ khác nhau. Trung bình, cơ thể sẽ mất từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ để hấp thụ hết lượng sữa.

Hạn chế ăn các loại thịt đỏ hay sử dụng thức ăn đã qua chế biến. Nguyên nhân là các loại thịt có thời gian tiêu hóa khá lâu còn đồ ăn đã chế biến sẵn có thể khiến dạ dày của bạn bị ảnh hưởng bởi các chất hóa học có trong thức ăn.

Video liên quan

Chủ Đề