Cực tây ở đâu

Đã bao giờ bạn tự hỏi, các điểm cực Đông, Tây, Nam, Bắc của Việt Nam nằm ở đâu không? Nếu đang thắc mắc thì mời bạn cùng xem bài viết dưới đây nhé!

Điểm cực Đông của Việt Nam nằm ở Mũi Đôi thuộc tỉnh Khánh Hoà

Cho đến nay, vẫn còn nhiều cuộc tranh cãi xung quanh vấn đề Mũi Đôi [Khánh Hòa] hay Mũi Điện [Phú Yên] mới là điểm cực Đông của Việt Nam. Đã có rất nhiều nhóm du lịch đã tới đây và sử dụng những thiết bị định vị GPS để tìm câu trả lời cho vấn đề này. Theo đa phần mọi người thừa nhận rằng Mũi Đôi của tỉnh Khánh Hòa chính là nơi đón ánh nắng đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.


Điểm cực Đông của Việt Nam.

  • Mũi Đôi - Điểm cực đông của tổ quốc Việt Nam [phần lục địa] - Thuộc tỉnh Khánh Hoà.
  • Toạ độ: 12°39'21"B 109°27'39"Đ.
  • Vị trí: Mũi Đôi tại bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa có tọa độ là 12°39'21" vĩ độ Bắc và 109°27'39" kinh độ Đông, là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam. Nơi đón ánh Mặt Trời đầu tiên trên toàn lãnh thổ Việt Nam [Đông Dương và cả Đông Nam Á lục địa]. Nơi này đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia.

Điểm cực Tây của Việt Nam nằm ở A Pa Chải thuộc tỉnh Điện Biên

Cửa khẩu A Pa Chải - Ngã ba biên giới Việt - Lào - Trung thuộc địa phận xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.


Điểm cực Tây của Việt Nam.

Các thành phố lân cận: Thành phố Lào Cai, Thành phố Ngọc Khê, Thành phố Hà Giang

  • Toạ độ: 22°25'49"N 102°11'3"E
  • Mốc Cực Tây Việt nam là cột mốc biên giới hình tam giác , có 3 mặt ghi bằng tiếng Việt - Lào - Trung , do Trung quốc xây dựng. Cột mốc được đặt tại bản Tá miếu - xã Sín thầu - huyện Mường Nhé - tỉnh Điện Biên.

Điểm cực Nam của Việt Nam nằm ở Mũi Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau


Điểm cực Nam của Việt Nam.

Mũi Cà Mau hướng về phía tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Bên trái mũi là biển Đông, bên phải là biển Tây, tức Vịnh Thái Lan.

Hiện nay nếu xét về mặt địa lý thì mũi Cà Mau không phải là điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam, mà chỉ nằm ở vùng cực Nam của Việt Nam. Điểm cực nam trên đất liền của tỉnh Cà Mau nằm ở xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, có độ vĩ 8°30' Bắc. Mũi Cà Mau là điểm cực Tây của tỉnh Cà Mau.

Trước đây một số tài liệu nói rằng điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam là xóm Rạch Tàu, cũng thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, ở tọa độ 8°34' [hoặc 8°30'] độ vĩ Bắc, 104°40' [hoặc 104°50'] độ kinh Đông.

Điểm cực Bắc của Việt Nam nằm ở Đỉnh Lũng Cú thuộc tỉnh Hà Giang


Điểm cực Bắc của Việt Nam.

Đỉnh Lũng Cú - Điểm cực Bắc của Tổ quốc Việt Nam - Thuộc tỉnh Hà Giang - Vĩ độ: 23°22'59"B - Kinh độ: 105°20'20"Đ.

Xã Lũng Cú bao gồm chín thôn, bản, tất cả ở độ cao trung bình 1.600-1.800 mét so với mặt biển. Ở những nơi này vào mùa đông thời tiết rất lạnh và có cả tuyết rơi. Phía trái thung lũng Thèn Ván thăm thẳm, rộng khoảng 50 ha, bên phải là đầu nguồn sông Nho Quế, bắt nguồn từ Mù Cảng - Vân Nam - Trung Quốc đổ về Đồng Văn, Mèo Vạc, núi non trùng điệp hùng vĩ vào bậc nhất đất nước.

  • Sông nào dài nhất Việt Nam?

Cập nhật: 09/04/2020 Theo khoahocvui

Tag: điểm cực tây của việt nam nằm ở đâu

Danh mục: Hỏi đáp
Nguồn: //camnanghaiphong.vn

1. Điểm Cực Bắc – Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang

Đang xem: điểm cực tây của việt nam nằm ở đâu

Điểm được check-in nhiều nhất với du khách khi khám phá Cực Bắc Tổ quốc chính là cột cờ Lũng Cú thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Cột cờ Lũng Cú [Hà Giang] luôn là điểm check-in với nhiều du khách.

Xem thêm: Vắc-xin ngừa COVID-19 dành cho người muốn có con | CDC

Cột cờ Lũng Cú, nơi đánh dấu địa danh địa đầu Tổ quốc nằm trên ngọn núi Rồng. Để đến được với cột cờ Lũng Cú, du khách đi qua Cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ với nhiều khúc cua tay áo. Đường lên cột cờ đã được xây dựng những bậc thang nên dễ dành để lên đây với du khách.

Thời điểm đẹp nhất trong năm để chinh phục Lũng Cú là cuối tháng 9, đầu tháng 10, lúc mùa lúa chín vàng, trời quang mây tạnh, những thửa ruộng bậc thang vàng óng. Hoặc nếu du khách muốn tìm hiểu về những lễ hội truyền thống thì nên đến Hà Giang.

Tuy nhiên điểm cực của Cực Bắc về tọa độ sẽ cách cột cờ Lũng Cú vài km về phía Bắc, nơi con sông Nho Quế đổ vào đất Việt.

Xem thêm: Mỹ Phẩm Artdeco Có Tốt Không

Do đường xá từ Hà Nội lên thành phố Hà Giang và tiếp đến Đồng Văn, Lũng Cú khá thuận tiện nên thu hút với loại hình du lịch phổ thông.

2. Điểm Cực Tây – A Pa Chải, Điện Biên

A Pa Chải là nơi có cột mốc biên giới giữa 3 nước: Việt Nam – Lào – Trung Quốc.

Với dân phượt, cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc còn được gọi là cột mốc số 0 hay là cột mốc không số.

Cột mốc A Pa Chải [Mường Nhé, Điện Biên].

Đoạn đường từ Trạm biên phòng lên cột mốc A Pa Chải khoảng 11 km, nhưng còn khoảng 3 km đường đất, còn lại đường đã đổ bê tông khá dễ đi.

Do đây là ngã ba biên giới, có vị trí quan trọng về mặt an ninh – quốc phòng nên du khách đến đây đăng ký với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Điện Biên hoặc trực tiếp tại Đồn Biên phòng A Pa chải và sẽ được chiến sĩ biên phòng dẫn đường lên thăm cột mốc.

Cung đường từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ [gần 500 km] rồi đi tiếp Mường Nhé [200km] và lên A Pa Chải [60 km] khá thuận tiện, đường êm, khá thoải mái. Theo Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Điện Biên, tuyến đường lên A Pa Chải so với những năm trước đã dễ hơn rất nhiều. Ngoài dân phượt, du khách có thể sử dụng hình thức caravan [xe ô tô tự lái] để trải nghiệm cung đường này.

Đến với A Pa Chải thời điểm nào trong năm cũng đẹp. Tuy nhiên du khách có thể chọn du lịch Điện Biên vào tháng 3 để ngắm rừng hoa ban, mùa xuân thì có hoa đào nở rộ hay mùa hạ có cánh đồng lúa chín vàng.

3. Điểm Cực Đông – Mũi Đôi, Khánh Hòa

Điểm đón ánh mặt trời đầu tiên trên phần lãnh thổ đất liền Việt Nam được xác định là Mũi Đôi, Khánh Hòa.

Điểm cực Đông Mũi Đôi [Khánh Hòa]. Ảnh: Báo Khánh Hòa

Mũi Đôi thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thời điểm thích hợp nhất để chinh phục Cực Đông – Mũi Đôi là khoảng từ tháng 1 đến tháng 5 hằng năm, thời điểm này chưa đến mùa mưa và cái nắng miền Trung chưa gay gắt.

Để chinh phục Mũi Đôi sẽ khó khăn nếu du khách đi đường bộ do phải băng qua đồi núi, đồi cát, đòi hỏi phải có sức khỏe… Đường đến Mũi Đôi được xác định gian nan nhất trong hành trình chinh phục 4 cực trên đất liền Việt Nam.

Tag: điểm cực tây của việt nam nằm ở đâu

Danh mục: Hỏi đáp
Nguồn: //camnanghaiphong.vn

1. Điểm cực Tây của nước ta nằm ở đâu?

  • A Pa Chải [huyện Mường Nhé, tỉnh Sơn La]
  • A Pa Chải [huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên]
  • A Pa Chải [huyện Mường Nhé, tỉnh Lào Cai]

A Pa Chải được biết đến là điểm cực Tây của Tổ quốc, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Theo biển thông tin giới thiệu ở địa phương, tại A Pa Chải có cột mốc giao điểm đường biên giới của 3 nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc, nằm trên đỉnh núi Khoan La San, cao hơn 1.860 m, tọa độ 22°24'02,295'' vĩ độ Bắc, 102º08'38,109​" kinh độ Đông, xây dựng năm 2005. Ảnh: Trang TTĐT Điểm cực Tây.

2. Tỉnh lỵ của Điện Biên hiện là thành phố nào?

  • TP Điện Biên Phủ
  • TP Điện Biên
  • TP Điện Biên Đông

TP Điện Biên Phủ hiện là tỉnh lỵ của Điện Biên. Ngoài ra, tỉnh Điện Biên còn có thị xã Mường Lay cùng 8 huyện: Điện Biên [trùng tên tỉnh], Điện Biên Đông, Mường Ảng, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa và Tuần Giáo. Ảnh: Du Lịch Điện Biên.

3. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được khánh thành vào năm nào?

  • 1994
  • 2004
  • 2014

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là điểm đến hấp dẫn tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Năm 2014, kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, công trình bảo tàng giai đoạn I được khánh thành. Nơi đây tái hiện sinh động cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, điển hình là Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh: N.K.

4. Địa danh Mường Thanh ở Điện Biên có nghĩa là gì?

  • Hầm Vàng
  • Xứ Trời
  • Ngà Voi

Cánh đồng Mường Thanh là địa danh nổi tiếng ở Điện Biên. Mường Thanh cũng là một phường của TP Điện Biên Phủ hiện nay. Theo Cổng TTĐT TP Điện Biên Phủ, nơi đây vốn được gọi là Mường Thanh, xuất phát từ chữ Mường Then theo tiếng dân tộc Thái, có nghĩa là "Xứ Trời". Còn tên gọi Điện Biên do vua Thiệu Trị đặt năm 1841, nghĩa là miền biên cương vững chãi. Phủ Điện Biên thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu. Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó. Ảnh: Mạnh Thắng.

5. Điều nào sau đây là đúng về thị xã Mường Lay của tỉnh Điện Biên?

  • Thị xã có diện tích rộng nhất Việt Nam
  • Thị xã duy nhất ở Việt Nam không có phường
  • Thị xã có ít đơn vị hành chính cấp xã nhất Việt Nam

Thị xã Mường Lay nằm về phía bắc tỉnh Điện Biên, hiện là thị xã có ít đơn vị hành chính cấp xã nhất Việt Nam: chỉ có 2 phường Na Lay, Sông Đà và xã Lay Nưa. Theo trang TTĐT thị xã Mường Lay, trung tâm thị xã nằm trong thung lũng hẹp dài, ngã ba giao cắt của sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Ảnh: TX Mường Lay.

6. Điện Biên thường được mệnh danh là gì?

  • Xứ sở hoa ban
  • Xứ sở hoa hồng
  • Xứ sở hoa phượng

Điện Biên được mệnh danh là xứ sở của hoa ban. Loài hoa duyên dáng này gắn với huyền thoại tình yêu thủy chung của nàng Ban, thường được người Thái truyền kể. Mỗi độ xuân về, hoa ban lại bung nở, khoe sắc tinh khôi khắp miền Tây Bắc. Ảnh: Chuyên trang Lễ hội Hoa ban.

7. Con đèo nổi tiếng là ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Điện Biên và Sơn La?

  • Đèo Khánh An
  • Đèo Pha Đin
  • Đèo Tà Nung

Đèo Pha Đin nối 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên. Theo các tư liệu, tên gọi Pha Đin trong tiếng Thái nghĩa là Trời - Đất, ý chỉ đây là nơi đất trời gặp nhau. Người ta thường nhắc đến "tứ đại đỉnh đèo" ở vùng núi miền Bắc gồm: Ô Quy Hồ [nối 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu], Khau Phạ [Yên Bái], Mã Pí Lèng [Hà Giang] và Pha Đin. Ảnh: Tung Nguyen.

Cảnh đẹp 3 miền Việt Nam Clip mới do Tổng cục Du lịch thực hiện đem đến những góc nhìn thân quen về văn hóa, ẩm thực và con người Việt Nam dọc 3 miền.

Việt Nam hiện có bao nhiêu công viên địa chất toàn cầu?

Đây là những công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận, có di sản địa chất, văn hóa độc đáo, thu hút du khách khám phá.

08:25 6/7/2021

Video liên quan

Chủ Đề