Hai nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai

*/ Nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là: " Ông Hai " 

  Nhân vật trong hoàn cảnh: Lo sợ, không dám ra bước chân ra khỏi nhà, không dám trò chuyện với ai. Đó là tâm lý gò xé khiến ông sợ hãi, không khí trong gia đình cũng nặng nề cho nên ông nghĩ về quá khứ - cái lúc mà ông vẫn còn ở làng chợ  Dầu, được làm việc với anh em dường như là niềm vui, niềm hạnh phúc nhất của ông. Ông nghĩ về lúc đó là để quên đi cái sự lo âu của ông hiện tại.

*/ Giá trị của phép : 

Điệp từ: Nhấn mạnh những tâm trạng của ông Hai khi trở về nhà.

Liệt kê: Gợi lại những tâm trạng, hoạt động của ông khi còn ở làng  chợ Dầu.

LÀNGĐỀ 1. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm [1]. Chả lẽcái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được [2]. Ông kiểm điểm từng người trong óc[3]. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà [4]. Họ đã ở lại làng,quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhụcnhã ấy!...[5]”Câu hỏiCâu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?Câu 2: “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nóiđến là điều gì?Câu 3: Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, nhữngcâu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấythể hiện tâm trạng gì của nhân vật?ĐÁP ÁN1] - Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm Làng.- Tác giả là Kim Lân.2] - "Ông lão" trong đoạn trích trên là nhân vật ông Hai.- "Điều nhục nhã" được nói đến là làng Chợ Dầu theo giặc.3] - Những câu văn là lời trần thuật của tác giả: [1], [3].- Những câu văn là lời độc thoại của nội tâm của nhân vật: [2], [4], [5].- Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng của ông Hai: băn khoăn, daydứt nhưng vẫn tin tưởng vào lòng trung thành của người dân làng Chợ Dầu vớicách mạng.ĐỀ 2: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhàtrên:- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cảichính....cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết,chẳng có gì sất. Toàn là sai mục đích cả.[ Ngữ văn 9 – tập 1]Câu hỏiCâu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sángtác?Câu 2: Xác định từ xưng hô trong đoạn trích?Câu 3: Tìm lời dẫn của nhân vật có trong đoạn trích. Cho biết đó là lời dẫn trựctiếp hay gián tiếp?Câu 4: Ông Hai nói: ”Làng chợ Dầu chúng em Việt gian” tác giả sử dụng nghệthuật gì?Câu 5: Nêu nội dung của đoạn trích trên?Câu 6: Tại sao tác giả lại để ông Hai nói “sai sự mục đích”?Câu 7: Nhân vật ông lão trong đoạn truyện trên nhà bị tây đốt thế mà lại đi thôngbáo với mọi người như khoe về một chiến công. Hãy nêu cảm nhận của em vềhành động đó.GỢI Ý:1] Đoạn truyện trên nằm trong tác phẩm “Làng”. Tác giả là Kim Lân.Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Làng được viết vào thời kì đầu của cuộc khángchiến chống thực dân Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 19484] Nói ” Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” là cách nói hoán dụ - lấy làng để chỉnhững người dân làng Chợ Dầu6] Sai sự mục đích: dùng với nghĩa là sai sự thật. Đúng ra phải dùng từ ”mục kích”[nhìn thấy rõ ràng, tận mắt]. Tác giả để ông Hai thích nói chữ nhưng dùng từkhông chính xác. Điều này cho ta thấy ngôn ngữ của nhân vật trong truyện rất đặcsắc. Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, vừamang đậm cá tính riêng của nhân vật nên rất sinh động, gần gũi với bạn đọc.7] Đối với người nông dân, căn nhà là cơ nghiệp của cả một cuộc đời. Vậy mà ôngHai sung sướng hể hả loan báo cho mọi người biết cái tin ”Tây nó đốt nhà tôi rồibác ạ” một cách tự hào như khoe về một chiến công. Hành động này không bìnhthường nhưng lại hoàn toàn chân thực. Cái sự việc phũ phàng kia là minh chứngkhẳng định làng ông không theo giặc. Dường như ông coi đó là một đóng góp chokháng chiến, là một niềm hạnh phúc. Trong niềm vui lớn lao ấy, sự mất mát kiachẳng thấm vào đâu. Trong sự cháy rụi của nhà ông có sự hồi sinh của làng ChợDầu, cái làng xứng đáng với tình yêu, niềm tự hào trong ông. Tài sản riêng bị pháhuỷ nhưng danh dự của làng được bảo toàn. Làng Chợ Dầu vẫn là làng anh dũngkháng chiến. Đó là niềm vui kì lạ, thể hiện một cách đau xót và cảm động tinh thầnyêu nước và cách mạng của người dân VN trong kháng chiến.ĐỀ 3: Đọc đoạn truyện sau và trả lời các câu hỏi:“Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang gian bác Thứ.Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:- Bác Thứ đâu rồi? bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn! Ông chủtịch làng tôi vừa lên trên này cải chính, ông ấy cho biết... cải chính cái tin làngChợ Dỗu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão lại lật đật bỏ lên nhà trên.- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. ông chủ tịch làng em vừa lên cảichính... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết,chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại đật bỏ đi nơi khác”.Câu hỏi1] Đoạn truyện trên nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu nét chính về hoàncảnh sáng tác tác phẩm.2] Tại sao tác giả lại để ông Hai nói “sai sự mục đích”?3] Nói “Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” là cách nói nào?4] Nhân vật ông lão trong đoạn truyện trên nhà bị tây đốt thế mà lại đi thông báovới mọi người như khoe về một chiến công. Hãy nêu cảm nhận của em về hànhđộng đó.GỢI Ý:1] Đoạn truyện trên nằm trong tác phẩm “Làng” Tác giả là Kim Lân.Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Làng được viết vào thời kì đầu của cuộc khángchiến chống thực dân Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948[2] Sai sự mục đích: dùng với nghĩa là sai sự thật. Đúng ra phải dùng từ ”mục kích”[nhìn thấy rõ ràng, tận mắt]. Tác giả để ông Hai thích nói chữ nhưng dùng từkhông chính xác. Điều này cho ta thấy ngôn ngữ của nhân vật trong truyện rất đặcsắc. Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, vừamang đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động3] Nói ”Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” là cách nói hoán dụ - lấy làng để chỉnhững người dân làng Chợ Dầu4] Đối với người nông dân, căn nhà là cơ nghiệp của cả một cuộc đời. Vậy mà ôngHai sung sướng hể hả loan báo cho mọi người biết cái tin ”Tây nó đốt nhà tôi rồibác ạ” một cách tự hào như khoe về một chiến công. Hành động này không bìnhthường nhưng lại hoàn toàn chân thực. Cái sự việc phũ phàng kia là minh chứngkhẳng định làng ông không theo giặc. Dường như ông coi đó là một đóng góp chokháng chiến, là một niềm hạnh phúc. Trong niềm vui lớn lao ấy, sự mất mát kiachẳng thấm vào đâu. Trong sự cháy rụi của nhà ông có sự hồi sinh của làng ChợDầu, cái làng xứng đáng với tình yêu, niềm tự hào trong ông. Tài sản riêng bị pháhuỷ nhưng danh dự của làng được bảo toàn. Làng Chợ Dầu vẫn là làng anh dũngkháng chiến. Đó là niềm vui kì lạ, thể hiện một cách đau xót và cảm động tinh thầnyêu nước và cách mạng của người dân VN trong kháng chiếnĐỀ 4: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:“… Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích làngười làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịatạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồiđây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy.Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việtgian bán nước... Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phươngnữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?.”Câu hỏia. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác?b. Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật nào? Nhân vật đó đang ở trong hoàncảnh nào?c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong đoạn văn trên có gì đặc sắc?d. Tìm một câu rút gọn có trong đoạn văn và chỉ rõ cách rút gọn?e. Viết đoạn văn [khoảng 200 từ] trình bày cảm nhận của em về đoạn trích trên?GỢI Ý:a. - Đoạn trích trên thuộc văn bản "Làng" do Kim Lân sáng tác.- Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: sáng tác năm 1948 thời kì đầu của cuộc khángchiến chống Pháp.b. - Suy nghĩ đó là của nhân vật ông Hai.- Ông đang trong hoàn cảnh đau khổ, nhục nhã khi nghe tin làng Chợ Dầu làm Việtgian theo Tây.c. Nghệ thuật tự sự trong đoạn trích trên rất đặc sắc trong việc khắc họa nhân vậtcủa tác giả:- Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm [sử dụng nhiều câu hỏi tu từ]nhằm mục đích nói lên những suy nghĩ của nhân vật.- Làm nổi bật quá trình đấu tranh nội tâm của ông Hai sau khi nghe tin làng mìnhtheo giặc: băn khoăn không tin, rồi bắt buộc phải tin vì có bằng chứng và rồi nhụcnhã, lo lắng cho tương lai của gia đình, của người làng...d. – Câu rút gọn trong đoạn văn: Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao?– Bộ phận chủ ngữ được rút gọn .e. Học sinh viết được đoạn văn theo yêu cầu sau:– Về hình thức: Đảm bảo kết cấu một đoạn văn, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ,ngữ pháp– Về nội dung: Trình bày được cảm nhận về tâm trạng của nhân vật ông Hai, đó làsự nửa tin, nửa ngờ của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Buộc phảitin đó là sự thật nên ông Hai lo sợ cho tương lai của những người làng Chợ Dầuđang tản cư ở khắp nơi.Đề 5. Tâm trạng nhân vật ông Hai [Làng – Kim Lân] trong những ngày nghetin làng Chợ Dầu theo giặc được tả như sau:Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trởmình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừngkhông thể cất lên được… có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nóicái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch.Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài…[Làng, Kim Lân]Câu hỏi1. Nếu lược bỏ các dấu ba chấm và câu hỏi trong đoạn văn trên thì cách miêu tảnhân vật và giá trị biểu cảm của đoạn văn có gì thay đổi? Vì sao?2. Trong một đoạn trích của Truyện Kiều đã học cũng có bốn câu thơ dùng câu hỏiđể diễn tả tâm trạng nhân vật. Hãy chép lại những câu thơ đó [ghi rõ tên đoạntrích]. 3.a, Viết một câu văn nhận xét tâm trạng nhân vật ông Hai trong đoạn văn trên.b, Dùng câu đã viết làm mở đoạn, hãy viết tiếp khoảng 10 câu để hoàn chỉnh đoạnvăn.c, Đoạn văn em vừa viết được trình bày theo cách nào?Gợi ý làm bài1. Nếu lược bỏ các dấu ba chấm và câu hỏi trong đoạn văn trên thì cách miêu tảnhân vật vẫn không thay đổi: tâm trạng nhân vật vẫn được miêu tả qua cử chỉ, hànhđộng và độc thoại nội tâm. Nhưng giá trị biểu cảm của đoạn văn sẽ ảnh hưởng: tâmtrạng lo lắng buồn bã, sợ hãi và nghe ngóng của ông Hai không rõ nữa, tốc độ pháttriển nhân vật cũng nhanh hơn.2. Bốn câu thơ có dùng câu hỏi diễn tả tâm trạng nhân vật trong Truyện Kiều là:Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồntrông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? [Kiều ở lầu NgưngBích]3.a, Viết một câu văn nhận xét tâm trạng nhân vật ông Hai trong đoạn văn trên Tâmtrạng nhân vật ông Hai [Làng – Kim Lân] lo lắng, buồn bã sau khi nghe tin làngmình theo giặc và ông phấp phỏng, âu lo nghe ngóng mụ chủ nhà, sợ bị đuổi đi.b, Dùng câu đã viết làm mở đoạn, hãy viết tiếp khoảng 10 câu để hoàn chỉnh đoạnvăn. Trong đoạn văn cần làm rõ: Tình yêu làng của ông Hai khi ở nơi tản cư Tâmtrạng ông Hai trước và sau khi nghe tin làng Dầu theo giặcc, Các em tự đánh giá lại đoạn văn của mình vừa thực hiện ở trên.Đề 6. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…”, cái câu nói của người đàn bà tản cưhôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.Hay là quay về làng?…Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì ở cái làng ấynữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ…Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây[…]Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ýnghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mấthết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phảithù.”Câu hỏi1] Đoạn trích trên thuộc tác phầm nào, của tác giả nào? Ghi rõ thời gian sángtác tác phẩm.2] Nêu nội dung của đoạn trích?3] Câu “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..” là lời dẫn trực tiếp hay giántiếp?4] Có bạn cho rằng đoạn trích trên đã sử dụng chủ yếu hình thức ngôn ngữđộc thoại, lại có bạn cho rằng đó là đọc thoại nội tâm. Ý kiến của em thếnào?5] Câu văn “Hay là quay về làng?…” thuộc kiểu câu nào chia theo mục đíchnói? Dấu ngoặc kép trong đoạn văn có tác dụng gì?6] Có ý kiến cho rằng: Thành công trong cách xây dựng tình huống truyệnngắn Làng là nhà văn đã đặt ông Hai vào những giằng xé nội tâm để buộcnhân vật phải lựa chọn giữa tình yêu làng và tình yêu nước. Em hãy viết mộtđoạn văn khoảng 12 câu lý giải ý kiến trên. Trong đoạn văn có sử dụng mộtcâu hỏi tu từ và một câu có chứa khởi ngữ.GỢI Ý:1] Đoạn trích đó nằm trong truyện Làng của nhà văn Kim Lân, truyện đượcviết năm 1948, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.2] Nội dung của đoạn văn: Sự giằng xé nội tâm của nhân vật ông Hai giữaviệc quay về làng hay ở lại.3] Câu nói đó là lời dẫn trực tiếp.4] Đoạn văn trích này chủ yếu dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, đó lànhững lời nói bên trong của nhân vật, không nói ra thành tiếng.5] Câu văn “Hay là quay về làng?…” thuộc kiểu câu nghi vấn. Tác dụng dấungoặc kép: Đánh dấu lời thoại trực tiếp6. Định hướng ý: Làm rõ tình yêu làng và tình yêu nước của ông Hai trướcvà sau khi nghe tin làng Dầu theo giặc.Trước đây, tình yêu làng và tình yêu nước hòa quyện trong nhau thì lúc này;ông Hai buộc phải lựa chọn đau đớn giữa quê hương và Tổ quốc, giữa nghĩanước với tình làng. Điều đó không đơn giản vì với ông, làng Chợ Dầu đã trởthành một phần của cuộc đời, không dễ gì vứt bỏ; còn cách mạng là cứucánh của gia đình ông, giúp cho gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ. Mộtcuộc xung đột nội tâm gay gắt giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nướcđã diễn ra ở ông Hai. Ông đã dứt khoát lựa chọn theo cách của mình: “Làngthì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Tình yêu nước đã rộng lớnhơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiếttha, mãnh liệt đến đâu cũng không thể mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Đólà vẻ đẹp tâm hồn cao cả của con người Việt Nam, khi sẵn sàng gạt bỏ tìnhcảm riêng tư để sống với tình cảm chung của cả cộng đồng, của cả dân tộcvà đất nước. Nhưng dù đã xác định như thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tìnhcảm với làng quê, vì thế mà ông càng xót đau, tủi hổ.Đề 7. Cho đoạn văn sau:[1] Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra.[2] Chúng nó cũng làtrẻ con làng Việt gian đấy ư ? [3] Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủiđấy ư ? [4] Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu …[5] Ông lão nắm chặt hai tay lạimà rít lên: – [6] Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làmcái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.[Ngữ Văn 9 tập 1- Nhà xuất bản Giáo dục 2015]Câu hỏi1. Cho biết đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó? Xác định những câu là lời độcthoại nội tâm trong đoạn văn trên.3. Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?4. Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về nhân vật “ông lão” trong tác phẩmđược xác định ở câu hỏi 1 [viết không quá nửa trang giấy thi].Gợi ý làm bài1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Làng của Kim Lân.2. Hoàn cảnh sáng tác: 1948 những năm đầu của cuộc kháng chiến chốngPháp.3. Độc thoại nội tâm: câu 2, 3, 4. Thể hiện tâm trạng: nỗi đau đớn, xót xa củaông Hai, thương thân, thương con khi nghĩ đến những đứa con của mình bịhắt hủi, xa lánh vì chúng là trẻ con của làng Chợ Dầu [trong tình huống cótin làng Chợ Dầu theo giặc].4. Cần nêu các ý sau:Ông Hai – người nông dân quê ở làng Chợ Dầu – là người có tình yêu làngtha thiết, mãnh liệt. Ông luôn kể và khoe, tự hào về làng Chợ Dầu của mình.Đi sơ tán, ông nhớ không nguôi về làng mình, nhớ những ngày ở làng tíchcực chuẩn bị kháng chiến: đào đường, đắp ụ… Nghe tin làng Chợ Dầu Việtgian theo Tây, ông choáng váng, đau đớn, tủi nhục… Ông đã trải qua nhữngngày căng thẳng, đấu tranh tư tưởng gay gắt giữa một bên là tình yêu làng,một bên là lòng trung thành với cách mạng và kháng chiến. Khi tin được cảichính, ông vô cùng vui sướng, đi khoe về làng – mặc dù nhà ông đã bị đốtnhẵn… Tình yêu làng và yêu nước trong ông đã hòa làm một. Ông Hai làhình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiếnchống PhápĐỀ 8: Cho đoạn văn sau:“Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việcvới anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng háthỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ônglão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anhem đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làngđã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chaoôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”[Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010]Câu hỏi1. Hãy nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả Kim Lân?2. Việc tác giả sử dụng điệp từ “lại” trong đoạn trích trên nhằm mục đích gì?Chỉ ra các thành biệt lập trong đoạn trích.3. Câu Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngàytrong đoạn trích trên là kiểu câu gì [phân loại theo cấu trúc ngữ pháp]?4. Nhân vật ông Hai trong tác phẩm khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, đãvô cùng xấu hổ và tủi nhục. Đó là nỗi xấu hổ của một con người có lòng tựtrọng và nhân cách. Bằng hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suynghĩ về vai trò của sự tự xấu hổ trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗingười [Bài viết không quá một trang giấy thi].GỢI Ý:1- Nêu ngắn gọn những hiểu biết về tác giả Kim Lân: Kim Lân [1920 -2007]tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ônglà nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc về cuộcsống ở nông thôn, Kim Lân chủ yếu chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnhngộ của người nông dân. Năm 2001 ông được tặng Giải thưởng Nhà nước vềvăn học nghệ thuật.2- Việc tác giả sử dụng điệp từ “lại” trong đoạn trích trên nhằm mục đíchnhấn mạnh việc ông Hai lúc nào cũng luôn nhớ về làng Chợ Dầu.- Các thành biệt lập trong đoạn trích:+ Thành phần tình thái: Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm.+ Thành phần cảm thán: Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Chao ôi! Ông lão nhớ làng,nhớ cái làng quá.3. Câu Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngàylà kiểu câu rút gọn [phân loại theo cấu trúc ngữ pháp]4. Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu về:- Nội dung: Từ nỗi xấu hổ, tủi nhục của nhân vật ông Hai trong tác phẩm khinghe tin làng chợ Dầu theo giặc, nêu được những suy nghĩ về vai trò của sựtự xấu hổ trong việc hoàn thiện nhân cách của mỗi người: tự xấu hổ là dấuhiệu của việc tự nhận thức về những điều mình chưa làm được, chưa làmđúng; đó là bước đầu tiên để dẫn đến hành động sửa sai và hoàn thiện nhâncách con người…- Hình thức: kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt rõ ý, độ dài theo quyđịnh.ĐỀ 9: Cho đoạn trích:Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cáilàng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào,cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ônglại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuânđá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đườnghầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làngquá.[Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016]Câu hỏi1. Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời củatruyệnngắnnày.2. Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lạicác từ, cụm từ nào trong đoạn trích? Trong dòng cảm xúc, suy nghĩ ấy có những kỉniệm nào của ông với làng kháng chiến?3. Xét mục đich nói, câu văn “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xongchưa?” thuộc kiểu câu gì? Vì sao nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn đó lại làmột biểu hiện tình cảm công dân.4. Với hiểu biết của em về truyện ngắn trên, hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng12 câu, có sử dụng câu ghép và phép thế [gạch dưới câu ghép và từ ngữ được dùnglàm phép thế] để khẳng định: Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh nhữngngười nông dân trong kháng chiến .GỢI Ý:Câu 1:- Đoạn văn được trích từ truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân- Hoàn cảnh ra đười của tác phẩm: Truyện ngắn được viết trong thời kì đầu củacuộc kháng chiến chống Pháp và được đăng trên tạp chí văn nghệ năm 1948.Câu 2:- Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lạinhững từ, cụm từ trong đoạn trích: nghĩ ngợi, nghĩ về, nghĩ đến, muốn, nhớ.- Trong dòng cảm xúc ấy, có những kỉ niệm của ông Hai với làng kháng chiến:những ngày cùng làm việc với anh em, cũng hát hỏng bông phèng, cũng đào, cũngcuốc, đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…Câu 3:- Xét về mục đích nói, câu văn “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xongchưa?”: Thuộc kiểu câu nghi vấn.- Nỗi trăn trở của ông lão thể hiện tình cảm công dân vì:+ Hình ảnh cái chòi gác ở đầu làng là hình ảnh tiêu biểu, là biểu hiện sống động vàthực tế không khí kháng chiến ở làng Chợ Dầu, ở nông thôn Việt Nam thời kìkháng chiến chống Pháp.+ Nỗi trăn trở của ông lão về cái chòi gác không biết đã dựng xong chưa chính làsự quan tâm, nỗi niềm lo lắng đầy trách nhiệm của một công dân yêu nước vớiphong trào cách mạng của làng ông, cho cuộc kháng chiến của dân tộc.Câu 4:a. Về hình thức:- Học sinh viết đúng yêu cầu của một đoạn văn nghị luận văn học: lập luận chặtchẽ, thuyết phục.- Cách trình bày nội dung đoạn viết theo đúng cách quy nạp.- Diễn đạt trong sáng, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi viết câu;trình bày rõ ràng, sạch đẹp.- Độ dài đúng quy định: khoảng 12 câu.b. Về thực hành tiếng Việt:- Học sinh sử dụng thích hợp, chính xác, gạch chân và chú thích rõ ràng:+ Câu ghép.+ Sử dụng phép thế để liên kết câu.c. Về nội dung:- Truyện khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong kháng chiếnHọc sinh có thể tham khảo dàn ý đoạn viết sau:* Thân đoạn:* Hình ảnh ông Hai với tình cảm yêu làng Chợ Dầu, yêu làng quê hài hòa, quyệnthấm với tình yêu đất nước. Đây là vẻ đẹp đáng quý của nhân vật, cũng là điều tâmhuyết nhất mà nhà văn muốn nói với người đọc.* Hình ảnh ông Hai được miêu tả chủ yếu qua diễn biến nội tâm- Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ làng, theo dõi tin tức kháng chiến.- Tâm trạng khi nghe tin đồn làng chợ Dầu theo Tây:+ Khi nghe tin quá đột ngột, ông Hai sững sờ, xấu hổ và uất ức. Niềm tự hào vềlàng thế là sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Ông tìm cách lảng tránh, cúigằm mặt xuống ra về.+ Về đến nhà ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân nhìn đàn con, “nước mắt ông lãocứ giàn ra”. Bao nhiêu câu hỏi dồn về xoắn xuýt, bủa vây làm tâm trạng ông rốibời trong cơn đau đớn, hụt hẫng đến mê dại, dữ dằn và gay gắt. Ông cảm thấy nhưchính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽmang nỗi nhục ấy.+ Suốt mấy ngày sau, ông bị ám ảnh nặng nề, không dám đi đâu… Thoáng nghenhững tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông… là ông lủi ra một góc nhà, nín thít. Thôilại chuyện ấy rồi!.+ Nghe mụ chủ đánh tiếng đuổi, chính lúc này, tình cảm đẹp trong con người ôngHai lại càng được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Những đau đớn, dằn vặt, sự hổ thẹnđến tột cùng đã đẩy ông Hai vào một tình huống phải lựa chọn. Quê hương và TổQuốc, bên nào nặng hơn? Tình yêu quê hương và tình yêu tổ quốc xung đột dữ dộitrong lòng ông. Cuối cùng ông đã quyết định: “không thể được! Làng thì yêu thật,nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết tha,mãnh liệt đến đâu, cũng không thể mạnh hơn tình yêu đất nước.+ Khi tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ, nghe con nói: “Ủng hộ cụ Hồ ChíMinh”, nước mắt ông Hai cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má, giọng ông nhưnghẹn lại: “ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ?”. Tâm sự với đứa con, ông Haimuốn bảo con nhớ câu “Nhà ta ở làng chợ Dầu”, đồng thời ông nhắc con, cũng làtự nhắc mình “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”. Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến,với cách mạng thật sâu nặng, bền vững và thiêng liêng.- Niềm vui của ông Hai khi tin đồn cải chính: hả hê khoe Tây đốt nhà mình, nỗimất mát riêng chẳng thấm vào đâu so với hạnh phúc vì đó là minh chứng làng ôngtheo kháng chiến, ủng hộ cách mạng. Tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nướcthật thiêng liêng, xúc động.* Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai:- Nhà văn Kim Lân đã khá thành công khi xây dựng nhân vật ông Hai, một lãonông cần cù, chất phác, yêu mến, gắn bó với làng quê như máu thịt.+ Nhà văn đã chọn được một tình huống khá độc đáo là sự thử thách bên trong bộclộ chiều sâu tâm trạng.+ Tâm lý nhân vật được nhà văn miêu tả cụ thể, gợi cảm qua các diễn biến nội tâm,qua các ý nghĩ, cảm giác, hành vi, ngôn ngữ. Đặc biệt là nhà văn đã diễn tả đúngvà gây được ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.+ Các hình thức trần thuật [đối thoại, độc thoại….]Như vậy, từ một nông dân yêu làng, ông Hai đã trở thành một công dân nặng lòngvới đất nước.* Bên cạnh hình ảnh ông Hai, Kim Lân cũng khắc họa hình ảnh những người nôngdân yêu nước, gắn bó với kháng chiến : những người tản cư từ dới xuôi lên, mụchủ nhà… Dù chỉ vài nét thoáng qua nhưng họ đều góp phần tạo nên ấn tượng vềnhững người nông dân chất phác, yêu nước, tha thiết với cuộc kháng chiến của dântộc.Kết đoạn:- Hình ảnh ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân là hình ảnh tiêubiểu cho những người nông dân Việt Nam yêu làng, yêu nước thời kì kháng chiếnchống Pháp.- Liên hệ bản thân.CHIẾC LƯỢC NGÀĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưarừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dướitấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừngsâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hởnhư đứa trẻ được quà.a. Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?b. Nhân vật tôi và anh được nói đến trong đoạn trích là ai?c. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn in đậm và cho biết đó là kiểucâu gì xét về mặt cấu tạo ngữ pháp?d. Câu văn Mặt anh hớn hở như đứa trẻ được quà diễn tả điều gì? Dựa vàonhững hiểu biết của em về tác phẩm, hãy lí giải vì sao mặt anh hớn hở như vậy?Gợi ý:a.Đoạn trích trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.b.Nhân vật tôi là bác Ba và anh là ông Sáu.c.- Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn in đậm:Tôi / hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưaC1V1phụ chúrừng, giọt mưa / còn đọng trên lá, rừng / sáng lấp lánh.C2V2C3V3- Câu ghép.d- Câu văn "Mặt anh hớn hở như đứa trẻ được quà" diễn tả niềm vui của ông Sáu.- Ông Sáu vui như vậy vì trước khi ông Sáu trở lại chiến trường, bé Thu đã dặn ôngtrong tiếng khóc: Ba về ba mua cho con cây lược nghe ba. Nhặt được khúc ngà,ông Sáu sẽ tự tay làm cho con cây lược bằng cả tình yêu thương và niềm mong nhớcon.ĐỀ 2: Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” [Nguyễn QuangSáng]: Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó.Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tungtóe cả mâm. Giận quá không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hétlên:- Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?”[Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2013]1.Chiếc lược ngà được viết năm nào? Ghi lại từ mang màu sắc Nam bộtrong đoạn trích.- 1966- chén, xoi2. Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ gì và qua đó bộc lộtình cảm như thế nào đối với nhân vật ông Sáu? Lời kể được in nghiêng trong đoạntrích trên giúp em nhận biết mục đích nói ở câu văn có hình thức nghi vấn sau đó làgì?3. Viết một đoạn văn [ khoảng 15 câu] theo cách lập luận quy nạp làm rõ tình cảmsâu nặng của bé Thu đối với cha trong truyện ngắn trên, ở đó sử dụng câu có thànhphần biệt lập và phép lặp để liên kết [ gạch dưới phần biệt lập và từ ngữ dùng làmphép lặp].4. Kể tên một Từ cảnh ngộ của người cha trong hai tác phẩm, em có suy ngẫm gì[không quá 5 dòng] về chiến tranh.GỢI Ý1. Tác phẩm “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966Những từ mang màu sắc Nam bộ trong đoạn trích trên: Chén, xoi2- Thái độ phản ứng quyết liệt, không chấp nhận ông Sáu là cha đẻ của mình. Điềunày chứng tỏ bé Thu có cá tính mạnh mẽ, tình cảm chân thật. Em chỉ yêu cha khitin chắc đúng là cha mình [ em thấy ông Sáu không giống tấm hình chụp chung vớimá]. Tình yêu của bé Thu sâu sắc, đầy bản lĩnh.- Mục đích nói ở câu văn có hình thức nghi vấn là bộc lộ cảm xúc bực tức của ôngSáu khi thấy bé Thu có hành động phản ứng quyết liệt trước sự chăm sóc của ôngđối với bé. Đằng sau câu nói đó, người đọc thấy được sự khát khao của người chamong đứa con chấp nhận mình là cha của nó.* Học sinh đảm bảo thực hiện một số yêu cầu sau:-Về nội dung: Học sinh có thể tham khảo mạch ý sau để làm rõ tình cảm sâu nặngcủa bé Thu đối với người cha trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”:* Khi ông Sáu về đến nhà:- Bé đang chơi ở nhà chòi, thấy người đàn ông có vết thẹo dài bên má phải đỏ ửng,giật giật trông rất sợ, bé đã “ giật mình, tròn mắt, ngơ ngác nhìn” một cách ngờvực. Rồi bé mặt tái đi, vụt chạy, kêu thét lên. Điều này cho thấy, bé chưa chuẩn bịtâm lý từ trước rằng ba của bé sẽ về thăm nhà.*Trong ba ngày ở nhà:Ông Sáu luôn gần gũi, khao khát bé Thu gọi mình một tiếng “Ba”, song bé Thu đãcó những hành động phản ứng ông một cách ương ngạnh, bướng bỉnh:- Nói trổng [ nói trống không] “ vô ăn cơm”, “ “ cơm chín rồi”, “ cơm sôi rồi”, chắtnước giùm cái!” để tránh dùng từ “ Ba” vì từ “Ba” đối với bé rất thiêng liêng.- Hành động “ hất cái trứng cá to vàng” ông sáu gắp vào chén cho nó và khi ôngSáu không kiềm chế được, đã đánh bé thì bé đã “ gắp lại trứng cá để vào chén, rồilặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”, bỏ về bà ngoại. Khi nhảy xuống xuồng, nócố làm cho “ dây lòi tói kêu rổn rảng” để thể hiện phản ứng quyết liệt với ông Sáu.* Những chi tiết trên cho thấy, sự ương ngạnh, bướng bỉnh của bé Thu trong hoàncảnh chiến tranh xa cách, trắc trở không đáng trách. Bạn đọc thông cảm với bé vìem còn quá nhỏ, chưa hiểu được thời gian năm tháng, sự khốc liệt của chiến tranhsẽ làm ngoại hình con người có thể biến dạng đi không giống tấm hình chụp thờitrẻ của ông sáu. Hơn nữa, bé Thu chỉ biết mặt ba qua tấm hình chụp chung với má.Bé cũng chưa chuẩn bị tâm lý gặp lại ba khi ba của bé về nhà trước khi nhận nhiệmvụ mới.* Thu nhận ra ông Sáu là người cha của mình [ trọng tâm]- Buổi sáng cuối cùng trước phút ông Sáu lên đường, thái độ, hành động của Thuđã đột ngột thay đổi hoàn toàn vì bé được bà ngoại giải thích vết thẹo trên má phảiông Sáu là do bị Tây bắn. Nó đã nằm im nghe bà kể, lăn lộn và thỉnh thoảng thởdài như người lớn. Điều này cho thấy, bé ân hận, hối tiếc.- Lúc chia tay với ông Sáu: Đôi mắt mở to mênh mông của bé nhìn với vẻ “ nghĩngợi sâu xa” và khi ông Sáu khẽ chào bé “ Thôi, ba đi nghe con!” thì bé đã kêu thétlên “ Ba..a...a...ba!”* Tiếng “Ba” mà bé khao khát được gọi đè nén trong bao nhiêu năm nay như vỡtung ra từ đáy lòng nó. Tiếng kêu “ ba” xé tan cả không gian im lặng, xé ruột ganmọi người, nghe thật xót xa. Đây là tiếng gọi “ ba” đầu tiên và cũng là cuối cùngcủa cuộc đời bé Thu vì sau đó ông Sáu đã hy sinh.Hành động:- Nó vừa kêu, vừa chạy xô tới, nhanh như con sóc, nó chạy thót lên và dang tay ômchặt lấy cổ ba, vừa nói trong tiếng khóc, không cho ba đi.- Nó “hôn tóc, hôn cổ, hôn vai” vì muốn cảm nhận hết tình cảm của người cha mànó khao khát bao năm nay. Đặc biệt, “nó hôn cả vết thẹo dài bên má của ba” mà nórất sợ vì nó muốn chuộc lại lỗi lầm trong ba ngày đã có hành động, thái độ khôngphải với ông Sáu. Hiểu được nguyên nhân của vết thẹo dài, bé Thu càng yêuthương và tự hào vì ba của bé là một chiến sĩ cách mạng.* Chiến tranh qua hình ảnh “ vết thẹo dài” đã không những không chia cắt đượctình cảm cha con của người chiến sĩ cách mạng mà còn làm cho tình cảm đó trởnên sâu sắc, mãnh liệt hơn.- Được bà và mẹ giải thích rằng ba đi, thống nhất đất nước, ba sẽ về Thu đã để choba đi và dặn ba về sẽ mua cho bé một cây lược. Điều này cho thấy bé hiểu đượccông việc mà cách mạng đang cần ba.- Sau này biết tin ba mình hy sinh, bé Thu đã tiếp nối công việc của ba đang làmdở: trở thành cô giao liên thông minh, dũng cảm, nhiều lần cứu đoàn cán bộ cáchmạng thoát khỏi phục kích của giặc.*Kết đoạn:- Với tấm lòng yêu mến, trân trọng tình cảm trẻ thơ, với sự am hiểu tâm lý trẻ em,nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa tình cảm yêu cha sâu sắc, mãnh liệt, đầybản lĩnh của đứa con người chiến sĩ cách mạng mà không làm mất đi vẻ hồn nhiên,ngây thơ của trẻ em, đồng thời khẳng định chiến tranh khốc liệt với hoàn cảnh đầyéo le, không chia rẽ được tình cảm cha con của những người chiến sĩ cách mạng.-Về ngữ pháp:- Gạch chân đoạn văn và chú thích rõ ràng thành phần biệt lập [ có thể là tình tháitừ, hoặc từ cảm thán, hoặc thành phần phụ chú, hoặc gọi đáp] và từ ngữ dùng làmphép lập, được sử dụng thích hợp trong đoạn văn.4* Tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9, trong đó có nhân vật ngườicha, vì chiến tranh xa cách, khi trở về, đứa con trai cũng hoài nghi, xa lánh là “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ* Suy nghĩ về chiến tranh:Học sinh có thể trình bày cách cảm nhận khác nhau, dưới đây là một số gợi ý đểhọc sinh tham khảo:- Từ cảnh ngộ của người cha trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” và “Người con gáiNam Xương”, em thấy chiến tranh thật là dã man, tàn bạo. Nó khiến cho nhữngngười cha phải chia lìa gia đình, vợ con, những đứa trẻ ra đời mà không biết mặtcha, không được hưởng tình yêu thương, chăm sóc của người cha. Chiến tranhcũng đã gây nên sự hiểu nhầm đáng tiếc trong những gia đình có người cha đi lính.- Bé Đản [ trong Người con gái Nam Xương] đã mất đi một người mẹ Vũ Nươngrất yêu thương con và khao khát một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Bé Thu chỉđược hưởng tình cha con trong giây phút ngắn ngủi trước khi chia tay để cha bé lênđường làm cách mạng.- Qua hai tác phẩm được học, em thấy rõ tình cảm cha con, tình cảm gia đình quantrọng thiêng liêng biết nhường nào với trẻ thơ.ĐỀ 3: Cho đoạn trích:“Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức để trăng trối lại điều gì, hình như chỉcó tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc lấy cây lược đưacho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biếtrằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh”Câu hỏi:a. Nêu tên tác phẩm, tác giả của đoạn trích?b. Theo em tại sao tác giả lại viết “chỉ có tình cha con là không thể chết được” vàtại sao nhân vật tôi [ông Ba] lại “không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn” của đôi mắt ôngSáu?GỢI Ý:Câu 1:Nêu đúng tên tác giả, tác phẩm, viết đúng chỉnh tả, mỗi ý được 0,25. - Tácphẩm: Chiếc lược ngà. - Tác gải: Nguyễn Quang Sángb. - Hình thức : HS viết được đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát, mạch lạc,không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.- Nội dung : Đoạn văn phải đảm bảo các ý:* Ông Ba nghĩ “chỉ có tình cha con là không thể chết được” vì:+ Trong giây phút hấp hối cuối cùng, điều mà ông Sáu nghĩ đến vẫn là chiếc lượcngà chưa trao được cho con.+ Sự sống trong ông đang lụi tàn nhưng tình cha con lại đang bùng lên mãnh liệthơn bao giờ hết.* Ông Ba “không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn của ông Sáu” vì:+ Đó là cái nhìn của một người sắp ra đi, cái nhìn gửi gắm vào đó tất cả những tìnhcảm cháy bỏng của mình.+ Đó là ánh mắt chứa đựng muôn vàn yêu thương, chứa đựng cả nỗi đau xót khikhông còn gặp lại đứa con gái. Ánh mắt chứa đựng cả tình yêu mãnh liệt nhờ ôngBa gửi tới con gái, là mệnh lệnh thiêng liêng trao cho đồng đôi “anh hãy trao câylược cho bé Thu”.+ Đó là đôi mắt không bao giờ chết cũng như tình cha con mãi mãi tồn tại. Chiếntranh có thể cướp đi sự sống nhưng không thể hủy diệt tình cảm phụ tử mãnh liệt,thiêng liêng.ĐỀ 4 : Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà [NguyễnQuang Sáng]:Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáumới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lạibỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu.Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.– Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói.Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưngthật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúckhông ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:– Ba…a…a…ba!Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghethật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng“ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như mộtcon sóc, nó chạy thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó.[Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014].Câu hỏi:1.Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, những tình huống nào đã bộc lộ sâu sắcvà cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu?2.Chỉ ra 2 lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển chúng thành nhữnglời dẫn gián tiếp.3.Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tìnhcảm cha con sâu nặng, cảm động của ông Sáu và bé Thu trong cảnh chia tay, trongđó có sử dụng kiểu câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định và phép lặp để liên kết[gạch dưới câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định và các từ ngữ được sử dụngtrong phép lặp]GỢI Ý:Câu 1– Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng bé Thu không nhận ra cha, đếnlúc bé nhận ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi.– Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làmchiếc lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp trao thì ông đã hi sinh.Câu 2– Học sinh chỉ đúng 2 lời dẫn trực tiếp– Chuyển thành lời dẫn gián tiếp đạt yêu cầuCâu 3* Đoạn văn diễn dịch– Phần mở đoạn đạt yêu cầu– Phần thân đoạn gồm khoảng 12 câu với đầy đủ dẫn chứng và lí lẽ để làm rõ: tìnhcảm cha con sâu nặng, đầy cảm động của ông Sáu và bé Thu trong cảnh chia tay+ Tình huống éo le: ông Sáu phải vào chiến trường sau ba ngày phép, lúc này béThu mới nhận ra ba+ Tình yêu thương mãnh liệt bé Thu dành cho ba thể hiện ở các chi tiết như tiếnggọi ba, cử chỉ, hành động dành cho ba…+ Tình yêu thương con sâu sắc ở ông Sáu biểu lộ qua những chi tiếtdiễn tả tâm trạng, cử chỉ, đặc biệt là ánh nhìn của ông dành cho con…Từ những cảm nhận trên, cần khẳng định thành công của tác giả trong việc tạotình huống, miêu tả tâm lí nhân vật nhằm làm nổi bật tình cha con sâu nặng và caođẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.ĐỀ 5: Cho đoạn trích:“Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng táiđi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìntheo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai taybuông xuống như bị gãy”. [Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196]Câu hỏi:

Video liên quan

Chủ Đề